PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Từ Đàm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TỪ ĐÀM

Cao Huy Thuần

Chua Tu Dam

Chùa Từ Đàm 2010

Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc. Lúc đó, chùa chỉ là tranh và nứa với tên gọi là Ấn Tôn. Đến đời Thiệu Trị, năm 1841, chùa được trùng tu và đổi tên là Từ Đàm. Khang trang hẳn, nhưng chùa vẫn phải xây thêm lần nữa, mở rộng ra cùng với phong trào chấn hưng Phật giáo năm 1935. Bởi vậy chùa không cổ. Kiến trúc 1935 không phải là kiến trúc cổ, nhưng hợp với nhu cầu cảu một chùa hội trong thời thế mới. Một ngôi chùa được làm trụ sở cho Hội Phật giáo của cả xứ Trung kỳ trong vận hội chấn hưng Phật giáo Bắc Trung Nam. Từ đó đến nay, chức năng của Từ Đàm vẫn thế, vẫn là chùa hội, vẫn là nơi hội họp của đông đảo quần chúng, nhưng không gian của kiến trúc thuở chấn hưng đã trở thành chật đối với lượng Phật tử ngày càng đông của thời phát triển. Nhân dịp tu sửa vì dột nát, năm nay chùa mở rộng tầm vóc thêm một lần nữa, nhưng vẫn giữ nguyên xưa trong khung cảnh cũ.

Chua Tu Dam 1975

Chùa Từ Đàm 1975

Từ Đàm là mây lành. Đức Phật như mây lành, đem bóng mát đến cho thế gian. Trên bước đường Nam tiến của dân tộc, hãy tưởng tượng đến những người đầu tiên chọn đất dựng chùa. Trước mắt là đất mới, trên đâu là trời xanh. Có lẽ người đặt tên chùa đã tưởng tượng như vậy. Trên bầu trời xanh của nắng mới phương Nam, có bóng mây lành tỏa bóng im xuống mặt đất. Đây rồi, nơi bóng im này, ta sẽ dựng chùa. Đây rồi nơi bóng im này, tiếng lành của Đức Phật sẽ âm vang trên đất mới. Từ Đàm là nghe được tiếng lành của mây. Mây chọn đất cho người dựng chùa. Hãy tưởng tượng nổi vui của người vừa chọn được đất. Người đó chắp tay nhìn chỗ bóng mây in dấu khi nãy, thầm cám ơn, bỗng thấy bóng của hai bàn tay mình chấp lại như hai tháp chuông của một ngôi chùa sẽ dựng. Từ Đàm mai đây sẽ có hai tháp chuông như thế. Ai nghe tiếng chuông Từ Đàm sẽ thấy trong tiếng chuông có mây, mây bay theo tiếng chuông, ngân nga trong không trung  tiếng lành từ thuở dựng chùa.

Trong đời sống bình dị như thế của Từ Đàm, bỗng nhiên lịch sử chọn nơi này làm khởi điểm cho một phong trào quật khởi, chống kỳ thị tôn giáo .1963 ! Lịch sử thế giới bùng lên ngọn đuốc Việt Nam. Và Từ Đàm là đóm lửa xuất phát 1963, để lại cho Phật tử một bài học lớn: khi uất ức của Phật giáo cũng là uất ức của quần chúng. khi tiếng nói của Phật giáo vang lên tiếng nói từ mọi trái tim .khi đó Phật giáo mới thật là xứng đáng  với lịch sử. Ba trăm năm trước mây Từ Đàm để lại bóng im, ba trăm năm sau, trăng tròn Phật Đản hiện ra trên mái chùa. Trăng nói gì ? Hãy hành động, hãy dũng cảm nhưng đừng quên dũng cảm là một với từ bi. Cho nên bất bạo động là thái độ duy nhất đúng. Bởi vậy hãy đọc lại những biểu ngữ trương ra trên sân chùa năm ấy, hãy nghe lại lời hiệu triệu rắn rỏi của người chỉ huy : trong quấc thước của quyết tâm, lời nói vẫn là lời nói lành, vì phương châm vẫn là bất bạo động. Cho nên “lửa từ bi”đã đi vào văn thơ Việt Nam, đã làm thế giới bàng hoàng sực tỉnh. Suốt mùa tranh đấu, Từ Đàm nằm trong dây kẽm gai, nhưng tuyệt thực trong chùa vẫn làm xôn xao bát cơm của người dân trong thành phố. Trong tiếng chuông của Từ Đàm hôm nay, có mây bay qua, có trăng hiện ra, cả mây và trăng đều nói lên lời lành, trong bình thường của cuộc sống, cũng như trong bất thường của biến động. Nơi đây vẫn lưu dấu hai vầng nhật nguyệt của sử sách Từ Đàm : Hòa thượng Thiện Siêu và Hòa thượng Trí Quang.

Chùa không phải là cổ tự, kiến trúc không phải là nét độc đáo của Từ Đàm so với các ngôi chùa lớn khác ở Huế. Đặc điểm của Từ Đàm, lạ thay, chính là cái sân chùa và cây bồ đề giữa sân. Sân chùa là nơi hàng ngàn quần chúng đã tụ họp trong ngày Phật đản 1963 để bắt đầu viết một trang sử lớn. Cây bồ đề cổ thụ, to bằng cả 4 ,5 vòng tay tỏa bóng mát xuống sân, vững hơn cột đồng Mã Viện, tượng trưng cho sức sống của Phật giáo giữa lòng dân tộc. Từ Đàm là hai biểu tượng đó phải giữ để kỷ niệm 1963 không phai với thời gian. Cùng với hai biểu tượng đó , một phòng lưu niệm đã được thiết kế trong kiền trúc mới , có chức năng của một viện bào tàng , để gìn giữ và trưng bày tất cả những kỷ vật , dù lớn hay nhỏ , dù chỉ là một bài báo , một hình ảnh , một bài nhạc , một trái lựu đạn , một băng tang , tất cả những  gì có liên quan đến một thời đứng dậy. Từ Đàm là như vậy, mà tinh thần 1963 phải giữ, không phải chỉ là tường vách ngày xưa.

Từ Đàm là như vậy. Du khách đến viếng Từ Đàm sẽ thấy Huế của 1963, nhỏ nhắn, hiền lành, nhưng khi quật khởi thi cả cái đèo Hải Vân cũng chỉ là chiếc cầu rửa chân của một cô công chúa. Ai nghe trong tiếng chuông Từ Đàm sẽ thấy mây bay ba trăm năm trước, trăng tròn Phật đản ba trăm năm sau, và tiếng gió đong đưa trong lá cây bồ đề trước sân, như gieo tiếng an vui vào mọi lòng người. Từ Đàm thay đổi đổi để Từ Đàm còn mãi. (TC. Văn Hóa Phật Giáo)

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Việt Nam: Xây Chùa ‘Hoành Tráng’ Là Tốt Hay Xấu?

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự

Tượng Phật Ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (Video)

Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu viện Khánh An

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Load More

Discussion about this post

Thiền Vipassana Trong Công Việc

Thiền Vipassana trong công việc

THIỀN VIPASSANA TRONG CÔNG VIỆC Sư cô Hương Thiền Thiền Phật giáo Nguyên Thủy nếu được thực hành đều đặn...

Khi Chúng Ta Tuyệt Vọng

Khi chúng ta tuyệt vọng

Một người bạn của tôi kể rằng anh ấy hụt hẩng kinh khủng khi trãi qua đại lễ Vesak 2019...

Hạnh Phúc Của Chúng Ta, Sức Khỏe Của Chúng Ta, Tương Lai Của Chúng Ta Đức

Hạnh Phúc Của Chúng Ta, Sức Khỏe Của Chúng Ta, Tương Lai Của Chúng Ta Đức

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Tiến sĩ Patrick Leahy - Chủ tịch Đại học Monmouth, New...

Truy Môn Cảnh Huấn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Dòng Chảy Bản Năng

Dòng chảy bản năng

DÒNG CHẢY BẢN NĂNG Thiên Hạnh *   Truyện ngắn Tình yêu cuộc sống( Love of Life) của nhà văn...

Thiền Sức Khỏe, Hạnh Phúc & Thăng Tiến Xã Hội

Thiền Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội

THIỀNSỨC KHỎE, HẠNH PHÚC & THĂNG TIẾN XÃ HỘIHỒNG QUANGNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 2018Thiền và các bệnh sida, ung...

Một Cuộc Vấn Đời

Một cuộc vấn đời

MỘT CUỘC VẤN ĐỜI Bài và ảnh: Diễm Tuyết Chùa không có tên. Chùa nằm gần trên đỉnh núi. Gọi...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

****************Nếu như muốn khế nhập cảnh giới, bạn không thể không thật tu. Bắt đầu tu từ đâu? Từ Thập...

Nghiệp, Tái Sinh Và Đau Khổ

Nghiệp, tái sinh và đau khổ

NGHIỆP, TÁI SINH VÀ ĐAU KHỔHòa thượng Silānanda giảngSư Khánh Hỷ soạn dịch | Hòa thượng Kim Triệuhiệu đính Hôm nay, tôi sẽ...

Phật Giáo, Rượu Và Trà Ở Trung Quốc Trung Đại

Phật giáo, rượu và trà ở Trung Quốc trung đại

PHẬT GIÁO, RƯỢU VÀ TRÀ Ở TRUNG QUỐC TRUNG ĐẠI James A. Benn | Thích Nguyên Hiệp dịch   Trung...

Điều Trị Bệnh Tận Gốc

Điều Trị Bệnh Tận Gốc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Khái Lược Phật Học Viện Singapore

Khái Lược Phật Học Viện Singapore

KHÁI LƯỢC PHẬT HỌC VIỆN SINGAPOREThích Vân Phong   Phật học viện Singapore (新加坡佛学院, Buddhist College of Singapore, BCS), một...

Chùa Global Vipassana – Kỳ Quan Kiến Trúc Thế Kỷ Xxi

Chùa Global Vipassana – Kỳ Quan Kiến Trúc Thế Kỷ Xxi

CHÙA GLOBAL VIPASSANA kỳ quan kiến trúc thế kỷ XXIVăn Công Hưng Một cấu trúc đá cao nhất châu Á...

Nhân Quyền Và Các Giá Trị Á Đông

Nhân Quyền Và Các Giá Trị Á Đông

NHÂN QUYỀN VÀ CÁC GIÁ TRỊ Á ĐÔNG Amartya Sen Lời Giới Thiệu: Trong tiểu luận này Amartya Sen, nhà...

Am Mây Ngàn

AM MÂY NGÀNHuỳnh Trung ChánhRồi đây bèo hợp mây tan Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu?Nguyễn Du Không...

Thiền Vipassana trong công việc

Khi chúng ta tuyệt vọng

Hạnh Phúc Của Chúng Ta, Sức Khỏe Của Chúng Ta, Tương Lai Của Chúng Ta Đức

Truy Môn Cảnh Huấn

Dòng chảy bản năng

Thiền Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội

Một cuộc vấn đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Nghiệp, tái sinh và đau khổ

Phật giáo, rượu và trà ở Trung Quốc trung đại

Điều Trị Bệnh Tận Gốc

Khái Lược Phật Học Viện Singapore

Chùa Global Vipassana – Kỳ Quan Kiến Trúc Thế Kỷ Xxi

Nhân Quyền Và Các Giá Trị Á Đông

Am Mây Ngàn

Tin mới nhận

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Lời Phật dạy về sống tỉnh thức trong hiện tại

Trút bỏ phiền ưu theo lời Phật dạy

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Những việc nên làm khi có người thân mới qua đời

Kinh Vô Thường

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Tôi tin Phật

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Tin mới nhận

Phật Giáo Và Tự Do Tư Tưởng

Tuyên Ngôn Của Phật Giáo Về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu

Tóm Lược Các Bài Giảng Của Thiền Sư S. N. Goenka -song ngữ

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (16)

Cảm hóa và chuyển hóa ung thư

Thầy Và Trò Cao Huy Thuần

Đời Sống Từ Bi

Bản tin Nghiên Cứu Phật Học (online), ngày 12/08/2021

Chánh Pháp Là Gì Ht. Tuyên Hóa

Giáo Dục Ni Giới Ngày Nay Xem Thách Thức Là Cơ Hội – Tỳ Kheo Bodhi – Nguyên Hiệp Dịch

Phật giáo và âm nhạc

Ăn chay qua lăng kính khoa học

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Phật Giáo ứng dụng (10)

Chuyện Cư Sĩ – Về Một Số Hồi Ứng… Nguyễn Kha

Gender Equality and the Empowerment of Women in Theravada Buddhism

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

07. Nhân Quả & Lòng Giao Cảm Với Muôn Loài

Hạt Giống Hạnh Phúc và Khổ Đau

Ngũ ngôn về cái nhìn

Bài Giảng Về Jangchok Và Cúng Dường Sur

Tin mới nhận

Luận Về Pháp Hoa Kinh – An Lạc Hạnh Nghĩa

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Kinh Trung Bộ Thi Hóa

Kinh Bahiya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Lược Giải Tâm Kinh

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Hạnh Phúc Và Đau Khổ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Tin mới nhận

Pháp Môn Lạy Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 6)

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 6)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 83)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Lời Phật Dạy Vua A Xà Thế Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Hương Sen Vạn Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 77)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.