DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH
NỘI
DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 28
KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, LÀM CÁC VIỆC LÀNH
(Nghe
audio bấm vào hàng chữ này)
Thưa quý thính giả,
Trong
chương trình phát thanh hôm nay, chúng tôi kính gửi tới quý
vị một giai thoại Thiền có liên quan đến thi hào Bạch Cư
Dị, một nhà thơ danh tiếng và một vị sư Phật giáo có
biệt danh là Ô Sào về một bài kệ tiêu biểu, nói lên những
điều cốt tủy của nhà Phật.
Thời
nhà Đường bên Trung Quốc là một thời đại cực thịnh
về văn chương thơ phú. Trong số tác giả có những đại
thi hào mà quý vị có lẽ cũng đã thưởng thức các tác phẩm
của họ như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, vân vân.
Bạch
Cư Dị, tự là Lạc Thiên, đậu tiến sĩ năm mới 27 tuổi,
tính tình phóng khoáng, cương trực, nên những khi bàn bạc
việc nước trong triều, ông thường làm phật lòng vua và
các quan, đã thế, mỗi khi thấy có việc oan khuất là xen
vào giúp đỡ, đem lòng ngay thẳng để can gián vua mỗi khi
thấy vua sai lầm. Ông thường nói thẳng những điều ông
thấy cần phải nói, cho nên vì thế mà có nhiều kẻ thù
hãm hại, xàm tấu, khiến cho đường công danh cứ bị thăng
trầm, có lần bị đầy ra tận Giang Châu làm chức quan tư
mã. Thời gian này đã khiến ông tức cảnh sinh thơ. Trong một
đêm trăng nằm trên thuyền nơi bến Tầm Dương, vẳng nghe
tiếng đàn tỳ bà vọng lại, hỏi ra mới biết khúc đàn
buồn mênh mông vọng ra từ chiếc thuyền đậu gần bên, được
gẩy lên từ ngón tay điêu luyện của một kỹ nữ nổi danh
xuân sắc một thời, nay về già đành trôi qua ngày tháng bên
người chồng lái buôn ham tiền bạc hơn nghệ thuật, quanh
năm bôn ba xa xôi, để nàng buồn bã nơi bến sông nhớ về
quá khứ. Nhà thơ chạnh nghĩ tới hoàn cảnh mình bị giáng
chức đầy ra nơi quê mùa hẻo lánh, tối ngày chỉ nghe tiếng
chim kêu vượn hú, còn đâu những cảnh “khi xem hoa nở khi
chờ trăng lên” khi xưa, cùng bằng hữu đàn ca thơ phú nơi
Đế kinh ngày nào! Chạnh nghĩ tới nỗi niềm hiu quạnh nơi
người, nơi mình, nhà thơ cảm tác bài Tỳ Bà Hành mà mỗi
dòng, mỗi câu đều gợi lên nỗi buồn mang mang day dứt, len
lén đi sâu vào lòng người, rất được giới văn nghệ Việt
Nam thưởng thức.
Trong
một buổi dạo chơi, Bạch Cư Dị, lúc đó đang làm chức
quan Thứ Sử, đi ngang qua một cây đại thụ, thấy vắt vẻo
trên cành cao là một vị tăng ngồi trong cái vòm giống như
cái tổ chim. Vị tăng này có biệt danh là Ô Sào thiền sư
, ô sào nghĩa là cái tổ quạ.
Thấy
lạ, Bạch Cư Dị ngẩng lên hỏi:
– Sao
Sư ngồi chỗ chênh vênh nguy hiểm thế?
Ô
Sào thiền sư nói vọng xuống:
– Chỗ
đại quan ngồi còn nguy hiểm hơn.
Quan
Thứ Sử nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc
nhiên:
– Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
– Thưa, chỗ của đại quan là ở dưới vua mà trên các quan
và trăm họ, vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân
thì mất lòng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến
đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua, sự tật đố tỵ
hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu
lưỡi của thiên hạ thì làm sao bì được với sự cứng
chắc của cội cây này, phải không ạ?
Nhà
thơ nghe vị thiền sư nói thì lẩm nhẩm gật đầu rồi lại
cất tiếng hỏi:
– Sư
nói cũng có lý, vậy Sư có thể dùng một câu ngắn gọn mà
tóm tắt được tinh hoa của Phật pháp chăng?
Thiền
sư Ô Sào thủng thẳng:
“Chư
ác mạc tác
Chúng
thiện phụng hành
Tự
tịnh kỳ ý
Thị
chư Phật giáo.”
Nghĩa
là:
Không
làm các điều ác
Vâng
làm các việc lành
Thanh
tịnh hoá tâm ý
Đó
là lời Phật dạy.
Bạch
Cư Dị trả lời:
– Những lời ấy thì đứa con nít lên ba cũng nói được.
Thiền
sư mỉm cười:
– Tuy
con nít lên ba nói được nhưng ông lão tám mươi chưa chắc
làm được đâu ạ.
Sau
này Bạch Cư Dị thường tới lui đàm đạo với các tu sĩ
Phật giáo, tự xưng là Hương Sơn cư sĩ, từng thổ lộ tâm
sự với bằng hữu là :”Tâm tôi nhàn nhã nơi nhà Phật, chân
tôi ngao du chốn Lão Trang”.
Ông
cũng làm bài thơ nói về chí hướng của mình như sau:
Ta
bảy mươi mốt tuổi
Chẳng
ham việc ngâm nga
Coi
kinh mỏi con mắt
Làm
phước sợ bôn ba
Lấy
chi độ tai mắt
Cứ
niệm A Di Đà
Đi
niệm A Di Đà
Ngồi
niệm A Di Đà
Dẫu
việc chi gấp rút
Chẳng
lìa câu Di Đà
Khuyên
chúng trong pháp giới
Đồng
niệm A Di Đà
Muốn
thoát luân hồi khổ
Phải
niệm A Di Đà.
Lời
nhắc nhở của Hương Sơn cư sĩ tức Bạch Cư Dị rằng phải
siêng năng niệm A Di Đà chính là lời khuyến tấn chư Phật
tử thực hành lời dạy thứ ba của đức Phật là “Tự tịnh
kỳ ý” vậy.
Thưa
quý thính giả,
Như
thế, giáo lý của nhà Phật có thể tóm gọn trong ba mục
tiêu tu hành như sau:
Thứ
nhất là chấm dứt tạo tác các việc xấu ác
Thứ
hai là siêng năng tận tụy làm các việc lành thiện
Thứ
ba là hành trì các pháp môn tu để cho tâm thức được đạt
tới cảnh giới thanh tịnh tịch tĩnh.
Chấm
dứt làm các việc xấu ác và siêng làm các việc tốt lành
là mục tiêu của hầu hết các tôn giáo và luôn cả các nền
giáo dục, các chính phủ của các quốc gia trên trên giới,
chuyện đó thì ai cũng đồng ý rồi. Duy có sự phân biệt
thế nào là xấu ác và thế nào là tốt lành thì các tôn
giáo và các quốc gia trên thế giới lại có một số ý kiến
khác nhau, tùy theo các nền văn hóa khác nhau, có những điều
mà ở thời buổi này, tôn giáo này, xã hội này cho là điều
lành thì ở thời buổi khác, tôn giáo khác và xã hội khác
lại cho là điều xấu ác. Thí dụ một phụ nữ sống
tại một quốc gia nào đó bên Trung Đông chẳng may bị cưỡng
hiếp, đối với các nước Tây Phương, người đàn ông gây
nên thảm kịch sẽ bị kết án nặng nề. Nhưng theo quan điểm
của người dân tại nước Trung Đông này thì nạn nhân lại
có thể bị buộc tội là vì đã “không giữ gìn cẩn thận
bản thân để đến nỗi chuyện xấu xảy ra”! Hoặc ở một
số quốc gia Tây Phương thì dù người đàn bà ngoại tình
đang bị đưa ra toà xin án lệnh ly dị vẫn không bị buộc
tội, trái lại, ở xứ một số quốc gia Trung Đông thì người
đàn bà ngoại tình sẽ bị tội tử hình. Trong khi đó thì
về vấn đề đa thê, hiện nay trên thế giới vẫn còn một
số quốc gia cho là hợp lý, thì trong khi đó tại một số
quốc gia Tây Phương thì đa thê lại là hành vi phạm pháp.
Cho nên định nghĩa tốt xấu trong thế gian cũng chỉ tương
đối mà thôi.
Theo
quan điểm của nhà Phật thì nội dung của Năm Giới cấm
đã phân biệt rõ ràng ra thế nào là tốt lành và xấu ác.
Giữ gìn không vi phạm, sống một cuộc đời chân thật, không
sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không bị mê muội
vì các chất men say và cần sa, ma túy, không điêu ngoa dối
trá, nói lời thêu dệt, nói lời thô tục, chửi mắng người
khác, v.v… là đã tránh được vấn đề làm điều xấu ác.
Trong
bản kinh ngắn khi đức Phật dạy các hoàng tử Kalama, Ngài
đã định nghĩa rõ ràng về những điều gì là điều lành
(thiện) và những điều gì là điều không lành (bất thiện),
như sau:
“Hành
động gì có hại cho mình, có hại cho người, có hại cho
cả hai, bị người trí chỉ trích, nếu chấp nhận và thực
hiện sẽ đem lại tâm khổ sở, tâm ưu phiền, hành động
như vậy là hành động bất thiện, và chúng ta phải loại
bỏ hành động ấy.
Hành
động gì không có hại cho mình, không có hại cho người,
không có hại cho cả hai, được người trí tán thán, nếu
chấp nhận và thực hiện sẽ đem lại tâm an lạc, tâm hoan
hỷ. Hành động như vậy là hành động thiện và chúng
ta phải thực hành”.
Như thế,
đối với đạo Phật, có thể nói, tiêu chuẩn để xác định
lành thiện hay xấu ác căn cứ vào hai yếu tố là hạnh phúc
và khổ đau. Hành động đem lại hạnh phúc cho chúng
sinh là lành thiện và hành động gây khổ đau cho chúng sinh
là xấu ác. Việc làm nào có lợi ích cho mình và cho người
là lành thiện. Trái lại, nếu chỉ đem lại hạnh phúc
cho cá nhân mình mà gây khổ đau cho chúng sinh khác là xấu
ác.
Là
Phật tử, đi theo ngọn đuốc soi đường của đức Phật
thì chúng ta phải triệt để thực hành lời dạy của Ngài,
phải tránh gây khổ đau cho chúng sinh. Tôn trọng và bảo
vệ sự sống của mọi loài hữu tình chúng sinh là việc lành
thiện. Ngược lại, không tôn trọng và không bảo vệ sự
sống của các loài hữu tình chúng sinh là việc xấu ác.
Chúng
ta đã bàn về phần “tu là chuyển nghiệp”, chuyển từ những
hành động xấu ác tạo ra nghiệp xấu sang qua hành động
lành thiện tạo ra nghiệp lành. Giai đoạn tu hành này có mục
tiêu đào tạo nên những con người tốt lành để cùng sống
chung với mọi người trong gia đình, xã hội, ngõ hầu cùng
nhau xây dựng nếp sống lành mạnh trong một thế giới an
vui, hòa bình, ổn định của đời sống tương đối tại
thế gian.
Đạo
Phật không ngưng lại ở đây. Điều cốt tủy mà đức Phật
muốn trao truyền lại cho chúng ta nằm ở giai đoạn thứ ba,
giai đoạn “Tự tịnh kỳ ý “, tự mình thanh lọc tâm ý cho
nó hoàn toàn tịch tịnh, trong sáng, vượt lên trên cả Thiện
và Ác, vượt ra khỏi vòng luân hồi quanh co trong sáu nẻo
nơi tam giới.
Trong
kinh Pháp Cú, đức Phật dạy chúng ta phải vượt lên phạm
trù đối đãi thiện ác như:
“Người
sống ở đời này
Không
nhiễm cả thiện ác
Không
sầu, sạch không bụi
Ta
gọi [là] Bà La Môn.”
Ai
vượt qua thiện ác
Chuyên
sống đời Phạm Hạnh
Sống
thẩm sát ở đời
Mới
xứng danh Tỳ Kheo” .
Tại
sao phải vượt lên trên cả Thiện và Ác?
Tại
vì hành động thiện tạo ra thiện nghiệp, hành động ác
tạo ra ác nghiệp, cả hai đều gây nhân tái sinh để hưởng
phước báo tốt hoặc chịu quả báo xấu, cũng như sợi dây
xích dù có bằng vàng thì cũng trói buộc chúng ta mà thôi.
Còn có hành động là vọng tâm còn bay nhẩy, dòng suy nghĩ
còn miên man không dừng, vòng luân hồi còn tùy theo nghiệp
thiện ác mà trôi lăn miên viễn.
Chúng
ta đã trôi lăn như thế từ vô lượng kiếp, chưa bao giờ
có ai đánh thức, bảo cho biết là chúng ta có thể tỉnh lại.
Nhưng
từ sự Giác Ngộ của đức Phật, Ngài đã cho chúng ta biết
rằng chúng ta không phải chỉ là những con người nhỏ bé
với cả một cuộc đời bươi chải buồn nhiều hơn vui này
mà chúng ta có thể trở lại được Tự Tánh của ta, hiển
lộ được Trí Tuệ Bát Nhã, đạt được cảnh giới an lạc
thanh tịnh miên viễn, chấm dứt mọi khổ não, giác ngộ như
Phật.
Lịch
sử của đạo Phật đã nêu lên rằng có rất nhiều các vị
tu chứng, bừng tỉnh như đức Phật, hóa giải được cái
vọng tâm suy nghĩ liên miên bất tận như vượn như ngựa,
hoát nhiên hiển lộ được Tự Tánh, bản tâm chân thật,
chấm dứt mọi khổ não.
Trong
cuốn Tạng Thư Sống Chết, thiền sư Sogyal Rinpoche viết về
điều này như sau:
“Khi
ta nói Phật, ta tự nhiên nghĩ đến thái tử xứ Ấn Gotama
Siddhartha đạt giác ngộ vào thế kỷ thứ sáu trước tây
lịch, người đã giảng dạy con đường tâm linh mà hàng triệu
người khắp Á châu noi theo, ngày nay gọi là Phật giáo. Tuy
nhiên danh từ Buddha có một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Nó có
nghĩa là một con người, bất cứ người nào, đã hoàn toàn
thức dậy từ giấc ngủ vô minh và mở mang tiềm năng trí
tuệ bao la của mình. Một đức Phật là một người đã chấm
dứt đau khổ và bất mãn, đã tìm ra một niềm bình an, hạnh
phúc dài lâu bất tận.Nhưng
đối với nhiều người trong thời đại hoài nghi này, thì
trạng thái ấy có vẻ như một điều huyễn hoặc, mộng mị,
hay một sự thành tựu hoàn toàn vượt ngoài tầm chúng ta.
Điều quan trọng nên nhớ là, đức Phật đã từng là một
con người như bạn và tôi. Ngài chưa từng tuyên bố là thần
thánh gì cả, ngài chỉ biết ngài có Phật tánh, hạt giống
của giác ngộ, và mọi người cũng đều có. Phật tánh là
quyền sống của mọi chúng sinh, và tôi thường nói rằng
Phật tánh nơi chúng ta cũng tốt như Phật tánh nơi bất cứ
đức Phật nào. Đấy là tin lành mà đức Phật mang lại cho
chúng ta từ khi ngài giác ngộ tại Bồ Đề tràng, nơi mà
nhiều người sau đã tìm thấy nguồn cảm hứng thiêng liêng.
Thông điệp của ngài đem lại cho ta một hy vọng tràn trề.
Nhờ luyện tập, chúng ta cũng có thể đạt đến sự tỉnh
thức. Nếu điều này không đúng, thì vô số người từ xưa
cho đến ngày nay đã không giác ngộ.Tương
truyền khi Phật mới đạt giác ngộ, điều duy nhất ngài
muốn làm là chỉ cho tất cả chúng ta Tự Tánh của tâm, san
sẻ cho ta những gì ngài đã trực ngộ. Nhưng ngài cũng thấy,
— với nỗi đau buồn và lòng bi mẫn bao la– rằng thật khó
mà làm cho chúng ta hiểu được.Vì
mặc dù ta cũng có Tự Tánh của tâm như Phật, chúng ta không
nhận ra nó được vì nó bị gói kín, bao trùm trong những
cái tâm thông thường phàm tục của ta. Hãy tưởng tượng
một cái bình trống. Khoảng không trong bình cũng giống hệt
như khoảng không bên ngoài. Chỉ có những bức thành mong manh
của cái bình đã ngăn cách không gian bên trong với bên ngoài.
Tâm Phật trong ta bị vây kín trong những bức thành của tâm
thông tục. Nhưng khi ta giác ngộ, thì cũng giống như cái bình
vỡ tan thành mảnh vụn. Khoảng không gian “bên trong” liền
tan hòa ngay vào không gian “bên ngoài” . Cả hai trở thành một:
Ngay lúc đó và tại chỗ đó, ta trực nhận được rằng chúng
chưa từng bao giờ có sự ngăn cách hay sai khác; chúng vẫn
luôn luôn là một.”
Kính
thưa quý thính gỉa,
Mùa
Phật Đản đã qua và mùa Vu Lan báo hiếu sẽ đến. Khoảng
thời gian giữa hai ngày lễ này là thời gian kiết hạ an cư
của chúng tăng. Chúng ta là Phật tử tại gia cần nỗ
lực hơn nữa trong việc làm thiện diệt ác, tuỳ theo khả
năng của mỗi chúng ta, như bố thí những người nghèo khó,
chia sẻ những bát cơm cho những người đói khổ, thăm viếng
an ủi những người già cô đơn trong các viện dưỡng lão
và phóng sinh các sinh vật trong lồng chậu, cùng là cúng dường
trai tăng vào dịp chư Tăng hoàn mãn ba tháng an cư tu học để
các tăng ni có phương tiện tu hành, để Phật Pháp trường
tồn. Đó là chúng ta làm việc trong bổn phận của một
cư sĩ tại gia, mang lại niềm an lạc cho chính chúng ta và
cho chúng sinh khắp pháp giới. Ngoài ra, nếu có vị nào quyết
tâm đi trên con đường “Tự tịnh kỳ ý” thì chúng
tôi cũng xin được tùy hỷ công đức và cầu chúc quý vị
sớm thành Phật đạo.
Ban
Biên Tập
www.thuvienhoasen.org
(Bài
này đã được phát thanh ngày 18 tháng 6 tại Nam California và
19 tháng 6, 2005 tại Houston Texas)
Discussion about this post