ĐỘNG CƠ VÀ NGUYỆN VỌNG
Nguyên tác: Motive and Aspiration (Trích từ quyển Awakening the Mind, Lightening the Heart)
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma – Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Như
những Phật tử, bất cứ những sự thực hành Giáo Pháp nào mà chúng ta thực hiện,
cho dù chúng ta đọc lời cầu nguyện, bố thí – cúng dường hay lắng nghe giảng dạy,
chúng ta phải bắt đầu bằng việc lặp lại những lời quy y và việc phát sinh tâm tỉnh
thức[1]:
Phật, Pháp, và cộng đồng tâm linh, Cho đến khi con
đạt được thể trạng giác ngộ. Bằng năng lực của
bố thí và những phẩm chất khác[2],
Nguyện cho con đạt
được quả Phật để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Những
vần kệ này tóm lược cốt tủy những lời Phật dạy và đặc biệt của những ai thuộc Đại
thừa Phật Giáo. Hai dòng đầu dạy về quy
y. Hai dòng cuối dạy về việc phát sinh
tâm tỉnh thức vị tha tức là tâm giác ngộ hay tâm bồ đề.
Tất
cả những ai đã quy y có một cảm giác gần gũi và tin tưởng đối với Tam Bảo – Đức
Phật, Giáo Pháp (lời dạy của Ngài), và Tăng Già, cộng đồng tâm linh của tăng
ni. Đây là nhân tố quyết định quý vị có
phải là một Phật tử hay không. Nếu quý vị
quy y Tam Bảo, quý vị là Phật tử; còn nếu khác đi thì không phải. Chúng ta có thể quy y ở nhiều trình độ khác
nhau của sự thậm thâm, tùy thuộc trên mức độ thông tuệ của chúng ta. Càng thấu hiểu bản chất tự nhiên của Tam Bảo,
chúng ta càng được thuyết phục bởi những phẩm chất đặc biệt của Tam Bảo. Sự tìm cầu nương tựa trong Ba Ngôi tôn quý của chúng ta sau đó sẽ vững vàng và sâu sắc
hơn nhiều.
Cung
cách chúng ta tìm cầu sự nương tựa trong Ba Ngôi tôn quý thì đa dạng. Một cách là tự phó thác chúng ta đối vớiTam Bảo,
xem Ba Ngôi tôn quý như những đối tượng siêu việt đối với chúng ta và tìm cầu sự
bảo hộ, nương tựa, và giúp đở. Một cách
khác là tìm cầu sự quy y trong Tam Bảo như một khuynh hướng để trở thành một vị
Phật một ngày nào đấy bằng việc đạt được những phẩm chất của tri thức và tuệ
giác. Hai cách quy y minh chứng cho những
trình độ khác nhau của dõng khí và quyết tâm. Những người nào đấy tìm cầu sự giúp đở và bảo hộ từ một đấng siêu việt
trong những lúc khó khăn và nguy nan rồi thì cần nhắc nhở người ấy nhớ lại nhằm
để hoàn tất bất cứ điều gì đấy mà họ đã đề ra để hành động. Những người như vậy thì không thật sự có thể
hành động cho chính họ. Tuy thế, những
người khác can đảm hơn. Họ có thể thỉnh
cầu một sự giúp đở nào đấy ban đầu, nhưng rồi họ quyết tâm để hổ trợ chính họ. Họ sử dụng bất cứ nổ lực nào cần thiết để
hoàn thành nguyện ước của họ. Họ có
khuynh hướng trong việc trở nên độc lập, vì thế họ hành động cần cù để thân chứng
những mục tiêu của họ và loại trừ những chướng ngại rắc rối của chính họ.
Trong
việc quy y, cũng có những người không can đảm lắm. Họ tự phó thác chính họ đối với Tam Bảo, nguyện
cầu để họ được ban cho sự bảo vệ và nương tựa. Họ thiếu sự quả quyết và niềm tin trong chính họ để thăng tiến đến vị thế
của một Đức Phật. Đây là thái độ của những
người chỉ tìm cầu cho sự giải thoát của riêng họ khỏi khổ đau và tái sinh. Những ai tìm cầu sự giải thoát cho tất cả
chúng sinh là can trường hơn gấp bội. Họ
cũng phó thác chính họ trong Ba Ngôi tôn quý để tìm cầu sự bảo hộ cùng nương tựa, nhưng khuynh hướng chính của họ là
để đạt đến thể trạng siêu tuyệt của quả Phật cho chính họ vì thế họ mới có thể
phụng sự những chúng sinh khác một cách tuyệt hảo nhất. Những người như thế quyết tâm tiêu trừ tất cả
những dấu vết của những cảm xúc phiền não và thân chứng những đức tính toàn hảo
của một vị Phật. Mô thức quy y này là
thông tuệ rộng sâu[của những bậc hiền
nhân].
Bởi
vì rõ rằng việc tìm cầu nương tựa có thể có nhiều hình thức và có thể được hoàn
tất trong nhiều trình độ, điều thiết yếu để nghĩ về bản chất tự nhiên của Phật,
Pháp, Tăng và những đức tính đặc biệt trong khi tụng niệm thể thức quy y.
bố thí và những đức tính khác, Nguyện cho con đạt
đến quả Phật để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Hai
dòng này biểu thị tâm tỉnh thức giác ngộ. Bằng việc trau dồi nguyện vọng đặc biệt này, những khuynh hướng cá nhân
để đạt đến thể trạng tối thượng của giác ngộ trong sự quan tâm đến tất cả chúng
sinh. Bắt đầu từ việc quy y, trong tất
cà mọi hành động đạo đức hành giả nghĩ, “Tôi nên dấn thân trong những hành vi
thánh thiện này vì thế chúng sinh có thể giải thoát khỏi khốn cùng và ở trong sự
hòa bình hoàn toàn.”
Những
hành vi tốt đẹp của hành giả không phục vụ cho tính vị kỷ. Nguyện vọng này phi thường, can trường, và
chan hòa. Bằng năng lực của tư tưởng
này, hành giả gieo những hạt giống và đặt nền tảng cho tất cả nhưng thứ diệu kỳ
trong đời sống này và những kiếp sống sắp tới. Những dòng này chứa đựng tinh hoa và gốc rể những lời Phật dạy. Mặc dù những dòng này rất ngắn, nhưng ý nghĩa
rất rộng lớn và sâu xa. Trong khi trì tụng
những dòng này, chúng ta nên hướng tất cả những thực hành Phật Pháp của chúng
ta, như thiền quán và bố thí hay giảng dạy, để làm lợi ích cho tất cả chúng
sinh. Chúng ta không nên chú ý hời hợt đến
chữ nghĩa mà thay vì thế phản chiếu trên ý nghĩa là như thế nào.
Bất
cứ khi nào chúng ta thể hiện sự thực hành Phật Pháp nào, chúng ta đều bắt đầu với
những dòng quy y và phát tâm tỉnh thức
này. Thông thường chúng ta trì tụng ba lần,
mặc dù không có luật lệ nào bắt chúng ta không được đọc tụng nhiều hơn hay ít
hơn ba lần. Mục tiêu của ba lần trì tụng
này là để có thể phản chiếu trên ý nghĩa trong khi đọc tụng. Qua sự thực tập này chúng ta phải có thể tác
động sự chuyển hóa thái độ của chúng ta, để tô điểm tâm thức chúng ta một cách
tích cực. Để làm điều này có thể cần thiết
để trì tụng những dòng trên nhiều lần. Tùy thuộc vào sự săp xếp của chúng ta, chúng ta có thể thích trì tụng
hai dòng thể thức quy y nhiều lần, rồi trì tụng thể thức cho việc phát sinh tâm
tỉnh thức trong cùng cách như thế. Trong
cách này, chúng ta có thể tập trung trên một đề tài trong một thời điểm và tiến
hành sự thực tập hiệu quả hơn. Sau khi
trì tụng những dòng này khoảng mười lăm lần, phải có sự thay đổi trong trái tim
chúng ta. Đôi khi chúng ta có thể rất
xúc động đến nổi nước mắt tuôn tràn ra.
Chỉ
khi nào tiến hành trong một sự thực tập thích đáng về quy y và phát tâm tỉnh thức
chúng ta mới dấn thân trong bất cứ sự thực tập nào khác, chẳng hạn đọc lời nguyện
cầu hay trì tụng chân ngôn. Năng lực của
mỗi sự thực tập tùy thuộc trên phẩm chất và sức mạnh sự thực tập của chúng ta về
quy y và tâm tỉnh thức. Có sự nghi ngờ rằng
chỉ lập lại những lời cầu nguyện mà không có động cơ thích đáng có phải là sự
thực hành Phật Pháp hay không? Có thể
không có lợi ích gì hơn như việc sử dùng máy hát đĩa. Do thế, việc phát triển một động cơ tích cực
là thiết yếu trong phạm vi này. Toàn bộ
sự nhấn mạnh của việc thực hành tâm linh phải hướng trực tiếp đến việc tạo nên những tư tưởng cũng như hành động
tích cực và lành mạnh.
Khi
chúng ta chuẩn bị một bửa ăn, chúng ta cần bắt đầu với thành phần chính như gạo,
bột, và rau cải. Gia vị và muối được
thêm vào sau để tăng thêm mùi vị. Tương
tự thế, khi những đối tượng của sự thực hành Giáo Pháp đã được hoàn thành bẳng
việc tạo nên một thái độ tình thần tích cực và lành mạnh, những sự thực tập
khác như cầu nguyện, quán tưởng, và thiền tập, cũng trở nên đầy đủ ý nghĩa.
Tất
cả mọi tôn giáo đều có nguyên tắc căn bản là để hổ trợ nhân loại trở nên những
con người tốt đẹp hơn, tinh tế hơn và sáng tạo hơn. Trong khi những tôn giáo nào đấy sự thực hành
chính yếu là tụng niệm những lời cầu nguyện và đối với những tôn giáo khác chủ
yếu là sự hành xác để chuộc tội, trong Đạo Phật sự thực hành chính yếu là thấu
hiểu để chuyển hóa và cải thiện tâm thức. Điều này có thể được nhìn trong một cách khác. So sánh đến những hành vi thân thể và lời
nói, hoạt động tinh thần là vi tế hơn và khó khăn hơn trong việc kiểm
soát. Những hành vi thân thể và lời nói
thì rõ ràng hơn và dễ dàng hơn để học hỏi và thực hành. Trong phạm vi này, những việc theo đuổi tâm
linh liên hệ đến tâm thức là phức tạp hơn và khó khăn hơn để đạt được.
Điều
cần yếu cho chúng ta là thấu hiểu ý nghĩa thật sự của Đạo Phật. Thật là quý báu rằng sự hấp dẫn trong Phật
Giáo đang gia tăng, nhưng quan trọng hơn là việc thấu hiểu Đạo Phật thật sự là
gì. Ngoại trừ chúng ta thấu hiểu giá trị
và ý nghĩa cốt yếu của lời Phật dạy, bất cứ cố gắng nào để bảo tồn, khôi phục,
hay truyền bá Phật Pháp đều như đi trên một lối mòn lạc hướng. Giáo nghĩa và sự thấu hiểu Phật Pháp không phải
là điều gì đấy thuộc thân thể vật chất. Do vậy, ngoại trừ nó được hoàn thành với sự thấu hiểu thích đáng, nếu không thì những việc xây dựng chùa viện
hay trì tụng kinh điển thậm chí có thể không phải là thực hành Phật Pháp. Vấn đề là việc hành trì xảy ra trong tâm thức.
Sẽ
là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ thay đổi áo quần, đọc lời cầu nguyện, hay lễ lạy
phủ phục là bao hàm toàn bộ sự thực hành Phật Pháp. Để tôi giải thích. Khi chúng ta thực hiện sự lễ lạy hay đi nhiễu
quanh chùa viện, mọi thứ tư tưởng khởi sinh trong tâm thức chúng ta. Khi chúng ta chán nãn thì một ngày rất dài,
đi quanh chùa viện có thể rất là dễ chịu. Nếu chúng ta gặp một người bạn thích nói đồng hành, thời gian giống như
bay đi. Có thể đấy là cuộc đi bộ dễ thương, nhưng
trong ý nghĩa thật sự thì không phải là thực hành Phật Pháp. Thậm chí có những trường hợp có thể đang hành
trì Phật Pháp biểu lộ bên ngoài nhưng trong thực tế chúng ta đang tạo nên những
nghiệp nhân tiêu cực. Thí dụ, một người đi nhiễu quanh chùa viện mưu tính một kế
hoạch lừa dối người nào đấy hay dự trù trả hận chống lại một kẻ thù. Trong tâm tư người ấy, có thể đang nói là,
“Đây là cách mà ta sẽ hạ gục đối thủ của ta, đây là những gì ta sẽ nói và đây
là những gì ta sẽ làm.” Tương tự thế,
chúng ta có thể đang trì tụng mật ngôn thánh thiện, trong khi tâm tưởng chúng
ta ấp ủ những suy tư hiểm ác. Do vậy, những
gì dường giống như sự thực hành Phật Pháp qua thân thể và lời nói có thể chứng
tỏ là dối trá.
Chúng
ta nói rằng khuynh hướng chính của sự thực hành Phật Pháp là để rèn luyện tâm
thức. Chúng ta thực hiện việc ấy như thế
nào? Hãy nghĩ về những hoàn cảnh khi
chúng ta vô cùng giận dữ với người nào đấy mà chúng ta muốn làm bất cứ điều gì
để tổn thương kẻ ấy. Bây giờ đúng là một
hành giả chân chính, chúng ta cần suy nghĩ một cách phải lẽ về điều này. Chúng ta cần nghĩ về vô số những khiếm khuyết
của sân hận và các kết quả tích cực của việc phát sinh từ bi. Chúng ta cũng phản chiếu rằng con người, đối
tượng sự giận dữ của chúng ta là giống như chúng ta trong việc mong muốn đạt đến
hạnh phúc và xa lánh khổ đau. Dưới những
tình cảnh như thế, làm thế nào chúng ta có thể biện minh cho việc làm tổn
thương người kia?
Chúng
ta có thể tự nói với chính mình rằng, “Tôi tự nghĩ chính mình là một Phật tử. Thời khắc tôi mở mắt vào buổi sáng, tôi trì tụng
những lời cầu nguyện quy y và phát triển tâm tỉnh thức(tâm giác ngộ). Tôi hứa nguyện hành động vì tất cả chúng
sinh, và trái lại ở đây tôi đang làm cho có quyết tâm thôi thúc hung tợn và phi
lý. Làm sao tôi có thể tự gọi mình là một
Phật tử? Làm sao tôi có thể đối diện với
chư Phật khi tôi làm một việc nhạo báng con đường của các Ngài?”
Chúng
ta có thể làm tan biến một cách hoàn toàn thái độ cay nghiệt của chúng ta và cảm
giác giận dữ bằng việc suy nghĩ trong cách này.Trong nơi chốn của chúng, những
tư tưởng tế nhị và dịu dàng có thể được gợi lên bằng việc phản chiếu giận dữ
sai lầm như thế nào với người kia và người kia xứng đáng với sự tử tế và thiện
ý của chúng ta như thế nào. Trong cách
này, chúng ta có mang đến một sự chuyển hóa chân thật cho trái tim. Đây là Giáo Pháp trong ý nghĩa chân thực của
từ ngữ. Những tư tưởng tiêu cực trước đây có thể được xóa tan và thay thế bằng
cảm giác tích cực cùng từ bi cho người kia. Chúng ta nên lưu ý sự thay đổi ấn tượng này. Đây là một bước nhảy vọt đáng lưu tâm. Đấy là ý nghĩa thật sự của những gì gọi là
hành trì Phật Pháp, nhưng không phải là một vấn đề đơn giản.
Khi
tâm thức được tác động bởi một tư tưởng đạo đức đầy năng lực, không suy tư tiêu
cực nào có thể triển khai cùng một lúc. Nếu chúng ta được thúc đẩy bởi những tư tưởng ân cần và hoan hỉ, ngay cả
những hành vi dường như tiêu cực có thể cũng mang đến những kết quả tích cực. Thí dụ, nói dối thông thường là tiêu cực,
nhưng khi chúng ta thực hiện nó vì từ bi và một tư duy để giúp đở người nào
khác, nói dối có thể được chuyển hóa thành điều gì đấy lành mạnh.
Tư
tưởng vị tha của tâm tỉnh thức xuất phát từ sự thực hành bồ tát, từ ái và bi mẫn. Do vậy, trong vài trường hợp, một vị bồ tát được phép vi phạm những hành
động tiêu cực của thân thể và lời nói. Những hành vi xấu thông thường cho sinh khởi những kết quả không thuận lợi. Nhưng tùy thuộc trên động cơ, đôi khi những
hành vi này có thể là trung tính, và vào những lúc khác chúng có thể trở thành
xứng đáng một cách diệu kỳ. Đây là một số
lý do tại sao chúng tôi nhấn mạnh rằng Đạo Phật quan tâm một cách cơ bản với
tâm thức. Những hành vi thân thể và lời
nói của chúng ta chiếm lấy vai trò thứ yếu. Thế nên, phẩm hạnh hay sự thanh khiết của bất cứ sự thực hành tâm linh
nào được quyết định bởi khuyn hướng và động cơ cá nhân.
Con
người tự do có niểm tin trong bất cứ tôn giáo nào họ thích. Những người đối lập với tôn giáo cũng biểu hiện
ra ý chí của họ. Con người lựa chọn theo
đuổi một tôn giáo tùy thuộc sự thích thú và thiên hướng của họ. Không có cách nào để thúc ép mọi người đi
theo Đạo Phật hay bất cứ tôn giáo nào khác. Trong cuộc đời của chính Đức Phật, Ngài đã không thể làm cho tất cả mọi
người Ấn Độ trở thành Phật tử. Trong một
thế giới đa dạng sở thích và xu hướng, mọi người không thể đều trở thành Phật tử. Con người thụ hưởng quyền tin tưởng hay không
tin tưởng trong bất cứ tôn giáo nào như nguyện ước của họ.
Đối
với chúng ta điều thiết yếu là chúng ta đã chọn lựa đi theo Đạo Phật và quyết
chí quy y trong Phật Bảo. Dưới những
tình cảnh như thế, chúng ta bắt buộc phải tôn trọng những ngôn từ của Đức Phật. Nếu người Tây Tạng chúng tôi không tuân theo
lời Phật dạy mà đòi hỏi người Trung Cộng làm như thế, thì chỉ là buồn cười. Họ từ chối Đạo Phật; tại sao họ phải tuân
theo lời Giáo huấn của Đức Phật? Nếu họ
nói lời dối trá và ấp ủ những hành vi lừa bịp khác, chúng tôi có thể làm
gì? Nếu họ bị tràn ngập bởi thù hận, chấp
trước, và vô minh, họ sẽ không vui và sẽ làm rắc rối cho người khác. Do thế, đấy là nhiệm vụ của những người Phật
tử, kể cả người Tây Tạng, hành trì Giáo nghĩa Phật Pháp. Sự thực hành của chúng ta là những cảm xúc
phiền não – thái độ thù địch, chấp trước, và si mê – phải được tiêu trừ. Tâm thức chúng ta phải được tự do với những vọng
tưởng này, và trên mãnh đất tâm thức của chúng chúng ta phải phát triển những đức
tính tích cực.
Như
những người Phật tử, chúng ta có những bức tượng hay tranh của Đức Phật trên
bàn thờ ở nhà. Chúng ta đến chùa chiền
hay tu viện để đỉnh lễ Đức Phật. Đây là
tất cả những gì biểu lộ sự tôn kính và tin tưởng của chúng ta. Nhưng thử thách thật sự là chúng ta chân
thành tuân thủ những lời Phật dạy được bao nhiêu. Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo
tâm linh của chúng ta. Do thế, những
hành vi thân thể, lời nói và tư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài. Ngay cả nếu chúng ta không thể tuân theo đấy
một cách hoàn toàn, chúng ta phải nghiêm chỉnh tột bậc trong nổ lực của chúng
ta. Từ trong chiều sâu của trái tim
chúng ta phải có một quyết tâm vững vàng để hành động trong những khuôn thước của
giáo thuyết Phật Đà. Chúng ta cần bảo đảm
rằng đời sống hằng ngày của chúng ta tương hợp lời xác nhận là những người Phật
tử. Nếu chúng ta không thể thực hiện được
những điều này, lời tuyên bố ấy sẽ là giả tạo và vô nghĩa, chúng ta hờ hửng và
quên lãng những lời Phật dạy, đây là một hình thức của sự lừa dối. Điều ấy thì mâu thuẩn và đáng thương. Phải nên có sự hòa hiệp giữa những gì chúng
ta nói và những gì chúng ta làm.
Khi
chúng ta bắt đầu sự thực hành Phật Pháp, chúng ta lập lại lời nguyện cầu quy yvà
phát triển tâm giác ngộ, nhưng cùng lúc chúng ta phải tạo nên một động cơ lành
mạnh được truyền cảm hứng bởi từ ái và bi mẫn. Sự thực hành kiểu này phải được
hoàn thành bởi cả thầy và trò giống như nhau. Khi tôi ngồi trên pháp tòa, tôi không được có ý tưởng, suy nghĩ về việc
tôi tuyệt vời như thế nào. Tôi cũng
không nên nghĩ rằng tôi là một vị Đạt Lai Lạt Ma và có thể nói bất cứ điều gì
tôi thích đến những học nhân của tôi. Một
thái độ như vậy là không thích hợp. Tôi
chỉ là một thầy tu Đạo Phật giản dị và là một môn nhân của Đức Phật. Trách nhiệm của tôi là cố gắng tận lực để thực
hiện đầy đủ giáo huấn. Khi tôi thực hành
giáo lý, tôi không cố gắng để làm vui lòng hay tâng bốc Đức Phật. Sự thực của vấn đề là tôi quan tâm cho hạnh
phúc và khổ đau của chính tôi. Cho dù
tôi thụ hưởng hạnh phúc hay trãi nghiệm khốn khó tùy thuộc hoàn toàn trong
chính tay tôi. Những nhân tố nền tảng
này động viên tôi để dấn thân trong việc thực hành Phật Pháp.
Đức
Phật đã giảng dạy từ kinh nghiệm của chính Ngài, những gì lợi lạc về lâu về dài
và những gì tổn hại. Tôi, trước hết, muốn
hạnh phúc và hy vọng lánh khỏi khổ đau. Đây là một nguyện vọng mà sự hiện hữu của những ai vượt qua năm tháng
hay thậm chí cả cuộc đời này; nó mở rộng đến những đời sống bất tận. Tôi phải nhận ra ba loại thuốc độc – – những
cảm xúc phiền não của tham dục, thù hận, và si mê – sự tin tưởng rằng mọi vật tồn
tại như chúng xuất hiện, một cách độc lập, và tự do, không tùy thuộc trên những
nguyên nhân – là nguồn gốc của những vọng tưởng này. Để đối phó với những tư tưởng si mê và chấp
ngã này, tôi cần phát sinh từ ái, bi mẫn, vị tha, và tuệ trí hiểu biết tính
không.
Tôi
tin rằng vận mệnh của tôi hoàn toàn tùy thuộc trên đôi tay tôi. Những gì Đức Phật đã dạy có ý nghĩa vô vàn
trong đời sống của tôi. Những lời của
Ngài đang trở nên trong sáng hơn, và những gì Ngài đã dạy hơn 2.500 năm trước
mãi mãi thích hợp. Mặc dù tôi không thể tìm hiểu tận chiều sâu tất cả những giảng dạy
của Ngài, nhưng tôi có thể luận ra ý hướng của Ngài trong sự liên hệ đến những
giảng giải của Ngài về hai chân lý (chân lý tối hậu – chân đế, và chân lý quy ước
– tục đế), Bốn Chân Lý Cao Quý (khổ đau, nguyên nhân của nó, sự chấm dứt, và
con đường đi đến sự chấm dứt), và v.v… Khi tôi lắng nghe và suy tư về triết lý
Đức Phật đã dạy từ lâu xưa, hiếm có điều gì vô nghĩa đối với tôi. Tôi đạt được lợi lạc vô cùng từ những lời dạy
của Ngài, và tôi tin rằng những người khác cũng lần lượt có thể lợi ích từ những
lời của tôi. Với mục tiêu hổ trợ này,
tôi chia sẻ những ý tưởng và kinh nghiệm của tôi. Khi chúng ta hữu dụng đối với những người
khác, thì chúng ta đang hành động phụng sự Giáo Pháp. Giúp đở thậm chí chỉ một người cũng quý giá.
Đức
Phật ban đầu phát triển tư tưởng vị tha và sau đó dấn thân trong việc tích tập
công đức. Cuối cùng Ngài đạt đến thể trạng
giác ngộ của Quả Phật. Ngài đã thực hiện
thật hoàn toàn trong sự quan tâm đến những chúng sinh khác. Được truyền cảm hứng bởi tâm giác ngộ, mà điều
ấy là quan tâm đến người khác hơn là chính mình, Đức Phật đã hoàn thiện việc
rèn luyện trên con đường tu tập. Qua
lòng vị tha của Ngài, Đức Phật đã hành động để hoàn thành sự cát tường của những
chúng sinh khác. Qua hàng vố số kiếp
Ngài đã kiên cường trong sự theo đuổi ấy. Ngay cả sau khi đạt đến giác ngộ, chính nổ lực của lòng vị tha ấy đã hướng
Ngài đến việc chuyển pháp luân. Do vậy
chủ đề nền tảng của Đạo Phật là lợi ích cho người khác. Khi chúng ta có thể giúp người khác phát sinh
đức hạnh trong trái tim của họ, làm cho họ hạnh phúc và đời sống của họ đầy đủ
ý nghĩa, đấy là sự phụng sự chân thật đến Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài. Chúng ta phải chuyên cần và hướng trực tiếp
những nổ lực tuyệt hảo nhất của chúng ta trong cách này. Thế đấy, tôi tin, là việc đáp ứng đến lợi ích
của người khác cũng như của chính mình trọn vẹn như thế nào.
Phong
tục truyền thống của vị thầy lễ phủ phục ba lần đến pháp tòa trước khi an tọa
là rất quan trọng. Mục tiêu là để ngăn
ngừa sự kiêu mạn. Khi chúng ta ngồi trên
tòa cao, và thuyết giảng, người ta biểu lộ tôn kính của họ đến chúng ta bằng việc
đỉnh lễ đến chúng ta. Dưới những tình cảnh
như thế chúng ta phải cẩn thận một cách đặc biệt. Trái lại, có một hiểm họa vô vàn của sự kiêu mạn len lén bên
trong. Trong một vài trường hợp điều này
đã xảy ra. Những tu sĩ nào đấy, khởi đầu rất giản dị, sau khi thấy họ có nhiều học nhân và đã đạt được
một vị thế nào đấy, và họ trở nên vênh váo, dương dương tự đắc. Chúng ta không thể trách họ; đấy là kết quả của
những cảm xúc phiền não của chính họ.
Những
cảm xúc phiền não thì cực kỳ gian dảo và ngoan cố. Khi một người ở dưới sự thống trị của phiền
não được đặt ngồi trên pháp tòa, người ấy bị khống chế bởi vọng tưởng. Khi chúng ta nghe người ấy nói chuyện, lòng tự
hào của người ấy phồng to lên ngày càng dài hơn khi người ấy tiếp tục. Đây là việc các cảm xúc phiền não hoạt động
như thế nào. Hậu quả của cảm xúc phiền
não là đáng kinh ngạc. Chúng có thể làm
cho một vị thầy bất hòa với những người khác vì tham muốn nhiều học nhân
hơn. Trong những trường hợp như thế, cả
sự chấp thủ và thù oán cùng hoạt động.
May
mắn thay, có một năng lực có thể chiến đấu chống lại những cảm xúc phiền
não. Đấy là tuệ trí. Tuệ trí này trở nên trong sáng hơn và sắc bén
hơn khi chúng ta áp dụng phân tích và thẩm tra. Nó sinh động và dẽo dai. Trái lại,
tâm thức vô minh, mặc dù nó có thể là gian giảo, nhưng không thể chống lại sự
phân tích. Dưới sự thẩm tra thông tuệ,
nó bị sụp đổ. Sự thấu hiểu điều này cho
chúng ta niềm tin vững chắc để giải quyết những rắc rối được tạo nên bởi các cảm
xúc phiền não. Nếu chúng ta nghiên cứu và phản chiếu, chúng
ta có thể đạt đến một sự thấu hiểu hoàn hảo về tuệ trí, và những cảm xúc phiền
não như thái độ thù địch và chấp trước, những thứ được sản sinh bởi tâm thức
tin tưởng rằng mọi thứ là thật, rằng chúng tồn tại như chúng xuất hiện. Tâm thức nhận thức về sự tồn tại thật sự là cực
kỳ linh động, mạnh mẽ, và gian trá. Đồng
lõa gần gũi của nó, thái độ vị kỷ, là tương đồng với táo bạo và ngoan cố. Đã từ lâu lắm, chúng ta đã hoàn toàn ở dưới sự
thống trị của nó. Nó tự cho là bạn bè, hổ
trợ, và bảo vệ chúng ta. Bây giờ, nếu
chúng ta cẩn thận và sáng suốt, chúng ta phải phát triển tuệ trí thấu hiểu rằng
mọi thứ không tồn tại như chúng xuất hiện, rằng chúng vắng bóng loại sự thật
này; điều này được gọi là tuệ trí của tính không. Bằng việc sử dụng vũ khí này với nổ lực bền
bĩ, chúng ta sẽ có cơ hội để chiến đầu chống lại những cảm xúc phiền não.
Trong
tiến trình của sự thực tập, chúng ta cần nghĩ về những lợi ích của việc yêu mến
người khác và những khiếm khuyết của tính vị kỷ. Về đường dài, tư tưởng quan tâm đến người
khác sẽ chứng tỏ tính siêu việt, và tính vị kỷ của chúng ta sẽ xuất hiện trong một
ánh sáng mờ nhạt. Tất cả tùy thuộc trên
việc chúng ta nghiêm chỉnh và cần mẫn ra sao. Nếu chúng ta có thể tự chứng tỏ bằng việc theo đuổi con đường đúng đắn với
những nổ lực phối hợp, chúng ta có thể chắc chắn rằng những cảm xúc phiền não
có thể được tiêu trừ.
Phật
Quả là mục tiêu tối hậu trong sự thực
hành của chúng ta, và sẽ rất hữu ích để thấu hiểu điều này có nghĩa là gì. Tạng ngữ cho chữ giác ngộ có hai phần; phần thứ nhất liên hệ đến việc tịnh hóa và phần
thứ hai là sự làm giàu thêm hay đầy đủ. Chính
yếu những gì chúng ta phải tịnh hóa là những khuyết điểm của tâm thức chúng
ta. Sự tịnh hóa như thế không ngụ ý sự chấm dứt lập tức
các khuyết điểm này, nhưng biểu thị hành động cẩn trọng của việc áp dụng những
đối trị và hoàn toàn loại trừ chúng.
Bây
giờ đây, những khuyết điểm mà chúng ta đang liên hệ đến là những nguồn gốc của
khổ đau: nghiệp chướng và những cảm xúc phiền não cũng như những dấu vết[3] do
chúng để lại. Những khiếm khuyết này có
thể được loại trừ chỉ bằng việc áp dụng những đối trị thích ứng. Những dấu vết do các cảm xúc phiền não để lại
làm chướng ngại con người đạt đến toàn tri toàn giác. Tâm thức từ bản chất tự nhiên của nó, có khả
năng hiểu biết mọi thứ, nhưng những nhược điểm này che đậy hay chướng ngại tâm
thức khỏi những tri giác như vậy. Loại
trừ những chướng ngại này bằng việc phát triển những đối tác cần thiết được
hoàn thành bởi tâm thức. Khi tâm thức
hoàn toàn tự do khỏi chướng ngại, nó tự động trở nên tỉnh thức toàn diện, và
hành giả thức tỉnh đến sự giác ngộ toàn triệt.
Thể
trạng giác ngộ không phải là một loại thực thể vật lý nào đấy như một cư xứ
thiên đàng. Đấy là phẩm chất nội tại của
tâm thức khai mở trong năng lực tích cực toàn vẹn của nó. Do thế, nhằm để đạt đến thể trạng tỉnh thức
này, hành giả phải bắt đầu bằng việc loại trừ những thứ tiêu cực của tâm thức
và phát triển những phẩm chất tích cực từng thứ một. Đấy là tâm thức năng động áp dụng những đối
trị trong tiến trình loại trừ những thúc đẩy và chướng ngại tiêu cực. Ở đấy đi đến một điểm khi những xúc cảm phiền
não và chướng ngại tinh thần có thể không bao giờ tái diễn, bất chấp điều gì xảy
ra. Cùng biểu hiện ấy, chính là tâm thức
liên hệ độc nhất trong việc phát triển tuệ giác và tri thức tâm linh. Tuy thế, với một ít năng lượng tích cực có thể
được bắt đầu, qua quá trình diễn biến tâm thức trở nên hoàn bị tròn đầy với tri
thức và tỉnh thức của Phật Quả.
Mỗi
tôn giáo thể giới có các đặc trưng phân biệt và những bông hoa riêng của
nó. Nhưng, một cách căn bản, tất cả cùng
chia sẻ những xu hướng và đối tượng chung. Kết quả, các tôn giáo đã là cội nguồn của lợi ích cho hàng triệu người
qua hàng thế kỷ. Không có phủ nhận nào rằng
qua sự thực hành chân thành, tín đồ tôn giáo đạt đến hòa bình của tâm hồn và trở
nên những người mô phạm, khai hóa và tốt đẹp hơn. Họ đã tự làm cho họ thánh thiện, và cống hiến nhiều phụng sự vĩ đại cho nhân loại. Tuy nhiên, nhiều vấn nạn xã hội và chính trị
cũng phát sinh từ việc lạm dụng tôn giáo. Họ đấu tranh với những người khác niềm tin, thậm chí đôi khi đi đến mức
độ chiến tranh toàn diện. Tuy vậy,
chúng ta nên tôn trọng sự đa dạng tôn giáo bởi vì con người có những tính khí
và thiên hướng tinh thần khác biệt, sở thích và quan tâm bất đồng. Một tôn giáo , do thế, không thể thỏa mãn tất
cả mọi người. Từ quan điểm này, trạng
thái muôn màu muôn vẻ được ngưỡng mộ.
Mỗi
tôn giáo hữu dụng trong cách riêng của nó. Thật hảo huyền để tưởng tượng nên chỉ có một tôn giáo cho toàn thế giới. Không phải mọi người Ấn Độ đều đã tiếp nhận Đạo
Phật ngay cả trong chính thời Đức Phật tại thế. Điều này cũng đúng đối với những tôn giáo khác và những vị khai sáng nền
đạo. Do vậy, tôi tin tưởng trong một sự
hòa hiệp các tôn giáo, điều này là thực tiển, có thể áp dụng, và có thể phát
sinh những kết quả tích cực. Tôi ngưỡng
mộ những việc làm tốt đẹp của những ai thuộc các tôn giáo khác. Đây là một cung cách thân thiện để kết giao
bè bạn. Tôi có nhiều bằng hữu Ki Tô
Giáo, Hồi Giáo, và Ấn Độ Giáo. Trong phạm
vi này, tiến hành những cuộc bàn cải và tranh luận triết lý dường như vô nghĩa
đối với tôi. Điều gì tốt lành của việc
thử thách vị thế giáo thuyết của những tín ngưỡng khác làm nên được?
Thay
vì nuôi dưỡng sự ganh đua và tranh luận qua lại giữa tín đồ các tôn giáo, tôi đề
nghị rằng chúng ta nên học hỏi từ những tín ngưỡng khác. Tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng có thể thực hành những
thí dụ của người Ki Tô Giáo trong việc phục vụ xã hội. Nhiều người đã cống hiến đời sống của họ để
phụng sự những người đáng thương, nghèo cùng, và bị áp bức. Ở Calcutta[4],
thí dụ có Mẹ Theresa. Nhiều Ki Tô hữu
chăm sóc những người bệnh hủi mà hoàn toàn không quan tâm đến đời sống của
chính họ. Có tu sĩ Tây Tạng nào làm việc
đó không? Gần một nghìn năm trước, đại
sư Tây Tạng Dromtonpa[5] thật
sự đã làm việc ấy và đã đánh mất chân tay của ngài. Gần đây nhất, Tehor Kyorpon Rinpoche cũng chăm sóc những người khổ đau vì bệnh phong
cùi. Do vậy, thay vì đối đầu, học hỏi với nhau sẽ thông tuệ hơn và có ý nghĩa
hơn. Trong cách này, giáo đồ của mọi xu
hướng tín ngưỡng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nên thanh bình
và hòa hiệp trong thế giới của chúng ta.
Bởi vì mọi người khác nhau và thiên hướng của họ đa
dạng, nên Đức Phật đã dạy những quan điểm triết lý muôn màu sắc. Mục tiêu hoàn toàn trong giáo huấn của Ngài
là để lợi ích chúng sinh, cuối cùng đưa họ đến hòa bình và giác ngộ. Giáo huấn của Đức Phật không phải là một lý
thuyết cứng nhắc đòi hỏi tất cả môn đồ phải tuân thủ duy nhất và cùng một lý thuyết
triết học. Trái lại, Đức Phật đưa ra nhiều
trình độ khác nhau của việc giải thích để phù hợp với những trình độ thông tuệ
và tính khí tinh thần đa dạng của đệ tử. Kết quả, ở Ấn Độ, bốn trường phái tư tưởng quan trọng đã hình
thành. Thậm chí trong bốn trường phái tư
tưởng chính, cũng có vô số các chi phái phụ.
Điều quan trọng là phải nhớ rằng tất cả những gì Đức
Phật đã dạy là muốn giúp chúng sinh và hướng dẫn họ trên con đường tâm
linh. Giáo huấn của Ngài không phải là
những ức đoán trừu tượng mà là bộ phận của tiến trình và kỷ năng cho việc chiến
đấu với những cảm xúc phiền não. Chúng
ta có thể nhận thức những thích hợp của các đối trị cho những cảm xúc phiền não
khác nhau từ kinh nghiệm riêng của chúng ta. Đức Phật đã dạy rằng, để chống lại sân hận và thù oán chúng ta nên thiền
quán trên từ ái. Đặt chú ý trên khía cạnh
gớm ghiếc của đối tượng phục vụ cho việc làm xao lãng sự vướng mắc đến đối tượng. Có nhiều lập luận hợp lý để cho thấy rằng hiện
tướng của sự tồn tại cố hữu (có tự tính) là một sai lầm. Nhận thức của sự tồn tại cố hữu là một loại
si mê, và tuệ trí thân chứng tính không là đối thủ trực tiếp của nó.
Từ những giáo huấn như thế, chúng ta có thể kết luận
rằng cảm xúc phiền não chỉ là những vọng tưởng tạm thời của tâm thức và chúng
có thể được nhổ rể một cách hoàn toàn. Khi tâm thức hoàn toàn tự do khỏi
những nhiễm ô, năng lực bản chất chân thật tự nhiên của nó – trong sáng và tỉnh
thức – được khai mở một cách hoàn toàn. Khi sự thấu hiểu những điều này được làm phong phú, hành giả đi đến hiểu
rõ giá trị khả năng của việc đạt đến niết bàn và Phật Quả. Điều này xảy đến như
một sự phát giác diệu kỳ.
Chúng ta không phải xem những lời Đức Phật như điều
gì đấy thiêng liêng mà chúng ta không thể khảo sát. Trái lại, chúng ta tự do để thẩm tra và xác
minh giáo huấn của Ngài. Hành giả có thể nếm mùi vị những lời Phật dạy bằng việc
đem chúng vào thực hành. Như một kết quả
của kinh nghiệm cá nhân, hành giả đạt được sự thuyết phục và niềm tin trong
giáo huấn. Điều này, tôi nghĩ, là đặc điểm
vô song của Đạo Phật. Trong những tôn
giáo khác lời của Thượng Đế hay đấng tạo hóa được xem như là tuyệt đối.
Có hai mục tiêu chính của con đường tâm linh trong
phạm vi Đạo Phật. Đây là sự tái sinh cao
thượng và những gì được biết là phẩm hạnh tốt đẹp rõ ràng, những điều liên hệ đến
giải thoát khỏi tái sinh và tiếp cận sự giác ngộ hoàn toàn. Thật là mê ly để nghe một giải thích về những
phương pháp chi tiết cho việc đạt đến những mục tiêu này. Môn đồ không bị đòi hỏi phải phụng thờ Đức Phật
nhằm để đạt đến sự tái sinh cao quý. Nhưng
được giải thích rằng sự tái sinh cao quý có thể đạt được bằng việc thực hành đạo
đức của việc từ bỏ những hành vi bất thiện. Một sự chỉ dẫn như vậy là thực tiển và vững chãi một cách hợp lý. Do vậy, một cá nhân muốn đạt được sự tái sinh
cao quý, như việc sinh ra như một con người, phải tránh những hành vi bất thiện.
Bây
giờ chúng ta được sinh ra như một con người thành công và đẹp đẽ, người thụ hưởng
một đời sống trường thọ, có những sự trao truyền vững chãi sâu xa. Để trở nên thịnh vượng trong tương lai, chúng
ta cần thực tập bố thí trong kiếp sống này. Nếu chúng ta muốn thân tướng đoan chính với sự duyên dáng cá nhân, chúng
ta phải được hướng dẫn thực tập kiên nhẫn và bao dung. Nhằm để thụ hưởng một đời sống trường thọ,
chúng ta được chỉ dạy không tổn hại sự sống của những chúng sinh khác mà làm những
gì chúng ta có thể giúp đở họ. Đây là những
nguyên nhân và kết quả liên hệ một cách hợp lý với nhau.
Với
sự tôn trọng thích đáng những tôn giáo khác, tôi tin tưởng rằng chỉ có Đạo Phật
mới hướng dẫn giáo đồ của mình phát triển niềm tin và sức thuyết phục trên căn
bản của luận lý [logic] và lý trí. Chắc
chắn không có sự ép buộc hay thúc đẩy tin tưởng. Thực tế, một sự tiếp cận dựa
trên lý trí được tôn trọng cao độ. Đức
Phật đã từng nói rằng một cá nhân đạt đến sự tái sinh cao hơn bằng việc tạo nên
những hành động tích cực và từ bỏ những hành vi tiêu cực như giết hại, trộm cắp,
v.v… không phải bằng việc chỉ cúng dường hàng nghìn đèn bơ đến Đức Phật. Không phải chỉ niềm tin cho phát sinh những kết
quả diệu kỳ, mà là để tâm tư đến những nguyên nhân đúng đắn.
Hãy
để chúng ta thẩm tra một thí dụ đặc thù. Đức Phật đã hướng dẫn chúng ta thực tập nhẫn nhục do thế chúng ta sẽ được
tái sinh như những con người tướng tốt. Sự biểu lộ đã rõ ràng. Khi một
người sân hận, đôi mắt người ấy phồng lên và gương mặt phẩn nộ, cho dù người ấy
thường có một khuôn mặt duyên dáng hay không. Không ai muốn ở gần những người sân hận, trái lại khi người nào đấy mĩm
cười, chúng ta thích thú, ngay cả nếu đấy là một người xa lạ.
Những
nền tảng giáo huấn của Đức Phật quan tâm việc quán chiếu luật nhân quả và thực
tập Bốn Chân Lý Cao Quý. Do vậy, những
ai khao khát hạnh phúc, thành công, và
giải thoát rốt ráo cần tôn trọng triệt để những nền tảng này. Nếu chúng ta muốn những kết quả tích cực,
chúng ta phải chú trọng những nguyên nhân đúng đắn của nó. Điều này có thể được soi sáng một cách đơn giản
sau đây. Khi chúng ta muốn cải thiện
hoàn cảnh tài chính, thật là khờ dại nếu cứ ôm giữ tiền bạc ấy và dấu nó dưới
thắt lưng của chúng ta. Nó sẽ không tự
tăng trưởng; chúng ta phải đầu tư nó. Điều
này có nghĩa là ban đầu chúng ta phải lìa bỏ tiền bạc của chúng ta [qua việc
đưa nó vào kinh doanh]. Chúng ta, do vậy,
thấu hiểu luận lý của Đức Phật khi Ngài nói rằng thật quan trọng để thực hành bố
thí nếu chúng ta muốn trở nên giàu có trong những kiếp sống sau. Từ những thí dụ như vầy, chúng ta có thể đưa
ra kết luận rằng chúng ta có thể tin tưởng những lời của Đức Phật. Những gì Ngài dạy từ kinh nghiệm thân chứng của
chính Ngài là thích đáng và lợi lạc cho mỗi chúng ta.
tác: Motive and Aspiration (Trích từ quyển
Awakening the Mind, Lightening the Heart) Tác
giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyển
ngữ: Tuệ Uyển Ẩn Tâm Lộ ngày
01/06/2011
[1] Tâm tỉnh thức vị
tha tức là tâm giác ngộ hay tâm bồ đề -bodhicitta
[2] Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và tuệ trí.
[3] Chủng tử nghiệp
hay hạt giống phiền não
[4] Tên hiện tại là
Kolkata, thủ phủ của tiểu bang Tây Bengal, và cũng là thủ đô thương mại của
Đông Ấn Độ.
[5] Dromtonpa (AD 1004-1064) là một cao đồ của
Atisa và là một trong những đạo sư truyền thừa của dòng Kadampa.
Discussion about this post