CÓ HAY KHÔNG CÓ
MỘT ĐẠO PHẬT TRUNG QUỐC?
Cuộc tranh luận hiện nay tại Trung quốc về Duy Thức
___________
Thierry Meynard
(dịch từ tiếng Pháp bởi Trịnh Đình Hỷ )
Lời giới thiệu của người dịch :
Nói tới phong trào chấn hưng Phật giáo, ai cũng nghĩ ngay tới Thái Hư Đại sư , người đã đóng góp một vai trò quan trọng trong công cuộc chấn chỉnh “giáo lý, giáo chế và giáo sản” tại Trung Hoa, vào đầu thế kỷ 20.
Do đó, tôi không khỏi ngạc nhiên khi đọc bài nghiên cứu này của GS Thierry Meynard, và được biết rằng chính lúc đó tại Trung Hoa lại xảy ra một cuộc tranh luận về giáo lý, đặc biệt về Duy Thức, giữa hai người học trò của Dương Văn Hội (tự Nhân Sơn), người được xem như “cha đẻ của sự phục hưng Phật giáo hiện đại”. Hai người đó là cư sĩ Âu Dương Cánh Vô và sư Thái Hư. Trong cuộc tranh luận này thì Âu Dương lại là người có những tư tưởng phê bình và cấp tiến, trong khi sư Thái Hư lại tỏ ra thủ cựu, bảo vệ một lập trường chính thống, theo thể chế.
Một điều đáng ngạc nhiên nữa là gần một thế kỷ sau, cuộc tranh luận lại tái diễn, nhưng lần này, người chỉ trích, đặt lại vấn đề nền tảng giáo lý đạo Phật Trung quốc, lại là một tăng sĩ, sư Huệ Nhân, và người bảo vệ lập trường chính thống lại là một cư sĩ, GS Châu Quí Hoa.
Tranh luận về triết lý tôn giáo tại một quốc gia cộng sản kể ra cũng là một kỳ công.
Nói người lại ngẫm đến ta…
Tôi tự hỏi tại sao ở Trung quốc người ta đặt đi, đặt lại vấn đề chấn hưng đạo Phật, mà ở Việt Nam thì sau những thập niên 1960, vẫn chưa có đổi thay gì đáng kể? Phật giáo Việt Nam có cần phải được chấn hưng, đặc biệt về giáo lý, hay không? Và nếu có, thì :
Bao giờ các tăng sĩ, các trí thức, các cư sĩ Việt Nam mới theo gương họ mà tự đặt ra câu hỏi: có hay không có một đạo Phật Việt Nam? Hay nói một cách khác: đạo Phật Việt Nam, cũng như đạo Phật Trung quốc, nếu so với đạo Phật Ấn Độ, có thực sự là đạo Phật hay không?
Bài viết này của GS Thierry Meynard, một tu sĩ cộng đoàn Jesus, giảng dạy tại Viện Đại học Tôn Dật Tiên, Quảng Đông, rất công phu và đầy đủ, nhưng có những đoạn văn hơi khó hiểu và khó phiên dịch.
Bản dịch không thể nào tránh khỏi thiếu sót và sai lầm, tôi xin thành thật cáo lỗi trước, và xin đón nhận mọi đề nghị sửa đổi từ các độc giả, trong khi đối chiếu với bản gốc tiếng Pháp.
Orléans, 05/06/2020
Trịnh Đình Hỷ
Nguyên bản tiếng Pháp :
Existe-t-il un Bouddhisme Chinois ? Les débats actuels en Chine autour du Yogacara.
Thierry Meynard
Rue Descartes n° 72, 2011/2, Philosopher en Chine aujourd’hui (2011)
http://infernal-love.nidelven-it.no:16080/site/A6_documents/data_doc/Doc/
Existe-t-il_un_bouddhisme_chinois_-_Thierry_Meynard.pdf_ddd/proc_doc/voir_doc
***
Tháng 12 năm 2008, một hội nghị được tổ chức tại Hàng Châu về Duy Thức học Phật giáo (Yogācāra), bởi Phật học viện Hàng Châu (Hángzhōu fóxuéyuàn). Hội nghị này tập hợp các chuyên gia đại học về Phật học cùng nhiều tăng sĩ đến từ mọi nơi tại Trung quốc. Trong ba ngày, một câu hỏi thường trở lại trong các cuộc thảo luận và trao đổi bên lề, một câu hỏi xen lẫn các ưu tư về giáo lý, tôn giáo và chính trị: có hay không có một đạo Phật Trung quốc? Hay nói một cách khác: đạo Phật Trung quốc có thực sự là đạo Phật hay không?
(Theo Chim Việt Cành Nam)
Xem tiếp:
Có hay không có một đạo Phật Trung quốc
.
Discussion about this post