ĐẠO PHẬT VỚI MÔI TRƯỜNG
Trieu Anh Nguyen
Nghiệp
báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn
dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly
(Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
Nguyên
nhân nhìn thấy được của cuộc thảm sát này, bắt nguồn từ dòng họ Thích Ca những
người đã miệt thị thái tử Tỳ Lưu Ly, con của vua Ba Tư Nặc.
Khi
vua Ba Tư Nặc gởi một sứ thần sang Ca Tỳ La Vệ để tìm bang giao với dòng họ
Thích qua một cuộc hôn nhân, dòng họ Thích cho rằng nhà vua không phải thuộc
người trong tộc nên đã gả cho nhà vua con gái của người tỳ nữ lai huyết thống
của hai giai cấp giữa Sát Đế Lợi và Chiên Đà La đồng thời kèm theo của hồi môn
rộng rãi.
Vua
Ba Tư Nặc đã phong bà làm hoàng hậu và phong con bà Tỳ Lưu Ly làm thái tử. Năm
lên bảy tuổi, có một lần Tỳ Lưu Ly bị mặc cảm vì không được nhận quà từ bà
ngoại trong khi các công tử khác đều có. Năm 16 tuổi hoàng tử thiếu niên Tỳ Lưu
Ly về lại Ca Tỳ La Vệ thăm cậu để học hỏi với các hoàng tử họ Thích. Khi đến
phía Nam của hoàng thành, chàng thấy một giảng đường rất mới, nên cho xe dừng
lại để ngắm nhìn. (*)
Những
người dòng họ Thích biết thế nên đã đuổi chàng bằng những lời đầy khinh thị:
“Vô lễ, kẻ hạ tiện kia! dám làm nhơ bẩn chỗ của người dòng họ Thích, nơi để đón
rước Đức Phật”.
Vì
bị sỉ nhục và biết rằng cha mình bị dòng họ Thích Ca lừa gạt nên Tỳ Lưu Ly nuôi
mối hận này và quyết lòng san bằng kinh thành Ca Tỳ La Vệ để rửa hận. Vì vậy,
khi nhiếp chính thay vua Ba Tư Nặc, Tỳ Lưu Ly mang đoàn quân thiện chiến sát
phạt toàn bộ dòng tộc Thích Ca.
Ở
đây do nghiệp quá khứ nên dòng Thích Ca không tránh được nạn kiếp, và cho dù
Đức Thế Tôn đã ba lần ngự đến bên cương giữa hai xứ.
Đức
Thế Tôn đã ngự tại một cội cây trơ trọi cành lá và ánh nắng chiếu ngập thân của
Ngài. Khi đó Đức vua Tỳ Lưu Ly đem quân sang biên giới thì gặp Đức Phật.
Nhà
vua đảnh lễ đức Thế Tôn và bạch rằng,
–
“Bạch Đức Thế Tôn, tại sao Ngài không ngự đến cội cây có bóng mát mà lại ngự
tại cội cây trơ trọi cành lá này, nắng làm nóng nảy thân thể”
Lúc
bấy giờ Đức Phật gợi ý rằng,
-“
Có bóng mát quyến thuộc che mát Như Lai rồi, tâu Đại Vương”
Khi
nghe nói như vậy lần thứ nhất, lần thứ hai, Vua Tỳ Lưu Ly (Vidùdabha) vì kính
trọng Đức Phật nên kéo quân trở về nhưng Đức vua lại tiếp tục kéo quân lần thứ
ba. Lần này Đức Thế Tôn xét thấy do duyên quá khứ dòng tộc Thích Ca không thể
trốn chạy được ác quả. Vì vậy Ngài không ngự đến biên cương như hai lần trước.
Nguyên
nhân sâu sa bởi do duyên nghiệp, Đức Phật kể lại rằng trong đời quá khứ, dân
chúng trong một ngôi làng rủ nhau đánh thuốc độc xuống một dòng sông khiến cho
cá, tôm, rùa đều bị chết. Do nghiệp như vậy nên dòng Thích Ca ngày nay phải
chịu chung một số phận.
Sau
khi bắt tất cả dòng Thích Ca và đem xử giết, Đức vua Lưu Ly cùng với ba quân
tướng sĩ lui quân trở về nước, lúc đi ngang qua bờ sông Aciravatì, trời đã tối
nên đóng trại trên bờ sông. Giữa dòng sông do khô hạn không có nước, nhũng cồn
cát nổi lên. Những tường sĩ tùy tùng của vua không mang cộng nghiệp chỉ đi theo
nhưng không giết hại những người trong dòng tộc Thích Ca khiến họ thích nằm ngủ
trên bờ đất cao ráo hơn là nằm trên những bãi cát dưới lòng sông. Riêng về
những người mang ác nghiệp, nhúng tay vào thảm sát dòng họ Thích Ca, do ác
nghiệp chi phối, khiến ở trên bờ đất tự nhiên họ thấy nóng nảy cho nên họ đi
xuống ngủ dưới các cồn cát giữa dòng sông cho mát. Ngay cả đức vua Lưu Ly cũng
vậy. Sau nhiều ngày chinh chiến mệt mỏi, đặt lưng nằm xuống họ cảm thấy khoan
khoái dễ chịu và ngủ say sưa. Khi đó có một trận mưa trái mùa, mưa như trút
nước, chẳng mấy chốc dòng sông tràn đầy nước tạo nên dòng thác lũ cuốn trôi tất
cả nhà vua Lưu Ly và những tướng sĩ tùy tùng làm mồi cho kình ngư.
Như
vậy có thể thấy chỉ do ‘nhân’ đầu độc một dòng sông làm chết hết các loài sinh
vật như tôm, cua, cá.. mà người làm phải chịu quả báo thảm khốc sau này.
Thiết
nghĩ hiện nay còn quá nhiều khu công nghiệp xả thẳng nước thải không qua xử lý
xuống sông hồ, còn chúng ta thì ngày càng sử dụng nhiều hóa chất để tắm gội,
giặt dũ.., e rằng đây cũng là một nhân dữ.
Vẫn
biết khi đời sống tiến bộ, khoa học phát triển, phát minh thêm nhiểu sản phẩm
mới giúp cho đời sống chúng ta cải thiện hơn, nhưng cũng không vì lẽ đó mà
chúng ta lạm dụng sử dụng một cách thái quả để ảnh hưởng tới hệ sinh thái mà chính
chúng ta đang sinh sống,
Mỗi
hành động nho nhỏ của chúng ta đều đáng giá. Hy vọng rằng con người sẽ thay đổi
thái độ đối với thiên nhiên, đảm bảo cho những thế hệ tương lai sau này vẫn có
thể tiếp tục sinh sống trên mẹ trái đất.
Trieu
Anh Nguyen
Bài đọc thêm:
Đây là kinh Duy Lâu Lặc Vương. Duy Lâu Lặc Vương là tên của vua Tỳ Lưu Ly (Virudhaka), người kế vị vua Ba Tư Nặc. Khung cảnh dựng lên: Vua Tỳ Lưu Ly đem quân đánh Ca Tỳ La Vệ và tàn
sát dòng họ Thích Ca vì hận thù. Ngày xưa vua Ba Tư Nặc đã rước một tỳ nữ xinh đẹp của vua Mahanam, người kế vị vua Tịnh Phạn, về làm cung phi.
Vị này thuộc giai cấp thấp của xã hội. Hồi còn trẻ, Thái tử Tỳ Lưu Ly đã được gửi qua Ca Tỳ La để học về nghệ thuật bắn cung. Lúc ấy dòng họ Thích mới xây dựng được một hội trường rất đẹp để mỗi lần Bụt tới thì đón tiếp và giảng dạy ở đấy. Luật lệ đặt ra là Bụt và chư vị xuất sĩ được rước vào trước, sau đó mới tới giới chức chính quyền và các tầng lớp dân chúng. Tỳ Lưu Ly tự ý đi vào đấy với các bạn và không tôn trọng luật lệ kia. Sau khi Tỳ Lưu Ly về nước, dân chúng làm lễ tẩy tịnh hội trường cho hội trường thanh tịnh trở lại, vì nghĩ rằng Tỳ Lưu Ly, dòng dõi của một nữ tỳ, đã làm ô uế chỗ linh thiêng. Sau này Tỳ Lưu Ly biết được chuyện ấy, rất căm phẫn, nuôi ý một ngày đem quân tới trả thù.
Cuộc tàn sát đẫm máu của Vua Tỳ Lưu Ly đã gây bao nhiêu tang tóc và thảm thương.
Discussion about this post