Hội Nghị Thượng Đỉnh |
|
|
Một nghiên cứu, được đứng đầu bởi tiến sĩ Lord
Stern – một nhà nghiên cứu hàng đầu ở Anh quốc – cho rằng Hội nghị thượng đỉnh
Copenhagen diễn ra vào 7/12 tới sẽ là cơ hội cuối cùng để thế giới cứu trái đất
khỏi sự nóng lên toàn cầu. (TS. Nicholas Stern – Ảnh: EPA)
Nếu không đạt được một
hiệp định quốc tế về hạn chế sự nóng lên toàn cầu, nhiệt độ trung bình trên
trái đất sẽ tăng thêm 5 độ C vào cuối thế kỷ này – điều này sẽ khiến thế giới
phải đối mặt với những vấn đề vô cùng khó khăn, như di dân hàng loạt, xung đột
vũ trang và nạn đói, theo báo cáo của các nhà khoa học.
Thế giới
phải đối mặt với những vấn đề vô cùng khó khăn,
như di
dân hàng loạt, xung đột vũ trang và nạn đói.(Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, tiến sĩ
Stern, giảng viên trường đại học Kinh tế London (Anh) và đồng thời là thành
viên của nhóm nghiên cứu, cho rằng vẫn còn khả năng để giữ nhiệt độ trái đất không
tăng thêm quá 2 độ C trong thế kỷ này – nhưng chỉ khi các nhà lãnh đạo thế giới
đồng ý cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại Hội nghị thượng đỉnh về
Khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức vào tuần này ở Copenhagen (Đan Mạch).
Mặc dù vậy, thế giới
phải huy động thêm kinh phí từ các nguồn tài chính công và phí khí thải CO2 để
giải quyết những vấn do biến đổi thời tiết gây ra.
Tiến sĩ Stern đã miêu tả
hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở
là một hội nghị về khí hậu thu hút sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo quan trọng
nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Bình luận của tiến sĩ
Stern được đưa ra sau khi Hoàng tử của Xứ Wales khẳng định ông sẽ tham dự hội
nghị để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra những hành động hữu hiệu để
đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.
Vẫn còn
khả năng để giữ nhiệt độ trái đất không tăng thêm quá 2 độ C
trong thế
kỷ này – nhưng chỉ khi các nhà lãnh đạo thế giới đồng ý cắt giảm
lượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính. (Ảnh minh họa)
Trước đây, tiến sĩ Stern
cũng đã kêu gọi thế giới cần phải giữ tỷ lệ khí thải gây hiệu ứng nhà kính
trong không khí ở dưới mức 550/1 triệu. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học
hiện nay cho thấy rằng thế giới đang mất dần khả năng hấp thụ khí CO2 vào đất
và nước biển. Do vậy, chúng ta cần phải thay đổi tỷ lệ này xuống ở dưới mức
550/1 triệu. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải giảm ½ lượng khí CO2
được thải vào bầu khí quyển hàng năm.
“Chúng ta có thể vẫn
còn cơ hội 50/50 để tránh nhiệt độ trái đất tăng thêm hơn 2 độ C – mức tăng mà
các nhà khoa học dự đoán có thể gây ra những biến đổi khí hậu khó lường”, tiến
sĩ Stern phân tích. “Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải giảm một nửa
lượng khí gây ô nhiễm thải mỗi năm như hiện nay và duy trì mức này trong những năm
tiếp sau đó. Cụ thể, chúng ta cần giảm lượng khí CO2 và khí gây hiệu ứng nhà
kính từ 47 tỷ tấn vào 2010 xuống còn 44 tỷ tấn vào năm 2020 và cần giảm xuống
mức 20 tỷ tấn vào năm 2050″.
Tiến sĩ Stern cho rằng
thế giới có thể đạt được những mục tiêu này nếu các quốc gia giàu thực hiện
đúng cam kết của họ. Ông đề nghị Liên minh Châu Âu cần cắt giảm 30% lượng khí
thải vào năm 2020 và Anh quốc cần cắt giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính vào cùng thời gian này. Điều này có nghĩa là phải tạo ra cuộc cách mạng
xanh trong ngành năng lượng bằng các phát triển điện hạt nhân hay các nguồn năng
lượng có thể tái sinh, thay thế các phương giao thông sử dụng xăng bằng các
phương tiện sử dụng điện.
Chúng
ta nên ăn ít thịt hơn và hạn chế di chuyển bằng máy bay và
tăng cường
duy chuyển bằng xe đạp. (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, nhà kinh tế
học người Anh cũng kêu gọi mỗi cá nhân chúng ta nên ăn ít thịt hơn và hạn chế
di chuyển bằng máy bay và tăng cường duy chuyển bằng xe đạp. Đồng thời, tiến sĩ
Stern cho rằng các nước đang phát triển cũng phải có nghĩa vụ cắt giảm khí thải
vì họ sẽ là những quốc gia chủ yếu thải ra lượng khí CO2 trong tương lai và
Trung Quốc là một ví dụ điển hình.
Mặc dù vậy, điều này đòi
hỏi sự hỗ trợ tài chính từ các nước giàu nhằm giúp các nền kinh tế kém phát
triển hơn thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bằng những công nghệ
sản xuất điện tiên tiên hơn như sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và sức
gió. Các nước nghèo cũng cần được hỗ trợ tài chính để giải quyết các vấn đề do
biến đổi khí hậu gây ra, như hạn hán hay lũ lụt,…
Trong bản báo cáo vào
năm 2006, tiến sĩ Lord Stern cũng đã đề nghị các nước trên thế giới cần dành
1-2% GDP hàng năm để đối phó với các vấn đề về biến đổi khí hậu. Nhưng ông cho
rằng các nước giàu cần bỏ ra khoản ngân sách nhiều hơn thế.
Ông cũng đưa ra ý tưởng
đánh “thuế CO2” đối với những hàng hóa và dịch gây ô nhiễm không khí, như những
chuyến bay đường dài, các nhà máy gây ô nhiễm và các sản phẩm thải ra khí
CO2.
Tiến sĩ Stern, hiện là
giám đốc Viện Grantham chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo
thế giới tham dự hội nghị về khí hậu ở Copenhagen sắp tới cần phải cam kết cắt
giảm lượng khí thải đồng thời cũng cần lập ra một quỹ toàn cầu để giúp đỡ các
nước nghèo ít nhất khoảng 30 tỷ/năm trong thời kỳ từ nay tới năm 2015 và tăng
lên 120 tỷ/năm trong những năm 2020.
Hà Hương (Theo
Telegragh)
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐANG DIỄN
RA NHANH ƠN DỰ ĐOÁN
Hà Hương
dịch
Trước thềm hội nghị về
biến đổi khí hậu toàn cầu, các nhà khoa học hàng đầu về khí hậu đã đưa ra một
bản báo cáo chi tiết về những ảnh hưởng xấu của sự biến đổi khí hậu tới Trái
đất. Đồng thời, bản báo cáo có tên Copenhagen Diagnosis, cũng yêu cầu các nhà
lãnh đạo thế giới cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm khí
thải gây hiệu ứng nhà kính.
Suriya
Begum, một phụ nữ 18 tuổi bế con bên căn lều lụp xụp. Ngày càng có nhiều người
dân chuyển tới thành phố hòng có được cơ hội sống tốt hơn trong điều kiện biến
đổi khí hậu. Ảnh chụp ngày 24/8/2009 tại Bangladesh- Ảnh: AFP/Getty Images
Tiến sĩ Andrew Weaver,
nhà khí tượng học tại Trường Đại học Victoria (Úc), cho biết các nhà lãnh đạo
thế giới cần cam kết đưa ra những nghị định mang tính pháp lý nhằm giảm lượng
khí thải vào môi trường. Nếu không, thế giới sẽ phải nói lời “tạm biệt” với mục
tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C – một mức có thể chấp nhận
được, trong thế kỷ này.
Tiến sĩ Weaver và 25
đồng nghiệp đến từ các trung tâm dự báo khí hậu ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc
cho rằng bản báo cáo của họ như là một cuốn sách khoa học tổng quát về biến đổi
khí hậu dành cho các đại biểu từ 192 quốc gia trên thế giới tại hội nghị về
biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên hợp quốc tổ chức ở Copenhagen (Đan Mạch) vào
7/12 này.
“Họ cần biết sự
thật không mấy khả quan về sự nóng lên toàn cầu và những hiểm họa không thể
đoán trước được do hiện tượng này gây ra”, Tiến sĩ Hans Joachim
Schellnhuber, Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Đức về thay đổi toàn cầu và là đồng
tác giả của bản báo cáo này, nói.
Từ những bằng chứng được
đưa ra về tác động do biến đổi khí hậu từ vùng Bắc cực đến vùng Amazon, báo cáo
cho biết sự biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn chúng ta nghĩ và yêu cầu
phải có những hành động cấp bách để giảm lượng khí thải CO2.
Nếu lượng khí thải tiếp
tục tăng như hiện nay, bản báo cáo này dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 4
đến 7 độ C vào năm 2100. Nếu dự báo này trở thành hiện thực, còn người và tất
cả các hệ sinh thái trên Trái đất sẽ phải đối mặt hưởng sâu sắc bởi những hậu
quả do hiện tượng biến đổi khí hậu.
Phần lớn tác giả của bản
báo cáo mới này cũng chính là các tác giả trong bản báo cáo của Ủy ban Liên
Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) được Liên hợp quốc đưa ra vào năm 2007.
Báo cáo của IPCC đã cảnh báo về sự biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó.
Bản báo cáo mới này được cập nhật từ bản báo cáo IPCC.
Để chứng minh cho sự
biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự kiến, bản báo cáo Copenhagen
Diagnosis đã đưa ra những số liệu về tốc độ băng tan chảy ở Bắc cực. Cụ thể, từ
năm 2007 đến 2009, tốc độ băng tan chảy ở đây cao hơn 40% so với tốc độ được dự
đoán trong bản báo cáo của IPCC.
Mực nước biển cũng tăng
thêm 5cm trong vòng 15 năm qua, cao hơn 80% so với mức tăng dự kiến. Các nhà
khoa học cảnh báo mực nước biển có thể tăng thêm 1m vào năm 2100. Nếu điều này
xảy ra, thì hơn 160 triệu người sẽ phải tìm một nơi ở mới.
Năm 2008, lượng khí CO2
thải ra từ những nguyên liệu hóa thạch cao hơn 40% so với năm 1990, cho dù các
hội nghị quốc tế hằng năm vẫn đưa ra những mục tiêu, hứa hẹn về việc cắt giảm
lượng khí CO2 thải vào môi trường. Cuối cùng, bản báo cáo khuyến nghị khí thải
toàn cầu cần được cắt giảm hơn nữa để tránh những ảnh hưởng tồi tệ nhất do sự
biến đổi khí hậu gây ra.
“Cần sớm tạo ra một
bước ngoặt cho vấn đề biến đổi khí hậu”, các nhà khoa học nói. “Để giữ khí hậu
toàn cầu ở mức ổn định, nhất thiết phải giảm lượng khí thải CO2 và khí thải gây
hiệu ứng nhà kính trong thế kỷ này”.
Bản báo cáo cũng kêu gọi
các chính phủ hãy ủng hộ kế hoạch yêu cầu các nước phát triển phải thực hiện
mục tiêu cắt giảm lượng khí thải xuống dưới 25% và hỗ trợ các nước đang phát
triển nỗ lực hơn nữa trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính để giảm
thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu.
Hà Hương (Theo
Canada.com)
NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC
DO BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Hương
dịch
Rất nhiều sông băng đã
biến mất sau 100 năm do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng
ta không nhận thấy những sự thay đổi đáng sợ đó. Những bức ảnh tương phản về
sông băng dưới đây có thể sẽ giúp bạn đánh giá được sự nghiêm trọng của vấn đề
biến đổi khí hậu.
Những bức ảnh được chụp
trong vòng 106 năm qua cho thấy một lượng băng lớn đã bị tan chảy. Ở những vùng
trước đây băng dày hàng mét, nhưng hiện tại những lớp băng này đã mỏng đi rất
nhiều. Đặc biệt ở một số vùng, sông băng đã biến mất hoàn toàn và thay vào đó
là những đồng cỏ, hồ hay rừng rộng lớn.
Sông băng
khổng lồ McCarty ở
(ảnh trên) nhưng vào năm 2004, cây đã mọc kín những vùng trước đây được bao
phủ bởi băng (ảnh dưới).
Hiện tại, nguyên nhân
gây ra sự nóng lên của thời tiết là do tự nhiên hay do sự tàn phá của con người
vẫn đang được tranh cãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta
đang phải đối mặt với những ảnh hưởng do sự ấm lên toàn cầu gây ra.
“Gần như tất cả các sông
băng đang mỏng đi và dần biến mất, nguyên nhân chỉ có thể là do sự thay đổi
thời tiết”, tiến sĩ Matt Nolan, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Trường Đại
học Alaska (Mỹ), nói. “Mỗi năm, một sông băng có thể bị tan chảy mất 1 tỷ
tấn băng”.
Các sông băng bao trùm
phần lớn diện tích của hai cực Trái đất và và các đỉnh núi ở Bắc cực cũng như
các vùng có nhiệt độ thấp như dãy
Âu và thậm chí chúng xuất hiện ở các vùng nhiệt đới.
Con tàu hơi nước đang
di chuyển rất khó khăn giữa các tảng băng lớn trên sông băng Muir ở
nhiên, băng ở vị trí này đã hoàn toàn biến mất từ 4 năm trước đây (ảnh
dưới).
Sông băng được hình hành
từ những lớp tuyết rơi trong một quá trình kéo dài hàng nghìn năm. Chúng là kho
dự trữ nước sạch lớn nhất trên Trái đất, vì thế rất nhiều người đang lo ngại
rằng việc các sông băng tan chảy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh
hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp và mực nước biển.
Để thấy được sự biến đổi
thời tiết ảnh hưởng như thế nào tới các sông băng, các nhà khoa học đã tiến
hành so sánh hình ảnh của chúng được chụp trong những năm gần đây với hình ảnh
của chúng được chụp cách đó hàng chục năm.
Tiến sĩ Bruce Molnia,
nhà nghiên cứu về sông băng tại tổ chức địa lý Mỹ, đã phải mất nhiều tháng để
tìm kiếm những bức ảnh cũ về sông băng được chụp trước đây từ các viện bảo
tàng, kho tư liệu và những cửa hàng buôn bán đồ cổ.
Sau khi tìm được những
bức ảnh về sông băng trước đây, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định vị trí được
chụp của những bức ảnh đó. Trong quá trình xác định này, các nhà khoa học cũng
gặp một số khó khăn vì ở một số nơi cảnh vật đã thay đổi rất nhiều so với trong
những bức ảnh trước đây.
Các nhà khoa học cũng
phải xác định thời điểm trong năm những bức ảnh trước đây được chụp và thường
họ phải mất nhiều ngày mới có thể xác định được thời gian chính xác. Tuy nhiên,
nỗ lực của họ đã được bù đắp bằng những bức ảnh đáng kinh ngạc về ảnh hưởng của
sự ấm lên toàn cầu tới Trái đất của chúng ta.
Sông băng
Steigletscher ở Thụy Sĩ vào mùa hè 1994 (ảnh trên) và hình ảnh của chính nó
sau 12 năm (ảnh dưới).
Hà Hương (Theo Daily
Mail)
12-07-2009 08:46:23
Discussion about this post