
MỘT VÀI SUY TƯỞNG
NHÂN KỶ NIỆM THÀNH
ĐẠO
CỦA ĐỨC TỪ PHỤ
THÍCH CA MÂU NI PHẬT
CHƠN HƯƠNG
Nếu
trong giờ phút Đản Sanh của Thái Tử Tất Đạt Đa đã xảy
ra những sự lạ khác thường như quả đất rung động, nhạc
trời chúc tụng, bao nhiêu kỳ hoa dị thảo trong vườn Lâm
Tỳ Ni khoe sắc đua màu, hương thơm ngào ngạt khắp nơi, chim
chóc ríu rít hoan ca hoà cùng với lòng người rộn rã để
cùng đón Đấng cứu khổ của Chúng sanh xuất hiện . Thì
trong giờ phút Thành Đạo cũng diễn ra không kém vẻ thiêng
liêng mầu nhiệm và trọng đại nhất trong cõi đời, nhất
là đối với loài người từ vô thủy đến vô chung, đó
là :” con người đã thành Phật” .
“Ta
là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” . Đây
là một sự kiện trọng đại nhất, kỳ vĩ nhất, khó được
và khó thấy nhất đã trở thành hiện thực . Bóng tối đêm
trường bấy lâu nay vây phủ con người đã bị xua tan, ánh
sáng của vầng thái dương xuất hiện . Thông điệp cứu khổ
độ đời đã được ban ra từ một con người nay đã thành
Phật, do nỗ lực tự thân, và sự hy sinh đầy gian lao thử
thách chiến đấu và chiến thắng từ nội tâm đến ngoại
cảnh, đằng đẳng qua nhiều ngày nhiều tháng, giữa rừng
sâu núi tuyết trong đơn độc cô liêu . Đêm quên ngủ ngày
quên ăn,với đại hùng tâm và đại bi tâm, với chí nguyện
độ sanh cao cả . Mà hành trình từ lý tưởng, mục đích,
lý thuyết cho đến phương pháp và hành động để đạt thành
kết qủa đều như thật lý, như thật trí . Sự thành tựu
đều phù hợp với mọi sự vật đúng như thật . Vì vậy,
đạo Phật còn gọi là đạo như thật, không có sự giả
định hay xét lại . Tất cả bắt đầu từ sự thấy, biết,
khảo sát, thể nghiệm và chứng đắc của một con người
dưới cội bồ đề, do ân đức trí đức và đoạn đức
viên mãn của Đức Phật Thích Ca .
Qua
kinh điển ghi chép lại, cho chúng ta biết rằng : đầu đêm,
Ngài chứng được quả Túc mạng minh, tức là thấy biết
rốt ráo mọi sự vật ở đời đều là vô thường, chúng
chuyển biến và thay đổi liên tục . Giữa đêm, Ngài chứng
được Thiên nhãn minh, thấy rõ các Pháp, vạn sự vạn vật
đều tùy thuộc lẫn nhau, không có tánh riêng rẽ độc lập,
tất cả đều liên quan đến nhau mà sanh khởi nên gọi là
vô ngã . Và cuối cùng khi sao mai vừa mọc, Ngài chứng được
quả Lậu tận minh, dứt sạch mọi vô minh phiền não, chấm
dứt mọi khát ái và luân hồi sanh tử và đoạn tận hoàn
toàn vô minh -lậu -hoặc .
Tương
Ưng Bộ kinh tập 1B, đã ghi lại lời của Đức Phật đầy
hỷ lạc sau giờ phút đắc đạo rằng :”Pháp này do ta chứng
được thật nhiệm màu, sâu kín, khó thấy khó chứng, tịch
tịnh cao thượng, vi diệu, siêu lý luận, vượt thoát ngôn
ngữ, vượt thoát thời gian, không gian, chỉ có người tín
trí mới hiểu nổi, còn đa số thì vì mê mờ và khát ái
nên khó thấy được định lý y tánh duyên khởi pháp, thật
khó thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh , tất
cả sanh y (ngũ uẩn) phải được trừ bỏ, ái được đoạn
tận, xa lià dục vọng, đoạn trừ ô nhiễm, chấp thủ mới
thể nhập Niết bàn” .
Trước
lúc thành Phật, Ngài cũng như chúng ta,cũng trôi lăn trong khổ
đau, luân hồi, sanh tử qua bao kiếp số, như chính lời Ngài
thẩm xác được ghi lại trong kinh Pháp Cú câu 153 và 154 như
sau : “Ta lang thang trong vòng luân hồi sanh tử qua bao kiếp
số, tìm mãi mà chẳng gặp kẻ làm nhà (chỉ sự vô minh hành
động xấu ác của con người) . Khổ thay kiếp sống cứ tái
diễn mãi (chỉ cho sự luân hồi sanh tử) . Oâi! Kẻ làm nhà
kia, nay ta đã thấy rồi (thấy biết rốt ráo nguyên nhân của
vạn sự vạn vật) . Ngươi không thể làm nhà nữa (vô minh
sanh tử đã diệt) . Đòn tay bị gãy, kèo cột ngươi bị tan
(tham sân vị kỷ, hận thù cố chấp) và (tà kiến đã bị
tiêu trừ) . Tâm ta đã tịch diệt hết các hành, bao nhiêu
tham ái đều dứt sạch cả (tâm giác ngộ đã bừng sáng,
mọi sự mong cầu tham đắm đã bị nhổ sạch tận gốc rễ,
không còn tái sanh lại trong đau khổ sanh tử)”. Sau khi thành
Phật và sau nhiều ngày suy nghiệm về căn cơ của chúng sanh
để mở bày phương tiện thiện xảo, tuỳ duyên mà hoá độ
. Rồi Ngài rời rừng núi cô tịch hoang liêu, rời xa cây bồ
đề trong niềm lưu luyến đầy niềm tri ân, để bắt đầu
công cuộc đem pháp mầu giáo hoá chúng sanh . Dòng suối chánh
pháp từ đây được ban bố và lưu lộ trong khắp cõi hoàn
vũ, là cánh cửa cải tử hoàn sinh, là chiếc bè đưa người
vượt qua trùng dương khổ ải mà từ lâu sống say chết mộng
. Chánh pháp chính là ngọn hải đăng bất sinh bất diệt hướng
dẫn cho biết bao chúng sanh trong cuộc đời trầm thống . Nguồn
đạo lý ấy phát sinh từ Đại bi, Đại trí và Đại hùng
lực, mà như trong kinh Pháp Hoa diễn tả :”như một trận
mưa rào giữa nắng hạn xác xơ, trận mưa thấm nhuần vào
lòng đất, cây cối, núi rừng và ruộng đồng . Tuỳ theo
nhu cầu, các cây lớn bé đều hút lấy nước và hương vị
mát mẻ của trận mưa” . Và gần 3 ngàn năm đã trôi qua,
hơn một phần ba nhân loại cũng đã thừa hưởng, tiếp nhận
hương vị từ bi, giải thoát của trận mưa bất tận của
chánh pháp .
Nhờ
chánh pháp vô thượng mà đã cải hoá biết bao người từ
độc ác trở nên thánh thiện, từ đau khổ được trở nên
an lạc giải thoát . Như từ một Hắc A Dục bạo chúa,đã
gây ra bao cuộc chiến tranh đầu rơi máu đổ . Nhờ hấp thụ
chánh pháp mà đã trở thành một quân vương Bồ tát, lại
đem chánh pháp phục vụ đất nước Aán Độ . Đặc điểm
nổi bật nhất là A Dục vương đã tài trợ, ủng hộ và
chủ trương kết tập Kinh tạng lần thứ III mà lịch sử
muôn đời còn xưng tán công đức . Dùng những trụ đá để
khắc những chỉ dụ, những nơi trọng yếu về cuộc đời
của Đức Từ Phụ đến nay vẫn còn, lại còn cho Công chúa
và Hoàng tử của mình xuất gia, đem Phật pháp và cây bồ
đề qua trồng ở Tích Lan . Đặc điểm nhất trong nhiều đặc
điểm là câu minh thị khẳng quyết rằng :”Thắng lợi chân
chánh là ở Phật giaó chứ không phải ở vũ khí” . Điều
ấy đã thực chúng qua thời gian và không gian trong lịch sử
nhân loại rằng Phật giáo truyền bá đến đâu đều đem
an lạc hạnh phúc tới đó .
“Không
bao giờ có một cuộc chiến tranh do sự truyền bá Phật giáo
gây ra . Không một quốc gia nào bị xâm lăng do sự chiến
đấu hăng say của người Phật tử . Không một người nào
bị sát hại đổ máu mà kẻ sát nhân ấy nhân danh Đức Phật
. Ngài và niềm tin nơi Ngài không hề mang một vết máu của
bất cứ ai . Ngài hoằng dương một giaó lý đem lại an lành
vĩ đại, tình thương, lòng từ ái, bi mẫn và lời dạy của
Ngài trong sáng, hoàn thiện, chính xác và rõ rệt đến độ
không bao giờ có thể bị nhầm lẫn”(Nhà học giả, nghiên
cứu, tiến sĩ H.Fielding trong The sould of a people) .
Giờ
đây chỉ nói riêng Phật giáo Việt Nam thôi .
“Từ
nguồn ra đến biển khơi
Việt
Nam Phật giáo đời đời bên nhau”
(Vân
Sơn Phan Mỹ Trúc) .
Cụ
thể và điển hình là Trần Nhân Tôn, từ một vị vua đánh
Nam dẹp Bắc, đem hoà bình độc lập cho nước cho dân rồi
xuất gia làm thiền sư, rồi Quốc sư, đem giaó lý thập thiện
truyền bá khắp trong dân gian . Tuệ trung Thượng sỹ, một
ông hoàng, một cư sĩ, thiền sư, thầy của các bậc đế
vương nhà Trần . Trần Thái Tổ ngồi trên ngai vàng mà xem
vương vị như đôi dép bỏ . Vua Lý Thánh Tông thì thương
dân như thương con . Sử sách nào mà kể cho cùng tận sự
tươi nhuận, thẩm thấu của Phật giáo trong nhân loại, trong
lòng dân tộc, chỉ biết rằng :”Tới đâu cũng thâý ngôi
chùa cũ . Cũng thấy vườn lan, khóm trúc xưa” . Lại nữa :
“À
ơi bến cũ cây đa
Ngôi
chùa còn đó thì ta còn mình”
Ai
đã từng học hỏi nghiên cứu lịch sử dân tộc mà không
biết rằng ở các triều đại Lý Trần, Đạo Phật đóng
vai trò kiến quốc trên các phương diện văn hoá, đạo đức,
nghệ thuật, giáo dục, ngoại giao và xã hội . Đạo Phật
trong các thời đại ấy đã thúc đẩy sự thăng tiến của
xã hội Việt Nam và những công trình ấy đã chứng thực
nguồn sinh lực và khả năng tiềm tàng của Phật giáo . Các
sử liệu chép rằng ở triều Lý, giới trí thức bác lãm
nhất trong nước đều là những nhà Phật học và các Thiền
sư . Cái học của Phật học lúc đó là cái học để hiểu
và để xây dựng, nó không vì danh lợi, bổng lộc, tiền
tài mà chỉ để phục vụ xây dựng mà thôi . Các vị thiền
sư thường được vua mời vào cung điện để giảng đạo,
luận bàn việc văn hoá, kinh tế, xã hội và cả chính trị
nữa . Có Thiền sư được mời đứng ra để tiếp Sứ ngoại
quốc (Pháp Thuận, Lý Giác Thiền sư) . Thế nhưng họ vẫn
sống thật sự đạm bạc nâu sòng trong các tự viện và chỉ
vào cung khuyết khi có chiếu chỉ triệu mời . Họ chủ trương
vô chấp và quan trọng nhất là vô trụ, nghĩa là không bị
tiền tài và địa vị mà tham đắm, sa ngã hay lôi kéo . Chỉ
vì các thiền sư có đạo đức khả hành, có nếp sinh hoạt
tâm linh phong phú, giải thoát và siêu phóng dung dị .
Như
vậy, rõ ràng cốt tủy của Phật giáo chính là nội lực,
phần tâm linh cao khiết là ở bên trong, tu tập và rèn luyện,
thực hành để khai sáng nguồn tâm, làm chủ chính mình và
hoàn cảnh . Đây là tinh hoa là sinh mệnh của Phật giáo, và
Phật giáo tồn tại cũng chính là ở những phần này . Đức
Phật chủ trương :”Bán giàu mua nghèo, bán sang mua hèn”
và “Bỏ tất cả để được tất cả”
“Nếu
bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn
hãy nhìn vào Hoàng Đế trong y phục của một người ăn xin;
chính là Ngài đó, Đức Phật, siêu phàm thánh tính của Ngài
thật là vĩ đại giữa loài người”(Adule Atahiya -Học giả
Hồi giáo).
Chúng
ta hãy bình tâm để suy niệm lại hình ảnh của Đức Thế
Tôn trong suốt cuộc đời truyền giáo cứu khổ độ sanh .
“Bình
bát cơm ngàn nhà
Thân
đi muôn dặm xa
Chỉ
vì việc sanh tử
Giáo
hoá tháng ngày qua”
Ngày
nay, chúng ta vì tham lam ích kỷ, muốn ôm tất cả làm của
riêng mình để rồi sẽ mất tất cả . Túi tham của con người
là cái thùng lủng đáy, vơ vét biết khi nào cho đầy ?
Giáo
lý ví như chiếc bè, là ngón tay chỉ mặt trăng . Chấp nhặt
vào ngón tay thì làm sao thấy được mặt trăng . Đã đành
hình thức cũng không kém quan trọng, ông thầy tu phải mặc
áo tu, nhưng có kẻ không thật tu mà lợi dụng thì sao? Ai
cũng biết rằng kinh điển, chùa chiền, Tăng Ni rất cần cho
sự phát triển của Đạo Pháp . Nếu kinh điển chỉ để
trưng bày cho đẹp mắt, nếu chùa to Phật lớn, mà cuộc sống
trong đó không hoà hợp, đầy hỷ nộ, ích kỷ, khư khư ôm
giữ một bản ngã, vì lợi dưỡng và chỉ biết hưởng thụ
mà quên đi cuộc đời còn khổ, quần chúng còn cơ cực nghèo
đói . Quên đi mục đích của mình là trên cầu đạo giác
ngộ, dưới cưú khổ mọi loài . Phật tử đi chùa cho đông
mà ô hợp, thiếu đoàn kết, đầy mê tín dị đoan, buôn thần
bán thánh, xem Đức Phật như một vị thần linh, lạy lục
cầu cúng, xin xăm bói quẻ cầu danh lợi mà quên đi sự vô
thường trôi nổi, nay còn mai mất, quên đi lý tưởng của
mình là cứu mình giúp đời . Thử hỏi đó có phải là sinh
hoạt chánh pháp, là sinh lực của Phật giáo không ?
Vì
vậy, tu hành không phải là tìm nơi dung thân, ẩn dật cho
qua ngày đoạn tháng, mặc cho đạo lực của mình suy vi, đạo
pháp mất sinh khí diệu dụng . Mặc cho quần chúng lầm than
khốn khổ . Mà tu hành chính là bước vào một cuộc chiến
đấu thầm lặng, không kém phần gay cấn và quyết liệt,
nhằm đè bẹp, hoá giải những trận cuồng phong trường kỳ
dai dẳng của chính Mạt ma(mê chấp) bằng lưỡi gươm trí
tuệ bát nhã để cho ánh sáng từ bi hỷ xả của chân tâm
phát chiếu, để đem lại an lạc tuyệt đối cho thân tâm
mình và đem trí tuệ , tình thương sở đắc của mình để
phục vụ lợi ích thiết thực cho con người và muôn loài
chúng sanh . Muốn vậy, người tu sĩ Phật giáo đừng sống
trong tháp ngà tự mãn (ví ít học thiếu tu) phải luôn thấy
tài đức của mình còn kém cỏi . Làm mà không mong đền đáp,
đừng làm vì danh lợi . Làm vì lợi đạo ích đời . Trên
kính dưới nhường, không lơi lỏng công việc tu học, phải
ý thức thời gian qua nhanh . Không ghen ghét tật đố, không
khoe mình chê người . Ai cũng đáng kính đáng trọng, đáng
thương và cần sự giúp đỡ dìu dắt . Vì ai cũng có tánh
Phật “Tôi không dám khinh người, vì người là Phật sẽ
thành”, dù bị đánh mắng nhưng Ngài Thường Bất Khinh
Bồ Tát luôn nhắc nhở điều đó mỗi lần gặp bất cứ
ai . Ý nghĩ tư tưởng và việc làm luôn hướng về lợi tha
vô ngã .
Đừng
sợ khó ngại khổ mà phải thường hằng với lý tưởng với
chí nguyện là :”Nơi nào đạo pháp cần con đi, chúng sanh
cần thì con đến . Không sợ gian lao , chẳng từ khó nhọc”
và trong Luận bảo Vương Tam Muội từng huấn thị là :”Ở
đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu
sa nổi dậy . Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình
thì mất đạo nghĩa”
Kinh
nghiệm đạo nghĩa của đạo Phật cho chúng ta một bài học
quý giá và thâm thúy rằng : Thời đại nào mà giới tu sĩ
được trọng vọng ưu đãi thì danh lợi, hưởng thụ và tranh
chấp nổi lên, vì thiếu tu chứng, thiếu sự hành hoạt do
tuệ giác dẫn khởi . Giơi tín đồ thiếu tu thân hành thiện,
chỉ biết theo hùa tin sảng, thiếu học hỏi, mê chấp vào
tà thuyết, mang nặng hình thức, thì đó là thời đại suy
tàn của đạo pháp, và ngược lại là thời hưng thịnh của
Phật giáo .
Vì
vậy, muốn cho đạo Phật trở về với bản chất đích thực
vốn có của nó là Đạo cưú khổ độ mê . Muốn đạo Phật
hiển lộ với hết nguồn sinh lực Phật chất tốt đẹp của
nó, chúng ta phải nỗ lực bằng mọi phương cách áp dụng
cho được đạo Phật một cách sung mãn của Từ bi trí tuệ
và giải thoát cho mỗi người, trong sự sống giữa cuộc đời
. Đừng để mọi người hiểu lầm rằng Phật Pháp Tăng là
những bảo vật xa rời cuộc sống, không thật có ích cho
cuộc đời . Phải thực hiện tất cả những sinh hoạt sinh
động nào có thể chứng minh rằng đạo Phật hiện hữu trong
cuộc đời để giải phóng những khổ đau cho loài người
.
Người
Phật tử lý tưởng là những người có cuộc sống giản
dị,đồng lao cộng khổ giữa những đồng đạo, và đồng
bào đồng loại, biết mang nguồn sinh lực của chánh pháp
bằng chí nguyện Bồ tát đi vào đời và giúp đời .
Đạo
Phật là đạo cứu khổ độ sanh chứ không phải chỉ cứu
những người đã chết. Đừng biến những phương tiện thiện
xảo trong việc giải thoát thành những hình thức xa rời lý
tưởng giác ngộ chỉ vì mê tín lợi dụng và lợi dưỡng
tệ hơn nữa là biến nó thành thủ đoạn để kiếm sống,
thành một nghề nghiệp chính .
Hãy
trả đạo Phật về với sự thanh tịnh . Từ bi trí huệ vốn
là bản chất của nó . Đừng bao giờ dán vào Đức Phật
những nhãn hiệu mà vốn không phải của Ngài . Đừng biến
đạo Phật thành những đồ vật trang sức cho mình . Nhất
là đừng lợi dụng đạo Phật để ru ngủ, lôi kéo cho những
mưu mô thủ đoạn, cho mục đích riêng tư đầy xảo thuật,
xảo quyệt thâm độc cho lợi ích riêng .
Đạo
Phật là con đường do Đức Phật tuyên bố, truyền đạt,
con đường ấy đã được thực nghiệm, khảo sát và thực
chứng .
Đạo
Phật là phương thức sống, lẽ sống, lối sống cao rộng
để có được an vui, hạnh phúc chân thực .
Hãy
để cho từ bi và trí huệ sáng suốt, cho lòng thương đâm
chồi bén rễ trong mọi hoạt động, cho công tác Phật sự
hàng ngày của mình . Hãy biến mình thành những người bạn
giản dị, khiêm nhượng và thân thiết của tầng lớp thua
thiệt, khổ đau. Đòi hỏi chư Tăng Ni đừng ngồi yên tại
chỗ mà phải có cuộc sống thao thức, đi đầu như những
chiến sĩ xung trận trong cuộc chiến chống si mê, tham vọng
ích kỷ và hưởng thụ tầm thường mà quên đi lý tưởng
Phật giáo . Người tại gia cư sĩ phải có niềm tin chân chánh,
phải học Phật để thấy biết cái hay, cái đẹp, cái cao
quý luôn có saün trong kho tàng giáo lý . Đừng biến những
chất liệu sinh động, thực tế của đạo Phật là cứu đời,
là từ bi nhân bản, vị tha vô ngã, giải thoát thành một
đạo Phật yếm thế bi quan luôn cho đời là khổ, nên chỉ
biết trông chờ vào thượng đế, thần linh , như một số
người ác ý vu khống . Phải biết rằng Tăng Ni và Phật tử
sống ở đâu thì niềm tin yêu và sức sống hiển hiện ở
nơi đó .
Muốn
phục vụ Đức Phật và muốn phụng sự đạo Phật đúng
với bản hoài xuất thế của Ngài thì phải xông pha lăn lộn
vào đời, săn sóc người bệnh, giúp đỡ người nghèo, góp
phần làm cho xã hội công bằng, văn minh, mọi người sống
với nhau như anh em ruột thịt .
“Phụng
sự chúng sanh là cúng dường chư Phật ” .
Đó
là cách kỷ niệm có giá trị thiết thực của người con
Phật nhân dịp kỷ niệm Thành đạo của Ngài . Và cũng là
tâm nguyện, là cuả cải và sức lực của chúng ta nhằm xây
dựng cho thế kỷ 21 được an lạc thanh bình theo lý tưởng
Phật giáo .
Mong
thay !
(Nguyệt
san Vô Ưu số 5/2000)
Discussion about this post