PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tuệ giác của Thế tôn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Sự tán thán Thế Tôn một cách chân chính là tán thán Tuệ giác của Ngài.
  2. Chỉ khi nào loại trừ hết vô minh, ái, thủ thì cái nguyên nhân đưa đến sinh tử (các lậu hoặc) mới bị chặt đứt, và bấy giờ mới đắc “Lậu tận minh”, một quả vị hoàn toàn không thể có ở ngoại đạo.
  3. Giáo lý Duyên khởi
  4. Chính gốc của mọi khổ đau, mọi tranh chấp, mọi tù ngục là sự chấp trước ngã, là ý niệm sai lầm về ngã.
    1. Từ “Duyên sinh”
  5. Chính gốc của mọi khổ đau, mọi tranh chấp, mọi tù ngục là sự chấp trước ngã, là ý niệm sai lầm về ngã. Cái nhìn vô ngã của trí tuệ vô ngã của Thế Tôn quả nhiên là cái nhìn giải phóng khổ đau, tù ngục… Chính ở đây, chúng ta nhận ra Tuệ giác của Thế Tôn.

Sự tán thán Thế Tôn một cách chân chính là tán thán Tuệ giác của Ngài. Để sự tán thán ấy có ý nghĩa, người Phật tử cần hiểu rõ về Tuệ giác của Thế Tôn, hay trí tuệ của Thế Tôn là gì? Ở đâu?

 Phật không phải thần linh mà là người có tuệ giác cao siêu nhờ tu tập

Chính sự có mặt của Tuệ giác là sự phân biệt rõ ràng giữa những gì gọi là Phật giáo với ngoại đạo. Ngoài Tuệ giác ấy, Phật giáo không còn là Phật giáo, Tam Minh hay Lục Thông là sự phân biệt đầu tiên giữa Phật giáo và ngoại đạo mà người viết đề cập đến.

Tam Minh (Tevijjà) là: “Túc mệnh minh” (Thấy rõ vô lượng kiếp của tự thân với tất cả nghiệp nhân và nghiệp quả); “Thiên nhãn minh” (Thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của chúng sinh, thấy rõ sự sinh tử của chúng sinh với tất cả nghiệp nhân và nghiệp quả) và “Lậu tận minh” (đoạn hết lậu hoặc, chứng vô lậu Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát) (Kinh Tam Minh, Trung Bộ II, Trung A-hàm số 157).

Kinh Bà-sa-cù-đa Tam Minh (Tevijjà-Vacchagottasuttam, Trung Bộ Kinh; Hán tạng: Kinh Tam Minh số 26) chép: “… Nếu nói rằng Sa-môn Gotama là bậc Nhất Thiết Trí, Nhất Thiết Kiến, Ngài tự cho là có trí kiến hoàn toàn, khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ, và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại và liên tục. Như thế là nói một điều không thực về Ta. Nếu nói rằng Sa-môn Gotama là bậc có ba Minh (với ý nghĩa rằng khi nào Thế Tôn muốn thì Túc mệnh minh và Thiên nhãn minh mới khởi lên). Như thế mới không nói điều không thật về Ta”.

Sự Tán Thán Thế Tôn Một Cách Chân Chính Là Tán Thán Tuệ Giác Của Ngài.

Sự tán thán Thế Tôn một cách chân chính là tán thán Tuệ giác của Ngài.

Lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Chính với Thiên nhãn minh (hay cả ba Minh), Thế Tôn thấy và tuyên bố rằng: “Không có một người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử, sau khi thân hoại, có thể diệt tận, khổ đau. Không phải một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm; nhưng nhiều hơn như thế là những ngưòi tại gia không đoạn trừ kiết sử có thể sinh Thiên”.

Nhưng đối với hành tà mạn ngoại đạo thì Thế Tôn dạy: “Không có một vị tà mạn ngoại đạo nào, sau khi thân hoại, có thể diệt tận, khổ đau, và dầu cho Ta nhớ đến chín mươi mốt kiếp, Ta không thấy một vị tà mạn ngoại đạo nào được sinh Thiên, trừ một vị, vị này thuyết về nghiệp và thuyết về tác dụng của nghiệp”.

–“Sự việc là như vậy, này Vaccha, thời ngoại đạo giới này là trống không, cho đến vấn đề sinh Thiên”.

Kinh Bà-sa-cù-đa Tam Minh; Kinh Bà-sa-cù-đa Hỏa Dụ (Trung Bộ Kinh III); Kinh Xuất Gia (Đại II, 246b, Đại II 446a, Hán tạng) xác nhận rằng, nếu muốn thì các đệ tử của Thế Tôn có thể chứng Tam minh (hay Lục thông) ngay trong hiện tại.

Điểm đặc sắc thứ hai nổi bật của Thế Tôn giữa các ngoại đạo là nói lên vị trí độc tôn cuả Ngài với mười Như Lai lực:

– Như Lai như thật, biết xứ phi xứ.

– Như Lai như thật, biết các quả báo tuỳ thuộc sở do, sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai và hiện tại.

– Như Lai như thật, biết con đường đưa đến các sinh thú.

– Như Lai như thật, biết mọi thế giơi với mọi sai biệt của chúng.

– Như Lai như thật biết sự hiểu biết sai biệt của các loài hữu tình.

– Như Lai như thật biết các tâm tánh sai biệt của tất cả chúng sinh.

– Như Lai như thật biết các tạp nhiễm, thanh tịnh, xuất khởi của các Thiền chứng về Thiền, về giải thoát và về định.

– Như Lai chứng Túc mệnh minh.

– Như Lai chứng Thiên nhãn minh.

– Như Lai chứng Lậu tận minh.

Chỉ Khi Nào Loại Trừ Hết Vô Minh, Ái, Thủ Thì Cái Nguyên Nhân Đưa Đến Sinh Tử (Các Lậu Hoặc) Mới Bị Chặt Đứt, Và Bấy Giờ Mới Đắc

Chỉ khi nào loại trừ hết vô minh, ái, thủ thì cái nguyên nhân đưa đến sinh tử (các lậu hoặc) mới bị chặt đứt, và bấy giờ mới đắc “Lậu tận minh”, một quả vị hoàn toàn không thể có ở ngoại đạo.

Tánh “không” qua trí tuệ Bát Nhã

Chính do mười Như Lai lực này mà Thế Tôn cất tiếng rống sư tử giữa các hội chúng và chuyển xe Pháp (Tăng Chi Bộ kinh V, Phẩm Mười Pháp).Truyền thống Bắc và Nam tạng đều tán dương Thế Tôn về mười “Như Lai lực” và mười “hiệu Như Lai”. Ở mười hiệu Như Lai, Thế Tôn hiện rõ là bậc Vô thượng về đức, tuệ và giáo hóa. (Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Trí, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn).

Từ đây, chúng ta đã có thể thấy được: Tuệ giác vô thượng của Thế Tôn, một tuệ giác không thể tìm thấy trong bất cứ một hệ thống tôn giáo, tư tưởng ngoại đạo nào, trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.

Ở quả chứng Tam minh, đây là quả chứng của Tuệ giải thoát thuộc Thiền quán (Vipassana). Nói rõ hơn, Ấn Giáo có tư duy về tiểu ngã và đại ngã, nhưng không có nhìn bằng con mắt “duyên sinh”, nghĩa là không có Thiền quán. Đặc điểm của Thiền quán Phật giáo là phân tích các pháp qua mười hai nhân duyên (qua Duyên khởi). Tại đây, có hai điểm giáo lý giải thoát đặc biệt của Phật giáo không tìm thấy ở ngoại đạo.

Giáo lý Duyên khởi

Giáo lý này do Thế Tôn tự thân khám phá. Từ đó, Thế Tôn đắc Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác.

 Qua Duyên khởi, Thế Tôn dạy toàn bộâ khổ uẩn là do Mười hai nhân duyên sinh khởi (Tập khởi) và toàn bộ khổ uẩn diệt là do Mười hai nhân duyên diệt. Nói khác đi; gốc của sinh tử, khổ đau chính là vô minh, hay ái hoặc thủ… Sự khám phá này không có trong bất cứ một hệ thống giáo lý ngoại đạo nào.

Chính Gốc Của Mọi Khổ Đau, Mọi Tranh Chấp, Mọi Tù Ngục Là Sự Chấp Trước Ngã, Là Ý Niệm Sai Lầm Về Ngã.

Chính gốc của mọi khổ đau, mọi tranh chấp, mọi tù ngục là sự chấp trước ngã, là ý niệm sai lầm về ngã.

Sức mạnh của từ bi và trí tuệ

Từ “Duyên sinh”

Thế Tôn tuyên bố: “Hết thảy các Pháp là vô ngã”, “Hết thảy các hành là vô thường và khổ đau” (Dhp, 277, 278, 279). Đây gọi là “Ba Pháp ấn”.

Nhìn thấy các pháp (hữu vi và vô vi) đều vô ngã (anatta) là cái nhìn độc đáo nhất trong lịch sử của tôn giáo và triết học, gây sửng sốt cả thế giới.

Chính gốc của mọi khổ đau, mọi tranh chấp, mọi tù ngục là sự chấp trước ngã, là ý niệm sai lầm về ngã. Cái nhìn vô ngã của trí tuệ vô ngã của Thế Tôn quả nhiên là cái nhìn giải phóng khổ đau, tù ngục… Chính ở đây, chúng ta nhận ra Tuệ giác của Thế Tôn.

Chỉ khi nào loại trừ hết vô minh, ái, thủ thì cái nguyên nhân đưa đến sinh tử (các lậu hoặc) mới bị chặt đứt, và bấy giờ mới đắc “Lậu tận minh”, một quả vị hoàn toàn không thể có ở ngoại đạo.

Từ điểm khác biệt nền tảng này, phát sinh rất nhiều điểm khác biệt nổi bật khác, nói lên sắc thái độc đáo gọi là Phật giáo. Đấy là con đường trí tuệ của nhận thức vô ngã, của thực tại vô ngã, mà không phải là của Hữu thần, Nhất thần, Đa thần, hay Phiếm thần, cũng không phải là sản phẩm của giáo lý “mặc khải” từ một đấng tối cao nào. Đây là con đường hoàn toàn của trách nhiệm tự thân, của tự độ, tự giác, mà không phải của sự ban ân cầu nguyện, thưởng phạt, bùa chú hay hành xác nào. Đây là con đường vắng mặt chủ trương “Duy Tâm”, “Duy linh”, “Duy vật”, “Duy thần” v.v…, và là con đường của Duyên sinh vô ngã. Nếu phải miễn cưỡng gọi nó là Duy thức, Duy linh, Duy vật v.v… thì phải hiểu rằng Thức, Linh, Vật v.v… ấy là vô ngã, khác hẳn với chủ trương của ngoại đạo. Đây là con đường cho rằng gốc của sinh tử, khổ đau và ái, thủ, vô minh, mà không phải là gì khác của thế giới bên ngoài. Ở đây không chủ trương rằng cuộc đời này là hoàn toàn mộng ảo, phi thực, cần phải từ bỏ để đi tìm cõi chân thực ở bên kia thế giới, mà chỉ chủ trương loại bỏ ái, thủ, vô minh. Tất cả đều là phi thực, nếu vướng mắc ai, thủ, vô minh… Tất cả đều là chân thực, nếu xa rời hẳn ái, thủ, vô minh.

Chính Gốc Của Mọi Khổ Đau, Mọi Tranh Chấp, Mọi Tù Ngục Là Sự Chấp Trước Ngã, Là Ý Niệm Sai Lầm Về Ngã. Cái Nhìn Vô Ngã Của Trí Tuệ Vô Ngã Của Thế Tôn Quả Nhiên Là Cái Nhìn Giải Phóng Khổ Đau, Tù Ngục... Chính Ở Đây, Chúng Ta Nhận Ra Tuệ Giác Của Thế Tôn.

Chính gốc của mọi khổ đau, mọi tranh chấp, mọi tù ngục là sự chấp trước ngã, là ý niệm sai lầm về ngã. Cái nhìn vô ngã của trí tuệ vô ngã của Thế Tôn quả nhiên là cái nhìn giải phóng khổ đau, tù ngục… Chính ở đây, chúng ta nhận ra Tuệ giác của Thế Tôn.

Đến với đạo Phật là phải mở sáng trí tuệ

Nói tóm, con đường Tuệ giác vô ngã của Thế Tôn là con đường “Trung đạo” của hai mặt: nhận thức và hành động.

Từ nghĩa “Trung đạo” ấy, Thế Tôn vạch mở lối đi “Bát Thánh Đạo”, con đường đi vào giải thoát, rốt ráo dứt sạch sinh tử, khổ đau.

Đây là điểm giáo lý độc đáo khác của Phật giáo mà không thể tìm thấy trong bất cứ hệ thống giáo lý nào khác. Con đường này xây dựng trên căn bản của Giới (gồm Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng), Định (gồm Chánh Tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định) và Tuệ (Gồm Chánh Kiến và Chánh Tư duy) do từ chính Tuệ giác của Thế Tôn.

Tự mình chứng nhập chân lý mà trước đó chưa từng có người chứng (trừ chư Phật quá khứ) là một sự kiện biểu hiện Tuệ giác vô thượng, nhưng tự mình mở đường cho hàng đệ tử chứng nhập chân lý cũng là một sự kiện của Tuệ giác vô thượng.

Từ đây, chúng ta sẽ hiểu rõ rằng từ Tuệ Giác vô thượng, Thế Tôn thiết lập giáo lý giải thoát của Ngài, nên từ giáo lý ấy, ta có thể tìm thấy Tuệ giác vô thượng kia. Đó là những gì có mặt trong Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, và Giải thoát tri kiến.

Giới, được xây dựng trên cơ sở của chánh trí và từ bi, nhằm mục đích đem lại an lạc, hạnh phúc cho mọi loài trong hiện tại và tương lai. Căn bản của Giới là Giới bổn Patimokha (Skt. Pratimoksa), Hán dịch là Ba-la-đề-mộc-xoa (hay Biệt giải thoát, hoặc Xứ giải thoát). Đấy là sự giải thoát do nhiếp phục các hành động của thân, lời và ý, là kết quả của Tuệ giác của Thế Tôn.

Về Định, hay Thiền định, có thể nói Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Đạo đế) như là giáo lý của Định, là con đường đưa đến loại trừ hết khổ đau. Con đường nầy được thiết lập trên căn bản của Giới (Tương Ưng Bộ Kinh, IV), như các loài động vật di chuyển trên nền tảng đất.

Các giáo lý về Tuệ như Duyên khởi, Vô ngã, Năm uẩn, Nhân quả… thì nhắm đến ly tham, đoạn trừ các lậu hoặc.

Toàn bộ giáo lý đạo Phật thực sự đều đưa đến ly tham, ly sân, ly si, giải thoát và tri kiến giải thoát. Tất cả đó phải là sản phẩm của Tuệ giác vô thượng, của một sự chứng nhập Pháp giới táng vô thượng. Trí tuệ ấy Thế Tôn đạt được ở thời điểm gọi là Thành Đạo, thành Phật hay đắc Niết bàn.

> Xem thêm video: Vong linh trong quan niệm Phật giáo:

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Thái Độ Sai Lầm Của Phật Tử Việt Nam Hiện Nay

Thái độ sai lầm của Phật tử Việt Nam hiện nay

Người bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chánh pháp nên không phân biệt được Phật giáo và Thần...

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử

VŨ TRỤ TRONG MỘT NGUYÊN TỬ SỰ HỘI TỤ CỦA KHOA HỌC VÀ TÂM LINH Tác giả: Đức Đạt Lai...

Ai Là Những Người Nổi Tiếng?

Ai là những người nổi tiếng?

AI LÀ NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG?  Thích Đạt Ma Phổ Giác Hôm nay chúng ta sẽ học về những tấm...

Cần Hiểu Lại Nghi Lễ Tự Tứ

Cần Hiểu Lại Nghi Lễ Tự Tứ

Lễ an cư Tự Tứ tại chùa Long Sơn Nha Trang Ngày nay, cả hai hệ Phật giáo phương Nam...

Tiếng Vỗ Một Bàn Tay (Trần Thùy Mai)

Tiếng Vỗ Một Bàn Tay (Trần Thùy Mai)

TIẾNG VỖ MỘT BÀN TAY Đọc Tu Bụi của Trần Kiêm Đoàn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 2007 Ta...

Nước Mắt Chảy Xuống

Nước mắt chảy xuống

NƯỚC MẮT CHẢY XUỐNGHoàng Tá ThíchNhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một...

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

LỄ TRUY NIỆM - CUNG TỐNGkim quan ĐLHT.Thích Trí Tịnh nhập bảo tháp Sáng nay, ngày 03/04/2014 (nhằm 03/03 Giáp...

Tổng Quan Về Bốn Bộ A-Hàm

Tổng quan về bốn bộ A-hàm

TỔNG QUAN BỐN BỘ A-HÀMThích Nguyên Hùng biên soạnNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC   LỜI GIỚI THIỆU             Trong hệ thống kinh...

Đừng Phủ Nhận Trách Nhiệm Biến Đổi Khí Hậu

Đừng phủ nhận trách nhiệm biến đổi khí hậu

Giữa đại dịch, chúng ta giờ đây luôn hy vọng nhìn thấy được những ánh sáng tốt đẹp phía cuối...

Pháp Hoa Thất Dụ – Dụ Thứ Nhất: Ngôi Nhà Lửa

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Trong kinh Pháp Hoa, mỗi phẩm hầu như đều đề cập đến một câu chuyện, một thí dụ để làm...

Còn Gì Thảm Hơn

Còn Gì Thảm Hơn

CÒN GÌ THẢM HƠNToại Khanh Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón...

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMTỈNH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO NAM ĐỊNHPhật Lịch: 2554TÂM THƯNam Mô Bổn Sư Thích Ca...

Đọc sách ngàn lần – Tập 4

ĐỌC SÁCH HIỂN BÀY TỰ TÁNHGiáo viên: Kính chào Thầy! Chào mọi người!Trong ba tập trước chúng con đã báo...

Đánh Thức Tiềm Năng “Sẽ Thành Phật”

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Ngay sau khi thành đạo nơi cội bồ đề vào đêm Rằm tháng Tư năm 588 – trước Tây lịch,...

Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề – Tánh Không Là Gì?

Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề – Tánh Không Là Gì?

CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ TÁNH KHÔNG LÀ GÌ Buddhadasa Bhikkhu (Hoang Phong chuyển ngữ) Lời giới thiệu của...

Thái độ sai lầm của Phật tử Việt Nam hiện nay

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử

Ai là những người nổi tiếng?

Cần Hiểu Lại Nghi Lễ Tự Tứ

Tiếng Vỗ Một Bàn Tay (Trần Thùy Mai)

Nước mắt chảy xuống

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Tổng quan về bốn bộ A-hàm

Đừng phủ nhận trách nhiệm biến đổi khí hậu

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Còn Gì Thảm Hơn

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Đọc sách ngàn lần – Tập 4

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề – Tánh Không Là Gì?

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Mạng sống của con người được bao lâu?

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Dự lễ cày ruộng đầu năm

Phật trong chúng sanh, chúng sanh trong Phật

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Đức Phật của chúng ta

Lắng nghe lời Phật thoát mọi phiền hà

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Đức Phật đã dạy những gì?

Tin mới nhận

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Cha mẹ và con cái

Đại Đức Thích Giác Hoàng (Phương Trời Thong Dong 7)

Sống Trong Thế Gian Với Phật Pháp

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Thực Hiện Tâm Từ Như Thế Nào

Những Câu Chuyện Về Thiền (Tập 2)

Sinh trong lục đạo

Đạo Phật Và Tuổi Hoa Niên

Phật Giáo Tuyển Luận Tập 2 Song Ngữ Vietnamese-English PDF

Thông Bạch Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt tại Houston

Hé Mở Cửa Giải Thoát

Thơ Xuân Chu Văn An

Triết Lý Sống Của Người Phật Tử Việt Nam

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Chùa Tây Tạng Bình Dương

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Tiếng gọi của con người

Đối Trị Corona: Bình Tâm Chữa Khi Chưa Bệnh!

Thân tâm đều vui

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

Kinh Kalama

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Kinh Bách Dụ: Nói dối ngựa đã chết

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Tin mới nhận

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Đã đến lúc nhìn lại Phật giáo nước nhà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 4)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 20)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 40)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Kinh Phật Thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.