PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phục hưng Phật giáo trong xã hội hôm nay

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

. Nhìn lại thực trạng

hay trục lợi vì tiền bạc.

Những thăng trầm của Phật giáo  trong lịch sử

Lịch sử Phật giáo đã chứng kiến những năm tháng huy hoàng từ thế kỷ thứ III trước TL đến thế kỷ thứ VI sau TL ở Ấn Độ và từ thế  kỷ thứ XI đến thế kỷ XIII ở Đông Á. Xen kẽ là “Thời đại ánh sáng” từ thế kỷ VI đến XI của  Đông phương. “Một Đông phương thống nhất về phương diện tinh thần thực có trong thời kỳ này. Ở Ấn Độ là triều đại Gupta, ở Trung Hoa là các nhà Lương, Tùy, Đường, Tống và… các nhà sư Việt Nam  (Giao Châu) đã góp một phần không  nhỏ vào sự tổng hợp tư tưởng Ấn Độ và Trung Hoa”(1).

Trong những năm tháng đó, người ta được nghe, được đọc những tư tưởng phong phú và uyên bác của các Thiền sư, Luận sư lỗi lạc, được thấy những công trình nghệ thuật hoành tráng nhất ở các nước. Nhưng sau đó thì đạo Phật bước vào giai đoạn suy thoái. Cụ thể ở Ấn Độ, Bà-la-môn giáo đã trở thành Ấn Độ giáo và sáp nhập một số tư tưởng của Phật giáo. Theo sử sách, dựa vào thế lực của các dòng họ quý tộc, Ấn Độ giáo tìm đủ mọi cách để chèn lấn Phật giáo cho đến khi quân Hồi giáo tràn sang và xâm chiếm toàn cõi Ấn Độ.

Ở Trung Hoa và Việt Nam thì Phật giáo cũng bị tầng lớp sĩ phu theo Nho giáo ngăn cản không cho phát triển, đặc biệt phái Tống-Nho thậm chí mượn những tư tưởng Phật gia để giảng Tứ thư, hay lập nên những thuyết mới pha trộn thiền học để thu hút giới  trí thức. Lịch sử  ghi nhận sự đàn áp Phật  giáo lên đến đỉnh điểm trong loạn Thái Bình Thiên Quốc. Sau đó  đến thời các tàu chiến Tây phương tiến vào chinh phục các nước Á Đông đồng thời du nhập một tín ngưỡng mới: Thiên Chúa giáo. Các nước phải ký các loại hòa ước và cho phép các cường quốc phương Tây được tự do giảng đạo mới.

Nhìn lại giai đoạn suy vi, có hai lý do, theo giáo sư Trần Ngọc Ninh, khiến cho Phật giáo suy yếu:

Một là trí thức rời bỏ đạo Phật khi giáo lý Thế Tôn không còn là một nguồn tư tưởng sống nữa. Các Tăng sĩ khép mình trong thiền  học, không còn  nhập thế khiến đạo Phật mất đi sinh khí vốn có trước đây.

Thứ hai là đạo Phật không còn  gắn bó với xã hội, đã bỏ quần chúng. Đạo Phật không còn là một  động lực cải tạo xã hội nữa thì quần chúng chỉ còn mê tín. Người ta tin vào thần thông của pháp lực, mà không chăm lo xây dựng một đời sống an vui trên nền tảng Phật pháp.

Nhưng sau Đệ nhị thế chiến, “Đạo Phật bỗng bừng lên như ngọn hải đăng, trong sáng và rõ ràng  giữa đêm  tối mù mịt”(2). Ở Ấn Độ, Tiến  sĩ Ambedkar, một người Ấn giáo, đã tổ chức Đại lễ quy y cho ông và 500 ngàn người cùng đinh nước Ấn, thuộc giai cấp thấp nhất, cùng một số  trí thức Ấn làm sôi động thế  giới và chính trường Ấn Độ. Ông nhắc nhở mọi người rằng, Đức Phật nói cõi Niết-bàn mở ra cho tất cả mọi người, không phân biệt thế cấp và đạo Phật là hy vọng cuối cùng của những  người cùng khổ.

Ở các nước Nam Á, người ta ghi nhận sự xuất hiện các đảng theo chủ nghĩa xã hội Á Châu và đảng Xã hội Phật giáo như tại Nhật Bản, đảng Soka Gakkai với dấu hiệu hoa sen, đã có 20 triệu thành viên vào thập niên 1970, đề xướng áp dụng nguyên lý Phật giáo vào đời sống xã hội. Còn ở Việt Nam, sau những phong trào chấn hưng Phật học suốt  từ 1930 được cụ Lê Đình Thám khởi xướng với Hội An Nam Phật học, cho đến những cuộc vận động sau này hình thành Hội Phật học Bắc Kỳ và Hội Phật học Nam Việt với cụ Mai Thọ Truyền, Phật giáo đã dần khởi sắc. Nhưng đáng kể nhất là trong mùa pháp nạn 1963, ngọn lửa Thích Quảng Đức đã thắp sáng Đông Nam Á, đánh thức lương tâm các siêu cường và cho thấy sức sống mạnh mẽ tiềm tàng của Phật giáo .

Những vấn đề  trong việc phục hưng Chánh pháp

Như đã nêu ở phần trên, một trong những lý do khiến Phật giáo suy vi là quần chúng rơi vào mê tín. Nhìn lại thực trạng Phật giáo hôm nay, không phải sau những sự cố “giải hạn, cầu vong” ở một số chùa phía Bắc lùm xùm trên báo chí người ta mới nhận ra Chánh pháp đang bị hiểu sai, hoặc bị xuyên tạc theo hướng có lợi cho những ai muốn vận dụng vì biên kiến, tà kiến hay trục lợi vì tiền bạc. Mà thực tế ngày xưa, trong phong trào chấn hưng Phật giáo những năm 1930, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám qua những bài viết trên tạp chí Viên Âm đã lên án những hiện tượng thờ sai, lẫn lộn giữa thần và Phật, giải sao, cầu vong, bói toán, phong thủy xâm nhập trong hàng ngũ Tăng sĩ và tín đồ ngày một nhiều, khiến quần chúng lẫn lộn giữa Phật pháp và những giáo lý hay quan điểm khác.

Cụ viết: “Nay chúng tôi xét trong Phật giáo đồ hiện thời, thường có thờ nhiều vị thần thánh không có tên trong kinh tạng, như Thập Điện, Quan Đế, Thánh Mẫu, Thánh Hoàng, Thổ Địa, Táo Quân, Bổn Mạng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Bà Thủy, Bà Hỏa, Ông Quận, Ông Mường, v.v… hoặc những vị có tên trong kinh tạng, nhưng chỉ là hàng thính chúng hay là hàng Hữu học, Thanh văn, như Phạm Thiên, Đế Thích, Vi Đà, v.v… không đáng thờ chung với Phật và Đại Bồ-tát… Còn về sự trì tụng, thì ngoài những kinh đã có trong Đại tạng, không nên tụng các kinh ngụy tạo, như kinh Ngọc Hoàng, kinh Thập điện, kinh Bát dương, kinh Ông Táo, kinh Đào viên, kinh Cao vương, v.v…”(3).

Trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, tác giả Lê Học Lãnh Vân viết về những cơ duyên khiến mình đến với Phật pháp, cảm nhận về chùa chiền và tín đồ hiện nay khác đi nhiều so với ngày xưa, ấy là: “Một phần rất lớn của xã hội lạc bước vào mê tín. Cứ xem cách họ cúng bái và chen nhau giành giật cúng bái đình chùa, lễ hội… Cứ xem những điều họ cầu xin giữa mù mịt khói nhang. Cứ nhìn họ tin vào và vái lạy những thầy cúng giải vong, trục vong hay cúng những điều nhảm nhí khác…”. Điều này phản ảnh một xã hội mà “Lịch sự, hiền lương, chân thật, nhân từ lần lần bị lấn át bởi thô bạo, bất lương, dối trá, tàn ác… Có thể nói nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn(4)…

Vì sao cần phục hưng Phật giáo?

Đạo đức đang xuống cấp?

Trong phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Đinh Thị Kiều Trinh đề nghị Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết các giải pháp để khắc phục tình trạng đạo đức xã hội, gia đình đang xuống cấp nghiêm trọng. Thừa nhận thực trạng này, Bộ trưởng Thiện cho rằng nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc bị mai một; tình trạng suy thoái đạo đức trong cán bộ, đảng viên gia tăng; đạo đức nghề nghiệp sa sút; gian lận trong học hành, bằng cấp; tình trạng chạy chức chạy quyền; bạo lực gia đình, bạo lực với người cao tuổi… đang diễn ra.

Như vậy, xét cả đạo lẫn đời, với  số lượng Phật tử đông đảo, Phật giáo cần phải phục hưng nếu chúng ta hướng đến việc xây dựng một xã hội hiếu hạnh trong một cuộc xây dựng đạo đức toàn diện, triệt để và hướng  thượng.

Xây dựng những gì?

Về phương diện cá nhân

Phải chăng vẫn cần nâng cao dân trí, nhưng ngoài ra phải nâng cao chuẩn mực văn hóa. Cụ thể, có lần chúng tôi đã đề cập là gột rửa bệnh thái tâm lý xa hoa, tinh tiến về tri thức và nhận thức, tu dưỡng nếp sống mới, nhân sinh quan mới, tận dụng thời gian, vui hưởng cuộc sống thanh bạch hàng ngày, làm việc hết sức mình nhưng không thái quá, tri túc để biết sống nếp sống giản dị thanh đạm, phù hợp với mức thu nhập và điều kiện chung quanh, sống không tranh chấp, cùng nhau tiến bộ.

Về phương diện xã hội: Xiển dương Chánh pháp

Phải xây dựng lại đạo pháp chăng? Phải tránh những vết xe đổ của quá khứ. Phật giáo thời các vua nhà Lý  hay nhà Lê những đời sau có thời gian tin vào yêu thuật, bùa chú, nhu nhược và kém sáng suốt. Một khi tôn giáo không gần với quần chúng hay Chánh pháp mà dựa vào ngoại lực, tha lực, vào những chuyện huyền bí hay nghi lễ hình thức quá nhiều thì chắc chắn sẽ suy vong. Phật dạy “Này Ananda, không phải lễ bái là tôn kính và làm vẻ vang Như Lai đâu. Bất luận một một Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào và bất luận một thiện nam hay tín nữ nào biết lời giáo huấn, gắng giữ phẩm hạnh trang nghiêm, đời sống chân chính, thì là người ấy tôn kính và làm vẻ vang Như Lai một cách cao thượng  nhất”(5).

Trong những chủ đề của ngày Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức lần thứ ba tại Việt Nam, đáng chú ý là chủ đề (2) là thảo luận về “Cách  tiếp cận của Phật  giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững”  và chủ đề (3) là “Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục và đạo đức toàn cầu”.

Xã hội hài hòa là xã hội bền vững

Xã hội vốn mang nghĩa hài hòa. Với Tây phương là société, society, từ tiếng La-tinh socius, có nghĩa companion, bạn cùng sống, bạn đồng hành.

Vậy thì xã hội hài hòa là gì? Trước hết, là sự hài hòa trong từng bộ môn. Chẳng hạn kinh tế phải tạo ra sự hài hòa trong chính nó: hài hòa giữa thành thị với nông thôn, hài hòa giữa giàu và nghèo, hài hòa với môi trường sinh thái, với địa lý tự nhiên, với tài nguyên…

Tác giả Nguyễn Thế Đăng trong một bài viết về xã hội hài hòa trên báo Văn Hóa Phật Giáo cho rằng “Sự hài hòa căn bản và rộng lớn là sự hài hòa của ba lĩnh vực, ba phạm trù ở trên, thế giới vật lý (Địa), thế giới con người (Nhân) và thế giới tâm linh (Thiên)… Nói theo những bộ môn đại diện cho mỗi lĩnh vực ở trên, xã hội hài hòa là sự hài hòa của ba lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật với văn hóa và với tôn giáo. Sự bền vững, giàu mạnh, phát triển (cả vật chất và tinh thần) của xã hội và của ba lĩnh vực đó trong một sự hài hòa đồng bộ với nhau”(6).

 Điều kiện của một xã hội bền vững

Định chế an sinh phải được  thiết  lập

Một xã hội mà người dân được chăm lo về an sinh từ y tế cho đến giáo dục, là một  ước mơ. Đây là yêu cầu  tiên quyết.

Giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo

Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình tại Việt Nam cho thấy rằng khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu với bốn nhóm còn lại (nghèo, cận nghèo, trung bình, cận giàu) đã tăng nhanh trong giai đoạn 2004-2014, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập.  Chúng ta cần hết sức lưu ý tình hình phát triển  những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và ngay cả trong những khu ổ chuột ở thành  phố, vẫn còn có những gia đình sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu thốn các điều kiện sinh hoạt cơ bản. Chúng ta hiểu rằng hố ngăn cách  giàu – nghèo là vấn nạn chung của các nước tăng trưởng nhanh. Làm thế nào để tránh tình trạng “bình quân mỗi người một con gà, nhưng một người có chín, chín người có một”

Giáo sư Trần Ngọc Ninh nhận định: “Xã hội Phật giáo là một xã hội để phục vụ con người chứ không phải để bóc lột con người; một xã hội để giải phóng con người chứ không phải để ràng buộc con người; một xã hội đem lại sự diệt khổ chứ không tạo ra đau khổ miên trường; một xã hội giúp con người thực hiện Phật tâm của mình vượt ra ngoài  các trở ngại chứ không phải để dồn con người vào sự hoại vong, không đường gỡ”(7).

Một nền kinh tế theo chủ trương Phật giáo trước tiên phải lo giải quyết những nhu cầu căn bản, đói rét, cơm áo, bệnh hoạn, nhu cầu giáo dục, trường học và  công ăn việc làm cho người dân. Đó là những điều kiện tối thiểu cho sự giải phóng con người trong xã hội, tạo những điều kiện vật chất  của tự do tâm linh.

Nói cách khác, xã hội Phật giáo là xã hội theo nguyên lý trung đạo. Nền kinh tế trong xã hội đó buộc mỗi người làm việc theo chí hướng và khả năng và  đóng góp việc làm vào sự lợi ích chung, nhưng ngược lại  nhà nước phải đảm bảo được cơm áo và những điều kiện cần thiết, để tạo nên sinh hoạt một cách đồng đều cho toàn  thể. Nói cách khác, trung đạo là con đường nhân bản. Trung đạo là con đường để phục vụ, để dẫn dắt con người hướng lên trong tinh thần và trí  tuệ.

Trung đạo không phải là một con đường đòi hỏi và quá khó khăn, chỉ hướng đến  một xã hội có một mức sống tới thiểu,  mà là xã hội văn minh phải thực hiện cho toàn dân. Trong cùng một nước, người dân ở một mảnh đất hoang cũng có quyền, có một mức sống tối thiểu ngang với người dân ở miền châu thổ phì nhiêu, vì cả hai đều làm việc.

Một xã hội mà người dân không được quyền chia sẻ những phúc lợi, hưởng những thành quả văn hóa, kinh tế mà thành phố mình, đất nước mình đã đạt được thì vẫn xem như thất bại trong việc kiến tạo xã hội bền vững. Làm thế nào dẫn dắt toàn dân đến  một xã hội hài hòa cả Thiên- Địa – Nhân, trong đó sự phát triển tâm linh và nền tảng văn hóa là yêu cầu tất yếu.  Đó là con đường phục hưng Phật giáo trong xã hội hôm nay, hướng đến ngày mai. 

Nguyên Cẩn | Nguyệt san Giác Ngộ

(1) Trần Ngọc Ninh, Đức Phật giữa chúng ta, Lá Bối , 1972.

(2) ibid.

(3) Thư của thầy Đạo hạnh cố vấn Đắc Quang và ngài Giáo lý kiểm duyệt Lê Đình Thám gửi cho Tổng Trị sự trình về việc thờ tự, cúng cấp, trì tụng ở các hội quán hội An Nam Phật học, Viên Âm 42, tháng 10, 1940.

(4) Lê Học Lãnh Vân, Cảm ơn chùa Ba Vàng, Thời báo KTSG, 29-3-2019.

(5) Tăng chi bộ kinh.

(6) Nguyễn Thế Đăng , Xã hội hài hòa. Xem tại:  http:// www.thuvienhoasen.org.

(7) Trần Ngọc Ninh, Đức Phật giữa chúng ta, Lá Bối, 1972,  ibid.

 

Tin bài có liên quan

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Ba Bản Kịch Thơ: A Dục Vương, Thăng Long Xuân Chiến Thắng Và Hội Nghị Diên Hồng – Giới Lạc Mai Lạc Hồng Biên Soạn

Ẩn Sĩ Thời Mạt Pháp – Truyện Ngắn: Trần Hạ Tháp

Ảo Hóa – Hermann Hesse – Ni Sư Trí Hải Chuyển Ngữ

Xóc Thẻ, Xin Âm Dương, Đốt Vàng Mã Là Của Đạo Khác Xen Lẫn Vào Đạo Phật

Xóc thẻ, xin âm dương, đốt vàng mã là của đạo khác xen lẫn vào Đạo Phật

Xin Đừng Lạy Đức Phật

Xin đừng lạy Đức Phật

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xá Lợi Thật Của Đức Phật Và Xá Lợi Niềm Tin

Xá lợi thật của Đức Phật và xá lợi niềm tin

Xá Lợi

Xá Lợi

Load More

Discussion about this post

Lục Ba La Mật

LỤC BA-LA-MẬT(ṣaṭ pāramitā) 六波羅蜜多 Thích Đức Thắng Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng...

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh Tác Giả: Pháp Sư Viên Anh Biên Dịch: Thích Nguyên Anh Là pháp...

Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống Hiện Tại

Hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại

HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG HIỆN TẠI Horowpothane Sathindriya Thera Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ HT. Horowpothane Sathindriya...

Tư Duy Hướng Nội Của Phật Giáo Và Vai Trò Của Nó Trong Tư Duy Của Người Việt – Hoàng Thị Thơ

Tư Duy Hướng Nội Của Phật Giáo Và Vai Trò Của Nó Trong Tư Duy Của Người Việt – Hoàng Thị Thơ

TƯ DUY HƯỚNG NỘI CỦA PHẬT GIÁO và vai trò của nó trong tư duy của người ViệtHoàng Thị Thơ,...

Vài Chỉ Dẫn Thực Tiển Để Duy Trì Chánh Niệm

Vài chỉ dẫn thực tiển để duy trì Chánh niệm

Vài chỉ dẫn thực tiển để duy trì Chánh niệm The education of attention would be an education par excellence...

Nhân Duyên Không Tánh

Nhân Duyên Không Tánh

  NHÂN DUYÊN KHÔNG TÁNHTác giả: Cư sĩ LÝ NHẤT QUANGDịch giả: THÍCH THẮNG HOAN(Trích trong quyển Phật Pháp Dữ...

Hướng Về Phật Đản Qua Kính Thánh Cầu (Kinh Trung Bộ I, 26)

Hướng Về Phật Đản Qua Kính Thánh Cầu (Kinh Trung Bộ I, 26)

HƯỚNG VỀ PHẬT ĐẢNQUA KÍNH THÁNH CẦU (K. TRUNG BỘ I, 26)MẶC PHƯƠNG TỬ.   Đức Phật hay Đạo Phật,...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật

THÔNG ĐIỆP THÀNH ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬTTâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi...

Quản Lý Nóng Giận Bằng Phát Triển Tâm Từ

Quản lý nóng giận bằng phát triển tâm từ

Tình yêu của cha mẹ Giáo lý Phật giáo về vòng tái sinh được sử dụng ở đây như một chiến lược rất hiệu quả và có ý nghĩa để làm...

Truyện Ngắn Pháp Thuật – Tâm Không

Truyện Ngắn Pháp Thuật – Tâm Không

PHÁP THUẬT Tâm Không  Ngồi bên cửa sổ trên căn gác thấp lè tè, thằng Hào nhìn bâng quơ xuống...

Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông Một Vị Vua Anh Minh, Một Lãnh Đạo Kiệt Xuất Thiền Phái Trúc Lâm Trong Lịch Sử Việt Nam

ĐỨC VUA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG MỘT VỊ VUA ANH MINH, MỘT LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT THIỀN PHÁI TRÚC...

Hiểu Về Chữ Nghiệp Trong Đạo Phật

Hiểu về chữ Nghiệp trong Đạo Phật

HIỂU VỀ CHỮ NGHIỆP TRONG ĐẠO PHẬTTỳ Kheo Ni Pháp Hỷ Dhammananda   Khi nàng Kiều bị duyên phận đưa...

Lời Của Biển

Lời Của Biển

LỜI CỦA BIỂN Hạnh Chi                                                   Mùa hè đang thiền hành đến gần vạn hữu. Những thành phố ven...

Đạo Phật Trong Đời Sống

Đạo Phật Trong Đời Sống

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Từ Không Gian Thiêng Tới Không Gian Thị Trường

Từ không gian thiêng tới không gian thị trường

Tôn giáo cũng thay đổi theo Sự hồi sinh của Phật giáo cũng cùng thời với quá trình thích ứng,...

Lục Ba La Mật

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại

Tư Duy Hướng Nội Của Phật Giáo Và Vai Trò Của Nó Trong Tư Duy Của Người Việt – Hoàng Thị Thơ

Vài chỉ dẫn thực tiển để duy trì Chánh niệm

Nhân Duyên Không Tánh

Hướng Về Phật Đản Qua Kính Thánh Cầu (Kinh Trung Bộ I, 26)

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật

Quản lý nóng giận bằng phát triển tâm từ

Truyện Ngắn Pháp Thuật – Tâm Không

Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông Một Vị Vua Anh Minh, Một Lãnh Đạo Kiệt Xuất Thiền Phái Trúc Lâm Trong Lịch Sử Việt Nam

Hiểu về chữ Nghiệp trong Đạo Phật

Lời Của Biển

Đạo Phật Trong Đời Sống

Từ không gian thiêng tới không gian thị trường

Tin mới nhận

Có những ngày như thế…

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Học từ đời thường

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

“Trường thọ và đoản thọ” theo lời Phật dạy

Tuệ giác của Đức Phật

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Quét sân chùa

Khái niệm “Pháp uẩn” trong văn học Pali

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Phật pháp tại thế gian

Lời Phật dạy về pháp thiểu dục tri túc

Tin mới nhận

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Giám Đốc Unesco 14/5/2011

Khóa Thiền Vipassana

Vô Sắc Tướng & Năng Lượng Tối Của Vũ Trụ, Và 18 Căn Trần Thức Của Phật Giáo

Giải Thích Trung Luận Chương 1. Khảo Sát Về Các Duyên

Năm mới, cứ ”Thà Rằng”.. mà sống được an vui

Có một người

Tôn Giả A Nan Đà

Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

Tìm Hiểu Tam Tạng Sanskrit

Niệm Định Tuệ

Đời như tấm gương soi

Kỹ thuật thực hành Thiền Tánh Không

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư

Chánh kiến là gì và lợi ích của chánh kiến

Thông điệp của nước

Nghiệp và Giải Nghiệp theo Chánh Pháp

An Lạc Từ Tâm (nghe và đọc)

Góp Ý Về Giáo Dục Phật Giáo – Thích Đắc Pháp

Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

Giữa lòng cuộc đời: các ghi chú về Phật học (1)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 134)

Tâm không điều phục

A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 1 (trọn bộ 2 tập)

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Về Bài Kinh Kalama

Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Thư Pháp

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Tập I

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Tin mới nhận

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

Quan niệm về Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Liên Trì Cảnh Sách

Lời Khai Thị Của Hòa Thượng Tịnh Không

Long Thọ Với Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ

Bước Sen Trong Cõi Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Lời Vàng – Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 38)

Hương Sen Vạn Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese