PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BẮC TÔNG LÀ TỊNH ĐỘ?
Thích Trung Hữu

 

Ngoi Thien

Ảnh minh họa

Có một lần tôi bảo đứa sư cháu trong chùa rằng hãy tập ngồi thiền. Cháu, người đang học Trung Cấp Phật Học, liền trả lời một cách thật thà rằng, Bắc Tông tu tịnh độ, Nam Tông mới ngồi thiền. Trong lúc chuyện trò với nhiều vị thầy và phật tử, tôi cũng thấy rằng, quan niệm chung của họ là các chùa Bắc Tông, đều là chùa Tịnh Độ, để mà phân biệt với những chùa Nam Tông và những thiền viện thuộc phái Thiền Trúc Lâm của Hòa Thượng Thanh Từ. Một số người còn “ngoan đạo” đến mức cho rằng Tịnh Độ là truyền thống của Bắc Tông, Tổ mình đã vậy từ bao nhiêu thế hệ, gần đây như Hòa thượng Thích Hành Trụ, HT. Thích Thiện Hoa, HT. Thích Thiện Hòa… Thì mình phải theo. Nếu tu thiền thì là thay đổi truyền thống, là đua đòi, bắt chước, chạy theo thời thượng… 

Trên cơ sở tự do tín ngưỡng, tôi không có ý phân biệt pháp môn nào. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật cũng dạy rằng, giáo pháp của Phật như mật trong chén, dù ở giữa chén hay ở xung quanh chén đều đồng một vị ngọt như nhau. Pháp môn Phật có tám muôn bốn ngàn, nếu chịu tu thì pháp nào cũng đưa đến giải thoát như nhau. Cho nên không có pháp môn nào là cao hay thấp, vi diệu hay bình thường. Tu theo pháp nào là cái duyên của mỗi người. Nhưng vì do có một số người hiểu phiến diện như trên, cho nên tôi xin có đôi lời chia sẻ, gọi là “Kiến hòa đồng giải” vậy.

Để cho dễ hiểu, tôi xin đi hơn xa về nguồn cội một chút. Thật ra, sự bắt đầu của Đạo Phật là Thiền. Một số người không thích Thiền xin đừng sốt ruột khi nghe kẻ hèn này khẳng định như vậy, mà hãy tĩnh tâm từ từ theo dõi. Vâng, sự bắt đầu của Phật giáo là Thiền, Đức Phật do tu thiền mà chứng đạo. Điều này trong kinh nói rất rõ, rằng ngài tu khổ hạnh bao năm không đem lại kết quả như mong muốn, sau đó Ngài đến cội cây Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày thì giác ngộ, Ngài tuyên bố đã thoát khỏi lưới ma, thoát khỏi sự ràng buộc của sinh tử, và đây là kiếp sống cuối của Ngài. Suốt những năm còn lại của cuộc đời, Đức Phật đem cái đã chứng ngộ dạy cho người khác. Cho nên có thể nói rằng, thời đức Phật chưa có cái gọi là Tịnh Độ Di Đà.

Trong các kinh A Hàm Đức Phật cũng có dạy pháp môn Niệm Phật, nhưng không phải là niệm Phật để vãng sinh qua cõi Tây Phương của Đức Phật A Di Đà như ngày nay ta thấy. Thời ấy niệm Phật là niệm công đức của Phật Thích Ca Mâu Ni để trừ các loạn tưởng, đạt đến Niết Bàn. Như trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Ngài dạy: “Nếu có Tỳ kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, chuyên tinh Niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai” (Đại chính 2, tr.554). Có câu chuyện kể về hoàng hậu Vi Đề Hi. Rằng trong khi Bà bị Thái tử A Xà Thế nhốt trong ngục, Đức Thế Tôn đến và phóng hào quang sáng chói hiện ra tất cả thế giới trong mười phương để cho hoàng hậu chọn, và Bà đã chọn cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, nhân đó Đức Phật dạy cho bà pháp môn Tịnh Độ là chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà để cầu vãng sanh theo chí nguyện. Câu chuyện này không có trong các kinh A hàm mà là trong kinh Niệm Phật Ba La Mật, một trong những kinh Tịnh Độ sau này.  Trong bài Tịnh Độ tông và pháp môn niệm Phật trong giáo pháp của Phật tổ của tác giả Tâm Tịnh cũng có đoạn như sau: “Kinh Bát Chu Tam Muội, Đại Vô Lượng Thọ Kinh góp phần hình thành tư tưởng Di Đà Tịnh Độ vào thời kỳ sơ khai. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ thứ tư, pháp môn Niệm A DI ĐÀ Phật mới hình thành ở Trung Hoa bằng sự ra đời của Huệ Viễn Đại sư, Sơ Tổ Tịnh độ  là một Cao tăng Trung Quốc đời nhà Tấn(334 -414).”[i] Qua đó ta thấy tín ngưỡng Di Đà là sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa về sau này. Trong các kinh A Hàm, chỉ có một vị Phật được đề cập, đó là Phật Di Lặc với thọ ký là vị Phật tương lai mà thôi.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng, Phật Giáo Bắc Tông hay còn gọi là Phật Giáo Đại Thừa không phải chỉ có một tông phái Tịnh Độ, mà có đến 10, gọi là 10 tông phái đại thừa, đó là:

1.     Niết Bàn tông;

2.     Địa Luận tông;

3.     Nhiếp Luận tông.

4.     Thiền tông.

5.     Luật tông

6.     Thiên Thai tông;

7.     Pháp tướng tông (Duy Thức Tông)

8.      Hoa Nghiêm tông;

9.     Tịnh Độ tông;

10.   Mật tông.

Như vậy, ta thấy Tịnh độ tông chỉ là một tông phái trong nhiều tông phái khác của cái gọi là Phật giáo Đại thừa/Bắc tông. Có nghĩa là người hành giả Bắc tông vẫn có thể tu theo những pháp môn khác như Thiền tông, Mật tông… Cho nên không thể đồng nhất Chùa Bắc tông là Chùa Tịnh độ hay người tu theo Bắc Tông nhất thiết phải là niệm Phật. Chùa Bắc tông cũng có thể là chùa Thiền, chùa Mật, chùa Luật… và tăng ni tại chùa Bắc tông cũng có thể niệm Phật hoặc ngồi thiền hoặc trì chú…

Chúng ta cũng cần tránh một lối suy nghĩ nữa rằng, thiền Việt Nam là thiền của Hòa thượng Thanh Từ, cho nên tu thiền là bắt chước Hòa Thượng. Thật ra, Thiền của Thiền Phái Trúc Lâm của Hòa Thượng Thanh Từ là Thiền gì? Có phải thuộc 10 tông phái Đại thừa không? Có phải là Thiền của Phật Thích Ca không? Hay là cái gì khác? Ai cũng biết rằng Hòa Thượng Thanh Từ sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm, một phần là để phục hưng và phát huy truyền thống Phật giáo dân tộc Việt Nam, rằng Phật giáo Việt Nam cũng không kém gì Phật giáo Trung Hoa, các Tổ Việt Nam cũng có nhiều vị chứng đạo chứ không riêng gì các Tổ Trung Hoa. Đây là niềm tự hào dân tộc, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên phải khẳng định một sự thật rằng, không có pháp môn nào đi ra ngoài đường lối của Đức Phật của chúng ta cả. Kỷ thuật có thể có khác chút ít, nhưng mục đích vẫn quy về nhất tâm mà thôi. Xét trên mọi phương diện, đâu có thiền nào ra ngoài thiền Tứ Niệm xứ (Thiền quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp) mà đức Phật đã dạy từ xa xưa. Thiền Việt Nam không phải là độc quyền của Hòa Thượng Thanh Từ. Chỉ có điều trong thời đại ngày nay, tín đồ Phật giáo đa số tu theo tịnh độ, duy Hòa Thượng Thanh Từ phát khởi Thiền tông nên người ta mới đồng nhất, nói đến Thiền là nói đến Thiền phái Trúc Lâm của Hòa Thượng. Đây là cực kỳ phiến diện. Đến đây chúng ta có thể thấy rằng chúng ta tu thiền là tu theo Đức Phật, không phải tu theo một cá nhân nào vậy.Bây giờ tôi xin nói qua Tịnh Độ. Như đã nói, một số vị cố chấp rằng, tu tịnh độ là theo truyền thống của thầy tổ, hoặc thầy tổ của thầy tổ mình… Nhưng thử hỏi cái gì gọi là truyền thống? Có một vị tăng hỏi thiền sư Bankei rằng: Những bậc thầy ngày trước như Engo và Daie sử dụng công án để dạy môn đệ. Tại sao Ngài không dùng công an? Bankei trả lời rằng: Còn những thiền sư trước cả Daie và Engo thì sao, họ có dùng công an không? Lại hỏi: Đức Sơn có gậy, Lâm Tế có tiếng hét, tất cả các bậc thầy ngày xưa đều sử dụng gậy và tiếng hét, tại sao ngài không sử dụng gì cả? Sư nói: Đức Sơn và Lâm tế biết cách sử dụng gậy và tiếng hét, còn tôi thì biết cách sử dụng ba tất lưỡi.[ii] Như vậy đâu có cái gì gọi là truyền thống. Còn nếu nói truyền thống thì phải kể từ thời Đức Phật kìa. Mà thời Đức Phật thì như đã nói, chỉ có truyền thống thiền chứ chưa có khái niệm Di Đà Tịnh Độ.Hơn nữa, thiệt tình mà nói, các chùa bây giờ nói rằng tu theo Tịnh Độ, nhưng có thật sự đúng với tinh thần của Tịnh Độ Tông chưa? Tịnh Độ Tông chủ trương vãng sinh bằng cách quán tưởng cỏi Tây Phương và Niệm danh hiệu Phật A Di Đà cho đến mức nhất tâm bất loạn. Nhưng tôi lại thấy rằng, đa số các chùa bây giờ, thời gian bỏ ra cho việc quán tưởng và niệm Phật lại quá ít so với thời gian bỏ ra cho việc cúng kiến, đám xá, họp hội, xây dựng, và thậm chí buôn bán. Và thử hỏi trong số đó có ai thật sự có phát nguyện vãng sinh. Như vậy thì sao lại nói rằng mình tu theo Tịnh Độ? Ngày này qua ngày nọ, mình cứ chạy theo những cái gọi là “Phật sự” bên ngoài như thế, thì lấy gì để làm nền tảng tâm linh.Tôi biết rằng, nói ra những điều này thật không dễ dàng chút nào. Nhưng tôi cũng biết rằng, ngoài những người thích làm những “phật sự” bên ngoài, cũng có những người thực sự khao khát con đường tâm linh, chứng nghiệm tâm linh. Và những khao khát như thế là chính đáng, vì suy cho cùng, mục đích của đi tu là giác ngộ và giải thoát kia mà! Họ muốn nhưng họ không làm được, vì tìm đâu ra một môi trường thích hợp cho việc trao dồi tâm linh như thế trong các chùa hiện nay. Chùa đám xá càng nhiều, khách thập phương tham quan càng nhiều thì được coi là chùa hưng thịnh. Và chùa, thay vì là chổ người ta tu tâm dưỡng tánh thì lại trở thành khu du lịch lúc nào không hay. Ở một số chùa, tăng chúng, nhất là ni chúng phải nấu nướng, bưng bê đãy ăn cho phật tử, cho thập phương bá tánh suốt ngày. Đâu rồi những chốn thanh u tịch nhã của chốn thiền môn, đâu rồi những cảnh giải thoát như thế này:

Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái

Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh

Thoảng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

 (Chu Mạnh Trinh, Hương Sơn Phong Cảnh).

Có một giảng sư đã giảng rằng, người tu hành ngày nay không thể giác ngộ. Vị nào sống mô phạm, đạo đức là đáng quý rồi. Đành rằng trong hàng tăng ni ngày nay có những vị không mô phạm, đạo đức, nhưng cho rằng tu hành ngày nay không thể giác ngộ, không có người giác ngộ là không thỏa đáng. Nếu yêu cầu mô phạm, đạo đức thì Nho giáo, những người bình thường cũng làm được, cần gì phải là người xuất gia. Nếu chặn con đường giác ngộ giải thoát lại thì đạo Phật không còn là đạo Phật nữa rồi.Thiền là con đường độc nhất mà đức Phật đã dạy để đưa đến nhận thức tự thân và nhận thức thế giới. Khi thiền, tâm hồn ta yên tịnh, an lạc. Nhờ an lạc và yên tịnh mà ta nhận thức được những vô minh, phiền não còn tồn động và đang khởi lên trên biển tâm thức mình, từ đó chuyển hóa chúng dần dần, dần dần cho đến hết. Đành rằng, trong tụng niệm cũng có thiền, nhưng tụng kinh chủ yếu là trừ tai, cầu phước, còn niệm Phật là để vãng sanh hoặc cầu Phật gia bị. Khi tụng niệm người ta cũng có thể đạt được nhất tâm, nhưng không thể tự nhận thức mình để có thể thể chuyển hóa phiền não.

Không phải ngẩu nhiên mà chùa Phật được gọi là Thiền môn. Vì Thiền là phát minh vĩ đại của đức Phật, là gia tài mà Ngài đã để lại cho chúng ta, cũng là đóng góp to lớn của Phật giáo đối với nhân loại. Thiền là hạnh phúc an lạc tối cao mà người con Phật có quyền hưởng thụ. Vậy nên, tôi tha thiết kêu gọi các vị trụ trì các tự viện, ngoài những “phật sự” bắt buộc phải làm, cần nên tạo điều kiện cho Chúng có cơ hội ngồi thiền, ít nhất một lần mỗi ngày. Có như thế mới không uổng phí cái chí nguyện của người xuất gia vậy. Mong thay!

Thích Trung Hữu

Thư Viện Hoa Sen



[i] Tâm Tịnh, Tịnh Độ tông và pháp môn niệm Phật trong giáo pháp của Phật tổ. https://sites.google.com/site/vothuongtinhdo/dhang-bai-viet moi/tinhdhotongvaphapmonniemphattronggiaophapcuaphatto.

[ii] Bankei (Trí Hải Việt dịch) Tâm Bất Sinh, Nxb. Tp. HCM 2002, trang 182-3.

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Đức Phật Và Pháp Môn Niệm Phật

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni từ nơi pháp thân mà thị hiện tám tướng thành đạo ở cõi Ta...

Có Nguyện Mà Không Cầu Xin

Có Nguyện Mà Không Cầu Xin

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anà-thapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến đảnh...

Hơi Thở Cuối Cùng

Hơi thở cuối cùng

HƠI THỞ CUỐI CÙNGNguyên tác tiếng Anh: The Last Breath by Ajahn PasannoDịch Việt Nguyên Khiêm (Thích Ca Thiền Viện,...

Tưởng Nhớ Cư Sĩ Liên Hoa

TƯỞNG NHỚ CƯ SĨ LIÊN HOA Hoang Phong  Cư sĩ Padma Liên Hoa là một nhà thơ dạt dào tình cảm,...

Công Đức Hiếu Dưỡng Cha Mẹ

Công Đức Hiếu Dưỡng Cha Mẹ

CÔNG ĐỨC HIẾU DƯỠNG CHA MẸ Ân đức sinh thành và dưỡng dục của Cha Mẹ là không thể nghĩ...

Bố Thí Giúp Đỡ Là Nhân Dẫn Đến Giầu Có

Bố Thí Giúp Đỡ Là Nhân Dẫn Đến Giầu Có

BỐ THÍ GIÚP ĐỠ LÀ NHÂN DẪN ĐẾN GIÀU CÓ Thích Đạt Ma Phổ Giác Có một Phật tử thắc...

Ý Nghĩa Câu Nói: ‘Duy Ngã Độc Tôn’

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Trong mùa Phật đản, trên các lễ đài đều thường dùng hình ảnh đức Phật lúc sơ sinh đi trên...

Ngũ Trí Như Lai

NGŨ TRÍ NHƯ LAI Nguyễn Thế Đăng   Nếu pháp giới là toàn thân Phật Tỳ-lô-giá-na, tại sao “có những...

Mười Lợi Ích Khi Tin Phật Chân Thật

Mười lợi ích khi tin Phật chân thật

MƯỜI LỢI ÍCH KHI TIN PHẬT CHÂN THẬT Tâm Tịnh Tin Phật chân thật có lợi ích chăng? Những lợi...

Lời Giới Thiệu – Kinh Đại Bát Niết Bàn

LỜI GIỚI THIỆU Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Xin mời mở Kinh ra, đầu đề là “Kiến Thọ Hoạch Nhẫn”. Xin xem Kinh văn.Kinh văn: “Phục do kiến...

Phật Tánh: Sẳn Có Và Thường Trụ, Trùm Khắp

Phật tánh: sẳn có và thường trụ, trùm khắp

PHẬT TÁNH: SẲN CÓ VÀ THƯỜNG TRỤ, TRÙM KHẮP Nguyễn Thế Đăng   Phật tánh là tạng báu tánh giác...

‘Tập San Thị Hiện

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phóng Sanh Và Giới Sát

PHÓNG SANH VÀ GIỚI SÁT Thích Quang Phúc biên dịch Lời Dẫn Phật dạy tất cả chúng sanh đều có...

Thưa Thầy

Thưa Thầy

THƯA THẦYHuệ Trân             Mỗi lần, khi chợt nghĩ đến Thầy, tâm con lại khởi ngay lên 2 tiếng “Thưa...

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Có Nguyện Mà Không Cầu Xin

Hơi thở cuối cùng

Tưởng Nhớ Cư Sĩ Liên Hoa

Công Đức Hiếu Dưỡng Cha Mẹ

Bố Thí Giúp Đỡ Là Nhân Dẫn Đến Giầu Có

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Ngũ Trí Như Lai

Mười lợi ích khi tin Phật chân thật

Lời Giới Thiệu – Kinh Đại Bát Niết Bàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Phật tánh: sẳn có và thường trụ, trùm khắp

‘Tập San Thị Hiện

Phóng Sanh Và Giới Sát

Thưa Thầy

Tin mới nhận

Có cực lạc, địa ngục hay không?

Hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với với hủy hoại môi trường sống

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Niềm tin vào Đức Phật

Học theo gương hạnh Đức Phật

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Trải nghiệm hạnh phúc theo lời Phật dạy

Nhân quả không cố định

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Tin mới nhận

Sổ Tay Công Tác Chương Trình Khám Bệnh Phát Thuốc, Khám Chữa Răng, Phát Quà, Mổ Mắt Cho Đồng Bào Nghèo Lần Thứ 10

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Chú tiểu Pháp Đăng đi tìm lý tưởng

Thập Trụ Bồ Tát

Bóng Của Đại Sư – Cao Huy Thuần

Sự thăng trầm của cuộc sống

Đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống theo quan điểm Phật giáo

Bảy điểm thiền định dựa vào quy luật nguyên nhân hậu quả

Diễn Tiến Tình Hình Phá Huỷ Các Tượng Phật Của Chính Quyền Taliban

Bài Học Từ Cuộc Đời Đức Phật

Cõi Giới

Ý Nghĩa Phước Hay Họa Ngày 23 Tháng Chạp Đưa Ông Táo Về Trời

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

Phật giáo Thái Lan nhìn lại 50 năm

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Tư

Thấy mọi vật như chúng là

An sĩ toàn thư – khuyên người bỏ sự tham dục

An lạc và hạnh phúc trong sự thanh lọc tâm hồn

Nên Việt Hóa Kinh Tụng Hàng Ngày

Tin mới nhận

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Kinh Bahiya

Hoa nghiêm tánh khởi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Kinh Di Giáo Lược Giải

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Kinh Kim Cang Chư Gia – Thành Hội Phật Giáo Việt Nam Ấn Hành

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Những Sứ Giả Cõi Trời, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi

Kim Cang Quyết Nghi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 105)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Tin mới nhận

Chánh tri chánh kiến

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 37)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy

Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Học Đạo Thánh Nhân

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Phật học vấn đáp liên quan đến pháp môn tịnh độ

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

Tịnh Độ Cảnh Ngữ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 46)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese