ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI ĐÀI ABC
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và ABC
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Đây
là một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu
kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi
trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện
Đạt Lai Lạt Ma.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong ở Dharamsala sau khi quân Trung Cộng xâm chiếm quê
hương của ngài 46 năm về trước. Khi tôi
bước chân trên những con đường bụi mù ở thị trấn Dharamsala tôi thấy tu sĩ Tây
Tạng ở khắp mọi nơi. Những lá cờ cầu
nguyện tượng trưng cho hòa hiệp và may mắn treo khắp nơi trên cây cối và đường phố. Những người hành hương xoay những bánh xe cầu
nguyện cho những mong ước tốt lành, hy vọng họ được lắng nghe.
Nơi này bây giờ là trung tâm tâm linh của Đạo Phật
Tây Tạng, một trong những nền văn hóa
tôn giáo cổ xưa nhất.
Hỉnh
ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi xuống cầu thang nơi biệt thất của ngài và nói:
– Xin chào mừng!
(Welcome). Và thân mật cầm
tay người phỏng vấn, bước đi.
– Xin cảm ơn Đức
Thánh Thiện, đã cho phép tôi đến thăm viếng nơi này.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tính và đặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật
từ bi và tuệ trí. Hàng triệu người tin
tưởng Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị Phật Sống.
– Với một lòng
tôn kính sâu xa, thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn hỏi ngài rằng, ngài có phải là
một vị thần thánh không? (Are you a
God?)
– Không! (Cười)
– Không?
– Hôm nay là một
ngày mà đôi mắt tôi (ngài lấy kính ra) hơi nhức nhối. (cười) Nếu tôi là một vị
thần thánh thì mắt tôi không khó chịu thế. (cười)
– Nếu Đức Đạt
Lai Lạt Ma không phải là một vị thần thánh. Vậy thì ngài là gì? Một vị thầy?
– Một vị thầy. Tôi nghĩ là vị thầy.
Mỗi
năm, Đức Đạt Lai Lạt Ma bây giờ đã 70 tuổi, chủ trì hai tuần lễ giảng dạy Phật
Pháp. Hằng trăm khách hành hương đã lắng
nghe lời dạy của ngài được diễn dịch qua vài ngôn ngữ cùng với những tu sĩ Tây
Tạng trong những buổi thuyết giảng kéo dài cả ngày.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma là một học giả nổi tiếng nhất trong phương diện phong phú của
ngài. Phật Giáo không tin tưởng trong
Thượng Đế, tối thiếu trong cách mà người Ki Tô Giáo tin, nhưng Đạo Phật tin có
những loại thiên đàng nào đó tồn tại.
– Thiên đàng ở
đâu?
– Kinh điển Đạo
Phật diễn tả, ở trong mười phương, đông, tây, nam, bắc, trên, dưới, …
Những sách vở cổ
truyền của Tây Tạng diễn tả 6 loại địa ngục và 6 loại thiên đàng.
– Đức Thánh Thiện
xin ngài diễn tả quan điểm của Đạo Phật về thiên đàng.
– Rất hạnh phúc,
rất vui sướng. Nơi tốt nhất để phát triển
tâm linh xa hơn.
Đây
là chỗ mà Ki Tô Giáo và Phật Giáo không đồng ý với nhau.
– Đối với người Phật tử, mục tiêu sau cùng
không phải là chỉ đến đấy [rồi thôi] nhưng mà để thành Phật,…
– Vậy thì thiên
đàng không phải là một nơi thường trụ, mà giống như là một nơi chờ đợi (waiting
place). Không phải là nơi cuối cùng của
nó (not the end of itself).
– Vâng.
Đạo Phật tin rằng
sau khi chúng ta chết, chúng ta sẽ tái sinh hết lần này đến lần khác, sống
trong nhiều kiếp sống.
– Thái độ bạn
càng tốt trên trái đất, kiếp sống tới của bạn càng tốt hơn?
– Đúng thế!
– Và thái độ
càng tệ hại, thì kiếp sau cuộc sống càng tệ hại hơn!
– Nếu thái độ của
bạn tốt lành, là một người từ bi trắc ẩn, sau đó kiếp sống tương lai của bạn sẽ
là ở thiên đàng. Nếu bạn làm những việc
tiêu cực, làm tổn hại người khác, tổn thương người khác, thế thì bạn sẽ rơi xuống
địa ngục.
– Và đối với Phật
Giáo, nếu bạn làm những việc tốt, một cách từ bi, bạn sẽ được sanh lên thiên
đàng với một cuộc sống hạnh phúc. Trong
sự tái sinh của ngài, ngài sẽ trở lại, như một con người?
– Ô vâng.
– Hay hãy nói nếu
là một người xấu, sẽ phải trở lại như một con thú?
– Nếu một người
nào đó, làm những việc vô cùng tệ hại, như giết hại, trộm cướp, có thể sinh ra
trong thân thể một con thú,…
Đạo
Phật tin tưởng rằng, ngay cả những con thú có thể cải hóa đời sống thành những
con người trong những kiếp sống sau.
– Vậy thì nếu bạn là một con chó rất dễ thương, bạn có thể
thoát khỏi địa ngục của như đời sống của thú vật, và chuyển lên một đời sống tốt
đẹp hơn.
– Đúng đấy!
– Tôi biết nhiều
con chó, chúng tôi nuôi chó, chúng có những đời sống tốt, thế thì chúng có thể
trở lại.
– Tôi nghĩ bà có
kinh nghiệm. Hãy so sánh với những người
có trái tim nồng ấm hơn, một số con chó chỉ cắn xé nhau thế này (cười). Nên những con chó dễ thương,
tương lai của chúng sẽ tốt đẹp hơn (cười).
– Có phải mọi
người đều tái sinh?
– Theo quan điểm
của Đạo Phật, vâng.
Vị
Thánh Vương (God King) thứ 14 của Tây Tạng sinh ra trong nền văn hóa Tây Tạng
được tìm thấy sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm qua đời. Ngài được khám phá bởi phái đoàn tu sĩ
tìm kiếm và vượt qua những cuộc thử nghiệm,
cậu bé 3 tuổi Tenzin Gyatso, được tuyên bố là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Tenzin Gyatso và gia đình chuyển đến Điện
Potala ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng.
– Thưa Đức Thánh
Thiện, ngài được tin là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Khi ngài là một cậu bé, ngài có thể chỉ ra những
món đồ của của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.
– Điều ấy đúng
là như thế.
– Cho nên mọi
người tin rằng ngài là hóa thân của của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Như vậy những điều ấy đến từ ký ức của kiếp sống
trước.
– Khi tôi còn rất
trẻ, dường như những ký ức rất rõ ràng như thế nào. Nhưng bây giờ hết rồi.
– Vậy thì mục
tiêu của tái sinh hóa thân là gì? Tại
sao không cứ ở trên thiên đàng?
Phật
Giáo tin rằng mục tiêu tối hậu là niết bàn hay giác ngộ, thể trạng toàn tri toại
nguyện.
– Niết bàn cao
nhất là Quả Phật, hoàn toàn loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực, và điều ấy
tự động đưa đến giác ngộ.
– Ngài là một bậc
giác ngộ chứ, thưa Đức Thánh Thiện?
– Không. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tối nay. (Cười). Và ký ức tôi không nhớ điều gì đã xảy ra hôm
qua. Hoàn toàn quên cả rồi (cười).
– Nếu ngài giác
ngộ, ngài sẽ nhớ tất cả chứ?
– Ô vâng.
– Ngài chưa đạt
đến thể trạng ấy, chỉ phần nào đó thôi chứ gì?
– Không, tôi xem
tôi chỉ như một con người như những người khác. Không quá đặc biệt, …
Băng
ghi hình chiếu cảnh tài tử Richard Geer tuyên bố:
– Một trong những
con người vĩ đại có lẻ là từ trước đến giờ bước chân trên trái đất này, Đức
Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
Đúng
hay không, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một người phi thường ngoại hạng. Trước ngài chưa một vị Đạt Lai Lạt Ma nào ra
khỏi Tây Tạng, nhưng ngài đã du hành một cách rộng rãi, trở thành một biểu tượng
của bất bạo động đáp lại cho sự gây hấn, công kích. Năm 2003, sáu mươi lăm nghìn người đã tập trung tại Công Viên Trung
Tâm ở New York để nghe những giảng dạy của ngài về từ bi:
– Con người có
cùng khả năng không khác nhau cho dù giàu hay nghèo,….
– Ngài đã từng
nói rằng, mục tiêu của đời sống là để hạnh
phúc. Con người hoàn thành việc này như thế nào?
– Tôi nghĩ là
trái tim nồng ấm.
– Thế thì đấy là
chìa khóa cho hạnh phúc?
– Lòng từ bi ấy
ban cho bạn … sự tự tin hơn, điều ấy thật sự thay đổi thái độ của bạn.
– Nhìn vào thế
giới hiện nay, chúng ta gần thiên đàng hay địa ngục hơn?
– Gần thiên đàng
hơn, tôi tin thế.
Khi cuộc phỏng vấn
qua đi, tôi chấm dứt một ngày với lòng chân thành của Đức Đạt Lai Lạt Ma, với
tôi. Tôi đã làm việc thật sự với một lãnh tụ của thế giới.
– Tôi có thể hỏi
ngài một điều chứ?
– Vâng.
– Tôi có thể hôn
trên má ngài chứ?
– Ô vâng, được
chứ.
Và tôi đã hôn
trên má Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài cười ha hả. Và ngài đã chỉ cho tôi cách hôn của người Tân Tây Lan như thế nào. Ngài ra dấu mím môi kín môi lại và hai người chạm đầu mũi vào nhau, và cả hai
cùng cười.
Nguyên
tác: The Dalai Lama Interview Ẩn
Tâm Lộ ngày 5-5-2012 http://www.youtube.com/watch?v=8Zpf1DdArek&feature=related
Discussion about this post