PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Làm sao để chia sẻ buồn vui với mọi người?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BlankHỎI: Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại. Vì vậy, tôi luôn sống tốt với mọi người, mong mọi người xung quanh mình có hạnh phúc, an vui để mình có nhiều cơ hội hơn được an vui, hạnh phúc.

Tuy vậy, trước những niềm vui của người khác tôi cũng khó có thể chia sẻ, vì không biết phải làm như thế nào? Rồi khi có người than thở về những nỗi buồn và sự bất hạnh của họ, nếu nghĩ tới thì tôi cũng bị lây theo cảm xúc đó, kéo theo cảm giác bất an. Nhưng nếu tỏ ra không quan tâm đến nỗi buồn và sự bất hạnh của người thì ngay lập tức tôi có suy nghĩ là mình vô cảm, ác độc với người. Chính những điều này làm cho tôi nhiều trăn trở, day dứt, không được bình yên. Vậy có cách nào vừa quan tâm chia sẻ với mọi người lại vừa bảo hộ được thân tâm của mình an lạc?

(LÊ QUANG HOÀNH, lq.hoanh@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Lê Quang Hoành thân mến!

Đúng như điều bạn đã chiêm nghiệm về Phật pháp, “con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau”, nên mình muốn hạnh phúc thì hãy trợ duyên giúp người thiết lập an vui, hạnh phúc.

Không thể có hạnh phúc đích thực nếu tự thân mình chưa hoàn thiện (suy nghĩ, nói năng, hành động chưa thuần thiện – lợi mình, lợi người) và xung quanh có quá nhiều người bất hạnh.

Vì thế, ngoài việc tự kiện toàn nhân cách đạo đức của người Phật tử (giữ năm giới, biết hổ thẹn với những điều sai trái đã làm), sống tử tế và hài hòa với mọi người thì chia sẻ buồn vui với người, khiến mọi người thêm hạnh phúc an vui là điều cần thiết, nên làm.

Khi một người có niềm vui, họ thổ lộ ra, bạn liền khởi tâm tùy hỷ (bày tỏ sự hân hoan, vui với niềm vui của họ). Bạn chỉ cần nở một nụ cười, hân hoan nói xin chúc mừng là đã đủ. Việc này không mất công, nhọc sức, chỉ cần có tấm lòng thật sự sẻ chia, vui với hạnh phúc của người là làm được.

Tuy nhiên, thực tế đời sống thì việc nhỏ này (tùy hỷ) lại không dễ làm. Vì trước thành công hay hạnh phúc của người, trong ta thường dấy lên tâm ganh tỵ nên cố gắng lắm mới nói được lời chúc mừng gượng gạo mà thôi. Bạn đã hiểu về lý Duyên sinh, niềm vui của người luôn tương tức với hạnh phúc của mình, vậy thì phải chuyển hóa ngay tâm ganh tỵ và đố kỵ (nếu có) để thật lòng tùy hỷ.

Ngược lại, khi một người thổ lộ những nỗi khổ niềm đau, bạn nghe mà xót thương, nhói lòng chính là tâm bi hiển lộ. Đừng sợ niềm đau ấy xâm chiếm tâm mình. Hãy lắng nghe họ, chỉ cần lắng nghe một cách chân thành thôi mà không cần làm gì khác (vì rất nhiều việc có thể ngoài khả năng của mình), sau khi lắng nghe, động viên “bạn cố gắng lên nhé” thì thực sự mình đã yêu thương (từ) và đã giúp cho họ bớt khổ rất nhiều (bi).

Có không ít người nghĩ rằng, mình phải có điều kiện thế này thế kia mới có thể thực hành từ bi, giúp người khác bớt khổ. Sự thật không hẳn như vậy, không cần có nhiều điều kiện, chỉ cần có tấm lòng thì mình đã có thể “sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ”.

Đối với người đang đau khổ, bạn đã biết thực hành từ bi. Đối với người có niềm vui, bạn đã thực tập sẻ chia niềm hoan hỷ. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập từ bi và hoan hỷ, có nhiều trường hợp bạn chưa thật thoải mái, lý do là vì bạn chưa tu tập tâm xả.

Xả chính là một trong Bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Xả chính là tâm buông bỏ, tự tại, an nhiên, bình thản trước mọi biến động thuận nghịch ở đời. Không luyến ái và cũng không thờ ơ, vô cảm là đặc tính của tâm xả.

Ngay cả khi thực hành tâm từ (yêu thương rộng lớn, hóa giải sân hận), tâm bi (thương xót và cứu giúp chúng sanh, lắng dịu độc ác và bạo tàn), tâm hỷ (mừng vui trước sự thành đạt, hạnh phúc của chúng sanh và loại trừ ganh ghét, đố kỵ) thì tâm ta vẫn còn những xung động vi tế, cần buông xả tất cả.

Vì vậy, khi ứng dụng thực tập chia sẻ buồn vui với mọi người, bạn cần trang bị thêm cho mình tâm xả. Tùy duyên mà làm việc tốt và sống tốt, sau đó là xả buông. Trước những thành bại, được mất, hơn thua, khen chê, vui khổ… ở đời, bạn nên giữ tâm điềm nhiên và bình lặng như mặt đất thì sẽ giúp người và chính mình luôn an lạc.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 1)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 1)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Phật Dạy Thế Nào Là Người Vợ Lý Tưởng?

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Để trở thành người vợ lí tưởng, người vợ tốt thì người nữ Phật tử hãy vâng lời Phật dạy,...

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

DUYÊN LỚN CÓ THỂ CHUYỂN NGHIỆP  DUYÊN NHỎ KHÔNG CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP Đào Văn Bình Có một câu hỏi ngàn...

Tôn Giả Quang Minh

TÔN GIẢ QUANG MINH Toàn Không   1)- LÒNG ĐỐ KỊ: Một thời đức Phật ngự tại rừng trúc Ca...

Tâm Từ

Tâm Từ

Cuốn sách là tập hợp của những giác ngộ về thiền, tâm và sự buông bỏ. Bằng những câu chuyện...

Kỹ Năng Sống Thích Nghi Trong Mùa Đại Dịch Covid-19

Kỹ năng sống thích nghi trong mùa đại dịch covid-19

KỸ NĂNG SỐNG THÍCH NGHI TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19 I - THỰC TRẠNG Đại dịch Covid-19 bùng phát ở...

Phật Giáo Thịnh Suy – Tác Giả: Ven.sayadaw U. Sumana – Dịch Và Tóm Tắt: Diệu Mỹ

The Decline And Development Of Buddhism By Sayadaw U Sumana (Ye U) Introduction : These "Essays on Buddhism" are written...

Chỉ Có Từ Bi Thôi Thì Không Đủ

Chỉ có từ bi thôi thì không đủ

CHỈ CÓ TỪ BI THÔI THÌ KHÔNG ĐỦTỳ Kheo Ni Pháp Hỷ Dhammananda Ba năm trước, tôi được gọi về...

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

CHÙA BẢO QUANG TỔ CHỨC LỄ MÃN TANG CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG THANH SANTA ANA, California (NV) – Chùa Bảo...

Thiền Giữa Đời Thường

Thiền giữa đời thường

Snow in the Summer Introduction, by Sayadaw U Jotika 1. Mind, Mindfulness & Meditation2. On Solitude3. Parental Love and Guidance4....

Phật Dạy Bổn Phận Con Cái Với Cha Mẹ

Phật Dạy Bổn Phận Con Cái Với Cha Mẹ

PHẬT DẠY BỔN PHẬN CON CÁI VỚI CHA MẸThích Đạt Ma Phổ Giác   Đạo Phật là đạo hiếu hay...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Nguyện thứ nhất: “Quốc vô ác đạo nguyện”Kinh văn: “Vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, quyên phi nhuyễn...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (18)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (18)

     47- Ngày Thứ 47 (Bài thứ 18) - Tối ngày 3/8/ÂL Một tăng sinh đang thiền làm việc...

Tuyển Tập Biên Khảo Nguyễn Vĩnh Thượng 2016

Tuyển Tập Biên Khảo NGUYỄN VĨNH THƯỢNG 2016   Tuyển tập Biên Khảo này gồm có mười bài viết được...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan...

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 1)

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

Tôn Giả Quang Minh

Tâm Từ

Kỹ năng sống thích nghi trong mùa đại dịch covid-19

Phật Giáo Thịnh Suy – Tác Giả: Ven.sayadaw U. Sumana – Dịch Và Tóm Tắt: Diệu Mỹ

Chỉ có từ bi thôi thì không đủ

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Thiền giữa đời thường

Phật Dạy Bổn Phận Con Cái Với Cha Mẹ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (18)

Tuyển Tập Biên Khảo Nguyễn Vĩnh Thượng 2016

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Tin mới nhận

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Phật phá trừ lòng dục của nam giới

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Vậy mà chẳng phải vậy

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Đức Phật ‘im lặng’ để trả lời có tự ngã không?

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Niềm tin vào Đức Phật

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất

Tin mới nhận

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 5: Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Bình yên trong nhị nguyên

Người giầu có và cái bát mẻ

Mẹ Có Nghĩa Là Duy Nhất! – Lưu Đình Long

Vấn Đề Dinh Dưỡng Đối Với Các Nhà Sư Thái Lan Và Việt Nam Tâm Linh

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Đánh Mất Tính Độc Lập Của Phật Giáo Việt Nam

Cái tôi thời nay

Thử Đối Chiếu Bốn Bản Dịch Bài Kệ “Hữu Cú Vô Cú” – Thích Thanh Thắng

Cực Lạc Cảnh Giới Tự Chiangmai

Vọng Tưởng – Tiến Trình Nhận Thức Làm Ô Nhiễm Tâm Và Phương Pháp Diệt Trừ Trong Kinh Mật Hoàn

Giáo Dục Phật Giáo [1] Tiến Sĩ Ananda W. P. Guruge – Thích Nữ Vân Liên Dịch

Mối quan hệ tình bạn theo tinh thần kinh Hiền Nhân

Chùa Hải Ấn – Chùa Hang, Nha Trang

Câu Chuyện Của Mari Và Ba Chú Chó Nhỏ

Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

An lạc tức khắc

Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Gươm báu trao tay (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 22)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 39)

Con Đường Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 11)

Lời Vàng – Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

Hương Quê Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese