GIA ĐÌNH NGÀY NAY
Nguyên tác: Family day by day
Tác giả: Phrabhavanaviriyakhun
Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.Hồ ChíMinh
LỜI DỊCH GIẢ
Chủ đề Hôn nhân – Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
Cách đây 14 năm, chúng tôi có phiên dịch quyển “A Happy Married life-Hạnh phúc Lứa đôi” của Trƣởng lão Hòa thƣợng Dhammananda, sách xuất bản 3 lần, mỗi lần 2000 quyển, có nhiều thanh niên, thiếu nữ khi xem quyển này cho chúng tôi biết, quyển sách vô cùng quý giá vì có khả năng giúp họ sống hạnh phúc thêm trong đời sống gia đình. Những lời dạy của đức phật xem như là phép lạ, có khả năng chuyển hóa và làm thay đổi tâm tánh của chúng ta rất nhiều.
Quyển “Gia đình Ngày nay -Family day by day” là những bài giảng về chủ đề Gia đình của Tỳ khưu Trưởng lão Phrabhavanaviriyakhun (người Thái Lan) do Hội đoàn Dhammakaya phiên dịch đế cống hiến cho thanh niên thiếu nữ trong gia đình Phật tử tu học.
Nhận thấy quyển sách có ý nghĩa nên chúng tôi soạn dịch để cống hiến cho giới trẻ Việt Nam. Với hy vọng, một phần nào đó giúp cho anh chị tăng thêm niềm vui và hạnh phúc trong gia đình.
Thủ Đức, ngày 30 tháng 9 năm 2014
Tỳ khưu Thiện Minh, PH.D
LỜI GIỚI THIỆU
Kể từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này, không hiểu vì lý do gì chúng ta đã dốc toàn lực để tìm kiếm và nghiên cứu kiến thức và công nghệ mới? Tìm hiểu tận căn câu hỏi này, sau cùng chúng ta sẽ nhận được câu trả lời rõ ràng như sau:
Nhân loại đã sanh ra cùng với vô minh, đau khổ và sợ hãi. Tại sao chúng ta phải ngu dốt đến nhƣ vậy? Chúng ta không có được câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào sau đây: Trước khi xuất hiện trên cõi đời này chúng ta đã ở đâu? Tại sao chúng ta được sanh ra? Chúng ta sẽ tồn tại được trong bao lâu trên cõi đời này? Và chúng ta sẽ đi về đâu sau khi chết? Ấy vậy mà chúng ta lại tỏ ra bực bội khi có ai gọi ta là đồ ngu! Trầm trọng hơn nƣ̃a, trong suốt cuộc sống này chúng ta buộc phải đối mặt với đau khổ. Điều này có nghĩa là, ở vào một thời điểm nào đó chúng ta phải cảm nhận thấy đau khổ do đói khát, do bệnh tật, già nua và phải chết. Đau khổ là một phần cố hữu trong cuộc sống chúng ta.
Hậu quả nỗi bất hạnh do đau khổ đem lại chính là sợ hãi. Chúng ta càng ngu dốt, thời chúng ta càng cảm thấy đau khổ. Toàn bộ sự việc chỉ là do vô minh (không biết) mà ra! Tồi tệ hơn nữa, có một số người trong chúng ta bắt đầu hiểu biết đôi chút, nhưng vẫn liên tục phạm phải những lỗi lầm. Càng cảm thấy đau khổ bao nhiêu thời chúng ta càng phải đối mặt với nhiều sợ hãi bấy nhiêu. Chính vì lẽ đó, kiến thức thực sự con người cần tìm tòi nghiên cứu đó chính là cách đoạn diệt được đến tận gốc rễ vô minh, đau khổ và sợ hãi của chúng ta.
Đơn giản hơn: “Bởi lẽ do không ƣa thích đau đớn thể chất cũng nhƣ tinh thần, chúng ta cần đến hạnh phúc. Bởi lẽ cần đến hạnh phúc chúng ta phải tìm tòi nghiên cứu điều gì đó có thể giúp chúng ta đoạn diệt được hết đau khổ và đem lại hạnh phúc trƣờng cửu cho chúng ta.” Thông qua cách suy tư như vậy nhân loại thực hiện rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Và quả là điều thất vọng to lớn cho con người, đa phần những nghiên cứu tìm tòi này đều không đem lại bất kỳ thành công mỹ mãn nào.
Chính vì lẽ đó, thiền viện Dhammakaya được thiết lập nhằm mục đích giúp cho chính thiền viện và các cư dân sống trong đó có dịp tu tâm tích đức để trở thành những con người chân chính và lương thiện đích thực. Thiền viện đã đề ra mục tiêu chính là huấn luyện những con người thực sự am hiểu Phật Pháp, hay “những lời dạy của một con người mà chúng ta thường gọi là Đức Phật và tạo điều kiện cho họ tu luyện để có thể tự mình chứng minh có sự hiện hữu và bản chất Phật
Pháp đích thực. Hiện nay thiền viện này đã mở rộng chi nhánh đến nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Những con số khách hành hương đến thăm thiền viện ngày càng gia tăng đáng kể, họ đến để tu luyện Phật Pháp với mục đích là đoạn diệt tận gốc tất cả những lậu hoặc (kilesa) để có thể chứng đạt cái họ gọi là Niết bàn, tức là điểm đến mà ở đó mọi đau khổ không còn hiện hữu trong ta nữa. Thế rồi thiền viện còn quyết định nhận lãnh nhiệm vụ truyền bá kiến thức này cho người khác là một phần chính yếu cuộc sống của họ. Kết quả là đã có sự tăng thịnh những hỗ trợ kỹ thuật và quản trị dành cho những tăng chúng tương đối nhỏ hơn trụ trì trong các thiền viện trong nhiều năm trước đó.
Tuy nhiên, Thiền viện Dhammakaya không bao giờ từ bỏ mục tiêu chính đó là phát triển các thành viên của mình trở thành người chân chính và thuyết dạy cho họ cách hành thiền. Hơn thế nữa, thiền viện còn tổ chức rất nhiều những nghi lễ suốt cả năm, thiền viện còn tạo cơ hội cho những người muốn thọ cụ túc giới đầy đủ làm sa-môn và cống hiến cuộc sống của mình nhằm tìm kiếm mục đích tối thượng.
Mặc dù cuốn sách nhỏ này nhằm đáp ứng nhu cầu cho các cư sĩ gia chủ, mục đích nhắm đến vẫn giống nhau cho tất cả những ai tìm đọc cho đƣợc: Đó chính là giúp chúng ta trở thành nhƣ̃ng con người lương thiện chân chính. Một khi đem áp dụng cuốn sách này vào cuộc sống, nó cũng giúp những ai muốn cống hiến cuộc sống của mình cho Phật Pháp và trở thành sa-môn trong tương lai.
Những mục tiêu cuộc sống có thể được cô đọng lại trong mức độ chính sau đây:
1) Mục tiêu phàm tục – đó là trở thành một người lương thiện và hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại này.
2) Mục tiêu siêu thế và phàm tục – đó là trở thành một ngƣời lương thiện ngay trong cuộc sống hiện tại này và có thể chứng đạt cõi hạnh phúc sau khi chết.
3) Mục tiêu siêu thế – dành cho những ai nhắm đến chứng đắc chánh đạo, chánh quả và Niết bàn.
Đối với những người ở mức độ đầu tiên, con người chúng ta gọi là Đức Phật sẽ cho họ lời khuyên sau đây: Có bốn giáo pháp khiến cho cuộc sống hiện tại chúng ta đang sống trở thành hạnh phúc: đó là chuyên cần tích cóp tài sản cho chính mình, giữ cho tài sản đó được an toàn, cẩn thân với những thiện nhân và khôn khéo cai quản tài sản của mình kiếm được.
Bởi vì tài sản là một vật dụng không lấy gì làm chắc chắn cho lắm, vật dụng ấy có thể dễ dàng hƣ hao mất mát. Hoặc là do thiên tai (lụt lội, hỏa hoạn), do trộm cướp, hình phạt hay tịch thu, tiền bạc sẽ nhanh chóng lọt ra ngoài tầm kiểm soát của ta. Chính vì lẽ đó khi kiếm được tài sản ta cần biết giữ lấy cho cẩn thận, không tiêu pha quá trớn. Hơn thế nữa cận thân với bạn bè tốt sẽ không dẫn ta đến chỗ phá sản (như thói quen chơi đêm, cờ bạc, rượu chè hay cận thân với phường côn đồ, v.v…) cũng là một cách giúp giữ tài sản của ta được an toàn.
Liên quan đến mức độ thứ hai, nếu ta có ý định đến nơi hoan lạc sau khi chết, chúng ta có thể làm được như vậy bằng cách học tập và tu luyện Phật Pháp. Nhƣ vậy chúng ta sẽ được dạy thực hiện bố thí, giữ giới, tự kiềm chế và hành thiền. Chính bởi điều thiện sẽ sản sanh ra điều thiện chúng ta sẽ đạt đến được định mệnh hoan hỷ khi qua đời.
Cuối cùng, liên quan đến mục tiêu cuộc sống tột đỉnh và tối thượng. Điều cơ bản là chúng ta phải tu tập Phật Pháp trong suốt cuộc sống, chúng ta cần phải tu luyện để được giải thoát khỏi tính chây lười, tùy niệm liên tục về những bất trắc trong cuộc sống và không chạy theo tà hạnh trong các dục giác quan. Cuối cùng thông qua chánh đạo chúng ta sẽ đến được đích điểm cuối cùng đó chính là Niết bàn.
Vì bất kỳ ai đọc cuốn sách này: mong sao quí vị nhận được phước lành với tuệ tri cần thiết để theo đuổi cuộc sống với tỉnh giác và chánh niệm. Mong sao quí vị được hạnh phúc và thịnh vượng. Mong sao toàn thể gia đình và bạn bè trợ giúp các bạn để dễ dàng thành công đạt đến ba mục tiêu ngay trong chính cuộc sống này để kết thúc được toàn bộ đau khổ và chứng đạt Phật Pháp tối thượng.
Thân mến
Phrabbavanawiriyakhun (Phadet Dattajeevo)
Phó Viện trưởng Thiền viện
Dhammakaya Pathum Thani, TháiLan
Discussion about this post