PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ánh sáng của con có thể tắt (song ngữ)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 
Meditation1Một học trò Tông Thiên Thai, một tông phái triết lý Phật giáo, đến thiền viện của Gasan học thiền. Vài năm sau cậu ra đi, Gasan cảnh báo cậu: “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn. Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt.

Bình:

• Gasan Jōseki (峨山 韶碩 1275–23/11/1366) là thiền sư dòng Tào Động Nhật Bản, mà ta đã nhắc đến trong bài Không Xa Phật Vị.

• “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn.” Đây là cảnh báo về cách học triết lý lệ thuộc nặng nề vào chữ nghĩa và lý luận của Thiên Thai Tông. Trong bài Cỏ Cây Giác Ngộ Như Thế Nào chúng ta đã nói đến sự vô ích của các câu hỏi triết lý rắc rối của học trò Thiên Thai. Triết lý và lý luận là phỏng đoán sự thật bằng chữ nghĩa, cùng lắm thì cũng chỉ là như lượm lặt tài liệu để giảng bài. Giảng bài đã không phải là chân lý, lượm lặt tài liệu càng xa chân lý hơn.

• “Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt.” Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán… Chỉ nhìn mà thôi, và nhìn rất kỹ. Chính vì tĩnh lặng nhìn kỹ như thế cho nên chúng ta mới có thể “ngộ” (thấy rõ) chân lý trong sự vật.

Nếu ta không thiền quán mà lại thích triết lý, lý luận và thuyết giảng – tức là các thứ thuộc về chữ nghĩa – thì ánh sáng chân lý của ta có thể tắt.

• Khác biệt giữa “thiền quán” và “suy nghĩ”: Suy nghĩ hay suy tư là “nghĩ”. Thiền quán là chỉ “nhìn” (quán), nhìn sự vật “như nó là” mà chẳng “nghĩ” gì cả. Khác biệt về tính danh này đưa đến các khác biệt sau:

1. Khác biệt đầu tiên là tĩnh lặng về cảm xúc. Chúng ta có thể suy nghĩ với đủ loại cảm xúc trong đầu, nhưng thiền quán thì tâm ta phải rất tĩnh lặng,

Ví dụ: Suy nghĩ về cách trả đũa anh chàng mới chửi mình hồi chiều, vừa suy nghĩ vừa sôi máu. Nếu ta thiền quán về anh chàng này, thì tâm ta phải rất tĩnh lặng, không hờn giận, không một gơn sóng khi ta “nhìn” (quán) anh chàng trong tâm mình.

2. Khác biệt thứ hai là tĩnh lặng về tư tưởng. Suy nghĩ thì có câu hỏi, và chạy theo dòng lý luận để tìm câu trả lời; thiền quán thì chỉ “nhìn” thôi, rồi điều gì đến thì đến, không đến thì không đến, chẳng chạy theo điều gì, chẳng nhắm vào câu trả lời nào cả.

Ví dụ: Suy nghĩ “Có thượng đế không?” À, có cái bàn là có ông thợ mộc. Có quả là có nhân. Có vũ trụ phải có người làm ra vũ trụ,. Vậy phải có thượng đế. Có thượng đế thì phải có người sỉnh ra thượng đế. Ai vậy?…

“Thiền quán” thì chỉ “nhìn.” Muốn quán vũ trụ thì cứ nhìn các tinh tú, không gian, các thiên hà, các giới hạn (hay không giới hạn) của vũ trụ… đến các phân tử, nguyên tử li ti của vật thể… rồi chân l‎ý nào đến với mình thì đến, không thì thôi, chẳng đeo đuổi theo ý gì trong đầu cả…

3. Khác biệt thứ ba là sự tập trung và tự do của tâm trí. Đây chỉ là hệ quả của khác biệt thứ nhất và thứ hai bên trên.

Khi “suy nghĩ” ta có cả hàng trăm tư tưởng, cảm xúc, lý‎ luận, kết luận, phán đoán chạy tới chạy lui. “Thiền quán” thì ta chẳng có gì trong đầu cả, ngoại trừ một “hình ảnh” của điều mà ta đang quán, như nó là, mà chẳng l‎ý luận, phán đoán, kết luận gì cả.

Vi dụ: Suy nghĩ về chuyện cãi nhau hồi chiều với người bạn thân , ta có thể suy nghĩ: Cô ấy nói câu này, nói như vậy là rõ ràng làm mình đau, tại sao cô ấy làm mình đau, vì cô ấy ganh tị với mình, cô ấy đang cạnh tranh ảnh hưởng với mình…

Nếu thiền quán về chuyện cãi nhau này thì tâm mình thật tĩnh lặng, không sóng giận, cũng chẳng suy nghĩ gì, chỉ “nhìn” hình ảnh cãi nhau hồi chiều… và thấy… khuôn mặt cô ấy thật buồn vời vợi khi nói với mình câu này… và mình đã không thấy được các nét ấy lúc đó, và mình đã vội vã thọc cho cô ấy một quả đấm ngôn ngữ kinh hồn… và cô ấy đã nhìn mình với khuôn mặt vừa kinh ngạc vừa buồn vô tận… và lặng lẽ ra ngoài… và mình đã cho là cô ấy khinh thường mình… và mình đã chửi ngóng theo một câu cuối…
Một điểm nữa quan trọng ở đây là khi suy tưởng các vấn đề trừu tượng, chúng ta thường theo một trường phái lý‎ luận triết lý nào đó, ví dụ: triết l‎ý hiện sinh, hay duy vật biện chứng pháp… cho nên tư duy thường rất phiến diện, vì bị gò bó trong khung lý luận của trường phái ta đang dùng. Chính vì vậy mà các triết gia hay cãi nhau, ông nói gà bà nói vịt.

Khi “quán” ta chỉ “nhìn sự vật như nó là” cho nên ta chẳng theo trường phái nào cả. Cứ nhìn kỹ thôi. Vì vậy tâm trí ta thực sự tự do và độc lập, và cái nhìn rõ ràng hơn rất nhiều.

4. Khác biệt thứ tư là kết luận. Đây là hệ quả đương nhiên của ba khác biệt trên: Suy nghĩ chấm dứt bằng một kết luận của suy tưởng lý luận, thường theo công thức của luận lý học.

Quán chấm dứt khi nào mình biết là mình đã nhìn thấy toàn thể, thông suốt hoàn toàn điều mình nhìn, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ mọi hướng nhìn.

Ví dụ: Suy nghĩ về một tên trộm: Hắn vào nhà, lấy chiếc nhẫn hột xoàn bỏ túi, toàn vụ việc bị thâu vào hệ thống quan sát điện tử. Kết luận: Vậy hắn là tên trộm.

Quán về tên trộm thì nhìn hắn, nhìn hình ảnh hắn lấy hột xoàn, nhìn thái độ đầu hàng dịu dàng của hắn khi bị bắt, nhìn khuôn mặt buồn rười rượi tuyệt vọng của hắn, dáng đi thiểu não của hắn…

• Trước khi “quán” thì tâm ta phải “định” (samadhi), tức là đứng yên. Nếu tâm còn nhảy choi choi thì không thể quán được. Vì vậy người ta thường phải dùng “thiền chỉ” (samatha), ví dụ tập trung vào hơi thở để định tâm trước, khi đã “định” được rồi, muốn quán (vipassana) gì thì “quán”, và trong khi quán, tâm mình vẫn “định”.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

 

Your Light May Go Out

A student of Tendai, a philosophical school of Buddhism, came to the Zen abode of Gasan as a pupil. When he was departing a few years later, Gasan warned him: “Studying the truth speculatively is useful as a way of collecting preaching material. But remember that unless you meditate constantly you light of truth may go out.”

Annotation:

• Gasan Jōseki (峨山 韶碩 1275–11/23/1366) is a Japanese Soto Zen master, who appeared in Zen sstory #16 Not Far From Buddhahood.

• “Studying the truth speculatively is useful as a way of collecting preaching material.” This is a warning about learning philosophy and depending heavily on words and arguments of the Tendai school. In How Grass and Trees Became Enlightened we have talked about the futility of Tendai students’ entangling philosophical questions. Philosophy and argument, at most, are similar to collecting materials to preach. Preaching itself is not the truth, collecting materials is much further from the truth.

• “But remember that unless you meditate constantly you light of truth may go out.” The meditation here is Vipassana – looking deeply and quietly at something in the mind , looking deeply at something “as it is”, without reasoning, without explanation, without criticizing… Only looking , and looking very deeply. Thanks to such quiet and deep looking, we may attain Enlightenment – seeing the truth in everything.

If we don’t look deeply, but only like to philosophize and preach – things belonging to the realm of words – then our light of truth may goes out.

• Difference between “looking deeply” and “thinking”: Looking deeply means we only look at something as it is and don’t think about anything. This difference leads to the following differences.

1. The first difference is the quietness of emotion. We can think with all kinds of emotion in our mind, but when we look deeply our mind has to be vey quiet.

Example: I think about this guy who insulted me this afternoon, thinking and my blood boiling. But if I look deeply at home, then my mind must be quiet, no anger, not a wave when I look deeply at him in my mind.

2. The second difference is the quietness of thought. Thinking means we have questions and we run after the flow of logics to find the answers. Looking deeply means only looking, and whatever will come will come, whatever will not come will not come; we don’t run after anything, we don’t look for any answer.

Example: We think and ask “Is there a God?” Ah, if there is a table, there must be a carpenter. If there is an effect, there must be a cause. If there is a universe, there must be a creator of the universe. Hence, there must be a God. If there is a God, there must be someone who creates God. Who?…

If we look deeply then we look only. If we want to look deeply at the universe, then we look at the space, the stars, the galaxies, the limits or non-limits of the universe… we look at the unit cells, the atoms of materials… and whatever truth will come to us will come, if nothing comes then it’s OK, we don’t go after any thought in mind.

3. The third difference is the concentration and the freedom of the mind: This is the consequence of the two preceding differences. When we think, we have hundreds of things – thoughts, emotions, arguments, conclusions, judgments running in our mind. When we look deeply we don’t have anything in our mind except for one image of what we are looking at, as it is, without the interference of arguments, judgments, or conclusions.

Example: Thinking about the verbal fight with the friend this afternoon, I can think: She said this, that was clearly intended to hurt me, why did she hurt me, because she is jealous with me, she is competing against me for influence…

Looking deeply about this fight, my mind is very quiet, not an angry wave, not a thought. I simply look at the images of the fight this afternoon… and see… her very sad face when she said this to me… and I couldn’t see those sad traces then, and I quickly gave her a horrible verbal punch… and she looked at me full of surprise and infinite sorrow… and walked out silently… and I decided that she ignored me… and I threw a following insult at her…

Another important point here is that when we think about the abstract subjects, we tend to follow some school of philosophical reasoning, such as existentialism or dialectical materialism, hence our thinking process is often narrowed and one-sided, because it is restricted within a reasoning framework of our school of thought. That is the reason why philosophers like to argue—one says “chicken”, the other says “ducks”.

When looking deeply, we only look at a thing as it is, hence we don’t follow any school of thought. Only deeply looking. Thus our mind is truly free and independence and our vision is much clearer.

4. The fourth difference is the conclusion: This is simply the results of the three previous differences: Thinking usually ends with a conclusion drawing from the line of reasoning, usually following the formulas of logics.

Looking deeply ends when we know that we have seen the entire picture, have wholly understood what we have been looking at, from inside out, from outside in, from every angle.

Example: Thinking about a thief: He entered the house, took the diamond ring and put it in his pocket, the whole thing was recorded in the security camera system. Conlusion: he is a thief.

Looking deeply at the thief means looking at him, seeing him take the diamond, looking at his gentle attitude when he surrendered himself to the authority, looking at his greatly sorrowful and desperate face, looking at the despondent way he walked…

• Before looking deeply, our mind must be still and concentrated (samadhi), meaning standing still. If our mind still jumps around, we cannot look deeply. Therefore, we often have to use Samatha Zen, such as breathing in and out and concentrating on our breath to achieve Samadhi, when achieving Samadhi, then we can look deeply at whatever we want to look at, and while looking deeply our mind will still be in Samadhi.

(Trần Đình Hoành translated and annotated)

Tin bài có liên quan

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

Triệu Châu Ngữ Lục

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

Lâm Tế Ngữ Lục

Lâm Tế Ngữ Lục

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Load More

Discussion about this post

Một Bài Thơ

Một Bài Thơ

TREAT EACH HUMAN FRIEND BY THINKING THAT : Hãy xem mỗi con người là bạn ta và nghĩ rằng:  He...

Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học

Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học

LỜI GIỚI THIỆU   Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận có tên Phạn là Śikşā Samuccaya, gồm 25 quyển...

Một Trăm Điều Đạo Đức Tại Gia & Nghi Thức Quy Y Tam Bảo

THÍCH NHẬT TỪ soạn dịch 100ĐIỀU ĐẠO ĐỨC TẠI GIA& NGHI THỨCQUY Y TAM BẢO(Tái bản lần 4)NXB PHƯƠNG ĐÔNGMỤC...

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Pháp Môn Một Đời Thành Phật( Trích từ Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng...

Thấy Nghe Mà Không Dính Mắc

Thấy nghe mà không dính mắc

THẤY NGHE MÀ KHÔNG DÍNH MẮC Quảng Tánh Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo...

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Huế

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Huế

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM tại THỪA THIÊN - HUẾ Phật giáo Việt Nam Chuyển mình trong Thời đại...

Định Nghĩa Chánh Niệm

Định Nghĩa Chánh Niệm

ĐỊNH NGHĨA CHÁNH NIỆM Ṭhānissaro Bhikkhu Châu Viên chuyển ngữ   Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được...

Bản Thể Siêu Việt (Song Ngữ)

Bản thể siêu việt (song ngữ)

BẢN THỂ SIÊU VIỆT Nguyên tác: Transcendence, trích trong “Thực Phẩm cho Tâm (Food for the Heart)” của Thiền sư Ajahn...

Giác Ngộ Là Gì?

Giác ngộ là gì?

GIÁC NGỘ LÀ GÌ? Trịnh Đình Hỷ Từ lâu tôi vẫn tự hỏi: giác ngộ là gì? Vẫn biết giác...

Ai Sẽ Là Con Thiêu Thân?

Ai sẽ là con thiêu thân?

AI SẼ LÀ CON THIÊU THÂN? Thích Đạt Ma Phổ Giác Con thiêu thân là con vật nhỏ bé, có...

Ba Mươi Bài Tụng Duy Thức – Chánh Văn

Do giả thuyết ngã pháp Hữu chủng chủng tướng chuyển Bỉ y thức sở biến Thử năng biến vi tamVị...

Phật Học Tinh Hoa

Phật Học tinh hoa

PHẬT HỌC TINH HOA Thu Giang Nguyễn Duy Cần Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh LỜI NHÀ XUẤT...

Ánh Đuốc Quảng Đức Và Một Vài Điều Chưa Nói Về Phật Đản 1963 – Hoàng Nguyên Nhuận

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO BỒ-TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, ngày...

Định Luật Thiên Nhiên Của Vũ Trụ

Định luật thiên nhiên của vũ trụ

ĐỊNH LUẬT THIÊN NHIÊN CỦA VŨ TRỤ (PAÑCA NIYĀMA)Bhikkhu Nāga Mahā Thera - Tỳ khưu Bửu Chơn        ...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

Thứ tư trong lục môn là “hành tứ đức”.Kinh văn: “Tứ hành tứ đức. Nhất giả tùy duyên diệu dụng...

Một Bài Thơ

Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học

Một Trăm Điều Đạo Đức Tại Gia & Nghi Thức Quy Y Tam Bảo

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Thấy nghe mà không dính mắc

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Huế

Định Nghĩa Chánh Niệm

Bản thể siêu việt (song ngữ)

Giác ngộ là gì?

Ai sẽ là con thiêu thân?

Ba Mươi Bài Tụng Duy Thức – Chánh Văn

Phật Học tinh hoa

Ánh Đuốc Quảng Đức Và Một Vài Điều Chưa Nói Về Phật Đản 1963 – Hoàng Nguyên Nhuận

Định luật thiên nhiên của vũ trụ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

Tin mới nhận

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

An lạc và hạnh phúc trong sự thanh lọc tâm hồn

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Đêm tri ân mừng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tại chùa Ba Vàng

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Bảy loại phước xuất thế gian

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Tin mới nhận

Biết Sống Trong Vô Thường

Con Người Sống Ở Đời Sao Khổ Đến Vậy?

Audio book: Lời khai thị của tổ Longchenpa

Từ Bi Đối Thoại Với Bác Ái

Tự tại tùy duyên

Kinh Kim Cang – Song ngữ Việt-Anh – Edward Conze-Thích Nhuận Châu Ebook PDF

Giáo Lý Chính Của Đạo Phật

Đức Phật Và Tương Lai Phật Giáo

Phụng Hoàng Cảnh Sách

Giác Mê Phú, Bài văn khuyến tu đơn giản

Công dụng của bồ đoàn khi ngồi thiền

An Cư Kiết Hạ: Nuôi Lớn Mầm Sống Của Tăng Già Chơn Thanh

Đừng Chết Vội Trước Khi Đọc Tin Này

Ai Nói Phật Pháp? (Song ngữ Vietnamese-English) PDF

Lời Kêu Gọi Tỉnh Thức Trong Công Việc

Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

Kinh Đại Báo Tích

Những vết thương

Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không – Bát Nhã

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gặp Gỡ Và Thảo Luận Với Đoàn Phật Tử Việt Nam – Ngày Thứ Nhất

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Kinh Đại Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Không Phải Là Lời Của Phật *

Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – nơi Phật đản sanh

Trong cái nghe chỉ biết cái nghe, trong cái thấy chỉ biết cái thấy

Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Công phu niệm Phật chân thật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 77)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 7

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Chúng Ta

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 58)

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Niệm Phật Tâm Địa Công Phu – Pháp Sư Tịnh Không

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Luận Về Niệm Phật

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese