Có thể đôi lời khen chê của thế gian làm ta bận tâm suốt một tuần, thậm chí ám ảnh đến vài tháng, nhiều năm. Ấy vậy mà khoảnh khắc quan trọng ấy của ta, trong mắt mọi người, chỉ là thoáng qua chốc lát. Rồi họ lại quay về với cuộc sống riêng, với vô số mối quan tâm riêng.
Bạn, không cần phải khiến cho tất cả mọi người yêu quý mình
Đó là một sự thật!
Chúng ta thường mắc một sai lầm chung, đó là sống dựa vào đánh giá của người khác. Nhưng có một nghịch lý là đối với họ, ta lại không quan trọng – như ta nghĩ.
Có thể đôi lời khen chê của họ làm ta bận tâm suốt một tuần, thậm chí ám ảnh đến vài tháng, nhiều năm. Ấy vậy mà khoảnh khắc quan trọng ấy của ta, trong mắt mọi người, chỉ là thoáng qua chốc lát. Rồi họ lại quay về với cuộc sống riêng, với vô số mối quan tâm riêng.
Lấy ví dụ về scandal của những người nổi tiếng chẳng hạn. Chuyện thường thấy là khi xảy ra scandal, với sao càng “hot”, càng có nhiều người bình phẩm. Thử nghĩ xem giả sử bạn là một người tham gia bình phẩm, thì chuyện về ngôi sao đó chiếm bao lâu thời gian trong tâm trí của chính bạn?
Nó có quan trọng với bạn không, hay chỉ là nói xong rồi quên và quan tâm đến vô số thứ thật sự làm bạn bận tâm trong cuộc sống của mình?
Với người nổi tiếng đã vậy, thì với chính chúng ta liệu vấn đề, câu chuyện của ta có đủ “đặc sắc”, “hấp dẫn” để lưu lại trong tâm trí người khác?
Đến đây chắc chúng ta đã có câu trả lời!
Ngày hôm nay bạn mặc một bộ đồ rất hợp với gu của số đông, nhiều người khen bạn. Nếu bạn vui vì được khen, thế thì khi bị chê vì mặc xấu bạn có buồn?
Đừng như vậy!
Bạn không cần một niềm vui mong manh quá dễ tan biến đến thế trong cuộc đời – thứ niềm vui phụ thuộc vào người khác. Hãy đi tìm một nguồn vui lâu bền hơn, ít bị phụ thuộc vào bên ngoài hơn. Đó là niềm vui thực chất, từ bên trong tâm của chính bạn.
“Trong 24 tiếng đồng hồ của một ngày, ta chỉ lo lắng cho người khác và chỉ trích người khác được một lát
Rồi lại quay về với bản thân mình
Như vậy trong suốt ngần ấy thời gian của cuộc đời
Liệu có cần phải lo đến hình ảnh của mình trong mắt người khác hay không?”
Trích lời Đại đức Hae Min (Hàn Quốc) trong cuốn sách “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã” (đã được dịch sang tiếng Việt).
Đại đức Hae Min là một nhà tu hành người Hàn Quốc, từng giảng dạy về tôn giáo tại trường đại học Hampshire, Massachusetts. Ông xuất gia theo tông phái Tào Khê, một tông phái tiêu biểu của Phật giáo Hàn Quốc.
Bước chậm lại giữa thế gian vội vã để tâm trí được nghỉ ngơi
Discussion about this post