PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhận Thức Về Nhân Quả Và Nghiệp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHẬN
THỨC
VỀ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP

Thích
Giác Khang

Đạo Phật là đạo nhân quả (nhân
nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống. Tâm còn gọi là nhận thức. Nhận thức
dẫn đến hành động như thế nào thì sẽ cho kết quả tương ưng như thế đó dựa trên
nền tảng luật “Nhân quả” tức là “Hiện tại là quả của quá khứ và làm nhân cho vị
lai”. Thế nhưng, có lúc Đức Phật lại nói “kết quả hiện tại là do nghiệp lực dẫn
dắt”. Vậy thì Nhân quả là sao? Nghiệp là như thế nào? Nhân quả và Nghiệp giống
nhau hay khác nhau ?

Nhân quả có 2 loại:

–Nhân
quả đồng thời
là thế giới chuyển biến sát na của A Lại Da, thế giới biến
dịch sinh tử
, là sự vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi vô lượng pháp
trong vũ trụ còn gọi là pháp chấp.

–Nhân
quả
khác thời
nương vào nhân quả đồng thời mà phát hiện, là thế giới chuyển
biến
chu kỳ của Mạt na, thế giới phần đoạn sinh tử. Nhận thức có: quá khứ – hiện
tại
– vị lai trải qua ba cõi. Nhân quả khác thời là hành động tự nhiên của thân
căn
sinh lý còn gọi là ngã chấp.

Nghiệp: trải qua tiến trình 5 uẩn, ý
chí
cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp ác hay thiện.
Nghiệp có 3: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ý nghiệp là mấu chốt điều
khiển thân-khẩu hành động tạo nghiệp.

Vậy, nhân quả đồng thời là căn
bản
làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời để tạo ra nghiệp. Như vậy, trong
nhân quả chưa có nghiệp, trong nghiệp đã hàm chứa nhân quả. Nhân quả khác thời
và nghiệp giống nhau ở hành động của thân căn nhưng khác nhau vì nhân quả hành
động tự nhiên còn nghiệp hành động có tác ý.

Đức Phật có nói: “nhân thân nan
đắc” tức được thân người là khó. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 6 tỷ người,
nhưng không ai giống ai về hình dáng lẫn tính tình,..? Hình dáng có cao-thấp, mập-ốm, đẹp-xấu, trắng-đen, thân đầy đủ căn
hay khuyết tật,…; Hoàn cảnh sung
sướng
thanh nhàn-vất vả lo toan, giàu sang-bần hàn, hạnh phúc-đau khổ,…; Sự hiểu biết sâu- cạn, thông minh-tối
dạ, có học-thất học,…; Tính tình hiền-dữ,
thật thà-ranh ma, tế nhị-thô lỗ, …các tôn giáo khác cho đó là “định mệnh”,
nhưng Đạo Phật cho là “nhân-quả” của mỗi người tự tạo: quá khứ làm việc thiện
thì hiện tại được hưởng những điều tốt đẹp, làm điều ác thì hiện tại nhận lãnh
những điều xấu xa. Do đó “chính mình tự chịu trách nhiệm vận mệnh của mình”.
Đức Phật có nói: “được làm người rất quý” vì con người có ý chí biết cải sửa
nhân quả thành nghiệp, chuyển nghiệp ác thành thiện cho đến thuần thiện, nếu đủ
duyên sẽ dứt nghiệp. Vậy, nếu hiểu rõ nhân quả, cách chuyển nghiệp và sẽ chuyển
ngay trong hiện tại: cái quả hiện tại đang nhận chịu, mình có quyền dùng ý chí
kinh nghiệm cải sửa “quả xấu thành quả tốt, quả tốt thành quả tốt hơn”, hoặc
ngay trong nhân quả và nghiệp lặng lẽ thấy rõ mọi tiến trình diễn biến của nó
thì “bất muội nhân quả và nghiệp mà phi nghiệp”.

Thông qua 15 hạng chúng sanh để
phân tích nhân quả, nghiệp và cách chuyển nghiệp như thế nào, nhất là của người
và trời Dục giới trong cuộc sống hiện tại.

Trước
hết nói về nhân quả đồng thời:

là thế giới sinh diệt sátna luôn vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi ra vô
lượng
pháp trong vũ trụ, gom gọn là 15 hạng chúng sanh.

Nhân
quả
khác thời:

là thế giới sinh diệt chu kỳ của mạtna, thế giới có thân căn sinh lý và trần
cảnh
vật lý đều là thức biến nên luôn thu hút giao thoa lẫn nhau để nhận thức
phát hiện. Thân căn có ba tương ưng với ba trần cảnh để phát hiện ba thức: cõi
Dục có thân căn phù trần giao thoa ngoại pháp phát hiện cái nhìn, cõi Sắc có
thân căn tịnh sắc giao thoa nội pháp phát hiện cái thấy tức cảm giác, cõi Vô
sắc
có thân căn tịnh sắc vi tế giao thoa pháp trần phát hiện cái biết phân
biệt
. Nhân quả khác thời luôn diễn biến, nhưng chúng sanh trong ba cõi khó nhận
biết
.

*Cõi Dục giới: tạm chia có ba trường hợp nhân
quả
khác thời như sau:

1- Khi thân căn có nhu cầu sinh lý
tự nhiên như: đi, đứng, nằm, ngồi,…thường hành

động
bộc phát không ý thức, hành động này đôi khi dẫn đến thiệt hại cho chính bản
thân
(vập đầu, té ngã,…) hoặc cho đối tượng (đạp chết con vật, đổ bể đồ vật,…).

2- Khi thân căn đối xúc với trần
cảnh
phát sinh cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

3- Khi thân căn có nhu cầu bồi
dưỡng
thì phát khởi dục vọng.

Ba nhân quả khác thời trên sẽ đưa đến
những hành động:

Bốn
đường ác
:
có
thân căn sinh lý thuần phù trần, tâm si mê đến mức ý chí ẩn khuất, chỉ có cảm giác
và phân biệt lờ mờ, luôn hành động theo dục vọng bản năng, thuần nhân quả khác
thời. (1) Hành động tự nhiên theo nhu cầu, nếu có sự cố vẫn thản nhiên như
không
có chuyện gì xảy ra. (2) Tâm quá ngu si nên vui-buồn xảy ra cứ nhận lờ mờ
thế thôi. (3) Khi thân căn sinh lý có nhu cầu thì dục vọng khởi lên, lập tức
hành động chiếm hữu ngoại pháp theo bản năng sinh tồn nhằm thỏa mãn thân căn. Tâm
4 đường ác được biểu hiện: Địa ngục
tâm ù lỳ, Ngạ quỷ tâm tham lam, Súc sanh tâm sân giận, Atula tâm ganh tỵ thích gây sự.

Loài
Người
: có thân
căn
gồm phù trần và tịnh sắc, bắt đầu có ý chí, sống theo luân lý. Khi thân căn
sinh lý có nhu cầu, dục vọng khởi lên, liền tác ý tập trung vào một giác quan
cho căn-trần-thức đắm nhiễm thấy rõ sự vật và cảm giác, rồi tư tưởng phân biệt
suy tính lên kế hoạch chiếm hữu, thuộc ý nghiệp; Ý chí sai thân-khẩu hành động
chiếm hữu ngũ dục (sắc đẹp, tiền tài, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) thuộc thân
nghiệp-khẩu nghiệp. Con người do mới tiến hóa nên tâm thức đứng giữa ranh giới
ác và thiện, vì vậy môi trường sống rất quan trọng.

Trong
môi trường không luân lý
:
dễ bị dục vọng chi phối mạnh, ý chí đồng hóa với tâm bốn đường ác và hành động
tạo nghiệp theo bản năng, đôi lúc đối cảnh tâm thiện khởi lên, nhưng ý chí bị
ngũ dục lôi cuốn chuyển thiện thành ác. (1) Do tạp niệm nên hành động thường
không có ý thức, khi sự cố xảy ra, tập trung tư tưởng phân tích thấy rõ sự
thiệt hại và bấy giờ “chỉ thấy lỗi người không thấy lỗi mình”, ý chí bị tâm ác
đồng hóa lập tức sai thân khẩu đổ trút mọi lỗi lầm cho người khác, thậm chí còn
làm gia tăng sự oán thù,…(2) Ý chí xui thân khẩu hành động quá trớn: vui thì
nói cười ngặt nghẽo, buồn thì than khóc ủ ê (thiếu ý thức), hoặc xui thân hành
động chiếm hữu ngoại sắc để lạc thú tăng trưởng mạnh như: xì ke, rượu chè, cờ
bạc, dâm dục,…(ngạ quỷ) hoặc bực tức ganh tỵ với thành công của người khác
(atula),…(3) “Chỉ nghĩ đến mình”. Sau khi tập trung căn-trần-thức thấy rõ sự
vật, ý chí bị đồng hóa với dục vọng bản năng, lập tức xui giục thân khẩu hành
động chiếm hữu ngũ dục nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân (ngạ quỷ, súc sanh,
atula). Hiện tại cố ý cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác, sẽ nhận lãnh quả ác.

Trong
môi trường có luân lý
:
ý chí chế ngự được dục vọng, thường hành động tạo nghiệp thiện, đôi lúc đối
cảnh tâm ác khởi lên liền dùng ý chí chế ngự chuyển ác thành thiện.(1) Sau sự
cố
xảy ra, giật mình tỉnh thức biết xấu hỗ, ăn năn, hối lỗi, suy nghĩ tìm cách
khắc phục làm giảm đi những thiệt hại do mình gây ra. (2) Sau khi tư tưởng phân
biệt
nguyên nhân vui-buồn để rồi ý chí chế ngự “không vui vui quá, không buồn
buồn tênh”, vui cùng với niềm vui thành công của người khác hoặc chọn khổ làm
niềm vui như xả thân cứu người trong hoàn cảnh nguy nan,…(3) Sau khi tập trung
căn-trần-thức thấy rõ sự vật, tư tưởng suy nghĩ phân tích cách chiếm hữu ngũ
dục
phù hợp luân lý trước khi ý chí quyết định sai thân khẩu hành động mà không
gay thiệt hại cho một ai, “nhường cơm xẻ áo” giúp người đồng cảnh ngộ, cơ hàn lỡ
vận,…Hiện tại đôi khi đang nhận quả ác, nhưng luôn ý thức cải sửa nhân quả
chuyển thành nghiệp thiện thì sẽ giảm nghiệp ác nhận được quả thiện.

Trời Dục giới: ngoài ý chí còn có học vị, kiến
thức
, kinh nghiệm,…tâm hướng thiện, luôn suy nghĩ chín chắn, phân tích, tổng
hợp kỹ lưỡng trước khi ý chí quyết định hành động chiếm hữu ngũ dục cho phù hợpđạo lý, thuộc ý nghiệp. Sống “tri túc thiểu dục”, chọn luân lý làm thước đo
trong cuộc sống, thuộc thân nghiệp-khẩu nghiệp. (1) Có ý thức trong hành động,
thường ít xảy ra sự cố, nếu có thì nhanh chống khắc phục tốt. (2) Dùng ý chí,
kiến thức, kinh

nghiệm,…thay
đổi hoàn cảnh duy trì niềm vui thanh cao. (3) Chiếm hữu ngoại sắc đáp ứng nhu
cầu thân căn sinh lý thanh cao hơn người, thường chọn món ăn tinh thần làm
chính như dùng kiến thức, kinh nghiệm,…của mình cống hiến cho xã hội, cho nhân
loại
: Nhà bác học phát minh ra nhiều đề tài khoa học, sản xuất ra nhiều của cải
vật chất giúp nhân loại tận hưởng sự an nhàn trong cuộc sống; Nhà giáo tận tâm
đem hết kiến thức của mình hướng dẫn giảng dạy cho học sinh-sinh viên có một tri
thức
, đạo đức làm hành trang đi vào cuộc sống; Ngành y dược với lương tâm nghề
nghiệp tận lực cứu chữa cho mọi người khỏi bệnh được thân thể khỏe mạnh; Nhà
báo tâm trong sáng nhận định chuẩn xác đăng tải các thông tin giúp nhân dân nắm
bắt kịp thời tình hình trong và ngoài nước, nêu gương “người tốt việc tốt” cho
mọi người học tập góp phần củng cố cộng đồng xã hội đang xuống dốc về đạo
đức
,…; Nhà hảo tâm với tình thương tràn đầy sẵn sàng “bố thí, giúp đỡ” cho mọi người
thoát khỏi cảnh đói nghèo; …Như vậy quả đã tốt nay cải sửa chuyển thành quả tốt
hơn
, sẽ tiến hóa lên cao hơn.

Nhưng, trong thời đại ngày nay,
vật chất ngút trời, ngũ dục lung lạc ý chí, tư tưởng có sự so sánh rồi đăm ra
nhàm chán với “đức hạnh tri túc thiểu dục”. Trước đây, nhà bác học, nhà giáo,
nhà báo, bác sĩ, kỹ sư, nhà hảo tâm,…luôn có hoài bão học tốt với tâm huyết
cống hiến hết đời mình vì sự nghiệp nhằm mục đích “mình vì mọi người”. Còn nay
thì một số chuyển tâm huyết thành mục đích “mọi người vì mình”, mục tiêu phải
đạt là “danh lợi-tiền tài” cho rằng “có danh lợi, tiền tài muốn gì cũng được”.
Từ đó, kiến thức-kinh nghiệm,…đã bị thương mại hóa, trở thành món hàng trao đổi
mua-bán miễn sao đạt lợi nhuận cao!?! Bốn đường ác hành động ác đã đành vì tâm
thức
quá u tối, còn trời Dục giới sống đạo lý, có phước báo, thông minh nhưng ý
chí
bị ngũ dục cám dỗ dẫn đến hành động sai lầm mà tự để mình sa lầy vào tội
ác
. Như vậy, đã có quả tốt nay cải sửa chuyển thành quả xấu ác, sẽ rơi xuống bốn
đường ác
. Thật đáng tiếc!!!

Cõi Dục, bốn đường ác tâm tán
loạn
quá si mê không hề biết nhân quả và nghiệp là gì, luôn hành động theo bản
năng
tức thuần nhân quả khác thời. Người-trời Dục giới dùng ý chí, kinh nghiệm,
kiến thức,…cải sửa nhân quả khác thời tạo nghiệp, do tạp niệm nên không làm chủ
được tâm tức không làm chủ được nghiệp, nên có lúc thiện có lúc ác và cứ quanh
lộn mãi.

*Cõi trời Sắc giới: Qua thời gian tỉnh ngộ, tư tưởng
nhàm chán, người-trời Dục giới quyết tâm bỏ ác hướng thiện, tu thiền định để
làm chủ nghiệp, thăng hoa lên cõi Sắc.

Tìm nơi thanh tịnh, ý chí quyết
định
xui thân hành thiền, tập trung tư tưởng vào một đề mục ngoại pháp đã chọn,
đây là ý nghiệp và thân nghiệp. Khi tập trung được liên tục đạt nhất niệm, chuyển
nghiệp ác thành thiện, chuyển ngoại pháp thành nội pháp tức “ly dục sinh hỷ
lạc”, đắc Sơ thiền. Khi nội pháp tiếp
xúc
thân tịnh sắc căn tạo sự rung động sinh cảm giác hỷ lạc, phát khởi dục
vọng
, đây là nhân quả khác thời. Tâm mong muốn chiếm hữu nội pháp để tận hưởng
cảm giác, thuộc ý nghiệp; ý chí thúc giục thân nhập định, thuộc thân nghiệp.
Khi đạt “định sanh hỷ lạc” đắc Nhị thiền.
Tiếp tục định kỹ lâu đạt “ly hỷ diệu lạc” đắc
Tam thiền
.

Cõi Sắc, tu thiền định tâm nhất
niệm
, làm chủ được nghiệp, thấy được nhân quả khác thời cõi Dục. Dùng ý chí
mạnh, kinh nghiệm, kiến thức dồi dào phối hợp với định cải sửa nhân quả khác
thời của thọ chuyển thành nghiệp hoàn toàn thiện bởi nội pháp tự phát khởi từ
nội tâm không tổn hại đến ai. Dùng định nhất niệm kéo dài thiện nghiệp.

*Cõi trời Vô sắc giới: Qua thời gian, Tam thiền nhận
biết
cách chuyển nghiệp chưa thuần thiện, dùng định lực kỹ lâu sâu thăng hoa
lên Tứ thiền sắc giới.

Tứ
thiền
, trong
thiền định, thấy được nhân quả cõi Dục, cõi Sắc. Khi thân căn sinh lý tịnh sắc
vi tế tiếp xúc pháp trần có cái biết phân biệt, khởi dục vọng muốn hiện hữu,
hình thành nhân quả khác thời. Sau trải nghiệm, biết rằng “an trú trong hiện
tại” sẽ không còn dính mắc vào thân và cảm giác, Tâm mong muốn chiếm hữu pháp trần,
thuộc ý nghiệp; Ý chí thúc giục thân nhập định kỹ lâu sâu để tận hưởng “hiện
tại lạc trú” thuộc thân nghiệp, cải sửa nhân quả khác thời của tưởng thành
thuần thiện nghiệp. Tiếp tục tập trung định lực hơn nữa thăng hoa lên Tứ Không chìm đắm vào “tịch tịnh trú”,
dùng định lực “tiêu dung nhân quả khác thời

của
sắc, thọ”, thấy được: “nhân quả khác thời”, “nhân quả đồng thời”, đỉnh cao
“dường như tự tại không dính mắc vào nhân quả và nghiệp”. Ở đây chỉ có thuần ý
nghiệp
thiện rất vi tế.

Cõi Vô Sắc nhất niệm cao sâu, với
ý chí mạnh mẽ, kinh nghiệm, kiến thức,…tuyệt vời tập trung định lực chìm đắm
trong “hiện tại lạc trú” và “tịch tịnh trú” 24/24 giờ, thấy duyên khởi của các
pháp tức thấy nhân quả, sống tự tại “gió bát phong không động tới” nên nghĩ
rằng mình đã hoàn toàn “bất lạc nhân quả và dứt nghiệp”.

Thật ra, nhân quả là dòng chuyển
biến
sátna không ngừng nghỉ của vũ trụ nói chung và của thế giới chuyển biến chu
kỳ nói riêng, như vậy không thể “bất lạc nhân quả” mà là “bất muội nhân quả”.
Và chỉ có tâm “vô niệm” mới “bất muội nhân quả và phi nghiệp”. Tâm vô niệm tức
là nhận lại Chân Tâm, rồi lặng lẽ như thật biết tiến trình hình thành nhân quả
và ý chí tư tưởng chuyển nhân quả thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như
thế nấy của bản thân gọi là “hiện tiền lạc trú”, khi tùy thuận thị hiện đến thấu
đáo “nhân quả và nghiệp” của toàn thể chúng sanh trong vũ trụ gọi là “hiện pháp
lạc
trú”.

*Tứ Thánh:

-Nhập
lưu:
Khi tu tập
được thức trong sáng, cơ duyên gặp Thiện tri thức khai ngộ buông xả mọi ý niệm,
trở về Chân tâm rồi “lặng lẽ như dòng nước” nhìn thấy rõ ngay trong “sóng xác
thân ngũ uẩn” tiến trình nhân quả của bốn đường ác hiện tiền diễn biến như thế
nào nhận như thế nấy mà không cải sửa. Vì rõ biết nhân quả nên “bất muội nhân
quả
của bốn đường ác” và vĩnh viễn không có hành động ác. Còn người và trời Dục
giới
tưởng mình đắc Nhập lưu, nhưng thật ra hiện tại thoáng thấy đã vội vàng
dùng ý chí, kinh nghiệm, kiến thức cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp theo
luân lý, vì không rõ biết nên khi gặp trường hợp ngũ dục quá tải, rớt xuống bốn
đường ác

-Nhất
vãng lai:
Tiếp
tục
trở về Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình
thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác
hoặc thiện của người-trời Dục giới hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế
nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về sắc và phi nghiệp của người-trời Dục
giới”. Còn cõi Sắc tưởng mình đắc Nhất vãng lai, nhưng thật ra hiện tại thấy rõ
đã vội dùng ý chí, kinh nghiệm, định lực đè nén chạy trốn nhân quả và chuyển
nghiệp của người-trời Dục giới thăng hoa lên tầng trời cao hơn. An trú trong
thiền định, thời gian nhàm chán, xuất định, nếu không tiến hóa thì thoái hóa
hoặc gặp hoàn cảnh quá tải, ngũ dục lôi cuốn rớt xuống cõi Dục.

-Bất
lai:
Tiếp tục
trở về Chân tâm, lặng lẽ biết rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình
thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm phối hợp định cải sửa nhân quả chuyển thành
nghiệp từ thiện sang thiện hơn của cõi Sắc hiện tiền diễn biến như thế nào nhận
như thế nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về thọ và phi nghiệp của cõi
Sắc”. Còn Tứ thiền sắc giới tưởng mình
đắc Bất lai, nhưng thật ra thấy rõ cõi Sắc cải sửa nhân quả thành nghiệp rồi
tập trung ý chí mạnh, kinh nghiệm tuyệt vời phối hợp định lực sâu an trú trong
“hiện tại”, nhưng thời gian nhàm chán rồi xuất định, nếu gặp hoàn cảnh quá tải
có thể bị rớt xuống cõi Dục.

-A la hán: Đã trở về an trụ Chân tâm, lặng
lẽ
như thật biết dòng chuyển biến nhân quả đồng thời duyên khởi nhân quả khác
thời nên “bất muội nhân quả”. Nếu còn mang xác thân thì vẫn còn trả nghiệp cũ,
nhưng các Ngài lặng lẽ như thật biết tiến trình ý chí, tư tưởng cải sửa nhân
quả
thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như thế nấy nên “nghiệp mà phi
nghiệp”. Nếu các Ngài nhập “diệt thọ tưởng định”, trụ vào Chân không thì “phi
nhân quả, phi nghiệp”. Còn Tứ Không tưởng mình đắc A la hán, nhưng thật ra, chú
tâm
chuyển nghiệp ngày càng thuần thiện, tư tưởng rất vi tế thấy rõ tiến trình
duyên khởi Tứ thiền, lại an trú trong “tịch tịnh”. Nhưng rồi thời gian nhàm
chán
, xuất định, từ đỉnh cao tụt dóc xuống thấp, nếu chướng duyên có thể tụt
đến tận cùng bốn đường ác.

Ba bậc Thánh đầu từng bước trở về
Chân Tâm, lặng lẽ thấy rõ nên “bất muội nhân quả từng phần và dứt nghiệp từng
loại chúng sanh”. Thánh Alahán tự độ đã xong, trở về an trú Chân Không nên “phi
nhân quả và phi nghiệp” của chính mình.

*Ba
bậc Tam Tôn

-Bích
chi, Duyên giác
:
Tâm bất động, các Ngài hòa mình vào cuộc sống để tìm hiểu hoàn cảnh của chúng
sanh
mà luôn “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”.

-Bồ
tát Thánh:
Phát
bồ đề tâm
cứu độ chúng sanh. Tâm luôn bất động, từ “phi nhân quả, phi nghiệp”
mà từng bước tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa thân một chúng sanh đến
nhiều chúng sanh, thị hiện trong một cõi đến nhiều cõi, để dần dần biết rõ nhân
quả đồng thời
của vũ trụ.

-Như
lai:
Tâm như như
bất động
, lập tức ứng hóa “nhân quả và nghiệp” để độ chúng sanh trong toàn thể
pháp giới. Và, Như lai thấu suốt “nhân quả và nghiệp” toàn thể chúng sanh trong
vũ trụ.

Vậy, ba bậc Tam Tôn với tâm đại
từ đại bi
, tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa nhiều thân chúng sanh, thị
hiện
trong nhiều cõi. Khi lập tức ứng hiện vô lương thân trong vô biên cõi
thành Như lai thì mới thật sự “bất muội nhân quả của vũ trụ”.

Tóm lại, nhân quả đồng thời là dòng
chuyển biến tự nhiên của vũ trụ làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời. Tùy
nhận thức của mỗi chúng sanh trong 3 cõi mà cải sửa nhân quả khác thời thành
nghiệp thiện hoặc ác. Muốn chuyển nghiệp,
mỗi chúng sanh cần thay đổi nhận thức ngay trong hiện tại, bởi “những gì ở quá
khứ
được cải sửa ngay hiện tại, những gì ở tương lai đều nằm ngay hạt giống
hiện tại”. Bốn đường ác tâm tán loạn, chưa có ý chí nên không biết cải sửa.
Người-trời Dục giới tâm tạp niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp khi thiện khi
ác; Trời Sắc giới tâm nhất niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp thiện; Trời Vô
sắc
giới tâm nhất niệm sâu, chuyển nghiệp thiện sang thuần thiện. Tuy nhiên, do
chưa hiểu rõ nhân quả và nghiệp nên đè nén đối trị chạy trốn để tiến hóa, nếu
quá tải vẫn trở lại hành động tạo nghiệp ác. Để “tự cứu lấy mình” thì phải dứt
nghiệp. Muốn dứt được nghiệp thì phải
thấu đáo nhân quả và nghiệp. Khi tâm vô niệm, nhận lại Chân tâm, lặng lẽ thấy
rõ tiến trình ngũ uẩn diễn biến như thế nào nhận như thế nấy tức thấy rõ trong
nghiệp có nhân quả hoặc ngay trong hiện tại có cái hiện tiền. Ba bậc Thánh đầu,
trên đường trở về Chân Tâm, từng bước “bất muội nhân quả và phi nghiệp” từ Địa
ngục
đến Tam thiền. Thánh Alahán an trụ Chân Tâm, còn xác thân thì
“bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”, bỏ xác thân thì “phi nhân quả, phi
nghiệp”. Ba bậc Tam Tôn “phi nhân quả, phi nghiệp” nhưng với lòng bi mẫn tùy
thuận
vào “hiện pháp” mà thị hiện “nhân quả và nghiệp” dài dài để độ chúng
sanh
.

Và,
chỉ có Như Lai mới rốt ráo thấu suốt “nhân quả và nghiệp” của vô lượng chúng
sanh
trong toàn thể pháp giới vũ trụ.

Thí dụ nhân quả và nghiệp trên nền tảng là
“Tâm”:

Thí
dụ
1:
Có lúc
chân bước mà tâm nghĩ ngợi mông lung, vô ý đạp nhằm con vật gì đó trượt chân,
xuýt té đây là hành động nhân quả (nhân là 2×2=4 là quả). Sau khi tập trung
nhìn kỹ thấy con rắn mối đã bị đạp chết. Nếu tâm ác sẽ rủa chưởi “tại mày mà
tao xuýt té, mày chết đáng đời”, từ nhân quả chuyển thành nghiệp ác, linh hồn
nó oán thù, lúc này 2×2=50. Nếu tâm thiện sẽ cảm thấy hối hận, xin lỗi rồi đem
chôn xác nó, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2×2=2. Còn nếu hiểu
đạo tụng chú Vãng sanh và nguyện cầu linh hồn nó được vãng sanh, nó rất cám ơn,
từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2×2=0 mà có thêm phước báo.

Thí
dụ
2:
Hàng ngày
có một ông lão ăn mày đi ăn xin qua các nhà có ông chủ rất giàu:

Ông
1
: Miễn cưỡng bố
thí
vì sợ mất mặt trước quan khách đang dự tiệc, bố thí mà tiếc của.

Ông 2: Rất thương cảm, sẵn sàng bố thí
không chỉ một lần mà thường xuyên liên tục.

Ông 3: Lặng lẽ bố thí với tâm “không
có người cho, không có vật cho, không có người nhận”.

Ông 4: Bố thí vật chất còn bố thí
pháp
. Giải thích rõ cho ông ăn mày biết do tiền kiếp đã gây nghiệp ác hiện tại nhận quả xấu,
rồi hướng dẫn cách tu tập chuyển nghiệp và chấm dứt nghiệp.

Vậy, ông lão ăn mày, hiện tại
nhận quả ác từ quá khứ, nhưng không biết chuyển nghiệp. Ông chủ (1)(2) đã tạo
nhiều nghiệp thiện, đủ duyên hiện tại hưởng phước báo nên tận hưởng sự giàu
sang
. Nhưng ông (1) tâm keo kiết, hiện tại chuyển thiện thành nhân ác; Ông (2) tâm
thiện, hiện tại chuyển thiện càng thiện hơn. Ông (3) tâm “Tam luân không tịch”,
đây là Thánh A la hán. Ông (4) tâm “đại từ đại
bi”, đây là Bồ tát Thánh tùy thuận vào hiện tượng giới để cứu độ chúng sanh.

氀

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Chào các vị bằng hữu, buổi tốt an lành!Bài của chúng ta đã nói đến “thần” đối với “quân”, nghĩa...

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Quả Không Cố Định

Nhân quả không cố định

Nói đến nhân quả là nói đến sự tương quan, tương duyên mật thiết với nhau bằng những hành động...

Ăn Chay Đối Với Giới Trẻ

Ăn chay đối với giới trẻ

ĂN CHAY ĐỐI VỚI GIỚI TRẺHồ Hoàng AnhNgày nay, người trẻ tự nguyện ăn chay và chọn thực phẩm chay...

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Bản Tôn Trí Tuệ Văn Thù

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Bản Tôn Trí Tuệ Văn Thù

Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH BẢN TÔN TRÍ TUỆ VĂN THÙ CHÙA BẢO SƠN, VĨNH PHÚC NGÀY 10/04  ...

Phật Thuyết Kinh Quyết Định Nghĩa

Phật Thuyết Kinh Quyết Định Nghĩa - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762- Dịch Phạn sang Hán: Tây...

Dòng Sông Tâm Thức (I)

Dòng sông tâm thức (I)

Tự thuật về cảm tưởng thực nghiệm tu tập xuyên suốt đạo Phật gồm nhiều bài viết từ Nguyên thủy...

Điểm Sách: Xung Đột Các Nền Văn Minh Của Samuel P. Huntington

Điểm Sách: Xung Đột Các Nền Văn Minh của Samuel P. Huntington

Điểm sách: XUNG ĐỘT CÁC NỀN VĂN MINHcủa Samuel P. HuntingtonĐỗ Kim Thêm Tác phẩm Qua tác phẩm The Clash...

Sự Biến Động Của Tâm Thức

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÂM THỨC VÀ CON ĐƯỜNG THOÁT LY Như Hùng Độc lập trong tư duy thường nghiệmTự...

Kinh Bồ Tát Thiện Giới

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tiếp Xúc Với Một Vị Lạt Ma (Nhật Báo L’Ardennais) Hoang Phong Chuyển Ngữ

Tiếp Xúc Với Một Vị Lạt Ma (Nhật Báo L’ardennais) Hoang Phong Chuyển Ngữ

TIẾP XÚC VỚI MỘT VỊ LẠT MA (nhật báo L'Ardennais) Hoang Phong chuyển ngữ Lời giới thiệu của người dịch: Trong...

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

 ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG VỀ SỰ ĐAU ĐỚN Sallatha Sutta (Bài Kinh về Mũi Tên)Hoang Phong chuyển ngữ   Lời giới...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Phần trên chúng tôi đã nói đến: “Cha mẹ thích, dốc lòng làm. Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ”, cũng...

Phá Hòa Hợp Tăng

PHÁ HÒA HỢP TĂNGHòa thượng Thích Thiện Siêu   Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho...

Trở Về Với Cát Bụi

Trở về với cát bụi

Từ xa xưa thiên hạ lúc nào cũng đã giàu nghèo chênh lệch nhau rất nhiều. Nhà giàu dư ăn...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

Nhân quả không cố định

Ăn chay đối với giới trẻ

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Bản Tôn Trí Tuệ Văn Thù

Phật Thuyết Kinh Quyết Định Nghĩa

Dòng sông tâm thức (I)

Điểm Sách: Xung Đột Các Nền Văn Minh của Samuel P. Huntington

Sự Biến Động Của Tâm Thức

Kinh Bồ Tát Thiện Giới

Tiếp Xúc Với Một Vị Lạt Ma (Nhật Báo L’ardennais) Hoang Phong Chuyển Ngữ

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Phá Hòa Hợp Tăng

Trở về với cát bụi

Tin mới nhận

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu

Tắm Bụt từng ngày

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Lời Phật dạy xưa và nay

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Lời Phật dạy về nhân duyên

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Chùa Giác Linh

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Có những ngày như thế…

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Thế nào là hạng người có tội?

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Tin mới nhận

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Dị bộ tông luân luận

Thông Bạch Xuân Nhâm Dần – 2022

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Chết trong khi sống

02. Diễn Biến Sự Kiện

Nhân Điện Bí Ẩn Hay Hoang Tưởng (Bằng Minh)

Nho Giáo Đại Cương – Nguyễn Ước

39. Quan Điểm Của Đạo Phật Về Tử Vi Bói Toán

Con Đường Tịnh Độ

Thích Trí Quang Và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo Tại Nam Việt Nam

Những Tư Tưởng Để Suy Niệm Nhân Dịp Năm Mới – Đức Đạt Lai Lạt Ma

Những Công Án Của Lương Tri

Khái quát về ngũ uẩn vô ngã

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Sống với câu hỏi

Thiền Tâm Từ (sách PDF)

Phải Ăn Cá Mới Có Omega 3? Ds. Nguyễn Bá Huy Cường

Phật Giáo Trong Xã Hội Hiện Đại

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Tin mới nhận

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 43)

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm tâm mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 47)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 3)

Giải Đáp Thắc Mắc

Luận Niệm Phật

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese