DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH
NỘI
DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 34
CLONING VÀ PHẬT GIÁO
(Nghe
audio bấm vào hàng chữ này)
Thưa
quý thính giả,
Trong
tuần qua, chúng tôi nhận được mấy câu hỏi, xin nêu ra như
sau:
Hỏi:
—
Nếu Phật đã dạy rằng, vạn vật từ Không mà có, vậy
thì tại sao linh hồn sau khi chết lại không trở về Không,
mà phải đi lang thang từ kiếp này sang kiếp khác?
Kính
thưa quý vị,
Nếu
nói rằng “vạn vật từ Không mà có” thì cũng không đúng
với quan điểm của đạo Phật. Nhà Phật nói rằng: “Vạn
pháp trong thế giới hiện tượng tương đối này đều do
nhân duyên hòa hợp mà sanh khởi, cái này sanh thì cái kia sanh.
Vì duyên với nhau mà sanh, cho nên khi “cái này diệt thì cái
kia diệt”, không có tự thể độc lập của riêng nó, mà
sanh diệt tùy thuộc lẫn nhau, chỉ huyễn hiện liên tục,
nên còn được phát biểu là : “Vạn pháp đương thể tức
không, duyên hợp giả có”. “Có ”nhưng không phải là “thật
có”, mà chỉ là “huyễn hiện”, nên gọi là “giả có”.
Nhà
Phật quan niệm rằng mỗi dòng sinh mệnh đều từ Chân Tâm,
vì một niệm vô minh bất giác khởi vọng mà lưu xuất, vốn
là Chân Tâm (tịnh) chuyển thành Vọng Thức (nhiễm), — nói
gọn là Tâm và Thức – bắt đầu dòng sinh tử, rồi từ
đó hành động tạo tác, gây nhân thọ quả thiện ác, hình
thành nghiệp lực, bị nghiệp lực chi phối, cuốn trôi trong
vòng luân hồi sinh tử. Tâm mênh mông bằng hư không thì Thức
cũng mênh mông bằng hư không. Có thể tạm dùng thí dụ cụ
thể, dù không đúng hẳn nhưng sẽ giúp dễ hiểu, là ví Tâm với biển cả, Thức với bụi bậm rác rưởi lẫn trong
nước biển. Biển rộng mênh mông tới đâu thì rác rưởi
cũng trôi nổi tới đó. Chân Tâm là Bản Thể, thuộc bình
diện tạm gọi là tuyệt đối. Thức chỉ là bình diện ô
nhiễm của Tâm, còn gọi là thức tâm sinh diệt, thuộc về
thế giới hiện tượng tương đối, huyễn hiện theo quy luật
“duyên hợp giả có”, tính chất nó là vô thường.
Nhà
Phật quan niệm rằng mỗi sinh vật đều do hai thành phần
tạo nên, đó là phần tâm thức và phần vật chất, tức
là cơ thể chúng sinh. Tâm và Vật duyên sanh trong đời sống.
Tâm có thể ví như làn sóng điện và vật chất, thí dụ
cơ thể con người, có thể ví như chiếc máy thu thanh.
Làn
sóng dàn trải trên không gian, máy thu thanh vặn đúng tần
số thì bắt được tín hiệu. Khi máy cũ, hư hỏng, không
còn sử dụng được nữa, thì mua máy mới, lại tiếp tục
vặn lên, bắt làn sóng điện, cũng giống như một sinh vật
chấm dứt sự sống thì Thần Thức sẽ lại nhập vào một
phôi thai khác để tiếp tục một đời sống mới, do nghiệp
lực chi phối, tới tận khi nào tu hành cho tới cảnh mà đức
Phật mô tả khi Ngài giác ngộ là:
“Xuyên
qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang
đi, đi mãi.
Như
Lai mãi đi tìm mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất
cái nhà này.
Lặp
đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn.
Này
hỡi người thợ làm nhà,
Như
Lai đi tìm được ngươi.
Từ
đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa.
Tất
cả sườn nhà đều gãy,
Cây
đòn dong của ngươi dựng lên cũng bị phá tan.
Như
Lai đã chứng nghiệm quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã
tận diệt mọi Ái Dục”.
Cái
sườn của căn nhà tự tạo ấy là những ô nhiễm như tham,
sân, si, ngã mạn, tà kiến, những hành động bất thiện,
vân vân. Cây đòn dong chịu đựng cái sườn nhà là vô minh,
căn nguyên xuất phát mọi dục vọng. Giác ngộ là phá vỡ
được cây đòn dong vô minh bằng trí tuệ, là đã làm sập
được căn nhà.
Nếu
chưa giác ngộ mà vì một lý do nào đó, căn nhà đổ nát,
có nghĩa là phần vật chất, tức cơ thể của sinh vật chết
đi, Thần Thức sẽ bị cuốn hút bởi cận tử nghiệp,
là chập tư tưởng cuối cùng, hội nhập nhân duyên quan hệ
với cha mẹ tương lai mà đầu thai, bắt đầu một đời sống
mới. Như thế, vì chịu sự chi phối của nghiệp báo, cho
nên Thần Thức không thể tự do “trở về Không” được.
Muốn “sinh tử tự tại” để có thể “tùy Nguyện mà
thọ sanh” như các vị bồ tát đầu thai vào cõi nhân gian
để hoàn thành nguyện ước cứu độ chúng sanh, thì bản
thân con người phải tu hành cho tới “Tâm tịnh tội tiêu”.
Tội đây chính là những điều mình đã tạo tác trong quá
khứ, chính là nghiệp báo vậy.
Đạo
Phật không cho rằng “có một linh hồn trường tồn bất
biến đi trong cõi u minh hoặc đầu thai từ kiếp này sang kiếp
khác”, mà chỉ có cái “Thần Thức”, bị dòng nghiệp lực
cuốn đi đầu thai vào cái lúc chấm dứt mỗi kiếp sống,
hoặc sau khi chết một thời gian ngắn, khi nghiệp và duyên
hội đủ điều kiện để đầu thai mà thôi.
Thưa
quý thính giả,
Câu
hỏi tiếp như sau:
– Nếu con người có linh hồn, thì Phật pháp làm sao để giải
thích vấn đề cloning, lấy cell của một người để tạo
nên một người mới, con người mới này có xài chung một
linh hồn với người donor hay không?
Kính
thưa quý vị,
Như
trên chúng tôi đã thưa rằng Phật giáo không chấp nhận sự
kiện “có một linh hồn trường tồn bất biến” mà mỗi
sinh vật đều đươc hình thành bởi hai nguyên tố là phần
tâm thức và phần thể xác.
Giáo
lý của nhà Phật dạy rằng các loài sinh vật có tới 4 cách
sanh sản, đó là:
– Thai
sanh, là sanh sản bằng bào thai, như người và một số loài
vật
–
Noãn sanh, là sanh sản bằng trứng, như gà, vịt, chim, … vân
vân.
–
Thấp sanh, là sanh sản bằng sự ẩm ướt, như các loại côn
trùng, mốc … vân vân…
–
Hóa sanh, như một số loài sâu, thí dụ con tằm hóa ra con
nhộng, rồi hóa ra con ngài mà bay đi, vân vân. . .
Tất
cả những loài này đều không có ai đem linh hồn phân phát
cho mầm sống, mà chính là Thần Thức đã hội nhập ngay vào
sinh vật để sử dụng cái cơ thể vật chất mới được
hình thành. Cơ thể vật chất đó sẽ là công cụ để phần
Thức sử dụng trong suốt cuộc đời, cho đến khi cái chết
xảy đến, thì Thức sẽ từ bỏ cái công cụ để — nay được gọi là Thần Thức — gá vào một phôi thai
nào đó vừa mới thành hình, tùy theo nghiệp lực của dòng
sinh tử và nhân duyên từ quá khứ đối với cặp cha mẹ
đưa đẩy.
Giáo
lý nhà Phật không nói đến chuyện cloning, vì vào thời đức
Phật còn tại thế thì chuyện này chưa xảy ra. Nhưng chiếu
theo pháp Tứ Y mà đức Phật đã dạy, có câu “Y nghĩa, bất
y ngữ”, chúng ta có thể nương theo sự hiểu biết về Phật
pháp mà suy luận. Như vậy, để trả lời câu hỏi của vị
thính giả này, chúng tôi có thể thưa như sau:
– Theo quan điểm của nhà Phật thì cloning thuộc về nhóm “thấp
sanh”, vì phôi thai không được hình thành qua sự gần gũi
của cha mẹ như là người bình thường thuộc dạng thai sanh.
Sự sống của phôi thai là nhờ ở khoa học kỹ thuật, kết
hợp hài hòa những điều kiện về ấm áp và ẩm ướt, cùng
với sự kích thích khiến cho phôi thai phát triển, tương tự
cách sinh trưởng của các nhóm côn trùng, mốc meo, vân…vân.
Cũng
như ba loại sinh khác, phôi thai do cloning này cũng có Thần
Thức của một dòng sinh mạng, thí dụ từ một sinh vật mới
chết, nhập vào. Kể từ giây phút đó, Thần Thức là
phần tâm linh của sinh vật mới được cloning này. Tất cả
mọi hành vi tạo tác sau này của sinh vật đó, về mặt tâm
thức, đều không liên quan gì tới người donor. Không có chuyện
“xài chung một linh hồn với người dono”
Tóm
lại, chúng tôi vừa mới trình bày vấn đề thành tố của
một sinh vật, đứng trên lập trường thuần lý, chiếu theo
quan điểm của nhà Phật, gồm có hai phần : phần vật chất
là thể xác và phần phi vật chất là tâm linh. Như vậy một
sinh vật do cloning cũng sẽ sinh hoạt như một người bình
thường, có phần vật chất và phần tâm linh riêng biệt,
như bất cứ một người bình thường nào, cũng có tâm hồn,
có sự suy tư riêng biệt.
Tuy
nhiên, mục tiêu của đạo Phật là diệt khổ, nên trước
mỗi vấn đề, người Phật tử đều cân nhắc kỹ càng,
để tránh tạo nên nỗi đau khổ cho chúng sinh.
Trước
mắt, chúng ta thấy một người được sanh ra từ cloning dường
như không có gì khác với người thường. Nhưng vì bản thân
sự kiện cloning nó đã có những sự khác thường đối với
đồng loại sinh trưởng bình thường, cho nên chúng ta cần
tìm hiểu thêm về vấn đề tâm sinh lý và môi trường xã
hội đối với sinh vật ra đời một cách khác thường là
cloning, liệu sau này có vì thế mà sinh ra điều gì đáng tiếc
cho kiếp người do cloning chăng.
Trong
quá trình cloning, người ta lấy một nhân tố di truyền từ
một tế bào của donor đem đặt vào một trứng đã được
rút nhân tố di truyền ra. Nếu là sinh sản theo thường lệ
thì sự kết hợp của hai nhân tố này trong cái trứng của
người đàn bà sẽ quyết định sự giống hay khác nhau về
hình thể của đứa bé đối với cả cha và mẹ hoặc dòng
họ của bên nội và bên ngoại, theo di truyền. Nhưng khi cloning,
nhân tố di truyền của người mẹ trong cái trứng đã được
lấy ra, chỉ có độc nhất một nhân tố của donor được
đặt vào trong trứng, nên phôi thai chỉ tăng trưởng từ một
nhân tố di truyền gốc, vì thế sau này cơ thể vật chất
của nó sẽ giống y hệt người donor.
Cơ
thể trông thì giống hệt, nhưng sự hình thành đã không bình
thường, chúng ta cũng chưa có đủ thời gian và dữ kiện
để chứng minh rằng cơ thể đó sẽ phát triển bình thường.
Trong khoảng thời gian gần một trăm năm của đời người,
chưa thể biết sẽ có những biến chuyển nào xẩy tới cho
kẻ ra đời do cloning. Đấy là nói riêng về vấn đề cơ
thể vật chất.
Về
mặt tinh thần, tuy con người đó có một Thần Thức mang theo
nghiệp lực gá vào cơ thể để hoạt động, thì nghiệp quá
khứ là của dòng nghiệp đó, nhưng do sự ra đời bất thường,
những va chạm trong đời sống do mặc cảm về sự bất thường
này có thể xảy ra, sẽ gây nên đau khổ cho người đó và
nếu như vì mặc cảm quá sâu sắc, hắn có thể gây nên những
nhân ác mới, như những người vốn mang mặc cảm đã gây
nên nhiều tội ác trong lịch sử của nhân loại, thí dụ
Hitler, vân vân. Từ những điều ác mới gây ra do mặc cảm
vì sự ra đời bất thường, dòng nghiệp lực của hắn sẽ
trở thành xấu đi. Nếu chuyện đó xảy ra thì cũng là một
điều đáng tiếc.
Ngoài
ra, theo nhận xét của những nhà xã hội học, trẻ em mồ
côi, hoặc xuất thân từ những gia đình đổ vỡ, thường
dễ nảy sinh mặc cảm cô đơn. Từ mặc cảm, các em có thể
phát sinh những phản ứng tiêu cực, dù trên thực tế, mọi
người chung quanh đối xử với các em rất bình thường. Qua
suy nghĩ đó, chúng ta có thể dự đoán về đời sống tinh
thần của một em bé cloning trong lòng xã hội. Thí dụ có
một chuyện xảy ra trong lớp học, một em bé bình thường
có thể phát biểu một câu bất thường, cả lớp không thấy
có gì lạ, chỉ cho là em bé đó đang có chuyện gì không vui
nên phản ứng thế chăng. Nhưng nếu là một em bé cloning,
thì mọi người có thể phát sinh ngay một dấu hỏi trong đầu:
“Liệu có phải vì nó là đứa bé cloning nên mới sinh ra
chuyện này chăng?”. Lại có thể không ai nghĩ gì, nhưng chỉ
tình cờ thôi, một tia nhìn lơ đãng của bạn trong lớp cũng
có thể khiến cho em bé cloning vốn đã có mặc cảm, phát
sinh ra những tư tưởng tiêu cực.
Chuyện
kỳ thị chủng tộc, mầu da, vân vân, đã xảy ra và vì thế
đã bùng nổ những cuộc đấu tranh dữ dội, đó là vì nạn
nhân là một đám đông. Nhưng các em bé từ cloning mà bị
kỳ thị, hoặc có cảm giác bị kỳ thị, thì nỗi đau khổ
và phản ứng chống đối trong cô đơn sẽ có thể là rất
tệ hại và đáng thương biết mấy. Những điều này khi xảy
ra sẽ thành nghiệp nhân mới tạo trong kiếp này của dòng
sinh mệnh, chứ không phải là nghiệp nhân mà Thần Thức khi
gá vào sinh vật cloning đã mang theo từ kiếp trước. Như thế
là chúng ta đã góp phần tạo nên nỗi thống khổ cho chúng
sinh.
Cloning
con người là một vấn đề quá mới mẻ nên chúng ta cũng
chưa biết rằng khi các em bé đó lớn lên, những vấn đề
khác về cơ thể có diễn tiến bình thường như một người
do thai sanh không. Nếu thí dụ qua một vài thế hệ cloning,
cơ thể con người vì đã được cấu tạo một cách bất
thường, có thể thiếu hoặc dư chất gì đó, mà biến đổi
như những trái cây được tháp giống, tuy trông vẫn giống
trái nguyên thủy, nhưng hình thể to lớn bội phần. Côn trùng
là loài thấp sinh vẫn bình thường sinh trưởng từ thời
cổ đại là vì chúng “thấp sanh” một cách thiên nhiên.
Cloning là thấp sanh nhân tạo, sự kiện khác nhau này có nảy
sinh vấn đề gì gây nên tai hại là điều các nhà khoa học
chưa thể bảo đảm một cách chắc chắn.
Vấn
đề hiện nay đang làm nhức nhối lương tâm của loài người
là nạn nghèo khổ, thất học, thiếu ăn, thiếu nước, chiến
tranh, vân vân, và nhất là nạn nhân mãn, phá thai, tại nhiều
quốc gia trên thế giới, nhất là tại Phi Châu. Nếu thay vì
nghiên cứu để sinh sản ra người do cloning, hãy dùng khả
năng khoa học để nghiên cứu phương cách giải quyết những
vấn nạn kể trên, khiến cho toàn thể nhân loại đều được
sống một cuộc đời đáng sống, có lẽ còn là việc cấp
thiết hơn nhiều.
Chúng
tôi xin trích một mẩu tin của đài BBC trong tháng 9 năm 2005:
“Ngồi
trong trung tâm nhận đồ ăn của Mauritania, Phi Châu, em bé Mohamed
Nour’s – một tuổi – có cái bụng chướng to nhưng không
phải là vì chứa thức ăn và xương khớp cổ tay của em thì
nhô ra coi còn lớn hơn cả cánh tay em nữa. Ấy vậy mà mẹ
em vẫn quả quyết một cách hãnh diện:
– Tôi vẫn cho cháu ăn uống đầy đủ, tôi ăn gì thì nó ăn
nấy, mỗi ngày một lần. Mới hôm qua chúng tôi đã ăn cháo
yến mạch, còn ngày hôm trước và kể cả 3 ngày hôm trước
nữa thì chúng tôi ăn cháo bột mì.
Em
bé Mohamed Nour’s này cũng chưa phải là những người dân
khốn khổ ở khu vực Đông Nam của Mauritania, phần đất đã
lãnh nhận trận mất mùa thê thảm, giết chết hàng ngàn người
ở Niger.
Suy
dinh dưỡng triền miên là vấn đề lớn nhất ở những vùng
như địa phương này. Nó không thuộc loại đói đến chết
lăn ngay ra, nhưng nó ẩn tàng trong những bữa ăn thiếu thốn.
Các cháu thiếu hầu như tất cả các loại sinh tố và khoáng
chất cần thiết để một đứa trẻ có thể tăng trưởng
cơ thể và tinh thần một cách bình thường. Tỷ lệ tử vong
của nạn suy dinh dưỡng triền miên là cứ 1000 em thì có 109
em bị chết trong tuổi ấu niên, trong khi ở Tây Ban Nha, trong
số 1000 em, chỉ có 3 em chết non.
Các
bà mẹ không nhìn thấy sự nguy hiểm đang rình rập các cháu
bé suy dinh dưỡng, vì sự nguy hiểm cứ lùi lũi tiến đến
một cách yên lặng. Dù có thấy con mình gầy rạc, nhưng nó
không ốm lăn ra, thế là họ yên chí rằng chúng khỏe mạnh
rồi. Nhưng thật ra thì đứa bé đang mất dần sức sống
và từ từ lăn xuống huyệt mộ.
Thưa
quý thính giả,
Trong
một thế giới mà sự ngu dốt, nghèo khổ, đói khát còn tràn
ngập, có lẽ Phật tử chúng ta cũng thấy cần dành thì giờ,
tiền bạc và những bộ óc thông minh để tìm cách cải tiến
về nhiều mặt khác, ngõ hầu làm giảm bớt nghèo khổ, tăng
trưởng mức sống thì như thế có lẽ lại phục vụ hữu
hiệu cho loài người hơn là chuyện cloning.
Ban
Biên Tập
www.thuvienhoasen.org
(Bài
này đã được phát thanh ngày 08 tháng 10 tại Nam California
và 09 tháng 10, 2005 tại Houston Texas)
Discussion about this post