ĐẠO ĐỨC THẾ TỤC TRONG GIÁO DỤC
La Sơn Phúc Cường dịch
Ngày 25 tháng 06 năm 2016 – một số chuyên gia đã được mời tới thảo luận các hướng hoàn thiện và triển khai chương trình Đạo đức thế tục trong giáo dục (SEE). Trong số các chuyên gia có Daniel goleman, Linda Lantiery, Mark Greenberg và Kimberly Schonert Reichl. Trong lời mở đầu, đức Đạt Lai Lạt ma đã chia sẻ: Chúng ta cần triển khai một chương trình giáo dục khích lệ những giá trị nội tâm, sự tri ân và trân trọng luôn hiện diện thì chính sức khỏe của quý vị sẽ tốt, chính quý vị và những mối quan hệ mà quý vị có cũng sẽ hạnh phúc và an lạc hơn. Còn nếu như nếu quý vị trong tâm tràn đầy lo âu và bất an thì quý vị sẽ không thể có được hạnh phúc và bình an. Điều này là hiện thực, ở đây và ngay bây giờ, không phải ở những đời kế tiếp. Nếu tâm quý vị bình an thì giáo dục cũng sẽ hiệu quả hơn.
Geshe Lobsang đã luận giải rằng trong nỗ lực hiện thực hóa tâm nguyện của ngài, một chương trình giáo dục Đạo đức Thế tục đã được đề xuất, mà những nguyên lý hướng đạo là tâm từ, bao gồm ba thứ lớp kỹ năng: Biết tự trưởng dưỡng thân-tâm, bao gồm biết an định dòng tâm; học tham dự, biết chăm sóc bản thân, các kỹ năng bản thân. Lớp kỹ năng thứ hai liên quan tới sự tương tác với mọi người và môi trường xung quanh, bao gồm sự trân trọng, tri ân mọi người; biết cảm thông; nhận ra tính người phổ biến và các kỹ năng xã hội. Hệ thống kỹ năng thứ ba, là các quyết định có trách nhiệm, bao gồm: thấu hiểu và biết coi trọng tự tương tác, liên hệ lẫn nhau và biết ứng dụng tư duy tích cực.
Daniel Golman cho rằng, chương trình này giải quyết các vấn đề về sự thiếu định tâm, thiếu sự tập trung vào tâm từ bi và thiếu hiểu biết về sự tương tác, liên hệ chưa được giải quyết trong các chương trình hiện thời. Ông thách thức việc sử dụng thuật ngữ thế tục, theo ông thuật ngữ này có thể làm hiểu lầm và ông đã đặt câu hỏi liệu ngài có bám chấp vào thuật ngữ này không. Đức Đạt Lai Lạt ma dạy rằng ngài luôn làm rõ việc sử dụng thuật ngữ thế tục ở đây được hiểu trong bối cảnh tại Ấn Độ, có nghĩa là sự tôn trọng, không thiên vị, không định kiến với tất cả các truyền thống tôn giáo và thậm chí với cả những người không theo một tôn giáo nào. Mark Greenberg gợi ý rằng nếu chỉ nhắc tới đạo đức thôi thì dường như hơi trừu tượng về mặt triết học.
Đức Đạt Lai Lạt ma dạy rằng sẽ hữu ích nếu có thể đưa những luận giải đơn giản về sự vận hành của tâm thức và các cảm xúc vào trong nội dung chương trình học.
Tâm từ bi là trụ cột của thế giới
Sau giờ nghỉ trưa, ngài đã tới Indiana Farmer’s Coliseum chia sẻ với hơn 6 ngàn thính chúng. Ngài bắt đầu buổi chia sẻ:
Tất cả các truyền thống này đều truyền tải cùng một thông điệp về tình thương yêu, sự tha thứ, khoan dung, sự viên mãn và đức giản dị. Kỷ luật tự thân là một phương diện khác của thông điệp này. mặc dù các quan điểm triết học có thể khác nhau khá nhiều nhưng tất cả các truyền thống này đều chia sẻ một mục đích chung thúc đẩy các pháp thực hành như tình thương, tâm từ và tâm bi. Chúng ta nhận ra tính nhất thể của tất cả con người, sẽ không có căn cứ nào để sát hại lẫn nhau nữa, bởi vì hố ngăn khoảng cách giàu nghèo, hay sự phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị hay đẳng cấp. Sát hại con người nhân danh tôn giáo là điều không thể tưởng tượng được. bất kỳ khi nào quý vị chấp nhận một tôn giáo đều phụ thuộc vào quý vị nhưng nếu quý vị đã thực hành một tôn giáo thì cần phải thực hành chân thành và thực tâm.
Đó là lý do tại sao tôi cho rằng việc sử dụng các thuật ngữ như Khủng bố Hồi giáo hay Khủng bố Phật giáo là sai lầm. Một ai đó đã thực hiện hành vi khủng bố thì đương nhiên không phải là một tín đồ Hồi giáo hay Phật tử một cách chân chính. Tôi đã thỉnh cầu các vị luôn khắc ghi hình ảnh của đức Phật, bởi vì đức Phật chắc chắn đã ban cho họ sự hộ trì.
Ngài dạy rằng ngày nay khi mà các nhân tố như biến đổi khí hậu và nền kinh tế toàn cầu không còn bị gói gọn trong biên giới quốc gia nữa, thực tế chỉ cho chúng ta thấy chúng ta có sự liên quan, phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta cần tìm ra các cách thức để đưa các giá trị nội tâm vào chương trình giáo dục mà không nhất thiết phải dựa vào tôn giáo. Cách thức này đòi hỏi một sự kêu gọi toàn cầu các giá trị nhân loại phổ quát giống khi ngài thảo luận với các nhà chuyên gia vào sáng ngày nay.
Vậy chúng ta phải bắt đầu bằng cách nào? Bằng việc mong đợi ở Liên Hiệp quốc hay ở Nhà Trắng? Không. Điều quan trọng là phát triển sự an bình ngay trong chính nội tâm mình. Nếu chúng ta có sự an bình nội tâm và có thể chia sẻ với 10 người, rồi mỗi người lại chia sẻ tới 10 người nữa, cứ như vậy thì chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt. Nếu những năm đầu của thế kỷ 21, chúng ta lại theo khuôn mẫu của quá khứ và tìm kiếm giải quyết mọi vấn đề bằng sử dụng bạo lực, thì thế kỷ này sẽ tồi tệ và đầy nỗi thống khổ như trong quá khứ. Khi tôi tham dự buổi gặp gỡ những thành viên đạt giải Nobel Hòa bình tại Hirosima, có người đã gợi ý rằng với sự ban phước lành của chúa trời, hòa bình sẽ trải rộng khắp nơi. Khi tới lượt tôi chia sẻ, tôi nói rằng sẽ phải cần nhiều hơn là sự ban phước lành để mang lại hòa bình, chúng ta cần phải hành động. Bởi vì chính con người chúng ta đang tạo ra bạo lực và chiến tranh, cho nên chính con người phải hành động để tạo ra hòa bình.
Ngài đã trích dẫn phát hiển của nhà khoa học Aaron Beck rằng khi chúng ta sân giận và cảm thấy đối tượng chúng ta sân hận toàn toàn tiêu cực, 90% cảm giác đó là sự phóng chiếu tinh thần. về bạo lực, ngài dạy rằng tiêu chí giữa bạo lực và bất bạo lực nằm ở động cơ của mỗi người và tâm từ bi không bao giờ tới bạo lực.
Không nên coi tôi là một người đặc biệt. Bởi là con người, chúng ta tất cả đều như nhau về mặt tinh thần, thể chất và cảm xúc. Tất cả chúng ta đều mong cầu một đời sống bình an và chúng ta đều có quyền được hưởng một đời sống như thế. Và khi một người mẹ đặt câu hỏi làm cách nào để bảo vệ các phẩm chất tốt lành của con trẻ khi chúng còn nhỏ, ngài đã khuyên rằng hãy giành thời gian với chúng và ban tặng cho chúng tình thương yêu và lòng bi mẫn. Ngài chia sẻ người thầy đầu tiên của ngài về tình thương yêu chính là mẫu thân ngài.
Laday Gaga truyền trực tuyến qua Facebook buổi phỏng vấn đức Đạt Lai Lạt ma
Ngày 26 tháng 06, ngày cuối cùng trong hành trình viếng thăm nước Mỹ, đức Đạt Lai Lạt ma đã được thỉnh mời tới buổi gặp gỡ hàng năm của Hiệp hội các Thị trường Hoa Kỳ.
Trước buổi hội đàm, ngài đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn của Laday Gaga được truyền trực tuyến trên Facebook. Đặt câu hỏi lên ngài thông qua tổng hợp từ Facebook, cô đã hỏi bằng cách nào để giúp giới trẻ đang phải đối mặt với vô số các rắc rối như tự tử, tự tổn hại bản thân và v.v…, ngài trả lời rằng: mặc dù bản chất con người là từ bi, nhưng nền giáo dục hiện đại lại tập trung quá nhiều vào mục tiêu vật chất bên ngoài. Luôn luôn có các rắc rối mà ta phải đối mặt nhưng nếu tâm ta tĩnh tại và bình an thì sẽ tạo ra sự khác biệt. Ở bề mặt bên ngoài chúng ta có thể khó khăn nhưng sẽ có cách hóa giải nếu chúng ta tĩnh tại trong chiều sâu của nội tâm.
Ngài cũng dạy thêm rằng: con người là động vật xã hội, bởi vậy tương lai của chúng ta phụ thuộc vào phần còn lại của cộng đồng. Quan tâm tới các giá trị tinh thần như tình thương yêu và tâm từ bi là cách tiếp cận chân chính.
Một câu hỏi khác muốn được biết đâu là quả vị ngọt ngào nhất của thiền, ngài đã luận giảng rằng, thiền có hai loại, thiền định, tập trung vào một đối tượng cụ thể hay ví như vào tính trong sáng của tâm. Thứ nữa là thiền quán, là loai thiền sử dụng tâm thức tư duy về pháp một cách sâu sắc. Ngài chia sẻ rằng bản thân ngài thấy thiền quán có hiệu quả hơn và mang lại sự viên mãn hơn.
Bằng cách nào tìm được sự an bình trong thế giới đầy bạo lực này, ngài gợi ý rằng có thể sẽ rất hữu ích nếu cố gắng nhìn mọi thứ từ một tầm nhìn rộng lớn hơn. Khi chỉ chấp nhận một hay một số ít cách tiếp cận, ta sẽ hạn chế đi tầm nhìn của mình, quý vị luôn có thể tìm thấy ở bất kỳ sự vật nào những phương diện tích cực. Dù cho điều gì xảy ra thì hy vọng và tự tin là rất cần thiết.
Gặp gỡ liên hiệp các thị trưởng Hoa Kỳ
Thính chúng gồm hơn 200 thị trưởng đã tham dự buổi hội đàm. Ngài đã chia sẻ rằng, xin cảm ơn đã thỉnh mời tôi tới nơi đây. Rất vinh dự được gặp gỡ nhiều thị trưởng như vậy ở quốc gia vĩ đại này Tôi luôn cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia lãnh đạo của thế giới tự do. Một đất nước được biết tới với sự đổi mới công nghệ. Nguyên tắc của quý vị là tự do, dân chủ, và các phẩm chất này đều dựa trên sự nồng ấm của trái tim, sự tôn trọng tha nhân và sự quan tâm, chia sẻ tới phúc lợi của con người. Đó không phải là khẩu hiệu mà liên quan tới giá trị tinh thần. bởi vậy tôi hy vọng và tin tưởng rằng quốc gia này có thể đi đầu trong việc xây dựng nên một thế giới từ bi hơn.
Trên hành tinh xanh nhỏ bé này chúng ta đang phải đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dân số ngày một tăng cao và các nguồn lực tự nhiên đang cạn kiệt. Trên hết, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn nạn khác mà hầu hết đều xuất phát do con người gây nên. Chẳng ai muốn đối mặt với các rắc rối cả, và mặc dù vậy chúng ta vẫn cứ tạo ra chúng bởi vì chúng ta quá coi trọng lợi ích bản thân và không biết quan tâm tới lợi ích của người. Chúng ta chia rẽ mọi người thành ta-người, và dẫn tới xung đột và chiến tranh.
Thế kỷ 20 được đánh dấu bởi bạo lực đẫm máu. Một số nhà lịch sử cho rằng có tới 200 triệu người đã bị sát hại một cách dã man. Nếu thế giới trở nên tốt đẹp hơn thì một số người cho rằng nó xứng đáng với điều này nhưng không phải là như vậy. Do đó, chúng ta phải hóa giải các phiền não như sân hận, ghanh tỵ và ích kỷ, bởi chúng là nguồn cội của mọi rắc rối. Chúng ta phải nuôi dưỡng bản chất căn bản người của mình là tâm từ bi.
Ngài Đạt lai Lạt ma đã dạy rằng tất cả chúng ta đều bắt đầu đến với cuộc đời này từ trong bụng mẹ. Khi ta chào đời, người mẹ đã bảo vệ chúng ta bằng tình thương yêu. Sau đó, có một tâm thức bình an sẽ giúp cho sức khỏe thể chất của ta được tốt hơn nhiều, một số nhà khoa học nói rằng sự lo âu và bất an không ngừng sẽ phá hủy hệ thống thần kinh của chúng ta. Ngài dạy rằng trong trường hợp của mình, nhiều người bạn đã nói rằng trông ngài trẻ như ở tuổi 60 chứ không phải ở tuổi 81, và lý do là bởi ngài có một tâm thức bình an. Vẻ bên ngoài bình an là điều rất tốt nhưng quan trọng hơn là có vẻ đẹp nội tâm của một trái tim nồng ấm. Ngài dạy rằng có nhiều cách thức có thể giúp cho mọi người trải nghiệm được sự bình an nội tâm. Ngài nhắc tới công việc đang giới thiệu các giá trị tinh thần trong hệ thống giáo dục hiện thời. Những nỗ lực xây dựng một “thành phố của lòng nhân ái” hay “thành phố từ bi” của các ngài Louisville và Anaheim, đã mang lại sự khích lệ to lớn. Chúng ta không nên mong chờ các dự án này phát triển đầy đủ rồi mới triển khai, mà cần đưa từng bước thực tiễn để giới thiệu tâm từ bi, không chỉ trên lý thuyết mà trên thực tế. Tôi cho rằng quý vị có thể tạo ra sự đóng góp to lớn cho dự án này và nhiều quốc gia khác sẽ tiếp bước tấm gương của quý vị.
Lady Gaga đã nhấn mạnh lại một điều tuyệt vời thực sự của lòng nhân ái là không phải tốn chi phí nào cả. Quý vị có thể cho đi, nhận lấy lòng nhân ái và những giá trị đó là vô tận, không bao giờ bị khô cằn hay cạn kiệt cả.
Bà nói về sự bất hòa ở đất nước và lòng nhân ái là cách thức ít tốn kém nhất để chữa lành với một kết quả vô giá. Tom Tait đã đưa chương trình ứng cử với nội dung hành động về lòng nhân ái và ông đã chiến thắng. Lòng nhân ái là thứ mà quý vị có thể sử dụng trong mọi nơi mọi lúc.
Ngài chia sẻ kinh nghiệm bản thân: khi quý vị ở bệnh viện điều trị, sẽ có rất nhiều khác biệt nếu các y bác sĩ và đội ngũ y tá phục vụ bạn với một nụ cười và một thái độ bi mẫn. Thái độ đó sẽ giúp cho dòng tâm của quý vị được bình an. Khi họ phiền não, thờ ơ và coi quý vị hệt như một cái máy đang cần sửa chữa vậy, quý vị sẽ thấy căng thẳng, bất an.
Chia sẻ trực tiếp với các thị trường, Lady Gaga đã khích lệ họ trở thành những chính khách biết điều phục tâm mình và có ảnh hưởng lên đời sống của những người trẻ. Minh định về ý niệm tha thứ, ngài phân biệt rõ giữa những hành động sai mà một người mắc phải và bản thân người thực hiện hành vi đó. Ngài dạy rằng khi mọi người đối xử một cách tồi tệ hay lạm dụng bạn, cách phản ứng đúng đắn nhất là chỉ rõ điều đó. Điều quan trọng là không được đánh mất đi tâm từ bi với con người đang phạm phải những lầm sai.
Một số người đặt câu hỏi vậy khi phải đưa ra các quyết định, nhất là các quyết định khó khăn thì phải làm như thế nào
Hãy để tâm thức an định và quyết định những điều quý vị cần làm với sự rõ ràng và tĩnh tại.
La Sơn Phúc Cường dịch | Thư Viện Hoa Sen
Nguồn: Dalailam.com
Discussion about this post