PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhàn đàm cái giận chốn thiền lâm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHÀN ĐÀM CÁI GIẬN CHỐN THIỀN LÂM

Huỳnh Ngọc Chiến

Trong tam độc “tham – sân – si” thì nóng giận là một cảm xúc dễ bộc phát nhất, và bởi thế, khó kiềm chế nhất. Khi giận, khó ai mà có thể kiềm chế được bản thân. No mất ngon, giận mất khôn. Nhan Hồi – một cao đệ yểu mệnh của đức Khổng Tử – được hậu nho ca ngợi, tôn xưng là á thánh cũng nhờ vào ba chữ “bất thiên nộ”, có nghĩa là “không giận lây” theo kiểu “giận cá chém thớt”. Giận mà biết kiềm chế thì phải có công phu hàm dưỡng. Phật giáo dùng nhẫn nhục như là pháp môn để đối trị sân, nhưng ngay cả đối với những bậc thượng trí hoặc những người nghĩ rằng mình đã “ngộ” thì cái sân đôi khi vẫn thường sinh khởi ở chỗ rất đỗi tế vi.

Thiền tông Nhật Bản còn lưu truyền một câu chuyện rất thú vị. Yamaoka Tesshu (Sơn Cương Thiết Chu 1836 – 1888) là một kiếm sĩ lỗi lạc của Nhật Bản. Khi còn trẻ, ông đi tham bái hết vị thầy nầy đến thầy khác để học thiền. Và ông ta nghĩ rằng mìng đã nắm được giáo nghĩa tinh yếu cả Phật pháp. Nên một ngày kia, ông đến tham bái Dokuon (Địch Dã Độc Viên 1819–1895), một thiền sư thuộc dòng Lâm Tế, ở Shokoku. Muốn trình bày sở đắc của mình, Yamaoka nói : – Tâm, Phật, cùng các loài hữu tình rốt ráo đều không hiện hữu. Chân tánh của mọi hiện tượng đều là Không. Không ngộ, không mê, không thánh, không phàm. Tam luân không tịch, không có người cho, không có người nhận, cũng chẳng có vật được cho.

Dokuon ngồi lặng lẽ hút thuốc, không nói gì. Thình lình, vị thiền sư cầm ống điếu tre quất Yamaoka một phát, khiến anh chàng nổi xung lên. Dokuon liền hỏi : – Nếu tất cả đều không hiện hữu, vậy cơn giận của anh từ đâu đến? (theo http://www.101zenstories.org/tag/tesshu/)

Giữa một tràng ba hoa thuyết thoại “nhất thiết giai không”, chỉ một cú quất của cái điếu tre cũng đủ để biến không thành hữu! Đó là một lối cảnh tỉnh kiểu Đức Sơn hay Lâm Tế, mà ta thường thấy chốn thiền đường. Nếu sau câu nói đó mà cái sân kia vẫn là sân thì Yamaoka đáng ăn thêm ba mươi gậy của Đức Sơn hay vài trăm hèo của Lâm Tế, để những kẻ đọc kinh sách theo kiểu trích cú tầm chương trong thiên hạ hết đường thuyết thoại. Nhưng nếu câu nói đó khiến Yamaoka hoát nhiên đại ngộ thì cái sân kia sẽ chuyển thành cái hỷ.

To-Dong-PhaNhưng giai thoại trên vẫn chưa lý thú bằng giai thoại về Tô Đông Pha, cũng lưu truyền trong thiền lâm Trung Quốc. Giai thoại này đã quá quen thuộc, nhưng tôi cũng xin ghi lại đây. Chuyện kể rằng, có một lần, Tô Đông Pha sáng tác được một bài thơ xưng tán cảnh giới giải thoát của đức Phật. Ông thấy rất hài lòng, nên sai thư đồng đem qua bên kia sông để tặng thiền sư Phật Ấn, lúc bấy giờ đang ở chùa Kim Sơn. Bài thơ như vầy:

Khể thủ thiên trung thiên

Hào quang chiếu đại thiên

Bát phong xuy bất động

Đoan tọa tử kim liên.

(Cúi đầu đảnh lễ Pháp Vương, Mười phương tỏa sáng hào quang. Tám gió thổi, tâm không động, Ngồi nghiêm trên đóa sen vàng).

“Thiên trung thiên” (trời trong trời) dùng để chỉ Đức Phật. Trong kinh điển, thế gian có tám thứ khiến tâm con người phải điên đảo, không an. Đó là bốn cặp đối lập nhau : thịnh và suy, hủy và dự, xưng và cơ, khổ và lạc. Hưng thịnh và suy vi; hủy báng và danh dự; xưng tụng và chê bai; khổ đau và lạc phúc. Tám thứ này giống như tám ngọn gió thổi làm con người nghiêng ngã, nên được gọi là “bát phong”. Chỉ những người có định lực và đạo hạnh cao mới có thể giữ tâm bất động trước bát phong để có thể “Khen, chê phơi phới ngọn đông phong” như cụ Nguyễn Công Trứ. Ý định của Đông Pha là muốn Phật Ấn xem bài thơ để ấn chứng công phu thiền định của nhà thơ thâm viễn đến đâu. Nào ngờ, Phật Ấn xem qua liền phê vào hai chữ “phóng thí” (đánh rắm) bên cạnh bài thơ, rồi bảo thư đồng đem về trình lại cho Đông Pha. Đông Pha xem xong, đùng đùng nổi giận, lập tức qua sông, đến chùa Kim Sơn để gặp Phật Ấn hỏi cho ra lẽ. Đến nơi, thấy cửa phòng Phật Ấn khép kín, bên ngoài có dán hai câu thơ :

Bát phong xuy bất động,

Nhất thí đả quá giang.

Tám gió ào ào, tâm chẳng động, Một hơi đánh rắm đẩy qua sông.

Đông Pha giật mình, chợt hiểu công phu hàm dưỡng của mình vẫn còn nông lắm. Cứ nghĩ mình tâm đã tịch nhiên bất động, tám ngọn gió kia có ào ào thổi thì tâm vẫn vững như bàn thạch, nhưng đâu ngờ chỉ một hơi đánh rắm cũng đủ sức đẩy mình, cả thân lẫn tâm, văng tuốt qua bên kia sông, khi hăm hở muốn mở một trận chất vấn! Hai câu thơ của Phật Ấn giống như câu kệ khai ngộ cho Tô Đông Pha. Câu chuyện trên hiển nhiên chỉ là giai thoại. Tôi tin rằng không thể có chuyện một thi tài quán tuyệt như Tô Đông Pha lại làm một bài thơ xoàng xĩnh như một người mới tập làm thơ để xưng tán cảnh giới giải thoát của Đức Phật, rồi lại đem bài thơ xoàng xĩnh đó trình cho Phật Ấn – vốn cũng là một “tay tổ trong làng bút mực”? Cả hai giai thoại lý thú trên cho thấy nóng giận là cảm xúc rất khó kiềm chế. Đã là người dĩ nhiên không thể không có lúc nổi giận, nhưng để giữ cho cơn giận không vượt qua chữ lý thì đó phải là người có công phu hàm dưỡng lâu dài.

Tôi có lần làm bài thơ Tứ Đại để bỡn người quen là một bác sĩ tính tình rất nghiêm túc, thường hay viết sách về thiền.

Tưởng đã ưng vô sở trụ,

Rong chơi tâm ý siêu nhiên.

Em phô xác thân tứ đại,

Hoang mang rơi cả gậy thiền.

Hiểu rành “Tứ đại giai không” là thế, nhưng nhìn xác thân tứ đại tuyệt diễm phô ra kia, chắc gì tâm đã “tịch nhiên bất động” mà không “Hoang mang rơi cả gậy thiền.”? Xác thân tứ đại kia tác động hiển nhiên phải mạnh cái điếu tre của Dokuon hay cái “đánh rắm” của Phật Ấn. Anh đọc xong, không giận, mà gởi lại hai câu thơ, nói tôi ba lơn!

Phật giáo dạy dùng nhẫn nhục để đối trị sân, nhưng trong giới thiền lâm vẫn có thiền sư lấy sân làm công phu đạo hạnh. Sư Khế Tung (1007-1072) là một cao tăng uyên bác đời Tống, văn tài và đạo hạnh nổi bật đương thời. Vẻ mặt ông thường lộ vẻ cau có, người ta chưa từng thấy ông cười. Ta thử nghe Tô Đông Pha viết về ông: Thiền sư Khế Tung thường sân; người ta chưa từng thấy sư cười. Sư Hải Nguyệt Tuệ Biện thường vui, người ta chưa từng thấy sư giận. Tôi ở Tiền Đường, tận mắt thấy hai vị đó đều ngồi kiết già mà hóa. Khế Tung khi đã trà tỳ, lửa không hủy hoại nỗi, thêm củi cho lửa mạnh, nhưng có năm món rốt cuộc vẫn không bị hư hoại. Hải Nguyệt đến khi táng mà diện mạo vẫn như lúc còn sống, lại còn cười mĩm. Thế mới biết, hai vị đó lấy cái sân và cái hỷ mà làm Phật sự vậy”.

Tôi cho rằng đạo hạnh chân thực của một thiền sư không phải được thể hiện qua tên tuổi lúc sinh tiền, cũng không phải qua những sáng tác hay những lời thuyết giảng hùng hồn uyên bác cho đạo hữu, mà được thể hiện qua thể cách viên tịch hoặc phong cách lúc tuổi già.

Một thiền sư có thể đăng đàn thuyết pháp tràng giang đại hải về những pháp môn đem lại “thân an tâm lạc” cho mọi người, được môn độ tung hô xưng tụng, nhưng khi về già lại sống trong cảnh khổ não của lão thì giáo pháp mà họ giảng dạy cho môn đồ cũng không có giá trị gì cho lắm. Giống như vào tiệm thuốc bắc để bốc thuốc, nếu ông chủ tiệm thuốc không phải là người phương phi, hồng hào khỏe mạnh, mà là một ông lão ho hen, lọm khọm thì liệu ta có thể tin tưởng được các phương thuốc mà ông ta bán hay không? Cho nên, với tôi, Bùi Giáng vẫn là một thiền sư thực sự. Ông sống bỡn cợt giữa đời, rong chơi đầu đường xó chợ, làm thơ viết sách rồi an nhiên mà đi. Nó mang phong cách của một thiền sư. Sư Khế Tung thường giận, nhưng an nhiên ngồi kiết già mà hóa, làm lễ trà tỳ mà có năm món bất hoại, lửa không thiêu nỗi, đó mới là chân thiền sư. Cái sân của Tô Đông Pha, của Yamaoka lại giúp ta thấu ngộ được những điều mà lúc bình thường ta không hiểu nỗi. Ngẫm ra, khi có đạo hạnh cao thâm, như sư Khế Tung, thì cái sân cũng là Phật sự, đâu cần phải bỏ sân mà giữ hỷ. Đâu cần phải đợi đến lúc viên tịch mới hiểu được giá trị của cái hỷ, cái sân.

(theo Báo GIÁC NGỘ số 266)

Thư Viện Hoa Sen

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Một Vòng Tay Cho Thanh Tạng

Một Vòng Tay Cho Thanh Tạng

MỘT VÒNG TAY CHO THANH TẠNG Toại Khanh Tôi là một người có đến 1001 lý do để không thể...

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 3)   Người giảng:   Lão Pháp sư Tịnh Không Địa...

Ngồi Lại Với Mùa Thu

Ngồi lại với mùa Thu

NGỒI LẠI VỚI MÙA THU Như Nhiên Thích Tánh Tuệ   Lắng lòng nghe một chiếc lá rơi Mùa Thu...

Suy Nghĩ Về Kiếp Người

Suy nghĩ về kiếp người

Người ta thường nghĩ một kiếp của con người là từ sanh cho đến già, bệnh chết là hết, tức...

Lịch Sử Phiên Dịch Hán Tạng

Lịch sử phiên dịch Hán tạng

LỊCH SỬ PHIÊN DỊCH HÁN TẠNGTác Giả: VƯƠNG VĂN NHANBiên dịch: THÍCH PHƯỚC SƠNNhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2017  ...

Hạnh Phúc Đầu Xuân – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Hạnh Phúc Đầu Xuân – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

HẠNH PHÚC ĐẦU XUÂNNguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan Phàm ở đời có ai mà lại không thích được...

“Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

“Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tìm hiểu về Niết-bàn của Phật Giáo

Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhận có...

Xây Chùa Và Xây Đạo Tràng

Xây chùa và xây đạo tràng

XÂY CHÙA VÀ XÂY ĐẠO TRÀNGNguyên Giác Chùa Tam Chúc, Hà Nam nơi sẽ diễn ra Đại lễ Phật Đản...

Kính Mừng Ngày Đức Phật Thành Đạo

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Phật là ánh sáng mặt trời/Chiếu soi tăm tối cuộc đời chúng sanh/Dạy ta điều thiện việc lành Sĩ Đạt...

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vô Minh Trong Cõi Ta Bà

VÔ MINH TRONG CÕI TA BÀ...Nhụy Nguyên Không nhiều người tin, nhưng trước nền văn minh chưa đạt tới “viên...

Đức Phật A Di Đà Là Ai Qua Lăng Kính Khoa Học

Đức Phật A Di Đà là ai qua lăng kính khoa học

khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc  Namo (tiếng Pali) có...

Chiếc Bè

CHIẾC BÈA Lan Nhã Một người đang đi trên con đường xa dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên...

Sen Tịnh Tâm Mùa Phật Đản

Sen Tịnh Tâm Mùa Phật Đản

SEN TỊNH TÂM MÙA PHẬT ĐẢNLê Huỳnh Lâm Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên...

Một Vòng Tay Cho Thanh Tạng

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Ngồi lại với mùa Thu

Suy nghĩ về kiếp người

Lịch sử phiên dịch Hán tạng

Hạnh Phúc Đầu Xuân – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

“Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

Tìm hiểu về Niết-bàn của Phật Giáo

Xây chùa và xây đạo tràng

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Vô Minh Trong Cõi Ta Bà

Đức Phật A Di Đà là ai qua lăng kính khoa học

Chiếc Bè

Sen Tịnh Tâm Mùa Phật Đản

Tin mới nhận

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Tư duy về Niết Bàn (II)

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Góc Nhìn Người Phật Tử

Thế nào là hạng người có tội?

Nhân quả không cố định

Lời Phật dạy cách đối mặt với kẻ tiểu nhân

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Mạng sống của con người được bao lâu?

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Giảng nghĩa chữ Phật

Chùa Khánh Sơn Dak Lak

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Tin mới nhận

Bốn Trọng Ân Theo Quan Điểm Phật Giáo – Song ngữ Vietnamese-English

Chuyện đời chuyện đạo

Hài cỏ bờ sương

Hiển bày Bồ đề tâm. Bodhicittavivarana (song ngữ)

Bắc Kinh Và Đức Đạt Lai Lạt Ma

Vì sao bạn không cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi có đầy đủ mọi thứ?

Vô ngã – vị tha

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Kính Tiễn Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (Toại Khanh)

Đạo và Đời.

Thiên nhị bá ngũ thập

Phật Tử Việt Nam Đầu Tiên Nguyên Giác Dịch Ra Tiếng Anh

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Giảng Giải

Chàng Lười và Chiếc Mũ Ba Cạnh

Hiểu đúng về Đức Phật

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Nietzsche Cái Chết Của Thượng Đế Và Minh Triết Phật Giáo

Tìm hiểu một trong 5 việc của Đại Thiên

Vì người mà tạo nghiệp ác chính mình phải chịu tội

Khai Thị

Tin mới nhận

Hạt muối

Pháp luân công xuyên tạc Kinh Phật, Phật Di Lặc nhằm mục đích gì?

Oán thù vay trả

Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vầy

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Tâm thư của một Phật tử gửi Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Tìm hiểu chữ Tâm trong kinh tạng A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Tin mới nhận

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 20)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 116)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese