PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Khi chúng ta đã tin sâu nhân quả rồi, nếu muốn có cây lành trái ngọt thì phải biết gieo nhân tốt và tạo các duyên thích hợp để nhân đó được phát triển và trổ quả lành.
  2. Những người có tâm địa không tốt, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hẹp hòi thì làm sao có được kết quả tốt đẹp và làm sao có được sự cảm ứng nơi các Ngài.
  3. Người không tu theo đạo Phật không tin lý nhân quả là lẽ đương nhiên. Nhưng đã là Phật tử mà ta còn mê tín dị đoan, lúc nào cũng cầu khẩn, van xin, mong muốn đủ thứ thì có xứng đáng là người Phật tử chân chính hay không?
  4. Nếu chúng ta bố thí với tâm tham lam, ích kỷ, mong muốn việc bố thí sẽ giúp mình được giàu hơn thì dĩ nhiên phước vẫn có nhưng tâm tham đắm, dính mắc sẽ ngày càng nặng nên càng bố thí ta lại càng mê muội.
  5. Nhân quả công bằng khi đủ duyên thì quả tốt hay xấu sẽ đến, đâu có Phật, Bồ-tát ban phước giáng họa cho ta được. Nếu Phật làm được điều đó thì đâu có khuyên ta hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp. Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.

Người Phật tử chân chính trước tiên phải nghiên cứu lời Phật dạy rồi sau đó suy ngẫm, quán chiếu và ứng dụng tu hành thì sẽ biết rõ mọi việc trên thế gian này đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thật giả ra sao.

 >>Lời Phật dạy

Ngày xưa có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng cứ mải mê đầu cơ tích trữ, nuôi tham vọng làm giàu để bồi đắp cho bản thân bất chấp mọi thủ đoạn bóc lột để mình được giàu có, sung túc đủ đầy.

Một lần nọ vợ ông bệnh nặng, ông đã thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu an để tiêu trừ nghiệp chướng. Ông nói với vị Tăng: “Nhờ thầy tụng kinh cầu nguyện chư Phật và Bồ-tát gia hộ cho gia đình tôi được bình an, việc làm ăn của gia đình ngày càng thêm phát đạt, vợ tôi mau qua khỏi cơn trọng bệnh, con cháu tôi sớm được thăng quan tiến chức và tiền bạc vô đều đều”.

Khi Chúng Ta Đã Tin Sâu Nhân Quả Rồi, Nếu Muốn Có Cây Lành Trái Ngọt Thì Phải Biết Gieo Nhân Tốt Và Tạo Các Duyên Thích Hợp Để Nhân Đó Được Phát Triển Và Trổ Quả Lành.

Khi chúng ta đã tin sâu nhân quả rồi, nếu muốn có cây lành trái ngọt thì phải biết gieo nhân tốt và tạo các duyên thích hợp để nhân đó được phát triển và trổ quả lành.

Vị Tăng nghe ông nhà giàu nói vậy thì muốn cảnh tỉnh ông nên bèn dùng pháp làm lễ mà khấn lớn tiếng rằng: “Nguyện cầu chư Phật và chư Bồ-tát từ phương xa mau về đây từ bi chứng giám, hiện tiền gia chủ cầu khẩn chư Phật, chư Bồ-tát gia hộ cho gia đình ông ta được bình an, hạnh phúc, con đông cháu đầy, việc làm ăn ngày càng thịnh vượng, vợ ông bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, mọi người trong gia đình đều được như ý muốn”.

Nghe vị Tăng khấn nguyện như vậy ông nhà giàu lấy làm ngạc nhiên, ông thắc mắc: “Tại sao thầy lại cầu khẩn chư Phật và Bồ-tát phương xa mà không thỉnh các vị ở gần đây để các vị ấy đến đây ban phúc đức cho gia đình con nhanh chóng?”

Vị Tăng trả lời: “Sở dĩ tôi không cầu Phật và Bồ-tát ở gần là vì e ngại các vị ấy không chịu đến để giúp cho gia đình ông. Ông hãy suy nghĩ lại đi! Ông nay đã trên 60 tuổi, sắp gần đất xa trời rồi mà chưa từng biết giúp đỡ một ai, nói chi là bố thí cúng dường, ngược lại còn tham lam bỏn sẻn, sân hận chửi mắng, đánh đập người khác, không biết tôn trọng mọi người, có của dư thừa thà đem đổ bỏ mà không chịu san sẻ cùng người. Bởi chư Phật và Bồ-tát ở gần đây đều biết ông tham lam, bỏn sẻn, keo kiết nên các Ngài sẽ không đến giúp gia đình ông đâu. Chính vì vậy mà tôi phải thỉnh cầu chư Phật và Bồ-tát ở phương xa về giúp ông ít nhiều gì đó.”

Những Người Có Tâm Địa Không Tốt, Xấu Xa, Độc Ác, Tham Lam, Ích Kỷ, Hẹp Hòi Thì Làm Sao Có Được Kết Quả Tốt Đẹp Và Làm Sao Có Được Sự Cảm Ứng Nơi Các Ngài.

Những người có tâm địa không tốt, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hẹp hòi thì làm sao có được kết quả tốt đẹp và làm sao có được sự cảm ứng nơi các Ngài.

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn mang một triết lý sâu sắc nhằm nhắc nhở chúng ta phải tin sâu nhân quả, muốn được sống an vui hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần thì phải biết gieo nhân tốt. Chúng ta muốn cầu Phật và Bồ-tát có sự cảm ứng thì lúc nào cũng phải sống có nhân cách đạo đức tốt, biết giúp đỡ người khác khi gặp hoàn cảnh khó khăn, luôn mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha… Phật và Bồ-tát là những bậc toàn chơn, toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ, muốn cầu các Ngài có cảm ứng thì tâm niệm và việc làm của chúng ta phải tương ưng với hạnh nguyện của các Ngài.

Trên thế gian không chỉ riêng ông nhà giàu nọ mà có rất nhiều người không biết tội phước là gì nên không tin nhân quả. Họ điên đảo làm các việc xấu ác, đến lúc gặp quả xấu thì van xin, lạy lục, cầu xin Phật, Bồ-tát giúp cho.

Nhân quả công bằng khi đủ duyên thì quả tốt hay xấu sẽ đến, đâu có Phật, Bồ-tát ban phước giáng họa cho ta được. Nếu Phật làm được điều đó thì đâu có khuyên ta hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp. Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.

Người Không Tu Theo Đạo Phật Không Tin Lý Nhân Quả Là Lẽ Đương Nhiên. Nhưng Đã Là Phật Tử Mà Ta Còn Mê Tín Dị Đoan, Lúc Nào Cũng Cầu Khẩn, Van Xin, Mong Muốn Đủ Thứ Thì Có Xứng Đáng Là Người Phật Tử Chân Chính Hay Không?

Người không tu theo đạo Phật không tin lý nhân quả là lẽ đương nhiên. Nhưng đã là Phật tử mà ta còn mê tín dị đoan, lúc nào cũng cầu khẩn, van xin, mong muốn đủ thứ thì có xứng đáng là người Phật tử chân chính hay không?

Những người có tâm địa không tốt, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hẹp hòi thì làm sao có được kết quả tốt đẹp và làm sao có được sự cảm ứng nơi các Ngài. Khi chúng ta đã tin sâu nhân quả rồi, nếu muốn có cây lành trái ngọt thì phải biết gieo nhân tốt và tạo các duyên thích hợp để nhân đó được phát triển và trổ quả lành.

Chúng ta muốn sống lâu thì phải không sát sinh hại vật, trước là không được giết người và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật khác, hoặc dứt khoát không giết một vật nào. Thứ hai là phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, siêng năng vận động, ăn uống tiết độ, làm việc có chừng mực và không vui chơi trác táng quá đáng. Chúng ta đã không giết hại mà còn phải biết bố thí, phóng sinh các loài vật khi tánh mạng của chúng bị đe dọa.

Muốn được giàu sang thì phải biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia mỗi khi cần thiết; kế đến là siêng năng cần mẫn trong công việc, tiết kiệm trong chi tiêu, không vui chơi hoang phí và trộm cướp lường gạt của người khác vì đó là nguyên nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ.

Tóm lại, nếu chúng ta không biết gieo nhân lành và sống tốt với người khác thì khi gặp hoạn nạn ta không thể cầu chư Phật, Bồ-tát giúp cho mình tai qua nạn khỏi được. Nhân quả nhãn tiền có cầu tất có ứng là do nhân nhiều đời biết giúp người cứu vật, không có gì là đương nhiên khi không hoặc do đấng tối cao ban phước giáng họa cho ta.

Nếu Chúng Ta Bố Thí Với Tâm Tham Lam, Ích Kỷ, Mong Muốn Việc Bố Thí Sẽ Giúp Mình Được Giàu Hơn Thì Dĩ Nhiên Phước Vẫn Có Nhưng Tâm Tham Đắm, Dính Mắc Sẽ Ngày Càng Nặng Nên Càng Bố Thí Ta Lại Càng Mê Muội.

Nếu chúng ta bố thí với tâm tham lam, ích kỷ, mong muốn việc bố thí sẽ giúp mình được giàu hơn thì dĩ nhiên phước vẫn có nhưng tâm tham đắm, dính mắc sẽ ngày càng nặng nên càng bố thí ta lại càng mê muội.

Ngày nay, những tín ngưỡng dân gian với quá nhiều hình thức làm cho con người không biết rõ được bản chất thực hư của nó như giết hại loài vật cúng tế, mê tín dị đoan, ông lên bà xuống, cúng sao giải hạn và vô vàn các tập tục làm con người đánh mất chính mình vì không biết cách làm chủ bản thân. Nhan nhản khắp nơi trong các đình, chùa, miếu là hiện tượng xin bùa phát lộc để làm ăn phát đạt, dán tiền lên tượng Phật, Bồ-tát hoặc lấy tay xoa lên hình tượng rồi xoa vào thân mình và gọi đó là lộc của trời, Phật, Bồ-tát hay của đấng bề trên.

Khi đến chùa thì ta vái lạy, cầu khẩn, van xin đủ thứ chuyện. Ta chỉ cúng một ít tiền hay phẩm vật mà lại muốn Phật, Bồ-tát ban cho mình đủ thứ. Nếu những gì mình cầu xin mà được như ý thì luật nhân quả sẽ không còn tồn tại. Rõ ràng, từ con người cho đến muôn loài vật đều phải chịu sự chi phối của nhân quả, không có vật nào trên thế gian này thoát ngoài lý nhân quả.

Người không tu theo đạo Phật không tin lý nhân quả là lẽ đương nhiên. Nhưng đã là Phật tử mà ta còn mê tín dị đoan, lúc nào cũng cầu khẩn, van xin, mong muốn đủ thứ thì có xứng đáng là người Phật tử chân chính hay không?

Ông nhà giàu trong câu chuyện trên vì nhiều đời đã biết cúng chùa, làm phước, bố thí nên hiện đời mới được giàu có. Nhưng do thiếu tu nên càng giàu ông càng tham lam, bỏn sẻn, rồi lại nghĩ mình giàu sang là do các bậc hiền Thánh, Phật, Bồ tát ban cho.

Tuy nhiên, nếu chúng ta bố thí với tâm tham lam, ích kỷ, mong muốn việc bố thí sẽ giúp mình được giàu hơn thì dĩ nhiên phước vẫn có nhưng tâm tham đắm, dính mắc sẽ ngày càng nặng nên càng bố thí ta lại càng mê muội.

Nhân Quả Công Bằng Khi Đủ Duyên Thì Quả Tốt Hay Xấu Sẽ Đến, Đâu Có Phật, Bồ-Tát Ban Phước Giáng Họa Cho Ta Được. Nếu Phật Làm Được Điều Đó Thì Đâu Có Khuyên Ta Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi, Thắp Lên Với Chánh Pháp. Phật Luôn Khuyên Mọi Người Tin Sâu Nhân Quả Mà Ráng Cố Gắng Làm Điều Lành, Dứt Trừ Việc Ác Và Luôn Giữ Tâm Ý Trong Sạch.

Nhân quả công bằng khi đủ duyên thì quả tốt hay xấu sẽ đến, đâu có Phật, Bồ-tát ban phước giáng họa cho ta được. Nếu Phật làm được điều đó thì đâu có khuyên ta hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp. Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.

Những ai phóng sinh với tâm mong cầu, hám danh thì sẽ bỏ tiền mua một con vật nào đó rồi nhốt lại, chờ ngày có lễ trong chùa mới tụng kinh cầu nguyện, phóng sinh, mặc cho con vật thoi thóp trong chậu, trong lồng. Phóng sinh như vậy là vô tình đánh mất ý nghĩa phóng sinh, không phải vì lòng từ bi thương vật.

Phóng sinh đúng nghĩa là khi thấy con vật sắp bị con người giết hại thì vì lòng từ bi thương xót ta mua lại đem thả hay khuyên họ thả chúng. Phóng sinh như vậy mới đúng ý Phật, cách phóng sinh đó sẽ không làm người khác có cơ hội lợi dụng sinh lợi nhuận như những người mua bán chim cá trong các chùa.

Người Phật tử chân chính trước tiên phải nghiên cứu lời Phật dạy rồi sau đó suy ngẫm, quán chiếu và ứng dụng tu hành thì sẽ biết rõ mọi việc trên thế gian này đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thật giả ra sao.

Chúng ta tin Phật ở đây là niềm tin chân chính sau khi phát sinh trí tuệ, nhờ vậy ta tin sâu nhân quả, tin chính mình làm chủ được bản thân. Do đó, ta thờ Phật, cúng Phật, lạy Phật là vì lòng cung kính, vì sự biết ơn nên cố gắng thực hành “phước huệ song tu” cho đến khi nào bằng Phật mới thôi.

Tin bài có liên quan

Trời Đất Bao La Nhưng Lòng Tham Của Con Người Còn Mênh Mông Hơn Thế

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Muốn Cuộc Sống Viên Mãn, Phật Khuyên Bỏ Những Điều Này: Sát Sinh, Bất Hiếu

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Những Câu Chuyện Phật Dạy Về Duyên Nợ Trong Tình Yêu Đáng Suy Ngẫm

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

7 Nguyên Tắc Theo Lời Phật Dạy Mang Lại Sự Giàu Có: Siêng Năng, Tiết Kiệm Và Bố Thí

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Nghĩ Về Biển Đông, Lại Nghĩ Lời Phật Dạy Về Phép Lục Hòa

Nghĩ về biển Đông, lại nghĩ lời Phật dạy về phép lục hòa

Hãy Ghi Nhớ 20 Lời Phật Dạy Để Có Cuộc Sống An Nhiên

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Nữ Diễn Viên Màn Bạc Việt Trinh: Phật Dạy Thân Thể Chúng Ta Cũng Chỉ Là Cõi Tạm

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Lời Dạy Của Đức Phật Về Ăn Chay

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Lời Phật Dạy: Phụ Nữ Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Chồng Ngoại Tình?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Ý Nghĩa Cội Rễ Của Luật Nhân Quả

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Load More

Discussion about this post

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

"ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM"應 無 所 住 而 生 其 心"... to use the mind yet be free from any attachment" Chân Minh...

Lão Tùng Đầu Thượng Lai

Lão tùng đầu thượng lai

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách (Sách Pdf Song Ngữ Vietnamese-English)

Danh ngôn nuôi dưỡng nhân cách (Sách PDF song ngữ Vietnamese-English)

Tủ sách Bảo Anh Lạc 28DANH NGÔN NUÔI DƯỠNG NHÂN CÁCHGOOD WORDS NURTURE A GOOD MANNERThích Nữ Giới Hương sưu...

Mạch Nước Ngầm

Mạch nước ngầm

MẠCH  NƯỚC  NGẦM Minh Mẫn   Những năm qua, các Tôn giáo có mặt trên đất nước, chưa có Tôn...

Bốn Sự Thật Nhiệm Màu

BỐN SỰ THẬT NHIỆM MẦU Joseph Goldstein Nguyễn Duy Nhiên dịch Khổ Đế   Trong thời gian giáo lý của...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận...

Bút Ký Xuân Sơn Tự Án Ngữ Bên Đường Lên Xuống Vùng Ktm Đất Sét

Bút Ký Xuân Sơn Tự Án Ngữ Bên Đường Lên Xuống Vùng Ktm Đất Sét

Bút ký   XUÂN SƠN TỰ ÁN NGỮ BÊN ĐƯỜNG LÊN XUỐNG VÙNG KTM ĐẤT SÉT               42...

Thiền Định Về Cái Chết

Thiền định về cái chết

THIỀN ĐỊNH VỀ CÁI CHẾTGiải Thích Từ Tiếng Pali Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến (A Meditation On Death, An Interpretation Of The...

Đấu Giá Thư Họa Trần Nhân Tông

Đấu Giá Thư Họa Trần Nhân Tông

ĐẤU GIÁ THƯ HOẠ TRẦN NHÂN TÔNG TT - Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất...

Tiếng Việt Giàu Đẹp

Tiếng Việt Giàu Đẹp

Nhân đọc bài viết “một số sự khác biệt giữa tiếng Bắc và tiếng Nam” của Thầy Đào Văn Bình (ngày 28/06/2021)....

Tụng Kinh Cầu Siêu Thì Có Siêu Được Không?

Tụng kinh cầu siêu thì có siêu được không?

TỤNG KINH CẦU SIÊU THÌ CÓ SIÊU ĐƯỢC KHÔNG? Thích Nhật Từ (Giảng tại Hội trường Đông Đô, TTTM SAPA,...

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (Song Ngữ)

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết....

Mỗi Người Là Tình Nguyện Viên Của “Con Đường Ăn Chay” – Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Mỗi Người Là Tình Nguyện Viên Của “Con Đường Ăn Chay” – Nguyễn Thị Ngọc Trâm

MỖI NGƯỜI LÀ TÌNH NGUYỆN VIÊN của"CON ĐƯỜNG ĂN CHAY"Nguyễn Thị Ngọc Trâm Đây là lần thứ hai Trung tâm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 134)

Sau khi nghe danh thì nhất định phát tâm. Vì sao vậy? Tam huệ khởi dụng, quyết định phát tâm....

Về Bố Thí Ba-la-mật

VỀ BỐ THÍ BA-LA-MẬT Minh Đức Triều Tâm Ảnh   Sau bài viết “Thái tử Sĩ-đạt-ta có ba bà vợ”...

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Lão tùng đầu thượng lai

Danh ngôn nuôi dưỡng nhân cách (Sách PDF song ngữ Vietnamese-English)

Mạch nước ngầm

Bốn Sự Thật Nhiệm Màu

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Bút Ký Xuân Sơn Tự Án Ngữ Bên Đường Lên Xuống Vùng Ktm Đất Sét

Thiền định về cái chết

Đấu Giá Thư Họa Trần Nhân Tông

Tiếng Việt Giàu Đẹp

Tụng kinh cầu siêu thì có siêu được không?

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Mỗi Người Là Tình Nguyện Viên Của “Con Đường Ăn Chay” – Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 134)

Về Bố Thí Ba-la-mật

Tin mới nhận

Hoa sen trong người

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Câu chuyện một con đường

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Bụt trong con sinh chưa?

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Mừng ngày Phật đản

“Trường thọ và đoản thọ” theo lời Phật dạy

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Phật ở đâu?

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Tin mới nhận

Hoa sen trong người

Tiếp Cận Các Nguồn Nghiên Cứu Phật Học Anh Ngữ

Không Khí Lễ Phật Đản 2019 Đang Về Tại Hà Nội, Huế Và Sài Gòn qua ống kính

Thuyết Trình Và Tham Luận

Các vấn đề trong cuộc sống

Đập vỡ cây đàn

Con Người Sống Ở Đời Sao Khổ Đến Vậy?

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán & Kinh Trung Bộ Chữ Pali

Nhà sư Thái sáng tạo mô hình tài chính (Video tiếng Thái, phụ đề tiếng Việt)

Tu Tập Phạm Hạnh

Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong

Thành trì vững chắc của người tu

Giới Thiệu Các Khóa Thiền Vipassana Tại Chùa Hồng Sơn Trung, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai

Đạo Phật Và Môi Trường – Tác Giả: Nick Wallis – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

Khí hậu bị hâm nóng thêm vì Châu Á ăn thịt nhiều hơn ?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 28)

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 14

Công Án Thiền Và Vấn Đề Nhận Thức

Tin mới nhận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

Kinh Bách Dụ: Diễn viên mặc trang phục quỷ cả đoàn đều sợ

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (II)

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Đại Kinh Xóm Ngựa”

Đại Bi Chú Giảng Giải

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

Siêng năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về tịnh độ

Tịnh Học Thù Thắng – Thích Hân Hiền

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 114)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Từng Bước Thực Hành Thần Chú Đại Bi

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 20)

Chánh tri chánh kiến

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.