PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thử thách của tăng già trong thế kỷ 21

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
THỬ THÁCH CỦA TĂNG GIÀ TRONG THẾ KỶ 21
Tỳ Khưu Bodhi
(Bản tiếng Anh từ báo Lanka Daily News, 19/7/2006)

 

Bhikkhu_Bodhi2Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua.  Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.

Tăng già sẽ tiếp tục sống còn cho đến khi nào?  Sự trường tồn của Tam bảo lệ thuộc vào Tăng già, ngôi thứ ba trong Tam bảo.  Chỉ nương vào sức mạnh của trí tuệ và đức hạnh, Tăng già đã sống còn trên 2.500 năm không vũ khí, không nguồn tài chánh, không có quân đội riêng; lâu hơn Đế quốc La mã, các triều đại vua chúa Trung hoa, và vương triều Anh quốc.  Tuy nhiên, không có một sự bảo đảm nào là Tăng già sẽ tiếp tục sống còn và cống hiến những đóng góp trọng yếu cho nhân loại.  Đây là một nhiệm vụ tùy thuộc vào chính những thành viên của Tăng già, những thế hệ Tăng Ni kế thừa, và nhiệm vụ này cực kỳ quan trọng vì tương lai của Phật pháp đều lệ thuộc vào tương lai của Tăng già.      

Như chúng ta đã biết, Tăng già được tồn tại cho đến ngày nay nhờ những liên kết mật thiết với cộng đồng cư sĩ Phật tử. Mối liên hệ giữa hai cộng đồng là một sự tương giao, hợp tác trên tinh thần “môi hở, răng lạnh.”  Theo truyền thống Phật giáo, cư sĩ Phật tử cung cấp những vật dụng cần thiết như quần áo, thực phẩm, nơi ăn chốn ở, thuốc men, v.v… cho tăng, ni, trong khi Tăng già cung ứng cho cộng đồng cư sĩ về mặt giáo lý, và đời sống gương mẫu của một vị xuất gia, cống hiến đời mình cho Phật pháp.  Để cộng đồng tăng, ni được tiếp tục, một số hình thức của mối liên hệ mật thiết này phải được duy trì, nhưng những sự thay đổi trong xã hội hiện đại có thể sẽ đặt mối tương quan này trong một tình huống mới.

Yếu tố “nặng ký” nhất ảnh hưởng đến mối tương giao giữa tăng già và cư sĩ Phật tử là sự quá độ từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, và đến xã hội kỹ thuật.  Sự thay đổi rõ nét nhất hiện nay là hướng chuyển đổi từ việc đặt nặng vấn đề sản xuất kỹ nghệ sang việc tiếp nhận và phân phối tin học.  Sự chuyển hướng này đã xảy ra khắp các nước phương Tây và mọi giai cấp trong xã hội tiên tiến ở các quốc gia trên thế giới.

Để mô tả hiện tượng này người ta nói rằng chúng ta đang chuyển hướng từ kỷ nguyên kỹ nghệ sang kỷ nguyên tin học, từ nền văn minh sản xuất sang nền văn minh trí năng.  Sự chuyển đổi sang một xã hội “nhạy cảm về tin học” sẽ biến đổi bản chất của mối tương quan giữa tăng già và cư sĩ tận gốc rễ, và những sự kiện này sẽ thử thách tăng già để tìm kiếm một giải pháp mới mẻ nhằm duy trì tính thích hợp của Phật pháp trong giai đoạn mới. Tôi không xem mình là một nhà tiên tri và, do vậy, không thể tiên đoán tương lai, nhưng căn cứ theo xu hướng hiện nay, tôi sẽ cố gắng phác hoạ vài thử thách quan trọng mà tăng già sẽ phải đối đầu.

Vai trò của giáo dục cao cấp:  Trong kỷ nguyên tin học, đa số quần chúng đều có học vị đại học.  Người ta có nhiều phương tiện để tiếp nhận những kiến thức và thông tin hơn trước đây, và sự hiểu biết của họ về thực tế và Phật pháp cũng thêm tinh vi và phức tạp hơn.  Họ hy vọng Phật pháp được giải thích theo tiêu chuẩn kiến thức của một người có học và họ sẽ không đơn giản chấp nhận những lời dạy theo truyền thống cổ xưa vì cung kính.  Họ được giáo dục ở học đường rằng muốn học hỏi cần phải chất vấn, ngay như cả học Phật. Do vậy, chư tăng, ni cần phải chuẩn bị để trả lời những câu hỏi Phật pháp. Chư tăng, ni không thể chờ mong sự chấp thuận vì lòng tôn kính của cư sĩ Phật tử, mà họ phải dành được sự kính nể qua những giải thích Phật pháp hợp tình, hợp lý.  Chư tăng, ni không những phải có học vị cao, đặc biệt về Phật học, mà còn phải có kiến thức về triết học, tâm lý học, và những ngành tương quan khác.  Làm sao để kết hợp thế học và Phật học là một việc khó; các vị có trách nhiệm cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Vai trò của việc xuất bản: Vấn đề có bằng cấp cao trong hàng cư sĩ Phật tử liên quan mật thiết đến vai trò của việc xuất bản. Việc sử dụng chữ viết chuyển hóa Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên; cũng như việc in ấn và xuất bản sách báo đã chuyển hóa Phật giáo trong thời kỳ đầu của hạ bán thế kỷ thứ hai mươi. Ngày nay, hàng trăm quyển sách phổ thông và nghiên cứu viết về mọi ngành Phật học đã được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Vậy, bất kỳ một Phật tử nào, nếu chuyên tâm học Phật, có thể có được một kiến thức rộng rãi về Phật pháp nhờ đọc sách, báo.  Máy vi tính đã góp thêm phần cách mạng hóa về việc học Phật.  Vị cư sĩ Phật tử nào cũng có thể chứa toàn bộ tam tạng kinh điển và những tư liệu Phật học khác trong bộ đĩa cứng (hard disk) của mình.  Xuyên qua hệ thống mạng (internet) họ còn có dịp tiếp cận nguồn tư liệu vô tận về Phật học và tham gia những nhóm thảo luận trên mạng về bất cứ đề tài nào trong Phật pháp. Như vậy, những sách báo về kiến thức Phật học không còn là đặc quyền sử dụng của tăng, ni; và để học hỏi thêm kinh tạng và luận tạng Phật tử không cần phải đến tu viện hoặc chùa để cầu học, như những truyền thống văn hóa trước đây.  Chương trình nghiên cứu Phật pháp cũng được các trường đại học giảng dạy và có nhiều học giả Phật giáo nổi tiếng đang nghiên cứu những lãnh vực chuyên khoa Phật học. Đối với chúng ta, điều này nêu lên một vấn đề: là tăng sĩ chúng ta sẽ cống hiến những gì? Tôi xin thưa là nhiệm vụ của chúng ta không phải để cạnh tranh với những học giả Phật giáo. Rõ ràng chúng ta nên phát triển nguồn kiến thức Phật học của mình càng nhiều càng tốt, và chúng ta nên học hỏi từ các bậc thức giả Phật tử nếu cần.

Nhưng đời sống tu viện cho chúng ta cái duyên để hành trì Phật pháp; chúng ta có cơ hội kết hợp việc học và hành trong đời sống tu sĩ dựa vào đức tin, lòng mộ đạo, và sự tận tình với tam bảo. Chúng ta phải kết hợp tri và hành, hiểu và tin. Chúng ta không thể chấp nhận tri mà không hành; cũng như thực hành mù quáng mà không có trí tuệ.

Vai trò của việc tập luyện tâm linh:  Phật pháp thu phục lòng người không chỉ vì áo nghĩa thâm sâu, hay việc thực hành giới hạnh mà chính là quá trình công phu hành trì, chuyển hóa tâm thức.  Điều này tách biệt Phật giáo từ những hệ thống của các tôn giáo khác:  Sự nhấn mạnh trên vai trò chính của tâm thức trong sự quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và hướng dẫn những phương pháp thực tế để tập luyện tâm linh. Vì vậy, “Cửa ngõ quan yếu” để bước vào Phật pháp là sự thực hành thiền định.  Đây là “cửa ngõ” đặc biệt cho những ai không có “gốc” Phật giáo (Buddhist background)  mà muốn tu học, đặc biệt là những người phương Tây.  Nhưng thiền tập cũng đã từng là “cửa ngõ” cho những Phật tử truyền thống có “gốc” khoa học, mang theo những tâm thức hoài nghi và tò mò khi đến với Phật pháp. 

Tôi không nghĩ chỉ có thiền định không thôi là câu trả lời, và trong phương diện này tôi phê phán những thầy dạy thiền tách rời thiền định từ Phật pháp và bác bỏ những học thuyết của Phật giáo và đức tin.  Tôi nghĩ rằng cần phải có một sự cân xứng:  một loại “kiềng ba chân” cân bằng giữa đức tin, học Phật, và thực hành thiền.  Đức tin chuyển hóa cảm xúc, học tập đưa đến chánh kiến, và thiền định mang lại an lạc và trí tuệ.  Nhiều người hôm nay đến với Phật giáo qua tu tập thiền định.  Một khi họ đạt được những lợi lạc cụ thể nhờ thiền tập, sự thích thú của họ đối với Phật pháp sẽ được đánh thức và rồi họ sẽ dần dà học hỏi về Phật học, tăng trưởng tín tâm, và ngay cả xin xuất gia. 

Tăng già trước những thử thách nêu trên:  Hàng ngũ tăng già luôn tìm cách để duy trì, vinh danh những truyền thống cổ, và sống tri túc. Theo đó, Tăng già khuyến khích mọi người học sống cần kiệm, tôn trọng những gì cổ xưa, ca tụng và trân trọng môi trường thiên nhiên. Trong thế giới hiện đại, bạo động đang bùng nổ giữa những người thuộc tôn giáo hay sắc tộc khác nhau vì họ tin rằng sử dụng sức mạnh sẽ giải quyết được vấn đề. Tăng già tin vào nguyên tắc bất bạo động, kham nhẫn, thảo luận, và thỏa hiệp là nền tảng đưa đến hoà bình.  Như vậy, tăng già khuyến tấn mọi người phải giải toả những vấn nạn bằng sự thông cảm lẫn nhau, khoan dung, và từ bi.

Để nêu cao tinh thần  Phật pháp chuyển hóa thế gian, Tăng già khuyến khích mọi nỗ lực đưa đến sự chung sống hoà bình, và hiểu rằng trí tuệ siêu việt và tự do tối thượng vượt ra ngoài những biên giới của thế gian.

Tiếng nói của lương tâm:  Điều này khiến tôi muốn nói đến một thử thách chính yếu khác mà tăng già đang đương đầu trong thế giới hôm nay.  Ngày nay những tai họa kinh khiếp và to lớn đang làm tan nát đời sống của hàng triệu người và đang đe doạ vô số sinh linh bằng những tổn hại không kể xiết. Tôi muốn nói đến những thù hận từ mâu thuẫn sắc tộc và những cuộc chiến huỷ diệt, giết vô số những người dân vô tội, bao gồm phụ nữ và trẻ em.  Tôi nói đến nhhững chính quyền chuyên chế đàn áp, bắt bớ những công dân của họ không lý do chính đáng, hành hạ, tra tấn, và khủng bố tinh thần những người yêu chuộng tự do. Tôi nghĩ đến những cách biệt giữa người giàu, người nghèo và nước giàu, nước nghèo.  Tôi nói đến những căn bệnh đói nghèo giết chết hàng triệu người trên thế giới, mà có thể được trừ diệt dễ dàng với số chi phí chẳng là bao!

Tôi nghĩ đến sự chà đạp phẩm giá của hàng triệu phụ nữ bị chính gia đình họ cưỡng buộc hoặc bị dụ dỗ phải bán thân vì nghèo cùng. Tôi nghĩ đến sự lãng phí hàng trăm tỉ mỹ kim để mua vũ khí huỷ diệt hàng loạt, trong khi hàng tỷ người trên thế giới thiếu ăn mỗi ngày. Và sau cùng tôi nghĩ đến lối sống bừa bãi, khinh suất của chúng ta đang tàn phá môi sinh – không khí, nguồn nước, đất đai, và thực phẩm – mà không chút quan tâm cho thế hệ tương lai.  Theo quan điểm của tôi, nhiệm vụ của tăng già là nêu cao tiếng nói của lương tâm thế giới.

Như vậy, Tăng già, hay ít nhất là những thành viên có tiếng tăm trong hàng ngũ tăng, ni – đều có khả năng truyền bá giá trị đạo đức Phật giáo để đương đầu với những thử thách vô vàn khó khăn và to lớn mà nhân loại đang đối mặt hôm nay. 

 

 

Thiện Ý chuyển ngữ

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Nghèo Và Hiểm Họa Của Nghèo

Nghèo Và Hiểm Họa Của Nghèo

NGHÈO VÀ HIỂM HỌA CỦA NGHÈOĐào Văn Bình Chữ Nghèo (Bần) và Nghèo Hèn (Bần Tiện, Bần Cùng) đã có...

Mẹ cho con xuất gia nghen…

XIN MẸ ĐI TU Giác Minh Luật   Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảm...

Vạn Pháp Sinh Diệt

Vạn Pháp Sinh Diệt

Đức Phật dạy rằng nguồn gốc của tất cả khổ đau là vô minh. Đây là điều quan trọng khi...

Hình Ảnh Bồ Tát Quan Âm Qua Tranh Dân Gian Việt Nam

Hình Ảnh Bồ Tát Quan Âm Qua Tranh Dân Gian Việt Nam

HÌNH ẢNH BỒ TÁT QUAN ÂM QUA TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Jean-Pierre Pascal Song ngữ Việt – Pháp (Dịch...

Những Suy Tưởng Về Bất Bạo Động Trong Một Thế Giới Đầy Bạo Lực

Những suy tưởng về bất bạo động trong một thế giới đầy bạo lực

Giáo lý Phật giáo và những nguyên tắc liên quan đến việc dùng bạo lực có đề ra như sau: (1) Giới đầu tiên của Phật...

Kinh Pháp Hoa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Con Đường Bồ Tát (Chương 5) Bảo Vệ Tỉnh Biết

Con Đường Bồ Tát (chương 5) Bảo Vệ Tỉnh Biết

Tịch Thiên CON ĐƯỜNG BỒ TÁT Chương 5 BẢO VỆ TỈNH BIẾT Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo...

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

BỘ KINH TRUNG (TRUNG KINH BỘ) Phiên bản Pali-Anh: Tỳ kheo Bồ-ĐềNgười dịch: Lê Kim KhaNhà xuất bản Hồng Đức...

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT DI ĐÀ TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠIAmida's Dharma In The Modern WorldTác giả: J. ParaskevopoulosChuyển...

Vô Ngã, Tính Không Và Khoa Học Lượng Tử

Vô Ngã, Tính Không và Khoa Học Lượng Tử

VÔ NGÃ, TÍNH KHÔNG VÀ KHOA HỌC LƯỢNG TỬ Vũ Thế Ngọc Tác giả trong buổi ra mắt sách tại...

Hiểu Mình Là Quên Mình

Hiểu mình là quên mình

Hành trình tỉnh thức chỉ bắt đầu từ điểm vốn làm ta không cảm thấy thoải mái. Mở lòng với...

Tu Theo Phật Trước Hết Phải Hiểu Phật (Ii)

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Chúng ta là đệ tử Phật, tu theo Phật, Phật là Thầy, là bậc hướng đạo của chúng ta. Đệ...

Chỉ Ngồi

Chỉ ngồi

CHỈ NGỒITenshin Reb Anderson | Việt dịch: Thiện Tri Thức   Giáo lý tánh Như đã được truyền thông mật...

Nhật Ký Hành Hương Nhật Bản

Nhật ký hành hương Nhật Bản

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG NHẬT BẢNJapan - Điểm đến Mùa Thu Lãng Mạn(Thích Nữ Giới Hương) Sân bay Quốc tế...

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

 TÌM HIỂU Ý NGHĨAKINH “THỪA TỰ PHÁP”Thích Nữ Hằng Như   I. DẪN NHẬP “Thừa Tự”, theo quan niệm phong...

Nghèo Và Hiểm Họa Của Nghèo

Mẹ cho con xuất gia nghen…

Vạn Pháp Sinh Diệt

Hình Ảnh Bồ Tát Quan Âm Qua Tranh Dân Gian Việt Nam

Những suy tưởng về bất bạo động trong một thế giới đầy bạo lực

Kinh Pháp Hoa

Con Đường Bồ Tát (chương 5) Bảo Vệ Tỉnh Biết

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

Vô Ngã, Tính Không và Khoa Học Lượng Tử

Hiểu mình là quên mình

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Chỉ ngồi

Nhật ký hành hương Nhật Bản

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

Tin mới nhận

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Đức Phật là ai? (phần 1)

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Tôi tìm tôi trong Phật

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Nhân quả không cố định

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Giản dị trong nếp sống

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Câu chuyện một con đường

Tin mới nhận

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Hãy Nói Vì Tây Tạng Trần Khải

Ơn Thí Chủ

Tết Bính Thân – Nói Chuyện Khỉ

Hãy nhìn thẳng vào chính mình

Chuyển Hóa Sân Hận

Thông Bạch Phật Đản PL. 2563-2019 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Bị Thiêu Sống Hồi Ký Rúng Động Thế Giới Về Tội Ác Với Phụ Nữ Souad Nguyễn Minh Hoàng Dịch

Âm nhạc, nghệ thuật làm chướng ngại thiền định

Tiến đến hạnh phúc là đoạn trừ cái xấu ác

Tâm xả

Tinh Hoa Khai Thị

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Tương quan phước và tội

Tri thức uyên thâm trong cuốn sách Thiền Đạo của Alan Watts

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Bánh Giò Chay

Hà Nội: BTS GHPGVN quận Ba Đình kính mừng Phật đản PL.2566

Kinh Hiền Nhân

Đức Thích Ca Mâu Ni Chiến Thắng Thiên Ma Ba Tuần Chứng Thành Chánh Giác (Video)

Tin mới nhận

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Bình Giảng Kinh Mâu Ni

Kinh Bách Dụ: Xem nắn bình

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 03)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 28)

Dẫn Vào Tâm Kinh Bát-nhã

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

Tin mới nhận

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 4)

Chánh Hạnh Niệm Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 66)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Công Đức Phóng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 78)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 4

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 127)

Ý Nghĩa Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.