ANGULIMALA
G.K. Ananda Kumarasiri
Việt dịch: Đồng An
LỜI GIỚI THIỆU
Câu chuyện Angulimāla, từ một học sinh giỏi, lễ phép,
siêng năng trở thành kẻ giết người hàng loạt và sau đó xuất gia tu hành trở
thành A la hán có trái tim nhân hậu, được kể lại hàng triệu lần cách đây 2600
năm.
Tác phẩm truyện tranh minh họa cuộc đời của Angulimāla,
phục vụ độc giả mọi lứa tuổi. Các cháu thiếu nhi có thể đọc hoặc nghe ông bà,
cha mẹ kể về những lời khuyên làm việc
tốt, tránh xa cái xấu. Các cháu tuổi thiếu niên và thanh niên, hiểu được nguyên nhân gây ra khổ đau và hướng dẫn cho
các em sống, học tập tiến bộ. Bậc phụ huynh cũng có thể tìm thấy những hướng
dẫn cho mình trong cuốn sách. Nhắc nhở phụ huynh nuôi nấng chăm sóc các cháu
bằng yêu thương, nhân hậu; hướng các
cháu đến việc làm có ích.
Người dịch
Hoàng Phước Đại, Đồng An
Bhaggavā và
Mantani vui mừng bên con trai mới sinh của mình
Vài năm sau khi kết hôn,
vợ của Bhaggavā Gagga, một quân sư thuộc dòng dõi Bà la môn dưới triều đại Vua
Pasenadi, tên là Mantani sinh hạ bé trai. Cháu bé rất dễ thương, mạnh khỏe, hiếu
động. Cả Mantani và Bhaggavā đều vui mừng, sau một thời gian dài mong đợi với
nhiều lo lắng. Tuy nhiên, vào đêm cháu bé ra đời, Bhaggavā thấy vũ khí của lính
canh sáng lóe lên bất thường.
Hiện tượng này làm
Bhaggavā lo ngại. Bhaggavā không lý giải được ánh sáng kỳ lạ đó có liên hệ thế
nào đến thời điểm con trai của ông ra đời. Bhaggavā thầm mong đó là điềm tốt
cho cháu bé. Trước đây, Bhaggavā chưa bao giờ gặp những điều như vậy. Bởi vậy
Bhaggavā lo âu tìm hiểu, liệu hiện tượng bất thường này là một điềm tốt hay
xấu.
Ở Ấn Độ, đặc biệt những
người hoàng gia và quý tộc, có thói quen đến nhờ chiêm tinh suy đoán những hiện
tượng bất thường xảy ra trong gia đình. Nhưng lúc đó là nữa đêm, ông ấy phải
đợi đến sáng hôm sau để đi gặp nhà chiêm tinh của Hoàng gia.
Bhaggavā nhờ Nhà chiêm tinh
hoàng gia đoán vận mệnh con trai mình
Sáng
sớm hôm sau, Bhaggavā vội vã đến nhà chiêm tinh của hoàng gia để nhờ chiêm tinh dự đoán tương lai của cháu bé và
lý giải hiện tượng lạ thường xảy ra đêm qua. Bhaggavā báo cho nhà chiêm tinh
tin vui về cháu trai vừa sinh hạ và nhờ chiêm tinh đoán tương lai của cháu bé.
Nhà chiêm tinh Hoàng gia cẩn thận lật sách và tính toán nhiều lần để chắc rằng
hiện tượng chiêm tinh và vị trí các vì sao được ông ấy lý giải chính xác.
Bhaggavā
nhận thấy sau mỗi lần tính toán, nhà chiêm tinh lại lắc đầu như có điều gì nhầm
lẫn. Nhà chiêm tinh lẩm bẩm, “ Điều này không đúng, Có thể thời gian và vị trí
các chòm sao trong hành tinh không chính xác. Phải kiểm tra lại! ” Mỗi lần lướt
ngón tay thông thạo của mình trên bàn tính thiên văn, nhà chiêm tinh lại lẩm
bẩm như vậy. Bhaggavā càng thêm lo lắng khi nhà chiêm tinh cứ kiểm tra tính
toán của ông ấy. Không còn kiên nhẫn, Bhaggavā cầu xin nhà chiêm tinh nói ra
những lời suy đoán.
Nhà chiêm tinh hoàng gia
cuối cùng chậm rãi nhìn Bhaggavā và nói “ Tôi rất buồn để nói với ngài tin
không hay. Theo tính toán của tôi, con trai của ngài đã sinh vào giờ xấu. Chính
xác là cậu bé được sinh vào cung sát nhân. Điều này có nghĩa cậu bé gây nhiều tội lỗi cho mọi người. ”
Bhaggavā lắng nghe mọi người bàn tán về hiện
tượng bất thường
“
Thêm vào đó, vũ khí của binh lính lóe sáng bất thường vào lúc cậu bé sinh ra là
điềm không hay về tương lai của cậu bé. Từ những hiện tượng đã xảy ra và theo
tính toán của tôi, khi lớn lên cậu bé sẽ
trở thành một tên giết người khét tiếng. ”
Bhaggavā
gục ngã, không nói nổi thành lời khi nhà chiêm tinh của Hoàng gia đưa ra những
nhận xét xé lòng như vậy. Khuôn mặt thất thần, Bhaggavā trở về nhà với tâm
trạng đau buồn.
Trên
đường về nhà, Bhaggavā nhận thấy mọi người trong thị trấn bàn tán về ánh sáng
kì lạ lóe lên từ vũ khí của họ vào đêm trước. Bhaggavā dừng xe ngựa, lắng nghe
họ đang nói điều gì. Hầu hết mọi người bày tỏ lo ngại sự kiện lạ thường là một
điềm xấu. Bhaggavā nghe một người nhận xét “ À, đây là một điềm không tốt.” Một
người khác lại nói “ Tai ương sẽ đến với người dân của đất nước Kosala.” “ Trời
đã nổi giận với người Kosala,” Họ kết luận như vậy.
Trái tim của Bhaggavā đau
buồn về tương lai của cháu bé. Bhaggavā nghĩ thầm “ Nếu người dân của thành phố
Savātthī đều thấy ánh sáng bất thường như vậy thì rõ ràng lời tiên đoán của
chiêm tinh Hoàng gia là chính xác”. Trên đường về nhà, với những gì đã trải
qua, lòng Bhaggavā lo lắng về tương lai của cháu bé.
Nhà vua Pasenadi
thình lình thức dậy bởi ánh sáng lạ kì
Tuy
nhiên, Bhaggavā không cho vợ mình biết tiên đoán của chiêm tinh về tương lai
cháu bé. Không muốn vợ mình đau buồn, Bhaggavā âm thầm chịu đựng.
Ngay sau đó, Bhaggavā, đến
hầu Vua Pasenadi như thường lệ. Bhaggavā, hỏi thăm nhà vua đêm qua có ngủ ngon
giấc hay không? Nhà vua trả lời “ Làm sao ta có thể ngon giấc được Bhaggavā ”.
“ Một việc lạ thường đã xảy ra tối qua. Ta
bị đánh thức, trong đêm khuya bởi tia sáng lóe lên từ bộ áo giáp treo trong
phòng ngủ của ta. Lúc tỉnh giấc, ta nhìn thấy phía nhà kho vũ khí bùng sáng như
đang cháy. Lúc đầu, nghĩ có lẽ là ta nằm mơ. Nhưng khi binh lính tìm hiểu, sự
việc không phải như ta nghĩ. Ta có cảm giác bất an. Suốt đêm tâm trí chập chờn bởi tia sáng lạ
thường trong cung điện. Ta không thể nào ngủ lại được. Liệu tia sáng này là
điềm báo về mối nguy hiểm cho ta và Hoàng cung?”
Bhaggavā thuật lại cho nhà vua tiên đoán của chiêm tinh
Bhaggavā,
là vị quan trung thành của nhà vua. Bhaggavā đã tâu với Vua Pasenadi rằng “ Bệ
hạ, không phải lo lắng. Hiện tượng này đã xảy ra trong thành phố Savātthī. Bí
ẩn xảy ra không ảnh hưởng đến sự an nguy của Bệ hạ. Đêm qua vợ của thần đã sinh
hạ một cháu trai. Vào thời điểm cháu bé chào đời, tất cả vũ khí trong thành phố
đều lóe sáng như lửa cháy.” Với sự chân thành, Bhaggavā bộc bạch hết sự thật
với vua, “ Thần đã hỏi chiêm tinh Hoàng gia về tương lai của cháu bé và những
bí ẩn đã xảy ra vào lúc cháu bé sinh ra. Liệu đây có phải là nguyên nhân gây ra
những tia chớp sáng trên các thanh gươm, giáo và trong kho vũ khí. Nhà chiêm tinh đoán những hiện tượng lạ thường đó
báo trước sự nguy hiểm đối với người dân nước Kosala.”
Bằng sự trung thành với Vua Pasenadi, Bhaggavā “ Thưa bệ
hạ, hãy cho phép thần chấm dứt cuộc sống của đứa bé trai mới sinh trước khi nó
trở thành một tên giết người khét tiếng và đe dọa người dân Kosala.”
Bhaggavā bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà vua
Vua
Pasenadi hỏi lại “Bhaggavā, chiêm tinh tiên đoán cháu bé sẽ trở thành thủ lĩnh
của những tên giết người hay phạm tội một mình? Bhaggavā quỳ xuống trả lời
“Thưa Đức vua, nó sẽ trở thành một tên giết người đơn độc.” Vua Pasenadi yên
tâm với câu trả lời của Bhaggavā. Vua Pasenadi lập luận rằng kẻ giết người đơn
độc, không thể đe dọa ngai vàng được. Vua Pasenadi nhớ lời dạy của Đức Phật về
tính Phật ở chúng sinh và mỗi đứa trẻ được sinh ra đều có tâm thức trong sáng
và phẩm hạnh đáng quý.
Vua
Pasenadi hy vọng, Bhaggavā có thể ngăn chặn bất kỳ tội lỗi bằng cách nuôi dạy
cháu bé thật tốt. Sau khi suy nghĩ, Vua Pasenadi khuyên Bhaggavā “ Thay vì kết
thúc mạng sống của con ngươi, ngươi phải có trách nhiệm hướng dẫn dạy dỗ cháu
bé sống có đạo đức. Cháu trai của ngươi sẽ dần mất đi bản tính tội lỗi đã dự
đoán trước đó.” Bhaggavā thở phào nhẹ nhõm. Con trai của ông ấy cuối cùng đã
được sống. Bhaggavā rối rít cảm ơn Vua Pasenadi và hứa nuôi nấng dạy bảo con
trai theo tinh thần Bà la môn.
Theo
lời khuyên của Vua Pasenadi, việc đầu tiên của Bhaggavā là lựa chọn một cái tên
để đặt cho con mình. Sau khi bàn tính với Mantani, Bhaggavā đặt tên cháu bé là
Ahimsaka – Có nghĩa là không làm tổn thương bất kì ai.
Bhaggavā
và Mantani trải qua những giây phút vui sướng bên cháu Ahimsaka
Bhaggavā
hy vọng cái tên Ahimsaka sẽ đem lại an lành, giúp ích cho xã hội. Bhaggavā hi
vọng con trai của Bhaggavā sẽ không sát sinh và không trở thành một kẻ giết
người như lời tiên đoán của chiêm tinh.
Mỗi
ngày, Bhaggavā và Mantani dành nhiều thời gian vui chơi với Ahimsaka. Ahimsaka
đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
Bhaggavā
không quản công sức nuôi dưỡng con mình. Nghe theo lời Vua Pasenadi, Bhaggavā
để tâm theo dõi và dạy dỗ để đảm bảo cháu bé lớn lên thành người tốt. Bhaggavā
lựa chọn phương pháp giáo dục và người thầy tốt nhất để dạy Ahimsaka thực hành
giáo lý và phong tục của Bà La Môn.
Lớn
lên, Ahimsaka thành một cậu bé khỏe mạnh, lễ phép và thông minh. Ahimsaka chịu
ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo dục của gia đình, tôn trọng, vâng lời cha mẹ để duy
trì danh dự và uy tín của dòng họ. Hơn nữa, Ahimsaka luôn thương yêu người
khác. Ahimsaka không bao giờ giết hại hoặc làm tổn thương các con vật.
Ahimsaka luôn tỏ là học sinh thông minh và lễ phép
Bhaggavā
tin tưởng, tự hào về những tiến bộ đạt được trong học tập của người con trai.
Bhaggavā hoàn toàn bằng lòng về con mình, Bhaggavā tin rằng một đứa trẻ, luôn
quan tâm đến việc học tập truyền thống Bà La Môn, và giáo lý trong Kinh Vệ Đà
như Ahimsaka, không thể trở thành một người phạm tội nguy hiểm.
Tuổi
thiếu niên, Ahimsaka là một học sinh có thành tích vượt trội trong học tập. Ước
muốn của Ahimsaka là học giỏi để được theo học tại trường Takkasila – Một trường đại học nổi tiềng thời Ấn Độ cổ đại.
Khi đến tuổi trưởng thành
với thành tích học tập xuất sắc và uy tín của gia đình Brahmin, Ahimsaka được
chọn vào học tại trường đại học Takkasila. Không chỉ như vậy Ahimsaka còn được
học tập dưới sự dạy dỗ của những thầy giáo Disapamuk lừng danh.
Bhaggavā và
Mantani dặn dò đưa tiễn Ahimsaka
Bhaggavā
và Mantani rất tự hào. Họ vui mừng vì Ahimsaka được dẫn dắt bởi thầy giáo giỏi.
Họ tin chàng trai sẽ theo bước của cha mình, trở thành người tài giỏi, giữ vị
trí cao trong triều đinh. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, người học cao luôn được
trọng vọng và ngưỡng mộ. Nhưng Bhaggavā và Mantani cũng lo lắng, khi Ahimsaka
theo học ở Takkasila.
Ahimsaka
lựa chọn theo học ở Takkasila đồng nghĩa với việc cậu ấy sẽ xa nhà cho đến khi
khóa học kết thúc. Quy định bắt buộc, các sinh viên phải tiếp thu tất cả các
kiến thức của một thầy giáo duy nhất truyền đạt, trong vòng 8 đến 10 năm.
Bhaggavā,
vui mừng về thành tích học tập xuất sắc của Ahimsaka. Bhaggavā tin tưởng
Ahimsaka sẽ có một vị trí và uy tín ảnh hưởng đến triều đình sau này.
Bhaggavā cảm thấy yên tâm khi Ahimsaka
đam mê trong học tập, Ahimsaka sẽ không trở thành một kẻ giết người như tiên
đoán. Chắc chắn có sai lầm trong suy đoán của chiêm tinh Hoàng gia năm xưa về
tương lai của Ahimsaka. Nghĩ như vậy Bhaggavā cảm thấy nhẹ nhàng, bớt lo lắng
về tương lai của con mình.
Ahimsaka theo học
tại trường đại học Takkasila
Khi đến Takkasila,
Ahimsaka choáng ngợp trước vẻ nguy nga của trường đại học. Trường được xây dựng
đồ sộ với những tháp vòm san sát. Hành lang rộng nối liền các hội trường lớn và
các phòng học. Thư viện đầy ắp sách và các phương tiện học tập quý giá.
Ahimsaka hăm hở đọc những cuốn sách quý sưu tầm được. Khuôn viên truờng trải
dài hàng ngàn mét vuông với những vườn hoa. Rải rác trong trường, các nhóm học
sinh đang tụ tập thảo luận, tranh biện hoặc đang đứng ngắm nhìn những bông hoa
tươi đẹp. “ Đây là một môi tường học tập lý tưởng,” Ahimsaka nghĩ như vậy.
Trường Takkasila thu hút
mọi sinh viên ở những nền văn hóa khác nhau. Tạo ra hình ảnh đặc biệt, với
những trang sức dân tộc đa dạng của các sinh viên. Ngay khi bước vào cổng
trường Takkasila, Ahimsaka thấy đây là một nơi lý tưởng cho việc học tập.
Ahimsaka cúi chào thầy giáo Acariya Disapamuk
Sau
khi được hướng dẫn dạo quanh trường, Ahimsaka được giới thiệu đến thầy giáo nổi
tiếng Disapamuk. Ahimsaka quỳ lạy thầy giáo và trao quà của cha mẹ mình gửi
tặng thầy. Thầy giáo Disapamuk vui vẻ đón chào Ahimsaka và hướng dẫn Ahimsaka
về nghỉ ngơi chung với những sinh viên của thầy.
Tại
trường Takkasila, Ahimsaka chứng tỏ là một sinh viên xuất sắc và chăm chỉ.
Ahimsaka học tập xuất sắc, sớm trở thành thủ lĩnh trong lớp. Ahimsaka tiếp
thu trong thời gian ngắn những kiến thức
mà các bạn đồng lớp phải mất thời gian khoảng 3 năm để học tập. Thầy giáo
Disapamuk tự hào về thành tích học tập của Ahimsaka. Một tương lai tốt đẹp phía
trước đang dành cho Ahimsaka.
Ahimsaka
luôn vâng lời thầy giáo với sự kính trọng và chân thành. Chỉ trong vài năm,
Ahimsaka trở thành sinh viên giỏi nhất của vị giáo sư nổi tiếng. Không có gì
ngạc nhiên khi Ahimsaka được thầy giáo quan tâm. Thầy giáo Disapamuk coi
Ahimsaka như con của mình mỗi khi Ahimsaka đến nhà. Sự lịch sự và thân tình của
Ahimsaka đã gây ấn tượng cho vợ Disapamuk. Vì họ không có con, nên vợ thầy giáo
đem lòng yêu thương và đối xử với Ahimsaka như thành viên trong gia đình. Đó
thực sự là một vinh dự hiếm có cho một sinh viên.
Thầy giáo Disapamuk tuyên dương thành tích học tập của
Ahimsaka
Lúc
mới đến Takkasila, Ahimsaka có nhiều bạn gần gũi. Nhưng dần dần các bạn học có
thái độ xa lánh Ahimsaka. Họ ganh tị với những thành tích và cách đối xử ân cần
thầy giáo dành cho Ahimsaka.
Họ
tức tối với những lời khen thầy Disapamuk dành cho Ahimsaka “ Chúng ta phải
chấm dứt tình trạng khó xử gây ra bởi Ahimsaka”.
Khi
lòng đố kị trở thành hận thù, họ bắt đầu có ý đồ hãm hại Ahimsaka. Nhưng mọi cố
gắng của họ, trở nên vô ích. Họ không thể tìm ra một lỗi lầm nào để làm mất uy
tín Ahimsaka.
Ahimsaka bực bội
vì ganh tỵ của bạn học
Vì
vậy họ quyết định tạo ra những chứng cứ giả mạo, vu khống chống lại Ahimsaka,
với mục đích làm cho thầy giáo suy nghĩ xấu về người học sinh mình yêu quý.
Họ
biết rất rõ, họ không thể chỉ trích năng lực học tập của Ahimsaka. Thay vào đó,
họ có kế hoạch bôi nhọ tư cách của Ahimsaka. Họ thưa với thầy giáo rằng
Ahimsaka trở nên kiêu ngạo, coi mình là người thông minh xuất chúng và muốn tạo
tiếng tăm cho bản thân Ahimsaka. Để bảo đảm thành công, họ gieo rắc thêm mối
nghi ngờ, rằng Ahimsaka lợi dụng lòng tốt và sự yêu thương để quan hệ bất chính
với vợ thầy giáo.
Để
thực hiện âm mưu độc ác, những người bạn học ganh ghét đã chia thành 3 nhóm.
Nhóm đầu tiên họ thưa với thầy giáo của Ahimsaka về sai trái trong đạo đức và
tư cách của Ahimsaka. Theo kế hoạch nhóm thứ hai và nhóm thứ ba sẽ cung cấp cho
thầy giáo những bằng chứng mà nhóm thứ nhất đưa ra. Thầy giáo Disapamuk đã khiển trách các học sinh và đuổi
họ đi với lý do họ đã vu khống hãm hại Ahimsaka.
Ý đồ hãm hại
Ahimsaka
“
Các ngươi không làm được bất cứ điều gì tốt hay sao mà phải tìm cách hại
Ahimsaka? Đừng mất thời gian để gây ra chia rẽ giữa ta và Ahimsaka! Hãy để cho
cậu ấy yên tâm học tập. Điều các người phải làm là noi theo gương học tập của
cậu ấy.” Ba nhóm học sinh, lễ phép thưa
với thầy giáo, rằng họ đã quan tâm từ lâu, họ phải có nhiệm vụ thông báo cho
thầy giáo về những việc làm sai trái và tư cách đáng chê của Ahimsaka. Bây giờ họ thưa với thầy giáo hãy quan tâm
đến lời cảnh báo của họ để bảo vệ gia đình. “ Nếu thầy không tin chúng con, thì
tốt nhất thầy có thể tự điều tra về Ahimsaka,” Họ lịch sự nói với thầy giáo của mình như vậy.
Cho
dù thầy giáo Disapamuk lúc đầu phản đối lý lẽ của học sinh mình, nhưng dần dần
những nghi ngờ lớn dần trong tâm thức của thầy giáo. Thời gian trôi đi, mầm
mống nghi ngờ Ahimsaka bắt đầu hình
thành trong tâm thức của ông ấy. Thầy giáo bắt đầu nghi ngại mối quan hệ gắn bó
của Ahimsaka với vợ mình. Vợ của thầy giáo tương đối trẻ và quyến rũ, và vì vậy
rất thích Ahimsaka. Bởi vậy không bao
lâu thầy giáo rơi vào bẫy của những người học trò ganh tỵ. Tâm trí của thầy
giáo bắt đầu bận tâm để ý mọi việc của vợ mình.
Ahimsaka và vợ của thầy giáo Disapamuk sôi nổi bàn
luận
Thầy
giáo nhận thấy Ahimsaka dành nhiều thời gian trò chuyện sôi nổi với vợ mình.
Ông ấy ghen tỵ vì người vợ đã quan tâm nhiều đến Ahimsaka. Cô ấy đối xử với
người học trò của mình hết sức yêu thương và chăm sóc từng li từng tí.
Nghi ngờ về tư cách đạo đức và hành vi của Ahimsakangày càng
lớn dần trong tâm trí của thầy giáo Disapamuk. Ngày này qua ngày khác, lúc này
đến lúc khác, thầy giáo đều suy nghĩ về mối quan hệ giữa người học trò và vợ
trẻ đẹp của ông ta. Thầy giáo biết rất rõ họ thích làm bạn với nhau.
Tuy
nhiên thầy giáo Disapamuk, cảm thấy thật nhỏ nhen nếu cho Ahimsaka hoặc vợ ông
ta biết những suy nghĩ nghi ngờ trong tâm trí của ông ta. Thầy giáo Disapamuk
tự hỏi “ Liệu những học sinh của mình phản ảnh đúng hành vi của Ahimsaka? Liệu
ta đã tin cậy với cậu học trò này, đến nổi không nhận thấy bản chất thật của
cậu ta. Ta đã đối xử với cậu ta như ruột thịt vậy mà tại sao cậu ta có thể làm
như vậy với ta? Đây là lòng biết ơn mà
cậu ấy muốn trả cho ta. Người ta luôn nói không có lửa làm sao có khói. Từ bây
giờ trở đi ta phải kiểm soát cậu ấy mọi lúc. Thật là ngu ngốc nếu mình không
theo dõi cậu ta từng giây phút.”
Thầy giáo
Disapamuk nghi ngờ về sự trong sáng của Ahimsaka
Nghi
ngờ mỗi lúc mỗi tăng cao trong tâm trí thầy giáo Disapamuk. Thầy giáo Disapamuk
đang cố tìm lời giải đáp chính xác điều gì đã xảy ra. Mặc dù là người thông thái
và học rộng nhưng thầy giáo Disapamuk vẫn không thoát được những lời vu khống.
Thầy
giáo Disapamuk chờ đợi lúc vợ ông ta và Ahimsaka đang hăm hở trò chuyện trong
nhà. Thầy giáo Disapamuk lặng lẽ men theo cánh cửa và lẻn nhanh vào bên trong.
Cả Ahimsaka và vợ của ông ấy đang mải mê trò chuyện không biết thầy giáo đi
vào. Không ý thức được sự có mặt của thầy giáo Disapamuk, họ chuyện trò thân
thiết theo thói quen mà không chào hỏi thầy giáo.
Thầy
giáo Disapamuk đã giận dữ vì cả Ahimsaka và vợ của thầy giáo không chào đón khi
ông bước vào. Thầy giáo Disapamuk tức giận vì học sinh có hành vi hỗn xược như
vậy. Thầy giáo Disapamuk giận dữ la mắng Ahimsaka về hành vi bất kính với thầy
giáo. Chưa bao giờ bị khiển trách, Ahimsaka bối rối bởi lời quở trách nặng nề
từ người thầy cậu ấy ngưỡng mộ. Thầy giáo Disapamuk run lên vì cơn giận dữ.
Ahimsaka đứng lặng lẽ, mê muội cuối đầu và nước mắt nhỏ giọt xuống nền.
Thầy giáo Disapamuk giận dữ Ahimsaka vì đã thiếu tôn trọng
thầy
Sau
cơn thịnh nộ, thầy giáo Disapamuk buộc Ahimsaka phải rời nhà ngay lập tức.
Ahimsaka cố giải thích với thầy giáo “ Thưa thầy, xin thầy tha lỗi, em không có
ý định vô lễ với thầy. Chỉ vì em không biết thầy đến. ” Ahimsaka cầu xin nhiều lần nhưng thầy giáo
Disapamuk cương quyết cấm Ahimsaka đặt chân vào nhà mình. Ahimsaka không còn
lựa chọn nào khác đành về phòng mình thu dọn đóng gói đồ đạc và ra đi.
Trước
khi ra đi, Ahimsaka lể phép chào thầy giáo Disapamuk và vợ ông ta. Một lần nữa,
Ahimsaka xin thầy giáo tha thứ. Nhưng thầy giáo vẫn không thay đổi. Thay vào
đó, thầy giáo vẫn tỏ thái độ thiếu bình tĩnh và giận dữ. Quá thất vọng, Ahimsaka rời nhà thầy giáo và tìm kiếm chỗ
trọ mới trong ký túc xá.
Bây giờ thầy giáo
Disapamuk nhận định những gì mà bạn học của Ahimsaka thưa là sự thật. Disapamuk
trở nên ích kỷ, tàn bạo và đáng khinh
ghét. Hơn nữa, Disapamuk hỏang sợ vợ ông ấy sẽ bỏ nhà đi theo Ahimsaka, một
người đẹp trai và mạnh khỏe. Disapamuk không thể chịu đựng nổi suy nghĩ, ông ấy
bị bỏ rơi một mình và bị phản bội bởi đứa học sinh ông coi như con trai.
Disapamuk ngấm ngầm đưa ra những dự tính hết sức dã man.
Thầy giáo Disapamuk yêu cầu nộp lễ vật cho
thầy
Bị tác động bởi ghen tuông
và giận dữ, Disapamuk quyết định cách tốt nhất là tống khứ chàng thanh niên
này. Ngay sau đó, Disapamuk lên kế hoạch cực kì ghê tởm để giết Ahimsaka. Nhưng
điều ông ấy lo ngại là nếu giết Ahimsaka khi cậu ấy vẫn còn học với Disapamuk,
mọi người sẽ biết, danh tiếng của ông bị hủy họai, các học sinh sẽ không theo
học ở ông nữa.
Disapamuk quyết định yêu
cầu Ahimsaka dâng lễ vật tạ ơn cho thầy giáo. Một phong tục tín ngưỡng thiêng liêng trong Ấn Độ cổ đại. Theo
phong tục, đặc quyền tối thượng của thầy giáo được yêu cầu học trò của mình
dâng lễ vật tạ ơn thầy dưới bất kì hình thức mà thầy giáo ấy chọn. Việc dâng
vật phẩm tế lễ bao gồm tế lễ phần thân xác con người, tế lễ vật phẩm, tế lễ
bằng hành xác theo truyền thống Bà la môn. Disapamuk biết rằng Ahimsaka sẽ
không có sự chọn lựa nào để thoái thác việc dâng lễ tạ ơn, mà ông ấy yêu cầu.
Việc
đầu tiên sáng hôm đó, Disapamuk làm là gọi Ahimsaka đến. Ông ấy thông báo rằng
ông ấy chỉ tiếp tục dạy cho Ahimsaka khi nào nhận đủ lễ vật tạ ơn là một ngàn
ngón tay út. Những ngón tay út phải do đích thân Ahimsaka thu thập được từ bàn
tay phải của nạn nhân.
Ahimsaka kinh hoàng sợ khi nghe lời đề nghị
của thầy giáo
Để thu thập được một ngàn
ngón tay út, Disapamuk chắc chắn rằng Ahimsaka sẽ giết hàng ngàn người để thu
thập chúng. Thời kì đó, xã hội không ngăn cấm thầy giáo yêu cầu lễ vật thông
qua việc giết người. Ahimsaka thật sự kinh ngạc về lễ vật thầy giáo Disapamuk yêu cầu. Ahimsaka một mặt luôn khẳng định lòng biết ơn thầy
giáo về tất cả những gì thầy giáo đã
truyền đạt để Ahimsaka đạt được kiến thức sâu rộng, nhưng một mặt Ahimsaka ghét
làm tổn thương mọi sinh vật hay giết hại một người nào! Ahimsaka rất muốn dâng
lễ vật cho thầy giáo với cách mà cậu ấy có thể chấp nhận được. Nhưng Ahimsaka
ghê tởm với việc giết người hàng lọat như vậy. Cho dù những người này không
được nổi danh như thầy.
Ngay
từ lúc nhỏ, Ahimsaka được cha mẹ dạy phải có đạo đức, lòng yêu thương và trên
hết là quý trọng mạng sống của con người. Thực ra, tên của cậu ta là “Ahimsaka”
có nghĩa là không làm hại, không cướp đi mạng sống của người nào.
Quá kinh ngạc bởi một yêu
cầu quá đáng, Ahimsaka tốt lên “ Thưa thầy, làm sao con có thể thực hiện hành
động thô bạo giết người dân vô tội” Gia đình con chưa bao giờ phạm tội giết
người. Chúng con sống trong tình yêu thương thanh thản, quý trọng cả bàn tay
phải của nạn nhân.”
Ahimsaka xin thầy giáo Disapamuk được thay thế lễ vật
“
Thưa thầy, em sẽ thực hiện bất cứ điều gì mà thầy yêu cầu, nhưng xin đừng yêu
cầu em giết hại bất cứ người nào.” Nhưng lời khẩn cầu của Ahimsaka không được
để tâm. Tất cả xuất phát từ ý muốn của thầy giáo Disapamuk là trừ khử Ahimsaka.
Thầy giáo khăng khăng không thể thay thế vật tế lễ cho thầy giáo. Thay vào đó
thầy giáo muốn Ahimsaka trả lời ngắn gọn từ chối hoặc hoặc hoàn thành vật tế lễ. Thầy giáo dọa việc từ chối
sẽ gây hậu quả cho cậu ta.
Ahimsaka
đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ahimsaka dằn vặt giữa tránh phạm tội
và vâng theo thầy giáo để đạt được kiến thức và quyền lực siêu nhiên. Thầy giáo
Disapamuk, người cậu ấy theo học, ngưỡng mộ và tôn kính như cha. Ahimsaka được
thầy giáo hứa hẹn, một khi nhiệm vụ tế lễ vật cho thầy giáo hoàn thành,
Ahimsaka được thầy giáo hướng dẫn ở mức độ cao hơn và có địa vị khoa học tối
cao. Mọi tội lỗi Ahimsaka gây ra sẽ được tha thứ. Ahimsaka không có lựa chọn
bởi hoàn thành nhiệm vụ tế lễ sẽ giúp Ahimsaka có cơ hội tiếp thu kiến thức và
sức mạnh siêu nhiên.
Bạn bè của Ahimsaka vui sướng vì đã loại bỏ được anh
ấy
Để
hoàn thành nhiệm vụ, Ahimsaka cung kính tạm biệt thầy giáo và rời trường đại
học. Các bạn đồng học ghen tỵ với Ahimsaka, vui mừng vì kế hoạch đã thành công
mỹ mãn. Chúng tin chắc Ahimsaka sẽ làm mồi ngon cho hàng ngàn con báo trong rừng.
Nghiệp
chướng của Ahimsaka trong kiếp trước đã đến lúc phải trả. Mù quáng bởi không
phân biệt được giữa vâng lời thầy giáo giêt người và nhu cầu cháy bỏng trong
học tập, khiến Ahimsaka dồn hết sức lực thực hiện việc giết người hàng lọat.
Ahimsaka quyết định phải hoàn thành nhiệm vụ với bất cứ giá nào để đạt được
nguyện vọng cúa mình
Trang bị gươm, dao và
giáo, Ahimsaka đi vào khu rừng Jālinī, nằm ở phía biên giới của Kosala.
Ahimsaka chọn một khu đất cao trên mỏm đá thuận lợi có thể nhìn thấy bao quát
các xe ngựa qua lại. Trong đó có những đòan xe, thương gia thường sử dụng để
chở hàng hóa gồm gạo, bột mỳ, lương thực khác từ Kosala đến giao thương với
thành phố Kosambi.
Ahimsaka theo dõi
những nạn nhân từ chỗ ẩn nấp
Nơi
đây là giao lộ nối Savātthī và những vùng nổi tiếng khác về lụa, vải để giao
thương đến những vùng xa xôi như Hy lạp và La Mã. Và còn là nơi những đoàn xe
chuyên chở hàng hóa giao thương với quốc gia láng giềng
Ahimsaka
tính tóan, bằng cách tấn công bất ngờ những thương nhân và người thường xuyên
qua lại đoạn đường này, việc thu thập hàng ngàn ngón tay út sẽ hoàn thành sớm.
Từ
chổ ẩn nấp kín đáo trong khu rừng, Ahimsaka bắt đầu tấn công vào những thường
dân vô tội, đi ngang qua khu rừng này. Đặc biệt, Ahimsaka tấn công những người
mua bán, những lữ hành đi chuyển bằng xe ngựa dọc theo khu rừng Jālinī.
Ahimsaka nhẫn tâm giết người để lấy những ngón tay út. Mặc dù họ cầu xin tha
mạng, nhưng Ahimsaka vẫn nhẫn tâm giết tất cả. Càng ngày, Ahimsaka không còn day dứt việc tấn công những người
dân vô tội nữa. Thậm chí trẻ em, Ahimsaka cũng không tha!
Ahimsaka thu thập
các ngón tay út của nạn nhân
Từ
mỗi nạn nhân Ahimsaka cắt những ngón tay út từ bàn tay phải của họ mặc dù
Ahimsaka không ghét họ. Thậm chí Ahimsaka còn muốn cho họ vàng và tài sản khác.
Tất cả cái Ahimsaka muốn là cái đốt tay út của họ.
Lúc
đầu, Ahimsaka treo những ngón tay lấy được từ các nạn nhân trên cây. Nhưng
chúng đều bị quạ và các con chim kền kền ăn, trong khi Ahimsaka đang săn đuổi
nạn nhân khác. Ahimsaka nhận thấy, nếu tiếp tục như vậy, sẽ không bao giờ hòan
thành nhiệm vụ của thầy giáo. Ahimsaka quyết định xâu các đốt tay vào sợi dây
thành cái vòng đeo quanh cổ. Điều này giúp cho Ahimsaka bảo vệ được ngón tay và
đếm được số lượng các đốt tay đã thu thập được. Với vòng đeo cổ như vậy,
Ahimsaka được biết với tên gọi “Angulimāla”. Có nghĩa là kẻ đeo xâu chuỗi ngón tay. Tuy nhiên,
Angulimāla nhận thấy khi Angulimāla kiếm được đốt tay mới thì các các đốt tay
cũ đã bị thối rữa và rớt ra. Angulimāla tính toán phải giết hơn một ngàn người
để hòan thành nhiệm vụ của thầy giáo đưa ra. Nhưng thời điểm thuận lợi nhất đã
trôi qua. Angulimāla lo lắng không hoàn thành nhiệm vụ.
Angulimāla tấn
công đoàn xe đi qua khu rừng Jālinī
Ahimsaka
trở nên nổi tiếng vói cái tên “Angulimāla”. Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ,
Angulimāla ngày càng nhúng sâu vào tội ác. Tiếng đồn về sự tàn bạo của
Angulimāla vang khắp nước. Cho dù tội lỗi Angulimāla gây ra là do vâng theo lời
thầy giáo. Thương nhân, thường dân, thường cưỡi ngựa đi qua vùng này đều lo
lắng tính mạng của họ. Thậm chí có lúc Angulimāla giết một lúc 40 thương nhân.
Mọi
người bắt đầu tránh đi đến khu rừng Jālinī nơi Angulimāla đang mai phục. Tuyến
đường xe ngựa giữa Kosala và
Tình hình buộc Angulimāla phải nghĩ cách hoàn thành kế họach. Để thóat khỏi bế
tắc, Angulimāla quyết định tấn công vào người dân sống ven rừng Jālinī.
Angulimāla đột nhập vào các ngôi làng ven rừng vào lúc trời sẫm tối, giết hại
những ngưới không may, đi ra ngòai vào thời điểm đó.
Angulimāla tấn
công dân làng ven khu rừng Jālinī
Không
bao lâu, dân làng phát hiện các cuộc tấn công này do Angulimāla thực hiện. Họ
tránh ra khỏi nhà khi màn đêm buông xuống và đóng chặt các cửa sổ và cửa chính.
Việc săn tìm nạn nhân trở nên khó khăn cho Angulimāla. Angulimāla càng ngày
càng trở nên liều mạng để đạt được mục đích của mình. Angulimāla liều mình đột
nhập vào nhà dân, giết tòan bộ gia đình họ để lấy các ngón tay út. Những người
dân làng sống ở ven khu rừng Jālinī hỏang sợ rời bỏ ngôi nhà của mình. Không
một người nào có can đảm chống lại sự tàn bạo của Angulimāla. Dân làng di cư đến
thủ đô Savātthī để xin nhà vua Pasenadi
cứu họ khỏi bị Angulimāla sát hại.
Các già làng xin
nhà vua Pasenadi sai lính đi bắt Angulimāla
Họ
dựng lều cắm trại và chờ được diện kiến, xin vua Pasenadi bảo vệ cuộc sống của
họ trước kẻ giết người hàng loạt. Khi vua Pasenadi cho phép diện kiến, các bô
lão nước mắt đầm đìa, van xin nhà vua phái quân lính đi bắt Angulimāla. Vua
Pasenadi nhận thấy vấn đề nghiêm trọng, khi dân làng phải di cư và quan hệ mua
bán các nước láng giềng giảm sút. Nhà vua quyết định bắt Angulimāla trước khi
tình hình trở nên tồi tệ và đe dọa đến Hoàng gia.
Chiều
hôm đó, thị giả lang truyền lời của nhà vua khắp thành phố: “ Nghe đây! Nghe
đây! Nhân dân Kosala. Ngay lập tức phải bắt được tên giết người Angulimāla.
Angulimāla phải đền tội dưới thanh gươm của Hòang gia!”
Sứ giả Hoàng gia
đọc lệnh bắt Angulimāla
Những
người lính giỏi nhất trong cung điện được tập hợp ngay sau đó để thực hiện lệnh
của hoàng gia. Nhà vua ra lệnh Angulimāla phải bị bắt và chịu tội chết.
Thông
báo của Nhà vua lan rộng khắp Savātthī. Bhaggavā là một trong những người đầu
tiên của triều đình biết được thông báo. Bhaggavā tự hỏi kẻ giết người hàng
loạt gây khiếp sợ chính là con trai của ông, sau khi rời bỏ trường đại học
Takkasila. Bhaggavā nhớ lại lời tiên đoán của chiêm tinh rằng con trai của ông
sẽ trở thành kẻ giết người khét tiếng. Có nhiều chứng cứ cho thấy Angulimāla
không ai khác chính là Ahimsaka.
Bhaggavā
cảm thấy cần phải nói với vợ về lời tiên đoán của chiêm tinh hòang gia về
Ahimsaka lúc mới sinh cậu ấy. Mantani hỏang sợ khi biết tên giết người hàng
lọat chính là con trai của họ với cái tên “Angulimāla”
Mantani và Bhaggavā rất đau khổ
Bhaggavā
báo với Mantani bằng giọng đau buồn, “ Đức vua đã sai quân lính đi bắt con
trai rồi, thiếp của ta.” Khi Mantani nghe tin khủng khiếp như vậy lòng dạ
Mantani trở nên tan nát. Mantani cảm thấy như đang bị dao đâm vào người
và nghẹt thở! “ Con trai của Mantani, người con trai thiếp yêu thương có
thể là tên sát nhân! Thiếp phải làm gì trong lúc này? ” Mantani hỏi
trong nước mắt. “ Liệu có thực Ahimsaka là tên sát nhân? Ta phải cứu
con ta khỏi thanh gươm của binh lính”, Mantani suy nghĩ trong đau đớn.
Bhaggavā
van xin Mantani hãy hiểu cho là ông ta. Bhaggavā muốn con trai của họ
chạy trốn khỏi sự trừng phạt của Hoàng gia. Nhưng trên hết, Bhaggavā phải
trung thành với nhà vua. Bhaggavā không có lựa chọn khác. Bhaggavā xin
Mantani tha thứ vì không thể làm gì để cứu sống con trai họ.
Mantani bị dày vò về
đứa con trai cô ấy sinh ra và nuôi nấng trong vòng tay yêu thương lại gây
ra nhiều nổi đau cho người dân. Nhưng nghĩ đến cảnh nhà vua bắt và giết
Ahimsaka, Mantani không thể chịu nổi. Mantani quyết định mạo hiểm đi vào
khu rừng Jālinī để thông báo cho người con trai về nguy hiểm sắp xảy ra
với nó.
Mantani nhớ lại
người con trai của mình
Mantani
tin rằng mình có khả năng khuyên Ahimsaka từ bỏ việc giết người.
Mantani nghĩ “ Ta là mẹ của nó, không có người nào, giúp nó thấy lỗi
lầm và quay về với chính nghĩa bằng ta?” Bây giờ là lúc nữa đêm,
Mantani không thể đi vào khu rừng nơi các con thú hoang dại đang rình
mồi, Mantani quyết định rời nhà vào sáng sớm trước khi Bhaggavā thức
dậy, vì sợ Bhaggavā có thể ngăn cản.
Trằn
trọc trắng đêm, Mantani lo âu về tính mạng của con trai và tìm cách để
cứu Ahimsaka khỏi cái chết. Người con trai mà Mantani đã mang thai 10
tháng và chăm sóc thương yêu trong nhiều năm. Bây giờ binh lính đang săn
đuổi con mình như đang săn đuổi thú hoang. Lần cuối Mantani gặp con mình
khi Ahimsaka tạm biệt cha mẹ để đi đến Takkasila. Mantani lo ngại,
Ahimsaka sống một mình trong khu rừng hoang vắng, không nhà cửa, không
thực phẩm để ăn. “Thức ăn!, thức ăn!” Mantani lập đi lặp lại. Bản năng
chăm sóc của người mẹ với con trai dâng lên trong Mantani. “ Ta phải mang
ít thức ăn cho con trai đang bị đói của ta. Ta phải nấu những món ăn
ngon nhất cho con ta. Đứa con thân yêu Ahimsaka có thể không có nhà để
nấu ăn. ” Mantani tự bảo như vậy.
Mantani rời Sāvatthī trước lúc bình minh
Ngay
lúc đó, Mantani ra khỏi giường, đi
xuống bếp nấu những món mà Ahimsaka thích. Mantani gói thức ăn gọn gàng vào túi vải và trở về phòng. Mantani cảm
thấy, thời gian trôi đi chậm chạp. Dường như một đêm thật dài, Mantani trải qua
trong đời. Bình minh ló dạng, Mantani vội
vàng đi đến khu rừng Jālinī. Mantani mang theo thức ăn và quan trọng nhất là quyết
tâm để cứu con trai ra khỏi án chết. Lúc này giữa tiết xuân. Trời tối mịt, bao
bọc bởi lớp sương mỏng và hơi lạnh. Đường vắng lặng, ngoài tiếng chân của mình,
Mantani không hề nghe tiếng động
hoặc âm thanh nào khác trên đường. Thậm chí chim cũng chưa thức dậy, để hót líu
lo. Mantani đi theo đường tắt, vì không muốn ai biết về hành trình của cô ta.
Trước khi mặt trời mọc trên lưng đồi, Mantani đã đến được vùng ngoại ô Savātthī. Một giờ sau, Mantani đã ra khỏi
Savātthī và đang đi đến khu rừng Angulimāla thường phục kích tấn công nạn nhân.
Đức Phật đang quán chiếu
Bấy
giờ là năm thứ 12 của Phật lịch. Lúc này, Đức Phật đang cư ngụ tại tu
viện Jetavana. Buổi sáng đó, ngài quán chiếu mọi nơi. Thông qua tuệ giác
ngài thấy Angulimāla có cơ duyên tốt nhưng phải chịu nghiệp chướng do
tội lỗi kiếp trước gây ra.
Đức
Phật quán chiếu thấy Mantani đang đi về phía khu rừng nơi Angulimāla cư
ngụ, để cứu con trai. Thông qua quán chiếu Đức Phật biết Angulimāla đang
dốc sức hoàn thành nhiệm vụ thầy giáo. Đức Phật biết rằng Angulimāla đang
thu thập được 999 ngón tay út và đang cố sức để hoàn thành 1000 ngón
tay út tế lễ thầy giáo.
Để
hoàn thành được nhiệm vụ, Angulimāla sẽ có thể giết chết chính mẹ
mình. Với mục đích ngăn ngừa Angulimāla từ bỏ ý định giết mẹ, Đức
Phật đã quyết định can thiệp và cứu Angulimāla khỏi sa vào vực sâu của
tội lỗi. Theo lời dạy của Đức Phật thì giết mẹ là một trong năm
tội lỗi không thể tha thứ.
Đức
Phật đang quán chiếu những nguy hiểm Mantani
đang đối mặt
Thông
qua tuệ nhãn, Đức Phật thấy Angulimāla có đầy đủ phẩm hạnh nhưng bị lôi kéo bởi thầy
giáo để trở thành một kẻ giết người tàn bạo. Do nghe theo lời thầy
giáo và ước muốn ích kỷ của bản thân, đạt được kiến thức trong học
vấn, Angulimāla mù quáng thực hiện nhiệm vụ thầy giáo giao. Đức Phật tin rằng
Angulimāla có thể đạt quả vị thông qua lòng từ bi và nhẫn nhục.
Vì
vậy, Đức Phật quyết định gặp Angulimāla truớc khi Mantani tìm thấy
Angulimāla. Bằng tuệ giác, Đức Phật sẽ
ngăn chặn Angulimāla từ bỏ nghiệp
chướng tàn ác và cảm hóa Angulimāla bằng con đường Đạo Pháp.
Dân làng cảnh báo
Đức Phật về kẻ giết người Angulimāla
Đức
Phật đi vào khu rừng Jālinī cách đó 30 dặm để cứu Angulimāla. Những
người chăn bò, chăn cừu, thợ cày và dân làng thấy Đức Phật đi một mình
vào rừng, họ khuyên Đức Phật không nên tiếp tục đi vào nơi ẩn nấu của tên
giết người Angulimāla. Họ cảnh báo, “ Thưa Hòa thượng, Angulimāla là kẻ
không kính trọng tu sĩ. Angulimāla sẽ giết ngài, đừng đi vào con đường
này.” Dĩ nhiên dân làng không nhận ra Đức Phật bởi vì ngài quyết định
xuất hiện trước Angulimāla như là một tu sĩ bình thường sống trong
rừng. Lo lắng cho Đức Phật, họ van xin ngài nhiều lần: “Thưa Hòa Thượng,
không nên đi vào con đường nguy hiểm này. Con đường này có kẻ giết
người Angulimāla, kẻ gây ra bao tội ác nhẫn tâm với dân làng. Tất cả mọi
người đều là đối tượng của Angulimāla. Angulimāla thường xuyên giết hại
mọi người và đeo ngón tay của nạn nhân thành vòng quanh cổ. Thậm chí,
những đàn ông đi thành nhóm 10, 20, 40 người trên con đường này vẫn bị
sát hại. Họ đều là nạn nhân của kẻ giét người dữ tợn Angulimāla!
Đức
Phật cảm ơn dân làng lo lắng đến Ngài và bình thản, đi vào khu rừng
Jālinī.
Dân làng lo lắng
đến sự an toàn của Đức Phật
Sáng
hôm đó, Angulimāla thức dậy rất sớm. Angulimāla bồn chồn lo lắng vì chỉ
cần thêm một ngón tay nữa là hoàn thành nhiệm vụ thầy giáo giao và trở
về trường tiếp tục việc học dưới sự hướng dẫn của thầy giáo nổi
tiểng. Angulimāla quyết tâm giết bất kỳ người nào đi ngang qua rừng
ngày hôm nay. Khoảng giữa trưa, từ chổ ẩn nấp, Angulimāla nhin thấy
một bóng người ở đằng xa, đang đi về hướng khu rừng Jālinī.
Angulimāla
cảm thấy thời cơ hoàn thành nhiệm vụ của thầy giáo đã đến. Angulimāla quyết
tâm sát hại nạn nhân để thu nạp ngón tay cuối cùng thứ 1000. Với toan tính
như vậy, Angulimāla tập hợp vũ khí và đi xuống con đường rừng.
Angulimāla sẵn sàng tấn công người mẹ của mình
Núp
mình trong bụi cây, Angulimāla chờ đợi. Lúc người đó tiến gần hơn,
Angulimāla thấy đó là một phụ nữ đang đi bộ chậm rãi với một tay
chống gậy một tay xách túi vải. Khi bóng dáng phụ nữ đó xuất hiện
gần hơn, Angulimāla nhận thấy bà ta trông rất quen thuộc.
Lúc
Mantani tiến gần, Angulimāla nhận ra, người đàn bà đó là mẹ của mùnh.
Angulimāla đau xót khi thấy mẹ mình trông già yếu, mệt mỏi và lưng đã
còng đi rất nhiều. “ Ồi! mẹ thân yêu,” Kẻ giết người dữ tợn đã nhỏ
lệ. Angulimāla không được gặp mẹ mình trong nhiều năm, kể từ khi
Angulimāla rời nhà để đi học ở Takkasila. Tình mẹ con đã làm mềm yếu trái
tim Angulimāla. Phản ứng đầu tiên của Angulimāla là muốn tháo bỏ vũ khí
và chạy đến ôm chầm mẹ của mình.
Cũng
tại thời khắc đó, tâm trí Angulimāla lại quay về ý định xấu xa tăm tối,
Angulimāla nhớ đến nhiệm vụ cấp thiết hơn cần phải hoàn thành.
Angulimāla phải lấy được ngón tay út trong bất kì tình huống nào.
Angulimāla đang đấu tranh giữa tình thương mẹ và ước muốn thu thập ngón tay cuối cùng. Với ước muốn
hoàn thành nhiệm vục của thầy giáo, Angulimāla quyết định giết mẹ mình.
Nước mắt ràn rụa và đôi tay run rẩy Angulimāla vung đao và nhảy ra khỏi
bụi rậm, lao vào phía người mẹ không hề hay biết của mình.
Đức
Phật xuất hiện trước Angulimāla như vị tu sĩ
bình thường
Ngay
lúc đó, Đức Phật với năng lực siêu nhiên, xuất hiện trước mặt
Angulimāla. Lúc nhìn thấy Đức Phật, Angulimāla đổi ý định từ tấn công mẹ
mình sang tấn công Đức Phật. Angulimāla nghĩ thật là đúng lúc và may
mắn khi vị tu sĩ khổ hạnh xuất hiện trước mặt vào lúc này. Tại sao ta
phải giết mẹ của ta, trong khi ta có thể giết vị tu hành ẩn dật một
mình mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Hãy để cho ta được yêu mến mẹ
của ta. Thay vào đó ta sẽ giết vị tu hành ẩn dật này dễ dàng và
cắt ngón út của ông ấy
Vung
gươm lên, Angulimāla đâm bổ về Đức Phật. Khi Angulimāl đến gần, hào quang
Đức Phật tạo ra ảo giác, chập chờn truớc mặt Angulimāla.
Angulimāla đuổi
theo sau Đức Phật
Angulimāla
cố đuổi theo phía sau nhưng vẫn không thể bắt kịp vị hòa thượng, người
chỉ đi chậm rãi với dáng vẻ đạo mạo uy nghi.
Angulimāla
tăng tốc đến khi thở hổn hển. Angulimāla hoàn toàn kiệt sức, buộc
phải ngừng ruổi bắt. Chân của Angulimāla quá mỏi và rướm máu. Khắp
người Angulimāla vã mồ hôi. Angulimāla quá ngạc nhiên, Đức Phật vẫn đi
bộ thanh thản, dù chỉ cách vài bước chân phía trước, nhưng Angulimāla
vẫn không thể đuổi kịp Ngài. Lúc đứng lại để thở, Angulimāla nghĩ:
Thật là ngạc nhiên trong quá khứ ta có thể chạy nhanh hơn voi và đuổi
kịp nó. Ta có thể chạy theo con ngựa đang phi nước kiệu và bắt nó. Ta
có thể đuổi kịp con hươu và giết nó. Nhưng bây giờ ta chạy với hết
sức lực, vẫn không thể đuổi kịp vị tu sĩ khổ hạnh bình thản, đi
chậm rãi, khoan thai, đạo mạo như vậy! Angulimāla hét lớn vào Đức
Phật, “ Dừng lại vị khổ hạnh kia” Đức Phật bình thản trả lời
Angulimāla,“ Ta đã dừng, Ahimsaka, người cũng nên dừng vậy.”
Đức Phật yêu câu Angulimāla “Người phải ngừng lại”
Khi
nghe như vậy, sự chuyển hóa diễn ra trong Angulimāla. Bản tính Phật trong người
Angulimāla dâng lên, đức tính cao quý và phẩm hạnh của Angulimāla đã phá vỡ bức
tường độc ác bao phủ Angulimāla bao lâu nay. Dựa trên câu nói của Đức Phật,
Angulimāla nghĩ “ Vị tu sĩ đã gọi mình bằng tên mới sinh. Ông ấy đã biết sự
thật. Nhưng mặc dù ông ấy vẫn đi, ông ấy nói “ Ta đã dừng, Ahimsaka, người cũng
phải dừng.” Thật kì lạ, ta sẽ hỏi vị tu sĩ thêm vài câu, Angulimāla suy nghĩ
như vậy. Angulimāla hỏi Đức Phật: “ Ngài có dụng ý gì khi nói ta dừng lại. Cho
dù ta đã dừng lại nhưng ông vẫn nói ta chưa dừng.” Đức Phật chậm rãi quay về
phía Angulimāla dùng tuệ giác để khai sáng với lời dạy: “ Angulimāla, ta đã
dừng mãi mãi và sẽ không chuyển động nữa. Vì ta nhân từ với tất cả chúng sanh,
vì ta tránh gây ra tổn thương chúng sanh. Nhưng với con lại trái hẳn, không
nhân từ với chúng sanh. con không bảo vệ sự sống của chúng sanh. Đó là tại sao
ta nói ta đã dừng và con chưa dừng.”
Angulimāla kinh
ngạc bởi sự thanh thản và cao quý của Đức Phật
Angulimāla
nhận ra người đứng trước mặt không phải là vị tu hành bình thường. Angulimāla
nhìn thấy dung mạo uy nghi, trầm lặng, toả hào quang của Đức Phật, vũ khí tự
nhiên rời khỏi tay. Lần đầu tiên trong đời, từ khi trở thành kẻ giết người khét
tiếng, nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt mệt mỏi của Angulimāla.
Angulimāla biết, Đức Phật đã đến khu rừng Jālinī để cứu Angulimāla khỏi tội lỗi. Hào quang của
Đức Phật soi rọi những lầm mê mà Angulimāla vấp phải. Dẫn đến vâng lời mù quáng
để hoàn thành nhiệm vụ của thày giáo. Angulimāla giác ngộ qua lời dạy của Đức
Phật, Angulimāla nguyện là đệ tử nghe theo lời dạy của Đức Phật.
Angulimāla xin được gia nhập vào tăng đoàn
Angulimāla
không trở về Takkasila học tập mà
muốn đi theo con đường tu hành. Angulimāla tin tưởng con đường tu hành sẽ giúp
giải thóat được sự sai lạc mê lầm của bản thân. Để làm được điều đó, Angulimāla
phải trở thành tỳ kheo, gia nhập tăng đoàn và nghe theo lời dạy của Đức Phật.
Với quyết định như vậy, Angulimāla tháo vòng các ngón tay đeo trên cổ và vất
chúng đi.
Chắp
hai tay tôn kính, đảnh lễ vị Đức Phật đã cứu Angulimāla ra khỏi vũng bùn tội
lỗi mà Angulimāla vấp phải. Angulimāla nguyện không bao giờ phạm phải tội ác và
tuân theo lời dạy của Đức Phật. Angulimāla xin Đức Phật tha thứ tội lỗi qúa
khứ, và tuyên thệ: “ Nguyện suốt đời đi theo tăng đoàn, Đức Phật vì con mà đi
đến khu rừng này. Nguyện lắng nghe những lời giảng Chánh Pháp mà Đức Phật dạy
cho con, Nguyện đoạn tuyệt với tội ác.” Bằng khai sáng, Đức Phật gieo lòng từ
bi cho Angulimāla.
Mantani cầu chúc
Angulimāla
Angulimāla
phát nguyện tu hành theo Đức Phật. Như vậy Angulimāla đã gia nhập vào tăng đoàn
của giới tỳ kheo. Angulimāla ước nguyện được trở thành đóa hoa sen vượt qua vũng bùn lầy lội, để hương thơm ngát.
Mantani chứng kiến sự giác ngộ
của Angulimāla. Mantani ngạc nhiên vui mừng khi nghe Angulimāla thề nguyện từ bỏ lầm mê và thực hành
chánh pháp. Mantani vui mừng chạy đến bên Angulimāla. Nhìn thấy mẹ của mình, Angulimāla quỳ xuống cuối lạy mẹ mình. Mantani
đặt tay trên đầu Angulimāla chúc may mắn.
Mantani và
Angulimāla ôm nhau tạm biệt
Angulimāla ôm chặt người mẹ với
lòng thương mến. Mantani quá vui mừng và chảy nước mắt. Trái tim của cô vỡ vụn khi nhìn thấy Angulimāla,
một người lịch thiệp, dễ mến đã trở nên lôi thôi lếch thếch, xanh xao và mệt mỏi. Angulimāla trông rất yếu vì đã
thiếu ăn.
Sau đó, Mantani nhớ đến gói thức ăn, Mantani đã chuẩn
bị cho Angulimāla. Mantani lấy thức ăn và nói rằng ” Con trai thân
mến của ta, chắc nhịn đói lâu lắm rồi, ta mang cho con món ăn mà con ưa thích.” Angulimāla cảm nhận tình
thương người mẹ dành cho mình. Angulimāla không
thể kìm chế được những giọt nước mắt biết ơn. Angulimāla khóc như trẻ nhỏ. Mantani an ủi và giục Angulimāla phải ăn thật nhiều.
Dần dần lấy lại bình tĩnh, Angulimāla nhận thấy Đức Phật đang dứng bên họ.
Angulimāla quay về phía Đức Phật mời Ngài một gói thức ăn
ngon nhất. Angulimāla cúng dường Đức Phật như
một đệ tử mới quy y cúng dường cho sư phụ. Đức Phật nhận vật cúng dường và chia
nó thành hai phần. Lấy một phần cho ngài,
phần còn lại ngài đưa cho Angulimāla và nói rằng ” Thức
ăn này được chuẩn bị bởi mẹ thân yêu của
con. Con phải dùng
phần thức ăn này.”
Angulimāla cúng
dường phần thực phẩm ngon nhất đến Đức
Phật
Angulimāla đón lấy phần thực phẩm
và đặt trên tay mẹ của mình và van xin mẹ phải ăn
phần thức ăn này vì Mantani phải nhịn đói sau hành trình mệt mỏi từ Savatthī.
Mantani nhận ra rằng Angulimāla sẽ không ăn cho
đến khi Mantani đồng ý phần thức ăn được
chia này. Vì vậy, Mantani nắm tay Angulimāla và dẫn đến gốc cây, ngồi xuống
và đợi Đức Phật hoàn thành bữa ăn giữa
ngọ.
Sau đó họ đã bắt đầu ăn phần thức ăn của mình. Hai mẹ con trai cùng nhau chia sẻ phần thực phẩm. Mantani
vui vẻ
đút cho Angulimāla miếng
cơm và các món ăn ưa thích. Angulimāla
ăn không chút ngượng ngập. Trong trái tim Mantani, Angulimāla vẫn
là đứa trẻ.
Khi Đức Phật thấy Mantani và
Angulimāla đã hoàn thành bữa ăn, Đức Phật báo cho hai mẹ con biết đã đến lúc
phải trở về tu viện Jetavana.
Angulimāla cúi lạy
mẹ của mình trước khi đến tu viện
Jetvana
Angulimāla quay về phía mẹ, quỳ
lạy một lần nữa trước khi đi cùng Đức Phật đến tu viện Jetavana. Mantani xoa
đầu chúc Angulimāla trước khi Angulimāla đứng dậy. Mantani ôm Angulimāla vào lòng với tình thương mẫu tử.
Mantani tràn ngập cảm xúc. Một
mặt, Mantani đã hạnh phúc khi thấy con trai mình
từ bỏ tội ác. Cho dù thuộc dòng dõi Bà la môn, nhưng Mantani ngưỡng mộ Đức
Phật. Nhiều người dòng dõi Bà la môn cao quý như Sariputta và Moggalanā đã nhập hàng Tỳ
kheo. Trong niềm vui chứng kiến thay đổi của con trai, Mantani lại buồn vì nghĩ rằng Angulimāla sẽ không được trở về nhà vì Angulimāla
đã xuất gia.
Nước mắt làm sưng đôi mắt của
Mantani. Nước mắt tràn xuống má
Mantani. Angulimāla xin mẹ mình đừng
khóc. Angulimāla sửa lại vạt choàng và
lau nước mắt cho mẹ. Angulimāla nói: ” Mẹ thương yêu, con sẽ ghé thăm mẹ bất
cứ khi nào con có cơ
hội. Xin mẹ hãy tin vào con và cuộc sống cao quý
của tăng đoàn mà con đã gia nhập.”
Angulimāla lau
nước mặt trên khuôn mặt của mẹ mình
Angulimāla lau khô nước mắt cho
mẹ và nói “ Con không bao giờ bỏ rơi mẹ,
mãi mãi gần gũi bên cạnh mẹ.” Mantani
ôm chặt Angulimāla lần cuối cùng, như thể đó là lần cuối cùng Mantani được nhìn
thấy con mình. Một lúc sau, Mantani từ từ buông người
con ra và nói rằng “ Con trai thân yêu của mẹ,
Đức Phật luôn soi sáng đường cho con. Con
hãy nhận mảnh vải này để làm y phục. Đây
là vật dụng mà mẹ có thể cho con trai của mẹ.” Angulimāla vui vẻ nhận mảnh
vải. Sau đó Angulimāla quay về với
Đức Phật và cả hai đã bắt đầu cuộc hành trình đến tu viện Jetavana. Mantani
đứng nhìn theo con trai cho đến khi bóng của người con hoàn toàn biến mất. Sau
đó, với tâm trạng buồn bã, Mantani cùng những người hầu bắt đầu cuộc hành trình
trở về nhà.
Bhaggavā nhẹ nhõm khi thấy Mantani trở về nhà
trước khi hoàng hôn buông xuống. Ngay sau khi
gặp chồng, Mantani đã xin lỗi Bhaggavā
vì đã đi tìm Angulimāla mà không báo.
Bhaggavā ôm chặt Mantani và nói ”
Thiếp của ta, ta là người có lỗi vì đã không mạo hiểm đi cứu con trai của mình.
Thiếp không có gì sai trái khi đã rời nhà đi tìm con mình. Sau đó, Mantani kể cho Bhaggavā những gì đã xảy ra tại khu
rừng Lâm Tỳ Ni
Bhaggavā lo lắng
ôm chầm Mantani lúc vừa về đến nhà
Bhaggavā tỏ ý hài lòng. Bhaggavā ôm
Mantani và nhắc lại cho vợ mình hiểu và không trách cứ ông ta vì đã không nói
cho Mantani về lời chiêm tinh hoàng gia cảnh báo
con trai của họ. Mantani
cười và nói với ông rằng Mantani hiểu rõ hoàn cảnh khó xử của ông, khi là một
vị quan lại có chức vụ cao trung thành của vua. Cả
hai đều vui mừng khi con họ từ bỏ cuộc sống gia
đình để xuất gia. Họ cầu nguyện con trai của họ giải thoát thông qua con đường
tu hành.
Bằng giác ngộ, Angulimāla được
tấn phong là một tỳ kheo bởi Đức Phật để tu học tại tu viện. Từ đó Angulimāla siêng năng thực hành Giáo Pháp tại tu viện Jetavana. Thông qua từ bi, trí tuệ, Đức Phật đã chuyển hóa
Angulimāla thành một đệ tử tốt.
Lúc này, vua Pasenadi, người đã
từng sai lính tinh nhuệ đi bắt Angulimāla, đến tu viện ở khu rừng Jetavana để
thăm Đức Phật. Vua Pasenadi là một đệ tử trung thành của Đức Phật.
Vua Pasenadi viếng thăm Đức Phật
Nhà vua xuống voi,
đảnh lễ Đức Phật. Sau khi chào hỏi
Đức Phật, Vua chậm rãi ngồi xuống, thưa chuyện với Đức Phật. Đức Phật hỏi Nhà
vua “ Triều đình đang chuẩn bị chiến trận”. Mặc
dù hiểu được ý định của nhà vua, Đức Phật hỏi lý
do nhà vua chuẩn bị quân lính của triều đình. “Có điều gì lo ngại
đã làm cho nhà vua chuẩn bị quân lính? Vương
quốc đã bị tấn công bởi láng giềng? Nhà vua Seniya Bimbisāra
triều đình? Hoặc là kẻ thù đã đe dọa triều đình?
”
Vua Pasenadi trấn an, Đức Phật
rằng triều đình không tuyên chiến với các vương quốc lân cận. Ông tiết lộ việc huy
động quân đội là bắt tên giết người ở khu rừng mà thôi. Đức Phật liền
hỏi về tung tích của tên giết người này. Vua đáp: ” Thưa Đức Phật, đó là kẻ giết người hàng loạt đáng sợ
Angulimāla, làm cho dân chúng quanh rừng Jālinī bỏ nhà cửa, dời đi nơi khác
sinh sống. ”
Đức
Phật hỏi thăm nhà vua về cuộc truy tìm của binh
lính
Lo ngại Angulimāla phải chịu
những những khung phạt của triều đình, Đức Phật muốn nhà vua ân xá tội ác
quá khứ khi Angulimāla đã trở thành tỳ kheo. Với chủ ý như vậy, Đức Phật hỏi nhà vua: “ Đại
Vương, giả sử ngài nhìn thấy Angulimāla
khét tiếng đã cạo tóc và bộ râu của mình, đắp y và xuất gia theo các vị cao tăng học đạo, sống
cuộc sống tu hành. Như vậy, Angulimāla đã
khước từ sát sanh; từ bỏ đời sống vật chất; không nói dối và ăn chỉ có một lần
trong ngày, không lập gia đình và đức hạnh. Nếu ngài nhìn thấy Angulimāla như
vậy, ngài sẽ xử như thế nào?”
Đức Phật chỉ cho
Vua Pasenadi Angulimāla Thera đang ở bên ngoài
Nhà Vua Pasenadi là Phật tử,
tôn quý Đức Phật và tăng đoàn trả lời: “ Thưa Đức Phật, thần sẽ đối xử với Angulimāla theo đúng
phép với một tỳ kheo. Mọi người sẽ tỏ lòng kính trọng Angulimāla. Thần sẽ cúng
dường vật phẩm Angulimāla, sắp xếp lính canh bảo vệ. Tuy nhiên, dân làng xung quanh
rừng Jālinī, đều nhận xét Angulimāla là một kẻ giết người. Kẻ giết người không có thể trao dồi đức hạnh, tu hành và
trở thành tỳ kheo!
Đức Phật ra hiệu cho nhà vua để
mắt nhìn ra cửa sổ, xem những gì đang diễn ra trong khuôn viên tu viện. Vua nhìn theo hướng
Đức Phật chỉ, thấy Angulimāla đang quét sân tu
viện. Đức Phật nhìn vua và nói nhẹ nhàng: ” Đấy là Angulimāla, người tàn
nhẫn giết người gây nhiều lo sợ cho người dân của Kosala.”
Vua Pasenadi cung kính chào Angulimāla Thera
Vua mất bình tỉnh, trong giây
lát. Tóc của vua dựng đứng vì lo sợ bị tấn công. Đức Phật trấn an, nhà vua và người dân thành Kosala
không nên sợ hãi Angulimāla. Khi yên tâm
vì Đức Phật đã chuyển hóa được Angulimāla, nhà vua lấy lại bình tĩnh. Nhà vua nhẹ người khi nghĩ rằng với Angulimāla bây
giờ đã là một tỳ kheo, dân chúng sẽ
có thể trở về làng sinh sống mà không sợ bị tấn công bởi Angulimāla.
Đức Phật sau đó giới thiệu tôn
giả Angulimāla với Vua Pasenadi. Sau khikính trọng đáp lễ Tôn giả Angulimāla, vua hỏi thăm về cha mẹ
của Tôn giả Angulimāla. Tôn giả Angulimāla, nghĩ rằng không nên giấu nguồn gốc
để che đậy những hành động xấu xa trong quá khứ của mình khi đã trở thành một
tỳ kheo. Tôn giả Angulimāla trả lời cha mẹ của ông là Bhaggavā Gagga và Mantani. Vua ban đầu ngạc nhiên
khi biết rằng Tôn giả Angulimāla là con trai của cận thần Hoàng gia. Vua nhớ lại hiện tượng lạ thường khi sinh
Angulimāla mà Bhaggavā đã tâm sự với ông sau đó.
Vua Pasenadi tán dương công đức của Đức Phật
Theo truyền thống, nhà vua cúng
dường y phục, thức ăn, lều che nắng mưa và thuốc chữa bệnh cho Tôn giả
Angulimāla. tuy nhiên Tôn giả Angulimāla, lịch sự từ chối lòng tốt của vua,
giải thích rằng bản thân Tôn giả đã có đủ bốn vật dụng và đang giữ giới định.
Đó là, thiền định trong rừng và ăn một bữa trong ngày. Sau đó ông cáo từ Đức
Phật và vua Pasenadi để đi vào trong làng gần đó, khất thực cho bữa ăn giữa
ngày của mình.
Nhà vua và Đức Phật sau đó thảo
luận một lúc về nhu cầu tăng đoàn trong Tu viện Jetavana và các vấn đề cần quan
tâm khác. Trước
khi rời tu viện, vua cung kính chào Đức Phật. Nhà vua tán dương công đức
của Đức Phật đã chuyển hóa một kẻ giết người dã
man trở thành một tỳ kheo. “ Thật là tuyệt vời, Đức phật đã khuất phục
được con người bất trị, hung ác như vậy. Thật là
tuyệt vời. Thực sự kinh ngạc với những gì đã xảy ra với Angulimāla, người mà
triều đình không thể dùng vũ
khí và quyền lực để chinh phục và trừng phạt.”
Dân làng miễn
cưỡng cúng dường Angulimāla Thera
Tôn giả Angulimāla gặp phải khó
khăn trong khất thực. Chỉ
có một vài người, tin tưởng Đức Phật thay đổi thái độ tính tình và cuộc đời của
Angulimāla. Họ luôn lo lắng và khi cúng dường vật phẩm cho Angulimāla. Hầu
hết người dân vẫn sợ Angulimāla. Họ đóng cửa
chính và cửa sổ của họ khi Angulimāla đứng trước nhà họ xin cúng dường. Nhiều
người có thái đồ thù ghét. Họ
không thể tha thứ cho Angulimāla vì đã gây ra cái chết của người thân.
Nhiều người vẫn không quên quá khứ giết hại người vang
lừng của Angulimāla. Kết
quả là, khi Angulimāla đi khất thực, người ta sợ hãi tránh xa Angulimāla. Theo lời dạy của Đức Phật,
Tôn giả Angulimāla nhẫn nhịn trước thái độ tiêu của dân chúng. Tôn giả Angulimāla
hiểu tại sao mọi người cư xử như vậy. Tôn giả Angulimāla không tức giận,
hoặc căm thù. Tôn giả Angulimāla chỉ thấy
có lỗi với họ.
Có những ngày thậm chí Tôn giả Angulimāla không nhận được một chút thực phẩm cúng
dường. Angulimāla quyết định khất thực trong
thành phố, hy vọng rằng dân chúng trong thành phố không nhận ra và xa lánh
bởi sợ hãi. Nhưng dân chúng trong thành
đã nhận ra Angulimāla, bởi quá khứ quá khét tiếng trước đây.
Angulimāla Thera hối tiếc khi không giúp được các sản phụ
Mặc dù khất thực rất khó khăn, nhưng Tôn giả Angulimāla vẫn giữ nghiêm các giới của tu viện. Tôn
giả Angulimāla cảm ơn tất cả những gì nhận được dù rất ít. Tôn giả Angulimāla oàn
tâm theo con đường tu hành, không coi trọng đến
những nhu cầu vật chất để tinh thần được giảithoát.
Một buổi sáng, trên đường khất
thực ở một ngôi làng, Tôn giả Angulimāla đi ngang qua một ngôi nhà, nơi có một
phụ nữ sắp sanh, đang kêu la vì đau đớn. Cô ta đau bụng trong nhiều giờ. Mọi người trong gia đình sợ
rằng cô ta và đứa bé trong bụng sẽ bị chết. Vị trưởng lão trong gia đình chạy
đến và xin Tôn giả Angulimāla giúp cho cô ta bớt đau đớn. Tôn giả Angulimāla xin lỗi với mọi người, vì không
có kinh nghiệm giúp đỡ phụ nữ sinh con.
Các thành viên trong gia đình đau khổ, thất
vọng.
Tôn giả Angulimāla đau lòng khi không có năng lực giúp
các sản phụ
Tôn giả Angulimāla cảm thấy đau lòng khi không giúp người phụ nữ sắp
sanh bớt đau đớn. Trên đường trở
về tu viện Jetavana, tâm trí của Tôn giả Angulimāla
day dứt vì bất lực.
Tôn giả Angulimāla
tự hỏi ” Tại sao các bà mẹ phải
gánh chịu nhiều khổ đau khi sinh con? Làm thế nào ta có thể giúp người mẹ đau
khổ này? Làm thế nào ta giúp đỡ các em bé sơ sinh khỏi cái chết? Về đến tu viện Jetavana, Angulimāla thưa với Đức Phật những gì đã xảy ra trong làng sáng nay “ Trong quá khứ, con đã giết nhiều người vô tội. Xin
cho con sức mạnh để cứu mạng sống mẹ con người phụ nữ sắp sinh kia và
xứng đáng là một đệ tử của Đức Phật. ” Đức
Phật muốn Tôn giả Angulimāla dùng
sức mạnh từ bi để làm giảm đau đớn và cứu sống
mẹ con người phụ nữ sắp sanh.
Đức Phật dạy cho
Angulimāla Thera niệm kinh hộ sản
Từ trí tuệ sâu sắc, Đức Phật biết
đây là cơ hội để Tôn giả Angulimāla chuộc lại lỗi lầm với dân làng. Một
khi dân làng xóa bỏ suy nghĩ tiêu cực, dân làng
sẽ tha thứ và cúng dường cho Tôn giả Angulimāla.
Đức Phật dạy Tôn giả Angulimāla
một đoạn kinh ngắn và khuyên Tôn giả Angulimāla trở về ngôi nhà có người phụ nữ
sắp sanh kia để niệm chú giúp họ. Đức
Phật hướng dẫn Angulimāla cầu nguyện để người phụ nữ sinh con an toàn và bớt
đau đớn. Thông qua năng lực tu
hành, Angulimāla cố gắng học thuộc đoạn
kinh.
“ Đôi tay này đã
giết trên một ngàn người vô tội”
Tôn giả Angulimāla ban đầu nghi
ngại không thực hiện được lời Đức Phật đã dạy. Tôn giả Angulimāla thưa với Đức Phật, “ Mọi người đều biết
trong quá khứ, con đã cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội. Với bàn tay đã
vấy máu giết hơn một nghìn người vô tội. Làm
thế nào con có thể được tin tưởng như một vị tăng đức hạnh?”
Đức Phật giải thích, “ Từ khi nhập hàng tỳ kheo,
con đã chuyên cần tu tập. Tăng đoàn đều khẳng định từ khi trở thành tỳ kheo, con đã không cố ý giết hại hoặc làm tổn thương bất
kỳ sinh vật nào.”
Tôn giả Angulimāla bây giờ cảm
thấy tự tin với năng lực tu hành của mình để vào làng giúp đỡ, người mẹ được may mắn, an toàn khi sinh con.
Với sự tin tưởng, Tôn giả Angulimāla trở lại
ngôi làng
Đức Phật dạy Tôn giả Angulimāla
sau khi hoàn tất việc trì chú hãy tưới nước cam lồ lên đầu người phụ nữ chờ
sanh để đem lại an lành cho họ. Phần nước cam lồ còn lại cho người phụ nữ chờ sinh uống.
Tôn giả Angulimāla quỳ lạy Đức
Phật và lập tức trở lại ngôi làng. Lòng từ bi của Tôn giả Angulimāla dành cho người phụ nữ sắp sanh mãnh liệt đến độ Tôn giả Angulimāla rời
Tu viện mà không cần dùng bữa ngọ.
Khi trở lại ngôi nhà phụ nữ sắp sanh lúc sáng, Tôn
giả Angulimāla trình bày với người nhà, mong muốn giúp đỡ người mẹ giảm bớt đau
đớn khi sinh con.
Theo phong tục, nam
giới không được phép trong phòng sanh, người mẹ chờ sanh nằm sau một bức màn
được dựng vội vàng trong
sân. Những người đàn ông vội vã chuẩn bị một chỗ
ngồi để Angulimāla niệm kinh.
Ngồi xếp chân trên sàn đá,
Angulimāla tập trung niệm
hồng danh Đức Phật, niệm Pháp, niệm tăng, và chú
tâm đọc kinh.
Angulimāla Thera niệm Kinh hộ sản
Lời kinh, đem lại an toàn cho
người mẹ và em bé sắp sinh có nội dung như vậy:
“Này cô, kể từ khi bần đạo xuất gia trở thành
Tỳ khưu trong dòng dõi Thánh tông, biết mình không cố ý sát hại chúng sinh. Do
lời chân thật này, xin cho cô sinh nở được dễ dàng, thai nhi của cô cũng được
an toàn”.
Ngay sau khi Angulimāla niệm xong lời kinh Paritta, Tôn giả Angulimāla yêu cầungười chồng đến rưới nước cam lồ lên đầu và đề lại một ít cho người mẹ uống. Người mẹ không còn đau đớn, vật
vã. Ít phút sau, cô đã sinh một bé gái mà không
có một tiếng rên la.
Người mẹ của phụ
nữ vừa sanh bế cháu bé đến để Tôn giả Angulimāla chúc
Tôn giả Angulimāla cảm thấy yên
lòng vì cả hai mẹ con đều được an toàn. Mẹ của của cô ta vui mừng, bế cháu bé
để Tôn giả Angulimāla chúc phúc. Tôn
giả Angulimāla rưới nước cam lồ và niệm
kinh cầu cho hai mẹ con khỏe mạnh và thân tâm an lạc.
Cả gia đình
hoan hỷ. Họ không còn nghi ngờ đức hạnh
Tôn giả Angulimāla, khi đã cứu người mẹ, thoát khỏi các chết. Các thành
viên gia đình và hàng xóm quỳ lạy Tôn giả Angulimāla
theo nghi lễ Phật giáo.
Họ cúng dường Tôn giả Angulimāla
những bông hoa. Họ biết ơn lòng
từ bi của Tôn giả Angulimāla với bà mẹ và em
bé. Từng người một, họ quỳ lạy tôn kính xuống
dưới chân Tôn giả Angulimāla. Nhưng Tôn
giả Angulimāla từ chối mọi lời khen ngợi. Tôn
giả Angulimāla biết rằng Tôn giả Angulimāla đã thực hiện lời dạy của Đức Phật.
Niềm tin sâu sắc vào lời dạy Đức Phật đã cứu
sống 2 mẹ con người phu nữ chờ sinh.
Gia đình bày tỏ tôn kính Tôn giả Angulimāla
Tôn giả Angulimāla thiền
định trong niềm vui mừng của dân làng, “ Con
nguyện đem thân nay mang lại hạnh phúc cho chúng sanh, không làm bị thương,
hoặc giết hại chúng sanh.” Không bao lâu, người dân lan truyền về sức mạnh
của đoạn kinh mà Angulimāla niệm đến Thủ đô Savātthī và các vương quốc lân cận. Từ đó trở đi, lời
kinh Angulimāla niệm được gọi là kinh Angulimāla Paritta.
Nhận thức được hiệu quả lớn lao
của kinh Angulimāla Paritta, các bà mẹ đang chuẩn bị sanh từ thị trấn và làng mạc xa xôi
ở Kosala và các vương quốc xa xôi tìm đến nơi Angulimāla tu hành để được
Angulimāla niệm kinh giúp an toàn và giảm đau đớn khi sinh.
Nơi Tôn giả Angulimāla
ngồi niệm chú trở nên linh thiêng
Nơi Tôn giả Angulimāla ngồi niệm kinh trở nên linh
thiêng. Các bà mẹ chuẩn bị sanh, lấy nước chỗ ngài ngồi xoa trên đầu mình mong
gặp an toàn trong khi sinh.
Không chỉ có những bà mẹ,
mà cả loài vật, đặc biệt là bò, dê gặp
khó khăn trong thai kỳ đã được mang đến chỗ ngài ngồi để làm phép. Vì vậy, niệm
kinh Angulimāla Paritta,
trở nên quen thuộc với các bà mẹ. Việc thường xuyên cúng dường được coi là một lợi ích cần thiết cùng với lời cầu khấn bảo vệ
cho các bà mẹ khi sinh.
Thực hành tôn giáo Phật
giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các bà
mẹ. Đến nay, tại một số nước Phật giáo, các Phật tử vẫn còn niềm tin tụng kinh Angulimāla Paritta sẽ đem giúp cho người phụ
nữ sắp sanh được mẹ tròn con vuông.
Cầu nguyện tôn giả Angulimāla trở thành một truyền thống
Các vị cao tăng theo lời dạy của
Tôn giả Angulimāla truyền bá lời kinh Paritta
Angulimāla để giúp cho người mẹ sinh con không đau đớn. Giáo
lý phật giáo được mọi người theo học. Tăng đoàn khẳng định Tôn giả Angulimāla đã đạt quả vị A la hán. Lời kinh, được bổ
sung thêm đoạn đầu :
parittam yam bhanantassa
nisinnatthāna- dhovanam
udakampi vinaseti
sabbameva parissayam
sotthinā gabbha vutthānam
yañca sādheti tam khane
therassangulimālassa
lokanāthena bhāsitam
kappattāhīyi-mahāītejam
parittam tam bhanāmahe
Niệm A la hán Angulimāla trở thành thực tập tôn giáo
hàng ngày
Để an toàn cho các trẻ sơ sinh.
Bây giờ, chúng ta phải niệm kình
Paritta Sutta để bảo vệ, mà bậc Giác ngộ của
Chúng sanh đã
chỉ dạy cho A la hán Angulimāla.
Kinh Paritta mà
chúng con trì niệm,
Đem lại sự an toàn cho
bà mẹ và em bé.
Kinh Paritta Angulimāla, được các tăng, ni và tín đồ Phật tử cầu nguyện cho các bà mẹ đang chờ sanh.
A la hán Angulimāla trải
qua khó khăn khi thực tập thiền
Sự
thành công khẳng định A la hán Angulimāla vượt qua các thử thách đạt được
đức hạnh trên con đường tu hành theo pháp môn tu thiền. Đến một hôm, A la hán Angulimāla không thể tập trung thực hành thiền định. Tâm trí của A la hán Angulimāla lúc nào cũng ám ảnh nơi
Angulimāla đã giết chết nhiều vô tội gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Angulimāla
vẫn nghe tiếng van xin, rên rỉ của họ, ” Hãy cho tôi sống. Tôi có
một người vợ, con thơ và cha mẹ già để chăm sóc”. Tiếng, khóc tuyệt vọng
của các nạn nhân khiến A la hán Angulimāla liên tục bị phân tâm.
A la hán Angulimāla ám ảnh
bởi những tội ác quá khứ của mình
Hình ảnh thân thể nạn nhân bị giết nằm rải rác dọc đường xe ngựa và rìa
rừng ám ảnh A la hán Angulimāla. Cảnh chim kền kền, quạ và cho
sói đang rỉa những xác chết thối rữa làm A la hán Angulimāla sợ hãi và bất an. Những việc làm tội lỗi trong quá khứ luôn hiện lên trong tâm
trí, làm cho A la hán Angulimāla khó khăn khi tập trung thiền
Từ khi trở
thành tỳ kheo, A la hán Angulimāla đã sám hối với những tội lỗi
trước đây của mình và mong xóa được nghiệp chướng Angulimāla mắc phải.
A la hán Angulimāla tu tập để nương tựa với Pháp bảo
Bằng
nổ lực của bản thân, A la hán Angulimāla thực hành nghiêm giới tỳ kheo và
lui vào rừng để tu tập thiền định.
Nhớ
những ngày đầu tiên khất thực, A la hán Angulimāla gặp khó khăn từ dân làng. Nhiều người sợ hãi, trốn chạy khi thấy Angulimāla từ xa. Dân
làng đóng cửa chính và cửa
sổ mỗi khi A la hán Angulimāla đến trước nhà để khất thực.
Nhiều dân làng cúng dường cho A
la hán Angulimāla
Do giữ nghiêm giới luật và tinh
tấn tu hành, dân làng giờ đây tha thứ mọi tội lỗi của A la hán Angulimāla. Dân
làng không còn sợ hãi mà kính trọng A la hán Angulimāla. Số người theo quy y A la hán Angulimāla ngày càng đông. Dân làng sẵn sàng cúng dường thực phẩm mỗi khi A la hán
Angulimāla đi ngang qua nhà họ.
Tuy nhiên, không phải tất cả dân làng
đều kính trọng A la hán
Angulimāla. Một vài người vẫn còn thù hận, bởi Angulimāla đã giết người thân của
họ. Họ tiếp tục xa lánh Angulimāla, mặc dù họ là Phật tử, quy y theo Phật pháp và tôn trọng các
tỳ kheo. Mặc khác, nhiều người không tin Angulimāla đã thực sự
nương tựa với Phật, họ vẫn coi Angulimāla là đối tượng nguy hiểm cho xã hội.
Một nhóm dân làng tấn
công vào A la hán Angulimāla để trả
thù
Không thể thông báo cho
lính bắt vì Angulimāla đã được nhà vua ân xá, dân làng quyết định tự tay họ trả thù cho những nạn nhân mà Angulimāla đã sát hại. Trong khi đang khất thực trong làng,
một đám đông dân làng giận dữ của tấn công A la hán Angulimāla bằng cách ném đá vào người. Một cục đá lớn ném trúng trán của A la hán Angulimāla, gây ra vết rách sâu làm máu chảy. Những viên đá lớn
nhỏ khác bị ném tới tấp vào người, A la hán Angulimāla cảm thấy hoa mắt và ngã xuống đất. Dân
làng chạy ào đến đánh Angulimāla để trả thù cho người thân của họ đã bị
Angulimāla sát hại. Họ đánh Angulimāla bằng những thanh sắt, gỗ. Y choàng
trên người Angulimāla bị xé rách, bình bát bị vỡ làm đôi. Thân thể dầy các vết thương
chảy máu.
Khi A la hán Angulimāla
nằm bất động, dân làng tưởng A la hán Angulimāla đã chết. Họ
sợ hãi chạy trốn vào trong làng. Mặc dù bị thương nghiêm trọng và toàn thân đau đớn, A la hán Angulimāla vẫn nằm im không chống đỡ. A la hán Angulimāla âm thầm chịu đựng.
Bị
thương tích nặng, A
la hán Angulimāla lê
người về tu viện Jetvana
Bị
thương nặng, A la hán Angulimāla cố gắng lê người trở về tu viện
Jetavana. Lúc nhìn thấy
A la hán Angulimāla ở ngoài cổng, Đức Phật dìu A la hán Angulimāla vào và nhẹ nhàng lau sạch máu ở những vết thương.
Biết
những giây phút cuối cùng của A la hán Angulimāla trên cõi đời đã đến, Đức Phật bằng tấm lòng từ bi Đức Phật nói
” Đệ tử của ta, những gì con đang chịu đựng là kết quả của nghiệp chướng
trong quá khứ mà con phải trả. “
Đức Phật an ủi A la hán Angulimāla trong những phút cuối đời
Mặc
dù, bị dân làng tấn công gây thương tích nghiêm trọng, nhưng A la hán Angulimāla
vẫn không oán trách họ. Tựa người vào Đức Phật, A la hán Angulimāla thưa với Đức Phật, ” Thưa Đấng giác ngộ, Con
sẽ không bao giờ oán trách họ. Mặc
dù thân thể đau đớn vì thương tích, tâm trí của
con vẫn không oán trách họ”.
A la hán Angulimāla nói lời cuối cùng với hơi thở yếu
dần “ Con
xin nương tựa Phật, Con xin nương tựa Pháp.” A la hán Angulimāla đi vào cõi Niết Bàn.
Đức Phật giải
thích về Tôn giả A la hán Angulimāla đạt
niết bàn
Trong
một lần thuyết Pháp, các tỳ kheo thưa Đức Phật, về nơi tái sinh của A la hán Angulimāla. Đức Phật
nói Angulimāla đã đi vào cõi Niết Bàn. Các tỳ kheo bày tỏ sự ngạc nhiên, một
người như Angulimāla, giết chết nhiều người dân vô tội lại vào cõi Niết Bàn.
Đức Phật
giải thích cho các tỳ kheo rằng “ Bởi vì Angulimāla là người tốt, chỉ vì vâng
lời mù quáng, mà
hành động tàn ác. Sau khi được giác ngộ, Angulimāla rời bỏ những lầm mê, tự giác tu tập, thực hành thiền, đạt đến cuộc sống
chánh niệm.” Đức Phật dạy các tỳ kheo
những câu kệ sau:
“
Angulimala làm việc tốt để
xóa bỏ nghiệp chướng;
Như mặt trăng chiếu
sáng thế giới này khi thoát khỏi một đám mây.”
Không
có tư liệu chi tiết trong nói về những năm tháng cuối đời của A la hán Angulimala. Tuy
nhiên, chúng ta có thể hình dung cuộc
sống của A la hán
Angulimala trong rừng, siêng năng thực hành Giáo Pháp, thông qua bài kệ sau:
Ai
trước phóng dật, sau không phóng dật,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây,
Ai làm ác nghiệp, nhờ thiện chận lại,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây.
Niên
thiếu Tỳ-kheo trung thành Phật giáo,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây.
Mong kẻ địch ta, nghe giảng Pháp thoại!
Mong kẻ địch ta, trung thành Phật giáo!
Mong
kẻ địch ta, thọ lãnh chánh pháp,
Thân tâm an tịnh, san sẻ mọi người.
Mong kẻ địch ta, từ bậc Thuyết nhẫn,
Từ bậc Tán thán, vô oán hận tâm.
Thời
thời nghe pháp, y pháp hành trì.
Một kẻ như vậy, không có hại ta,
Cũng không làm hại một người nào khác.
Vị ấy sẽ chứng tối thượng tịch tịnh.
Hộ
trì mọi người, kẻ tham người không,
Như người dẫn nước, hướng dẫn nước chảy,
Như kẻ làm tên uốn cong thân tên,
Như người thợ mộc uốn nắn cây gỗ.
Kẻ
trí tự mình, tự điều phục mình,
Có kẻ được điều bởi gậy, roi, móc,
Riêng Ta được điều không gậy, không kiếm.
(Bởi bậc như vậy).
Ta
tên Vô Hại, trước ta sát hại,
Nay được chánh danh, vì chẳng hại ai.
Trước ta được tên Angulimala,
Bị nước thác cuốn, ta quy y Phật.
Trước
tay vấy máu, danh xưng Angulimala,
Xem ta quy y, đoạn dây sanh tử,
Làm nghiệp như vậy phải sanh ác thú,
Khi lãnh nghiệp báo, không nợ ta hưởng.
Kẻ
ngu vô trí, đam mê phóng dật,
Còn người có trí, giữ không phóng dật,
Như giữ tài sản, tối thượng, tối quý,
Chớ mê phóng dật, chớ mê dục lạc.
Giữ
không phóng dật, luôn luôn Thiền định,
Chứng đắc đại lạc, quảng đại vô lượng,
Thiện lai, ta đến, không đi lạc hướng,
Không ai khuyên ta theo tư tưởng ác.
Giữa các chân lý được khéo
giảng dạy,
Chân lý ta theo, chân lý tối thượng,
Thiện lai ta đến, không đi lạc hướng,
Không ai khuyên ta theo tư tưởng ác,
Ba minh ta chứng, Phật lý viên thành.
Discussion about this post