NHẬN ĐỊNH
Về
Các Bài Thuyết Giảng của HT Thông Lạc
Phổ
Nguyệt
Phật
Giáo Đại Thừa, nói là ĐT hay là danh từ nào đi nữa, chỉ
là một thứ ngôn ngữ diễn tả cách thức tu tập một trong
những phương tiện tu học của 84 ngàn Pháp môn của Phật
mà thôi. Dù Phật hay Bà La Môn giáo hay Lão giáo cũng có thể
đi chung một đoạn lộ trình nào đó, không phải lạ, mà
chỉ khác một điều là tôn giáo nào có phương tiện đi đến
đích tột cùng của sự luân hồi quả báo. Trên lộ trình
từ A đến D, khách lữ hành không nhất thiết phải cùng đoàn
cùng phái với nhau; một đoàn đi đến B, một đoàn khác đi
đến C, và một đoàn nữa đi đến D xa nhất. Phương tiện
đi cũng khác nhau, kẻ thì đi bộ, người thì chạy, kẻ đi
xe thì kết quả tất phải khác nhau. Mục tiêu hướng đến
Chân Thiện Mỹ, tôn giáo nào cũng mong cầu đạt đích,
trước tiên bằng lý thuyết dẫn đến thực hiện có hợp
vớI Đạo Phật hay không, và phương tiện áp dụng lý thuyết
đó có đủ khả năng và thuyết phục đi đến mục tiêu hay
không, đó là điều quan thiết nhất. Trong việc dùng ngôn
ngữ để diễn tả thì có thể trùng hợp, nhưng phải xét
nội dung của ngôn ngữ đó có hướng dẫn tín đồ có đến
đích Đạo của mình hay không?
1.
Lý thuyết của đức Phật đã giảng từ nguyên thủy mà các
đồ đệ ghi chép lại và diễn đạt bằng kinh sách Phật
cũng chỉ là sao lại ý chỉ của Phật, chứ chưa phải chính
Phật viết ra. Một giáo sư giảng một đề tài nào đó, những
sinh viên ghi chép lờI giảng cũng chưa đúng như thực 100%
lờI giảng của giáo sư, huống hồ gì những kinh sách lưu
truyền từ đời nầy qua đời khác, chắc chắn văn ngôn
có sự thay đổI, miễn sao ý chỉ của Phật qua Pháp học
dẫn đến Pháp hành mà các vị được truyền thừa học và
hành với kết quả đạt được theo hướng dẫn của Pháp
và Tăng là tiêu chuẩn xác thật nhất của Phật đạo. Một
giáo sư dạy khoa học, sinh viên sau nầy tốt nghiệp có thể
dựa vào lý thuyết nguyên thủy căn bản để phát triển thêm
không phải là logic hay sao?
2.
Đã gọi là logic có thể nói là học và hành được lý luận
(lý thuyết) đúng với thực nghiệm (hành) thì sao gọi là
mơ hồ trừu tượng. Tám vạn bốn ngàn Pháp Môn tu học của
Phật giáo trong đó mỗI Pháp môn được cố gắng học hỏi
và thực hành đến nơi đến chốn thì đến đích đạo như
nhau. Một định lý toán học, mà có nhiều bài toán áp dụng
khác nhau, không phải dùng một định lý gốc đó mà giải
lý ra cùng một đáp số hay sao?
Sự
thay đổi hình thức hoàn cảnh ngôn ngữ là tất nhiên của
thế giớI hiện tượng vô thường, nhưng bản tánh con người
cũng là con ngườI có thất tình lục dục thì việc tu tâm
dùng các Pháp môn của Phật thích ứng với mọi hoàn cảnh
căn cơ trình độ của chúng sinh đến bờ giác ngộ (đích)
có gì sai đâu ?
Phật
thời nguyên thủy ở Ấn Độ ăn cơm Ấn Độ tập quán Ấn
Độ nền văn minh vật chất còn phôi thai, đi bộ đi xe bò
v.v, giờ chúng ta tu theo Phật là tu Tâm dưỡng Tánh, không
phải dùng cơm Ấn Độ, di chuyển xa không phải bằng
đi bộ, đi xe bò mà phải là dùng xe hơi, máy bay, ăn cơm VN
hay sao!
3.
Pháp hành của Phật có tính cách tâm lý giáo dục hiện đại.
Tùy căn cơ hay nói theo thế tục là tùy trình độ mà có những
Pháp môn thích ứng. Học sinh trình độ lớp năm thì dùng
căn bản bốn phép toán mà áp dụng các bài toán đố để
giái mọI đáp số tính toán trong đờI sống thiết thực hàng
ngày. Từ căn bản bốn phép toán đó ở bậc Trung học học
sinh có thể giải những bài toán đố bằng đại số thì
ra cùng đáp số của cùng bài toán đố ở bậc tiểu học.
Việc dùng phương tiện tinh tế hơn thì kết quả không có
gì khác nhau mà có lợI và hợp với một số căn cơ chúng
sinh. Tôi còn nhớ ở VN có câu chuyện Nguyển Trường Tộ
được sang Tây thấy cái đèn cháy mà đầu chúi xuống đất,
về kể lại cho vua tôi thời bấy giờ ai ai cũng cho là chuyện
huyền hoặc mà xử tộI ông ta. Cái kiến thức hạn hẹp
cục bộ chủ quan làm mờ Tâm trí nên gây ra tệ trạng XH
như vậy. Phải học hỏi nguyên lý và các trạng thái của
Tâm như thế nào mới cải biến Tâm vô minh thành Tâm sáng
suốt. Tâm lý Phật giáo chỉ là dùng ngôn ngữ để diển
tả các trạng thái của Tâm mà Phật đã thể nghiệm và chứng
đắc rồi truyền cho đờI sau tu học. Đạo Phật không phải
môn Tâm Lý học mà TLH chỉ là phương tiện gom góp từ các
bài thuyết giảng của Phật được các nhà Phật học
đã thâm cứu thể hiện bằng những nguyên lý quy nạp
(rút gọn lại) các pháp học và kinh nghiệm pháp hành
có kết quả, nên diễn đạt cho hậu học dễ nắm bắt chân
lý, hay lý lẽ của con tim mà thôi. Tự nó không phải là pháp
môn mà là sự phân tích diễn trình hoạt động của Tâm qua
kinh sách Phật dạy từ nguyên thủy. Xưa đo mạch tim bằng
tay bắt mạch ở tay, ngày nay dùng ống nghe hoặc điện
tâm đồ thì chính xác hơn. Những dụng cụ nầy chỉ giúp
chẩn đoán bịnh mà thôi, nó không trị bịnh. Tâm lý Phật
giáo cũng vậy, nó chỉ là cái dụng để giúp cho pháp
môn hiểu được hoạt động của Tâm mà hành sử chính xác
hơn. Cũng như Phân Tâm học của Freud, chỉ phân tích tâm tánh
con ngườI để trị bịnh thì có gì sai quấy đâu? Môn Phân
tâm học là đúc kết những kinh nghiệm, thực nghiệm và lý
luận quý báu từ đó chẩn đoán chính xác hơn những
biểu hiện của Tâm mà hướng dẫn giáo dục con ngườI sống
được hạnh phúc hơn. Chẳng hạn, như bịnh sầu uất, bịnh
mất trí, bịnh tâm thần, và các bịnh do ức chế tâm v.v…
Nói ức chế là một trạng thái do những động lực như phong
tục tập quán ngay cả luân lý hay đạo đức dồn ép nặng
nề và ăn sâu vào tâm não (lâu dài) mà sanh ra. Những động
lực trên tác động đến tâm trí ta, tình cảm và hành động
một cách cưỡng ép vô tình hay hữu ý làm cho tâm thức chịu
đựng lâu dài. Một ngườI con gái 18 tuổI, thí dụ,
lấy chồng mới được một tháng, chồng bị tử trận. Vì
theo luân lý xưa ở giá mà thờ chồng cho trọn nghĩa tào khang.
Đến tuổi 40, 50 thường bị ức chế về sinh lý mà sanh ra
khó tánh hoặc có người mất trí, hay thay đổi tánh tình
v.v…Một trường hợp ức tâm nhẹ, thí dụ, hai học sinh
giỏi làm luận văn cùng một đề tài đọc trong lớp,
cả lớp đều khen học sinh A hay quá, trong khi bài của học
B cũng hay nhưng không khen nhiều, mà bài của hs B cao điểm
hơn. Học sinh A lấy làm ấm ức trong lòng, thường tỏ ra
không phục ông thầy và mặt lúc nào cũng hầm hầm. Cái giận
ôm trong lòng mãi sanh chán nản lơ là không muốn học hành
gì cả. Cái giận ấy nếu để lâu ngày sẽ sanh trạng thái
ức chế tâm. Ông thầy dùng giáo dục tâm lý là giải thích
cho hs A những điểm hay nổI bật trong nộI dung bài luận của
hs B trong khi bài của hs A chỉ ưu điểm về văn chương mà
nội dung thì không thỏa mãn đầy đủ ý nghĩa đề bài. Ông
thầy chỉ rõ, giải thích và so sánh hai bài một cách rành
mạch. Trí hiểu biết của con ngườI giải tỏa mọI thắc
mắc ưu uất khi màn vô minh che phủ.
Phật
pháp cũng vậy, nếu không nắm chắc cứu cánh tối hậu của
Phật Đà với nguyên lý ‘’Hàng Phục Vọng Tâm’’ và
‘’An Trụ Tâm’’ để áp dụng pháp môn đúng mức đạt
đến đích, dù Nguyên Thủy hay Đại Thừa cũng vô bổ mà
thôi. Tu Tâm là sửa lại cái Tâm thường tình u tối thành
Tâm trong sáng mà đích đến của Tâm nầy là Chân Thiện Mỹ,
là thực hiện Bi Trí Dũng và nói theo TLH , biểu hiện của
tâm là Trí năng, Tình Năng và Hoạt năng. TLH Phật giáo hay
thế tục nó không có tộI lỗi gì và cũng không làm
trở ngại gì cho giáo pháp của Phật mà nó còn giúp làm sáng
tỏ mọI Pháp môn.
4.
Mặt khác, nói PGĐT là BLMG thì hoàn toàn không đúng vì
lẻ ĐT thờ Phãt Thích Ca. Cả Pháp môn giải thoát đã khác
với BLMG, mà Giáo chủ cũng khác nữa, thì ĐT làm sao
là BLMG được.
Khi
nói giáo lý ĐT là BLMG thì trước tiên ĐT có thờ giáo chủ
BLMG hay không? Thứ đến giáo lý ĐT mà phương tiện có giúp
tín đồ đạt đến giác ngộ theo giáo lý Phật hay không?
Muốn nhận định các điều kiện trên tất phải dùng đến
cái Trí để phân biệt. Cái trí đầu tiên là phải thâm cứu
và thực hành tớI nơi tớI chốn giáo pháp nầy. Nói cách
khác là phải có chánh kiến thấy biết rõ ràng và chánh tư
duy là nhận thức giáo lý ấy một cách khách quan như thực,
chớ dùng ngã chấp (tức căn cơ, trình độ thực hành của
riêng mình đối với giáo pháp ấy chưa đến nơi đến
chốn, ví như sinh viên học ngành y khoa, nói là khoa học
,còn ngành sinh hóa không phải là khoa học. Chính môn sinh hóa
học là căn bản và giúp ích rất nhiều cho ngành y khoa phát
triển. Pháp môn giải thoát Phật giáo cũng vậy, Pháp thiền
Nguyên Thủy hay Đại Thừa , Thiền Tông v.v…c ó phải là
Phật giáo hay không cần phải xét theo nhiều khía cạnh, nhất
là những ai chịu quy ngưỡng giáo chủ và trọn đờI thực
hành giáo pháp của Ngài, và giáo pháp ấy có hợp tình hợp
lý hay không, tất nhiên phải có chánh tư duy mớI có thể
nhận định chính xác được. Chớ chỉ dùng ý nghĩ cục bộ
chủ quan hay chấp ngã nói lên cái mình chưa biết hoặc hiểu
sơ sài mà phê phán, lý luận, đó là hý luận, vọng tưởng
mà thôi; không phải chánh tư duy.
Chính
việc cho rằng cách thức học và hành của mình là đúng,
có thể chỉ là một khía cạnh của giáo lý Phật Đà mà
thôi. Nếu đạo Phật chỉ có một cách thức tu tập như vậy
thì làm sao mà độ (giúp cải hóa) chúng sinh vốn bá nhân
bá tánh, làm sao gọI là cao siêu. Nếu dùng duy vật (hiện
tượng vô thường) mà xét nét bề ngoài thì biến đạo Phật
thành một công dân giáo dục của thế tục cũng như Khổng
giáo mà thôi, không phải là Đạo giải thoát của Phật (
ngoại đạo và tư tưởng theo duy vật). Về tư tưởng
nói là sâu sắc thì việc giải lý không phải một nghĩa đen
(hình thức) là đủ, mà là sâu hơn là nghĩa bóng (nộI dung)
của nó nữa. Ngay cả học sinh trung học làm bài bình luận
câu ca dao, tục ngữ hay một tư tưởng nào cũng đều biết
điều đó, huống hồ gì nhửng lời Phật dạy và các đệ
tử được truyền thừa tu tập có kết quả ghi lại. Chúng
ta, những kẻ hậu học , pháp học chưa đạt được hoàn
tòan, pháp hành cũng chưa đến đâu mà phê phán những
tư tưởng của những bậc tiền nhân trọn đờI tu học và
kinh nghiệm có thành quả ghi lại cho đờI sau để nghiên cứu
học hỏi có quá đáng không, có chánh tư duy không? Nói cho
cùng, cho rằng PGĐT là BLMG chỉ là lời nói suông, không đủ
chứng cớ cụ thể. Thứ nhất là phê phán đó không làm cho
PGĐT thay đổi phương pháp tu tập. Thứ hai, phê phán đó không
đủ thuyết phục chia rẻ PGĐT và PGNN, và cũng không đủ
lý lẻ để đả phá PG nói chung. Đó là mang danh Phật giáo
để đả phá các pháp môn PG dần, cho là ngoại đạo
đến trong đạo và chính ngay PGĐT mà HT TL xưa kia đã theo,
và nay PGNN cũng đã phê phán phương pháp của vài Thiền sư
NN nữa. Việc ăn mòn giáo pháp làm lũng đoạn tư tưởng PG
giống như con sâu trong hạt gạo gậm nhấm dần, là những
hành động hết sức nguy hiểm và có thể xoay chuyển theo
một hướng ra ngoài Phật Pháp. Phải dùng chánh tư duy mà
nhận định may ra mới thoát ra khỏi mê hồn trận.
5.
Một sự truyền thừa từ cốt tủy tư tưởng của Phật giáo
là Kinh , Luật, Luận là những chứng minh sự duy trì tư tưởng
siêu việt và bất biến theo thờI gian. Kinh sách là do những
vị tu sĩ, đệ tử nối gót của Phật, trọn đờI học hỏi
giáo lý và thực hành giáo pháp một cách cẩn mật vớI những
giớI luật nghiêm minh, đó cũng là kim chỉ nam làm ngọn đuốc
soi đường cho hậu thế. Chính những vị Hòa Thượng (tu lâu)
thờI nay cũng nương theo nhữngkinh sách ấy dù cho rằng PGĐT
hay PGNT thì cũng cùng một ý chỉ của Phật mà thôi. Kinh Nguyên
Thủy cũng là ngôn ngữ đồ đệ của Phật ghi lại, cũng
không phải chính là ngôn ngữ của Phật viết ra, thì làm
sao bảo rằng kinh NT chính là lời Phật dạy và kinh ĐT không
phải, lấy gì phân biệt và kiểm chứng? Chính cốt tủy Phật
pháp được truyền thừa thì bản chất tư tưởng không hề
thay đổI, có chăng hiện tượng vô thường như hoàn
cảnh, thờI gian, nơi chốn, và nhất là ngôn ngữ và con ngườI
thay đổi mà thôi. Một dòng họ Trần, chẳng hạn, DNA
từ tổ tiên, ông, cha tớI con cháu cùng một loại, và có
thay đổi chăng là hình dáng, hoàn cảnh sống v.v… khác nhau
mà thôi. Giáo Pháp của Phật cũng vậy, siêu việt vì nó có
bản chất tư tưởng vượt khỏi thờI-không, những chân lý
bất biến dù trải qua nhiều thế hệ. Đã là giáo lý cao
siêu, sâu sắc, giải thoát được vòng luân hồi cho kiếp
sống đầy khổ lụy của nhân sinh, thì vớI trí thiểu tài
sơ như chúng ta làm sao quán xuyến hết toàn thể giáo pháp
của Ngài mà không có một pháp học cốt tủy khách quan, tức
là vô ngả, vì còn chấp ngã, cái biết chủ quan của riêng
mình, cái nhìn hạn hẹp, cục bộ mà phê pháp cái toàn thể
vốn mênh mông như bể cả thì làm sao gọi là chánh kiến
và chánh tư duy theo Phật giáo được? Chỉ có thể thuyết
phục được những ai biết làm lành lánh dữ theo nhân đạo
thông thường, theo duy vật chủ nghĩa, chứ làm sao gọi là
đạo giải thoát !
Giáo
lý dù là một chân lý, theo Phật dạy, đừng vộI tin, cố
gắng tìm hiểu cho thông tình đạt lý thì mớI tin mà phụng
hành thì mới có ích lợi, bằng chưa hiểu cộI nguồn mà
phê phán, ngay cả chưa hiểu, hiểu bậy, tu bậy chỉ tạo
thêm ác nghiệp mà thôi!
Là
con người là còn vô minh trong sự sống thường tình theo cái
nhìn của Phật. Một thí dụ đơn giản nhất là ngay cái thấy
một ngườI bình thường cũng đã sai trái rồi, còn nói chi
đến lý thuyết cao siêu. Tôi thấy một con voi, thật sự là
thấy hình ảnh con voi hội tụ trong võng mạc của mắt. Những
ai có một ít hiểu biết cũng hiểu điều đó. Kiến thức
khoa học giúp giải thích sự vô minh từ khi vừa mớI sinh
ra là đã có rồi. Khoa quang học đã giúp chữa được các
bệnh về mắt nhất là làm kính cận hay viễn thị v.v… Khoa
học nói chung giúp con người có thể chữa các bệnh về bề
ngoài sự sống vật chất, và nó còn giúp ta phân biệt được
cái sai lầm của ngủ giác quan chúng ta, mà Phật đã đạt
được tuệ giác sau hành trình tu tập để chuyển hóa
tâm thức vốn chứa nhiều trạng thái vô minh, hiện tượng
nhận thức sai lầm cơ bản và tiên khởI của khái niệm cảm
giác của loài người. Thực chứng được trí tuệ tự tại,
Phật truyền dạy lại cho những ai muốn tầm cầu và thực
hành pháp giải thoát, để biết làm thế nào chuyển những
tư tưởng vẩn đục của phàm tâm (giác thức) thành trí tuệ
trong sáng (giác trí). Trong các kinh sách lưu truyền kể cả
giới luật là kim chỉ nam để hướng dẫn chúng ta ra khỏi
đám mây mù của bản ngã ác pháp. Chấp cái bản ngả đó
là chấp ngã, chấp cái tôi, cái ích kỷ, hạn hẹp, chủ quan.
Thân ngũ uẩn gồm có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức đều
do duyên hợp, khi nhân duyên thay đổI hay tan thì ngũ uẩn cũng
thay đổI hay tan. Do đó Phật gọI là ngũ uẩn không có tự
tính, là không có gì cố định. Cái ngã hay thay đổI như
vậy, như dòng sông luôn trôi chảy tất dễ ô nhiễm, bản
ngã ấy là ác pháp vì nhận thức một cách vô minh(bằng giác
thức). Cho nên nhận thức sai lầm đó cho là cái ngã thật
của mình. Ngũ uẩn vốn không có tự tính vì do nhân duyên
kết hợp, nên nó vốn vô ngã. Thí dụ, tôi thấy con voi. Cái
thấy ấy có thật không? Chỉ thấy hình ảnh con voi chớ không
phải con voi bằng xương bằng thịt, ở võng mạc của mắt.
Cái tôi thấy ấy trên căn bản đã sai lầm rồi, huống hồ
gì những biểu hiện của tâm khác như trí năng, tình năng
và hoạt năng là những chuổI giác thức (nghiệp thức) trùng
trùng duyên khởI, sao không làm cho tâm thường tình nầybị
ô nhiểm vẩn đục, vốn là do Tham, sân, si, ngã mạn, ác kiến
mà ra! (Những điều nầy, kinh sách đã chỉ rất rõ ràng bằng
lờI giảng và những thí dụ cụ thể, kể sao cho xiết, phải
cố gắng tìm hiểu và thâm cứu may ra mớI có nhìn khách quan,
chánh kiến và mới có thể chánh tư duy mà nói đạo
pháp của Phật cao siêu tuyệt vời nhưng khi thực hành thì
không đến nỗi ra ngoài sự sống bình thường.
6.
Bình thường tâm ở đây Phật dạy rất rõ. Một con người bình thường cái thấy ai ai cũng giống nhau nhưng cái trí thì
khác nhau. Trên thực tế thì chúng ta ít dùng cái trí một
cách trọn vẹn, thuần túy mà thường xen lẫn vớI nhau, hổn
hợp trí và thức là tư tưởng nên tư tưởng đó không còn
trong sạch trinh nguyên của cái trí, còn dính dấp vớI bản
ngã ác pháp. Các pháp môn Phật dạy là phải chuyển hóa những
giác thức đó thành trí, tức là biến bản ngã ác pháp
thành vô ngã thiện pháp vì không còn chấp ngã ích kỷ, hạn
hẹp, chủ quan, không phải là hành thiện diệt ác hay sao?
Không phải là sống vớI tâm bình thường với những khả
năng (trí, tình hay thức và hoạt động) sẵn có của con ngườI
hay sao? Sao gọi là chánh pháp, sao gọi là ngoại đạo nhất
là sao gọi là tà giáo là phải có cái nhìn thông tình đạt
lý của toàn thể giáo pháp của đức Phật với cứu cánh
nào, ngoại đạo vớI cứu cánh nào, và cái gì là tà đạo.
Ở đây không thể diễn tả hết giáo lý giải thoát và phương
tiện (các pháp môn) giải thoát mà Phật dạy trong kinh như
rừng sách như núi, mà chủ ý của tác giả là muốn bày tỏ
Phật đã dạy những gì Phật nói hiểu được thì tin, không
hiểu thì chớ vội phỉ báng hay đả phá vì chưa hiểu thì
cố học hỏi chừng nào hiểu mới tin. Điều đó nói lên
tư tưởng Phật giáo rất tự do, không cưỡng ép một ai theo
giáo lý của Ngài. Nói đến tự do là nói đến cái không
bị ràng buộc, cái trí tự tại, cái chân trí. Chân trí là
Chân tâm vì trí là cái dụng hay cái biểu tượng của chân
tâm. Như vậy, chân trí (Trí năng), chân tình (Tình năng) và
chân ngã (hoạt năng) đều là cái dụng của chân tâm. Thực
hành Bi, Trí, Dũng cũng là rèn luyện cái Tâm hướng đến
Chân thiện Mỹ vậy.
Phật
đã dạy ‘’Thông hiểu những gì cần phải thông hiểu,
dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, tu tập những gì cần
tu tập, trau dồi những gì cần trau dồi’’(lời HT TL trích
dẫn). Thật vậy lời Phật dạy như thế là gì? Nói
đơn giản, Thông hiểu là chánh kiến và chánh tư duy, cái
biết khách quan không còn chấp ngã, hạn hẹp, chủ quan cái
hiểu của Thức và Trí thức. Cái biết ấy cũng có hai tầng
tri thức, phải thông hiểu cái trí thuần túy mà cần phải
dứt bỏ cái cái Thức của bản ngã ác pháp. Theo chánh pháp
mà tu tập, tất cần phải loại các pháp không dẫn đến
chân phúc. Cần trau giồi thân tâm theo Bát Chánh Đạo và cần
phải loại bỏ các ác pháp không hợp với bản chất trong
sạch của tâm. Ngay loại bỏ ý muốn thường tình vốn bắt
nguồn từ bản ngã ác pháp, chớ không phải là loại bỏ
ý muốn chân chánh. HT TL có ý muốn đi tu không? Có ý muốn
cạo đầu đắp y, có ý muốn thực hành pháp giải thoát của
Phật hay không? Đó là mục đích chánh đáng đại sự, như
chánh danh , chánh lợi, chánh tình, những hành động do ý muốn
chân chánh đã là hành thiện diệt ác đó! Đó cũng là tự
do và tự do lựa chọn có ý nghĩa có mục đích của loài
người, có phải là ý muốn chánh đáng hay không?
7.
Tự lực là sự nói lên tự mình làm lấy, không nhờ ai giúp,
theo cái hiểu bề ngoài. Xét theo cái nhìn sâu sắc hơn, thì
tự lực là một sự liên hợp giữa tha tính mà tự tính đóng
vai trò chủ yếu. Trong thế giớI hiện tượng vô thường
nầy không có sự vật nào tồn tại một cách độc lập cả.
Sự sống con người nhờ có không khí, thức ăn và từ đó
sinh lý ảnh hưởng đến tâm lý v.v…, tất cả đều do duyên
hợp. Muốn tu pháp giải thoát, trước tiên phải có tăng,
kinh, sách và giáo chủ, tức là phải quy y Phật, Pháp, Tăng.
Tự lực theo nghĩa nầy không có nghĩa tự một mình ra sức
tu học. Ngay cả khi hành pháp cũng nhờ có pháp mà hành, nhưng
cốt yếu là tự mình phải quyết định chọn lựa. Quyết
định chọn lựa do chính mình không có ai ép buộc cả và
tự mình thực hiện theo sự chọn lựa đó. Tự thực hiện
chớ không phải tha nhân thực hiện cho mình, đó mới là tự
lực vẹn toàn. Như ai ăn mớI no, chớ người khác ăn làm
sao mình no. Muốn no, mình ăn là tự lực; trường hợp khác
là khi mình bệnh không ăn được bệnh viện dùng phương tiện
đưa đồ ăn thẳng vào bao tử, đó là dùng tha lực.
Mặt
khác, nói tự lực trước hết phải nhờ tha lực mớI có
được tự lực. Lục căn của ta, không có lục trần thì
làm sao có lục thức. Đối tượng ngoài ta, ta không nhìn làm
sao biết, cái biết đó có nhờ cái gì ngoài ta không, tha lực
cần hay không. Cái biết của Thức tự nó không độc lập
rồi, nhưng muốn rờI khỏi nó, giải thoát nó tất nhiên các
pháp môn của Phật siêu vượt thời không, phải tự mình
thực hiện ở giai tầng tri thức sâu hơn. Lúc đó cái trí
được hiển lộ qua sự chuyển hóa tâm thức, đương nhiên
phải dùng tự lực. Ai đi mớI đến, ai ăn mớI no, đó là
tự lực. Nghĩa là trước khi ăn, phải có những thức ăn,
mà thức ăn cũng là do sức của nhiều khác làm ra. Có được
tự lực là phải nhờ tha lực vậy.
8.
Trí , Đắc là gì? Chân Trí hay Chân Đắc là thực tướng
của Tri và Hành. Tri thức đúng (tự tính tuyệt đối) là
Chứng, là Giác Ngộ, mà giác ngộ mớI thực hành đúng là
Đắc. Chứng (Tri) hay Đắc (Hành) tự nó đầy đủ, là Chân
lý tối hậu, không có gì áp đặt lên nó như dùng ngôn từ
hay công ước. Vì Tri và Hành là thực tại giả lập, nên
Tri Thức Đúng thực thể của chúng tức là nắm tự tính
tuyệt đối của chúng, là Đắc. Đắc đây có nghĩa là đạt
được Trí Tuệ, tức là sự sáng suốt. Tâm Trí thanh
thản trong sáng, dòng Tâm thức không còn vẩn đục, bản ngã
ác pháp và bóng tối vô minh được soi rọI bởI ánh sáng
trí tuệ, từ đó nghiệp thức giảm dần và giải tỏa bớt
phiền não khổ đau. NgườI tu sĩ Phật giáo sau khi học hỏi
giáo pháp và thực hành pháp môn đã chọn và giớI luật
nghiêm mật, phải tu học cho đến nơi đến chốn, đến lúc
được trí giác ngộ và thực hành miên mật để không còn
kẻ hở cho dòng Tâm thức xen vào. Ngày nào còn tu tập thì
Tâm được giữ trong sáng, lúc trạng thái định tâm được
biểu hiện bằng những thể nghiệm tùy theo mức độ trong
sáng của tâm như thế nào mà có những trạng thái khác nhau
như đắc nhứt thiền , nhị , tam, tứ thiền hay tam minh v.v…
Đắc
pháp là vì tạo được tâm thái nhẹ nhàng không chứa nhiều
tư tưởng vẩn vơ, thất tình lục dục luôn đeo đuổI, hành
những ác pháp. Tuy nhiên khi trong sự sống bình thường, nếu
không tĩnh giác trong mọI oai nghi nhất là thân khẩu ý không
được thúc liễm, thì thân tâm cũng lộ ra bản ngã ác pháp
như phàm phu tục tử mà thôi. Tu đây là tu Tâm dưỡng Tánh,
dưỡng thì phải suốt đờI, đừng ‘’Tu ba năm mà dại
một giờ’’ thì công trình tu tan như bọt nước. Thân tứ
đại con ngườI do nhân duyên sanh lão bệnh tử là tất nhiên,
thì ngườI tu phải trả nghiệp từ nhiều đờI của mình,
không thể nói người tu hành đắc pháp mà không bị định
luật nhân quả chi phối. Cho rằng ngườI tu Phật khi bệnh
hoạn lăn lộn , nhiều đau đớn là tu sai là không đúng. Một
bác sĩ có` người cũng bị stroke, bị đau tim nặng, thì cho
rằng ông ấy không phải là bác sĩ hay sao? Là con ngườI thân
tứ đại là phải chịu sanh lão bệnh tử mà thôi. Cái quan
trọng là gíá trị học tập của ông từ tuổI thiếu thờI
đến khi thành BS trải qua ngót 20 năm hoặc hơn nữa. Giá trị
là một sự đo lường khả năng tư tưởng được thể hiện
bằng những công sức học tập đến nơi đến chốn. Các
tu sĩ Phật giáo cũng vậy, có bệnh hoạn, dù có hành hạ
thân xác như thế nào, cũng có một giá trị tu học của mình,
khi hành trình tu tâm dưỡng tánh trong cuộc đờI tu tập với
pháp Phật và giữ giớI luật nghiêm minh, thì có gì lạ đâu?
Tại
sao chúng ta phải tu hành, thiền hay nói chung là tri nhận thực
tại ? Điều đó liên quan đến vấn đề tin sâu vào nhân
quả, vào luân hồi quả báo, vào tương lai của sự sống
kiếp sau khi chết, vào sự tái sanh và sự giải thoát.
Thanh
lọc dòng tâm thức, bằng chánh kiến, chánh tư duy, hay thiền,
hoặc tĩnh thức, được thể hiện trong hoạt động của thân
khẩu ý hàng ngày, là phương pháp tốt cho vấn đề tái sanh
hay giải thoát. Theo Sư Mathieu ghi lại , Diễn trình về
cái chết và các cuộc thử nghiệm liên hệ đã được mô
tả trong nhiều bản văn Phật giáo, ‘’Khi chết dòng tâm
thức rờI khỏi xác thân, trải qua nhiều trạng thái tế nhị
hơn. Lần lượt ngườI ta cảm nhận vầng ánh sáng rộng lớn
trong đó ngườI ta cảm thấy hạnh phúc tuyệt vờI và hoàn
toàn thoát ly mọI tư tưởng. Chính trong giây phúc ngắn ngủi
đó, ngườI ta kinh nghiệm được thực tại. Một hành giả
lão luyện có thể ở luôn trong trạng thái ấy và đạt
được sự giác ngộ. Nếu không tâm thức lại đi vào một
trạng thái trung chuyển giữa cái chết và sự tái sanh. Và
những kinh nghiệm mà dòng tâm thức phải trải qua tùy
thuộc vào trình độ tâm linh của con người. Đối vớI một
ngườI không có một chút thành tựu tâm linh nào, hắn ta có
cảm giác như bị ‘’gió nghiệp’’ lôi đi không cưỡng
được, nghiệp nầy là do thân khẩu ý của anh ta trong kiếp
sống. Chỉ có kẻ nào có những thành tựu tâm kinh, mớI có
thể điều khiển cơn gió nghiệp. Kế đó là thân trung ấm
của vị lai và bắt đầu xuất hiện những hình thái của
kiếp sống mới. Diển trình của việc tái sinh giống nhau
giữa những ngườI thường và những ngườI đã đạt được
một mức độ thành tựu tâm linh nào đó. Tuy nhiên, những
ngườI trước bị gió nghiệp kéo đi không cưỡng lại, trong
khi những người sau đã thoát khỏi nghiệp chướng, có thể
tái sinh trong những điều kiện thích hợp hơn để tiếp tục
giúp đở chúng sinh…’’ Vấn đề ở đây là có đức tin
có luân hồi hay không. Từ đó phương pháp để làm sao được
tái sinh có điều kiện thích hợp hơn. Phải biết gốc của
luân hồi quả báo là nghiệp thức mà tâm thức là đầu mối
sinh ra. Biết rằng tâm thức là bản ngã ác pháp, nên các
pháp môn Phật giáo là cách thức chuyển hóa tâm thức. Do
vậy việc hành trì các pháp môn khác nhau có những tác dụng
và mục đích riêng của nó (84 ngàn pháp môn). Không thông
hiểu ý chỉ của Phật qua kinh sách là cái nhìn rất thô thiển
và cục bộ.
Đó
là một số nhận định căn bản giáo lý của Phật , tuy không
diễn tả hết mọI trường hợp cá biệt và đầy đủ hết
các khía cạnh giáo lý, nhưng cũng giải thích những lý luận
căn bản để đối chiếu với những phát biểu không căn
cớ.
Sau
đây, PN xin đơn giản giải thích các Pháp môn chủ yếu
Tịnh
Độ. Như đã giải thích trên, đọc kinh niệm Phật bề ngoài
mà nói, thì lúc ấy thân không làm bậy, miệng không nói bậy,
và ít ra ý giảm bớt tâm viên ý mã, sao gọI mê tín.
Ý muốn vãng sinh Tây Phương Cực Lại hay Ý muốn giải thoát
có gì khác nhau. Dù giống BLMG không có gì quan trọng, mà phương
pháp thực hiện là phương pháp sâu hơn là thanh lọc dòng
tâm thức. Nói đến nghi thức, cúng bái, là một hình thức
tác động lòng ngườI, khuyến khích tích cực hơn việc tu
tập, chiêm ngưỡng và tôn kính giáo chủ và những vị truyền
thừa giáo pháp của giáo chủ, từ lòng tôn kính biết ơn
đó mớI là con ngườI tốt, một công dân tốt biết sống
có đạo đức có gì sai quấy đâu! Tuy nhiên việc xin xăm
điều đó không nên thực hiện trong chùa là đúng. Nó không
làm hại đến an ninh trật tự XH, mà nó chỉ tạo niềm tin
mù quán tạm thờI an ủi, thường cho những người phiền
não. Những cư sĩ, họ đâu có ý muốn tu giải thoát mà chỉ
hành thiện đọc kinh niệm Phật làm lành lánh dữ thì có
gì sai trái đâu? Họ cũng biết bố thí và giữ cho thân
khẩu ý đừng tạo ra ác nghiệp trong một XH thế tục mà
thôi. Còn những tu sĩ, là con ngườI, thì làm sao tránh khỏi
những sai phạm. Những tu sĩ, mang áo đạo đọc kinh niệm
Phật đi nữa mà không thúc liễm được thân tâm là do bản
ngã ác pháp nặng nề chưa thanh lọc được dòng tâm thức
vẩn đục, tất nhiên là có những hoạt động trái vớI giáo
pháp và giớI luật, đáng trách họ, chứ giáo pháp giới luật không có gì sai trái tội lỗi cả. Còn bói toán chỉ người
thế tục xen vào chùa mà kiếm ăn mà thôi.
Mật
tông, đoc chú viết bùa là một hình thức, phương tiện bít
hết tâm viên ý mã một cách hữu hiệu. Còn việc làm thầy
phù thủy, thầy bùa, thầy pháp đó là tàn tích của Lão giáo
mà thôi.
Pháp
Hoa Tông lấy việc học hỏi cho mở cái tri kiến Phật (Khai),
cho thấy cái tri kiến ấy (Thị), nhận rõ cái tri kiến ấy
(Ngộ), và hòa nhập vớI cái tri kiến ấy (Nhập) để chứng
nhập nhứt thiết chủng trí. Tu học tông nầy cũng là cách
đi từ cái thức đến cái trí có gì đâu! Các nghi thức,
lễ bái, cầu nguyện là thủ tục bề ngoài của mọi tu sĩ,
không có gì lạ cả. Hình ảnh Quan Thế Âm tượng trưng lòng
bác ái cứu giúp loài ngườI giảm trừ được khổ đau phiền
não trong sự sống bình thường, để được tĩnh thức mà
có lòng thương ngườI mà giúp đở ngườI khác. NgườI tu
như vậy là ngườI thiện hay ác. Một phần hình thức để
khích lệ và niềm tin mà chính mình thực hiện (tu học). Cái
thực hiện của mình đó đâu phải là tha lực. Như đã trình
bày trên, tự lực không thể hiện được nếu không có tha
lực. Đó là lối sống trong thế giớI tương đối vậy. Chớ
lầm lẫn giáo lý và con ngườI!
* Thiền
Tông là pháp môn ngã chấp là không có căn cớ, không hiểu
sâu sắc pháp môn ấy. Tại sao logic mà lừa đảo trí thức.
Hành trình tu tập Thiền tông, suy cho kỹ cũng đi thẳng vào
cái trí. Cái trí hay tánh là dụng của tâm. Chân trí là là
vô ngã vì nó vượt khỏi bản ngã ác pháp (Tâm Thức). Ngã
hay vô ngã chỉ là sự phân biệt Thức và Trí mà thôi. Tu
là đạt đến Trí tuệ, là mục tiêu tối hậu và chung cho
cả các pháp môn của Phật. Đạt đến một phần, từng phần
hay toàn phần là do mức độ thực hành có thành tựu
mà thôi. Giảng giải giáo lý kinh, luật và luận , tông
hay pháp môn nào của Phật đều phải được các tu sĩ vừa
tu học vừa hành đạo để đóng góp chia sẻ hay bố thí pháp
mà mình học được. Giảng, luận sư giỏi là người hiểu
sâu được Phật pháp là điều rất tốt và giúp ích nhiều
cho chúng sinh hậu học, là logic sao gọi là hữu ngã mà trừu
tượng!
* Một
người ngồi thiền thân không động, miệng không nói và ý
không tư duy thì giống như cây đá (lời HT THL) là hoàn toàn
sai. Ngay lúc HT học thiền chắc cũng biết câu chuyện
sau đây chứ!
Ngày
xưa có một bà thí chủ cất một cái am thỉnh một ông sư
về ở tu. Bà nuôi cho tới mười mấy hai chục năm. Bà có
đứa cháu gái 16 tuổi, bà sai cô đem cơm hầu hạ ông sư
đàng hoàng.
Trải
mười mấy năm, bữa đó bà mới thử coi sức tu của ông
sư tới đâu.Bà dạy đứa cháu gái sau khi đem cơm nước tới
ông sư thì ôm ngang lưng ông, và hỏi một câu:’’ Ngay bây
giời như thế nào?’’ thử coi ông sư trả lời sao. Cô gái
làm đúng y như lời, khi ôm ngang lung ông sư, cô hỏi:’’Ngay
bây giờ như thế nào?’’
Ông
trả lời bằng hai câu kệ:
Khô
mộc ỷ hàn nham
Tam
xuân vô noãn khí.
Dịch:
Cây
khô tựa núi lạnh
Ba
mùa xuân mà không có hơi ấm.
Như
vậy ông tỏ rằng ông như cây khô, như tro lạnh, không còn
một chút ấm nào hết huống nữa là dục. Cô gái về thuật
lại cho bà chủ am. Nghe rồi bà ra nói:’’ Mời thầy ra khỏi
am nầy lập tức. Tôi tiếc rằng mười mấy năm nay tôi nuôi
ông thầy tu mà ông thầy si.’’ Bà mời ông sư ra khỏi am
rồi đốt am.
Câu
chuyện trong nhà Thiền như vậy là để thấy cái gì? Thiền
mà trở thành cây khô tro lạnh thì giống như thiền của ngoại
đạo, trở thành như người chết rồi, thì ở đây Thiền
Tông không chịu như vậy. Thiền Tông là tu làm sao mình phát
minh được đại sự nhân duyên của mình, như vậy là lúc
nào cũng tĩnh, cũng sáng chớ không phải là cây khô tro lạnh.
Cái đó mới là cái quí báu. Cho nên trong định có huệ, trong
huệ có định, chớ không phải là cái định khô chết như
vậy.
-Thiền
Đông Độ. Khi Ngài Bồ Đề Đạt mà sang truyền giáo ở quốc
độ phía Đông Trung Hoa. Ngài dùng quyển kinh lăng già trao
cho đệ tử đầu tiên là Huệ Khả. Lăng Già Kinh đại để
chỉ rõ thủy giác và bản giác. Thủy giác là cái biết của
Thức và bản giác là cái biết của Trí. Phương pháp làm
sao chuyển hóa Thủy giác thành căn bản trí hay giác trí tuệ,
điều đó nói lên giáo pháp nầy không ngoài cứu cánh Phật
giáo. Nói rằng Thiên Đông Độ là Thiền Lão Trang là một
sự thiếu khả năng phân biệt giáo pháp nào của Phật , giáo
pháp nào của Lão Trang, là cái nhìn bề ngoài , người
Ấn Độ mặc áo giống người Trung Hoa cho là người Trung
Hoa. Trong khi Lão Trang có phương pháp tu tiên khác với Phật
giáo rất nhiều. Luyện Tinh Khí Thần, để hóa xác thành tiên
v.v…
-Cho
rằng tu theo đạo Phật chỉ hành thiện không hành ác, không
làm khổ cho mình và không làm khổ cho người, đơn thuần
như vậy là Thiên Đàng, Tây Phương Cực Lạc thì không có
gì sâu sắc và chỉ thoát được ưu phiền. Đó là lý lẽ
nhân đạo thông thường thì không ai cần theo đạo Phật làm
gì!
– Về
Kinh Kim Cang, ta không thấy có một pháp hành nào cả,
chỉ là hý luận lý thuyết suông. Là bánh vẽ (Lời THL). Trong kinh Kim cang, chủ yếu là dạy cách hàng phục vọng tâm
và an trụ tâm. Muốn hàng phục Tâm hành giả phải ‘’ Độ
tất cả chúng sinh vào vô dư niết bàn, mà không thấy chúng
sinh nào được độ’’ Độ là đưa, chuyển hóa; chúng sinh
là các loài, sự, vật có tri giác hoặc không có tri giác,
là những thực tại giả lập hay tùy thuộc, là những ý niệm,
dòng tâm thức do lục căn tiếp xúc với lục trần sanh ra,
đó cũng là bản ngã ác pháp. Vô dư Niết Bàn là Niết Bàn
tuyệt đối,, hay tự tính tuyệt đối là giác ngộ trí tuệ.
Vậy độ chúng sinh là đưa hay chuyển hóa bản ngã ác pháp
thành vô ngã thiện pháp (Niết bà tuyệt đối) , tức là chuyển
thức thành trí và không còn thấy chúng sinh (Thức) đó nữa.
Thí dụ, ta thấy (Thức) một con voi đang đứng trước mặt,
biết (trí) ta thấy. Khi ta biết cái tánh thấy là ta đã không
còn thấy cô gái (không còn thức) mà chỉ có cái biết (trí).
Một khi ta chuyển hóa cái thức thành trí rồi, lập tức ta
phải biết cách an trụ tâm, nghĩa là cách duy trì cái trí
đó là ‘’ Bồ Tát không có chỗ trụ mà bố thí, tức là
không trụ vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí’’.
Trụ là bám vào, dựa vào; Bố thí là ban bố, cho cái mình
có, cái mình biết, xả bỏ. Muốn an trụ tâm Bố Tát không
bám vào tất cả chỗ mà phải xả bỏ xa lìa chúng đi. Thí
dụ, đang thấy một con voi, ta biết cái tánh thấy thì ngay
đó ta phải xa lìa caí biết đó, thì tâm được trong sáng
không bị quan niệm của bản ngã xen vào. Vì ta biết con voi
trong một sát na đầu tiên, nếu ta còn nhìn nó (trụ) nữa qua một sát na, thì con voi đó không còn là con với cái
nhìn ở sát na đầu tiên, đã qua một sát na tuổI rồi. Nên
ngay khi thấy con voi hay thấy một ngườI con gái, ta biết thấy,
rồi thôi và xa lìa cái biết ấy thì làm gì có những ái
thủ hữu tìm cầu mà sanh ra nghiệp thức. Đó gọI là tinh
thần tĩnh giác
-Về
kinh Lăng Nghiêm cũng cùng một nguyên lý, lục căn là nền
tảng sanh luân hồi quả báo, mà cũng là cộI nguồn của giác
ngộ giải thoát. Lục căn tiếp xúc vớI lục trần sanh lục
thức còn gọI là lục tặc, cũng là bản ngã ác pháp, là
vọng tâm. Phương pháp tu tập không khác gì các phương pháp
trong pháp môn trên. Chuyển hóa các dòng tâm thức (vọng tâm)
thành Tâm Trí (Chơn tâm). Chơn tâm là chỉ có chơn không có
vọng, giống thiền Nguyên Thủy (Sắc Không). Tĩnh thức
là khi thấy có con voi (sắc), tôi biết thấy thật có, khi
tôi thấy không có con voi, tôi biết thật không. Có thì thấy
thật có (sắc), thấy không có, thấy thật không (không). Tánh
không như thế có thể thuyết phục được cái nhìn hiện
hữu đối tượng mà nhận thức. ’’ Tánh Không’’ là
‘’Chơn Không’’ theo nghĩa thông thường dễ hiểu là Chỉ
có Chơn không có vọng. Nói ‘’Tay không’’ đâu phải không
có tay, mà chỉ có tay, không gì ngoài nó.
-Kinh
Duy Ma Cật. Một giáo pháp thâm sâu giúp cho hành giả dùng
chánh kiến và chánh tư duy mà hiểu nó để khai thị được
đệ nhất nghĩa của nó. Phải có cái nhìn sâu sắc mớI nắm
được thực tướng mọI hiện tượng của vạn hữu. Lãy
một thí dụ thôi cũng đủ nói lên cùng một đặc tính trong
nộI dung của cuốn kinh. Trong phẩm, Văn Thù Sư LợI thăm bệnh
Duy Ma Cật.
…Ngài
Văn Thù Sư LợI vào nhà ông Duy Ma Cật rồi, thấy trong nhà
trống rỗng không có vật chi, chỉ có một mình ông nằm trên
giường mà thôi. Khi ấy ông Duy Ma Cật chào rằng:
– Quí
quá thay! Ngài Văn thù Sư LợI mớI đến! Tướng không đến
mà đến, tướng không thấy mà thấy.
Văn
Thù Sư LợI nói:
-Phải
đãy, cư sĩ! Nếu đã đến thỉ không đến, nếu đã đi thì
không đi. Vì sao? Đến không từ đâu đến, đi không đi đến
đâu, hể có thấy thì không thấy. Thôi việc đó hãy để
đó…
***
Tướng không đến: Tướng đến từ A đến B theo thờI gian
huyễn hoá rồi. Ngay lúc đến là khoảnh khắc hiện hữu ta
nhìn thấy cái đến, lúc đó và tại đó. Thực tại điểm
có thực trong động tác đang đến. Cái đang đến là nối
tiếp những điểm sát na sanh diệt, là cái tướng đang đến
đó làm sao ta nắm bắt được cái đang sanh diệt triền miên
. Chỉ nắm bắt điểm có thực trong động tác đang là đó
mà thôi. Điểm có thực hay thực tại điểm là ngay khoảnh
khắc đến ở sát na hiện tiền mà thôi, ngay cái thấy biết
đầu tiên đối tượng tại đó, ở một điểm không
ba chiều, tức không có không gian, và lúc đó một sát na hiện
tiền tức là không có thờI gian. Tướng đến từ A đến
B, thì cái đến (từ quá khứ) đã huyễn hóa rồi, không thật
chỉ có một điểm đến thấy biết là thật. Rồi ngay đó
đã là quá khứ, như đã thấy thì không còn thấy cái thật
đầu tiên nửa. Cũng như thế, tướng đi, đi đến đâu (tương
lai, cũng không thật, không xác định. Chỉ thấy cái đi ngay khoảnh khắc hiện hữu. Do đó Văn Thù Sư Lợi đáp:
Đã đến (quá khứ) thì cái đến không thật, đã đi thì
cái đi không thật, đã thấy thì cái thấy không thật. Vì
quá khứ đã qua không nắm bắt được, tương lai chưa đến
không nắm bắt được, hiện tại cũng vậy không nắm bắt
được, vì hiện tại là cái đang là, nối tiếp nhiều điểm
sát na (li ti) sanh diệt. Chỉ có thể nắm bắt được một
điểm có thật trong động tác đang là đó mà thôi. Câu chuyện
đối đáp nầy cũng nêu ra pháp hành rồi.Thấy A ngay
đó ta thấy biết thôi , ta không trụ vào cái thấy biết đó
nữa mà duyên qua đối tượng khác, nghĩa là xa lìa ngay cái
biết đó. Hàng phục vọng tâm là vừa thấy A đến thì
biết cái đến ngay lúc đó tại đó (thực tại điểm) và
an trụ tâm , là xa lìa caí biết đó ngay, không trụ vào cái
thấy ông A đó nữa thì làm gì có những quan điểm về cái
thấy đó do thất tình sanh ra. Tâm sẽ trong sáng.
Đó
là những điểm đại cương và căn bản trong giáo pháp Phật
nói chung, và các pháp môn khác cũng giải thích tương tự
như thế và cùng một nguyên lý. Một tu sĩ chân chánh lúc
nào cũng tìm học hỏi và hiểu sâu Phật pháp để khai mở
những ý nghĩa cao siêu của các kinh Phật mà tu hành và truyền
pháp. Họ rất cẩn thận trong vấn đề phê phán kinh Phật
mà chỉ nghiên cứu học hỏi thêm, nếu chưa biết thì chưa
tin, chớ không thể phát ngôn bừa bãi mà tạo ra nghiệp thức.
Phổ
Nguyệt
Discussion about this post