PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nhà Phật nói nhân quả, gieo nhân thiện nhất định được quả thiện. Những người lãnh đạo chủ trì phát sóng truyền hình vệ tinh này, họ tin nhân quả, cho nên họ hoan hỷ tiếp nhận. Cách ghi hình này của chúng ta vẫn chưa đạt đến tiêu chuẩn mà họ yêu cầu, cho nên chúng ta cần phải đổi mới thiết bị của chúng ta, hy vọng việc ghi hình của chúng ta có thể đạt đến tiêu chuẩn của họ. Hy vọng nước Mỹ dẫn đầu trước tiên, sau đó quốc gia khu vực khác, tất cả đài truyền hình vệ tinh, truyền tin quần chúng cùng mạng internet có thể phổ biến phát sóng nền giáo dục tích cực. Tôi nghĩ như vậy mới có thể thu được một ít hiệu quả. Truyền hình không có tội, nó là công cụ. Giống như thân thể của chúng ta, thân thể là công cụ, chúng ta phải cố gắng dùng nó để tích lũy công đức, dùng nó để vượt qua luân hồi, thoát khỏi mười pháp giới, thành Phật, làm Tổ, nhưng bạn phải khéo dùng nó, phải biết dùng nó. Người không biết dùng thì dùng nó để tạo nghiệp, dùng nó để tương lai đọa địa ngục, đọa ngạ quỷ, thành súc sanh, đây là do bạn đã dùng sai thân thể.

Trong chú giải, lão cư sĩ Hoàng đã trích dẫn một đoạn ở trong “Vãng Sanh Luận” để nói. Ở trong “Vãng Sanh Luận” nói: “Xa lìa ngã tâm, tham đắm tự thân”. Đây là một câu. Cái ngã tâm này là vọng tâm, chính là chúng ta hiện nay nói tâm tự tư tự lợi. Đây là sai lầm, cần phải nên xa lìa, cần phải nên xả bỏ, phải giác ngộ. Giác ngộ là gì? Thân là công cụ sinh tồn của chúng ta, là công cụ tạo tác của chúng ta, ta phải lợi dụng công cụ này để sống đời sống bình thường.

Cư sĩ Hứa Triết ở đây biểu diễn cho chúng ta thấy, bà là người sống đời sống bình thường. Quy tắc sống của Bồ Tát là “Lục Ba-La-Mật”, bà thảy đều làm được rồi. Bố thí Ba-La-Mật, “Bố thí” là vì tất cả chúng sanh phục vụ, bà cả đời vì người già phục vụ, vì người bệnh phục vụ, vì tất cả chúng sanh khổ nạn phục vụ. Trong phục vụ bao gồm ba loại bố thí. “Bố thí tài”, các bạn thấy, bà không có tiền, bà một xu cũng không có, bà dùng nội tài bố thí. Nội tài là sức lao động, chúng ta ngày nay gọi là làm việc nghĩa, đây là thuộc về nội tài. Nội tài đáng quý hơn ngoại tài, được phước báo lớn hơn. Dùng “bố thí pháp”, bố thí pháp ở trong Kinh Phật nói là vì người diễn nói. Diễn là biểu diễn, bà làm được rồi, làm ra cho bạn thấy, khiến người nhìn thấy sinh tâm giác ngộ, sinh tâm ngưỡng mộ, sinh tâm học tập theo bà, đây là bố thí pháp. “Bố thí vô úy”, bà có thể khiến người khổ nạn, người bị bệnh có được sự chăm sóc của bà, có được sự an ủi của bà. Cho nên tôi nói bà là người “phú quý” thật sự trên thế gian. Sao gọi là “phú”? Là những nhu cầu đời sống thường ngày không bị thiếu thốn, đó chính là phú, không cần phải nhiều, bà mỗi ngày sống không thiếu thốn, đây chính là phú. Sao gọi là “quý”? Không phải bà có địa vị, mà là được đại chúng xã hội khắp nơi tôn kính, đây chính là quý. Bà được phú quý thật sự. Ở trong Phật pháp nói phú quý, Đại đức xưa thường nói: “Không đọc “Hoa Nghiêm” thì không biết phú quý của nhà Phật”. Có một số người hiểu sai câu nói này, luôn rơi vào trong vọng tưởng, phân biệt, nhất định là Phật phải ở trên rất cao, đây là chỗ tôn quý của Phật. Phật giàu có, thử xem Thế giới Hoa Tạng, Thế giới Cực Lạc, kiểu hưởng thụ vật chất đó, muốn gì có nấy, nên đều muốn lên trên đó cả. Đây là hiểu lệch ý nghĩa rồi, hiểu sai rồi. Ý nghĩa đích thực là giống như cách thức sống này của cụ Hứa Triết.

Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa còn tại thế, Ngài trải qua đời sống phú quý thật sự. Đời sống vật chất của Ngài là ba y một bát, ngày ăn một bữa, tối ngủ gốc cây, đây là đại phú. Xả thân, xả mình, lấy việc dạy học làm nghĩa vụ, cho nên tôi xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà lao động nghĩa vụ giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Ngài được tất cả người đương thời và hậu thế tôn kính. Đây là phú quý thật sự, là đại quý, những đế vương, thừa tướng, hào phú thế gian không thể sánh bằng.

Làm sao có thể được phú quý thật sự vậy? Khéo dùng công cụ. Chúng ta ngày nay không khéo dùng, để lãng phí cái công cụ này. Chúng tôi mỗi ngày ở đây giảng Kinh, vì mọi người giải thích, người tin rất ít, người thật sự có thể nghe hiểu, tin được thì không nhiều. Đây cũng là các đồng tu Singapore có phước. Đã xuất hiện điều gì vậy? Đã xuất hiện một chứng minh, bà lên bục biểu diễn một chút cho chúng ta xem thử. Bà làm tam chuyển pháp luân, tác chứng chuyển, bà đến làm chứng minh. Hôm nay ở chỗ này vẫn không thuận tiện lắm. Tại sao vậy? Không có bảo bà biểu diễn mấy động tác dẻo khớp cho chúng ta xem thử, bạn mới biết thể lực của bà tốt cỡ nào. Thể lực đó của bà, khi chúng ta thấy giống người mới 30 – 40 tuổi. Đời sống của bà đơn giản như vậy. Bà là phú quý thật sự của nhà Phật, chúng ta không phải nhìn thấy ở trong Kinh, mà nhìn thấy rành rành trước mắt. Ai có thể sánh với bà? Thế gian người hơi có chút phú quý, đi ra ngoài đều phải có vệ sĩ, một mình không dám ra đường, vì sợ người ta giết. Bạn thấy, khổ biết bao! Người phú quý thật sự đi ra đường không cần vệ sĩ, tùy theo ý muốn, họ đi đâu cũng được. Cho nên, “bất tham kế tự thân”, khéo dùng công cụ thì có lợi ích thù thắng như vậy.

Bạn thử xem, Bố thí Ba La Mật viên mãn, bà được quả báo. Bố thí tài thì đời sống vật chất không thiếu thốn. Bố thí pháp thì được thông minh trí tuệ, đầu óc này của bà phản ứng rất nhanh, rất nhiều người trẻ tuổi không bằng bà. Khỏe mạnh trường thọ là do bố thí vô úy. Ba loại thí này được ba loại quả báo, các bạn đều nhìn thấy.

Về “Trì giới”. Trì giới chính là tuân thủ luật. Trong đời sống thường ngày của mình phải có trật tự, phải gọn gàng ngăn nắp. Chúng tôi đến nhà bà để tham quan, tuy bà ở một mình trong một cái phòng không lớn, nhưng bà dọn dẹp vô cùng ngăn nắp sạch sẽ, đơn giản mộc mạc. Ở trong nhà nhiều nhất là sách vở. Chúng tôi thấy bà có mấy cái giá sách, sách sắp xếp rất chỉnh tề. Bà ưa thích đọc sách. Các bạn vừa mới nghe bà nói, có khi bà xem sách đến hai – ba giờ sáng, quên cả ngủ. Bà ngủ ít, ăn cũng ít, nhưng tinh thần dồi dào, tràn đầy thể lực. Câu đầu tiên trong “Vãng Sanh Luận” nói: “Xa lìa ngã tâm, tham luyến tự thân”, bà làm được rồi.

Về “Nhẫn nhục”. Bà có tâm nhẫn nại, bà không giận dữ. Bà rất thông minh, có trí tuệ, bà biết giận dữ là tự hại mình, hại người. Hại người sao cũng được, nhưng hại mình, tự mình có biết hại chính mình hay không? Một lần bạn nổi giận, cho dù cơn giận này chỉ có một phút, nhưng ba ngày mới có thể hồi phục. Vậy bạn mới biết tổn hại đối với sinh lý của mình lớn cỡ nào! Người mà hàng ngày thường giận dữ, thì người này đương nhiên đoản mạng. Đây là đạo lý nhất định. Từ đó cho thấy, nổi giận là tự sát, điều này phải biết, họ không phải đang dưỡng sinh, mà là đang tự sát. Tâm địa tràn đầy tình thương, cả đời bà chưa hề ghét bỏ bất kỳ người nào, cũng chưa hề ghét bỏ bất kỳ sự việc gì. Nhẫn nhục Ba-La-Mật bà đã viên mãn rồi.

Về “Tinh tấn Ba La Mật”. Bà 101 tuổi rồi mà còn muốn xây viện dưỡng lão. Cả đời bà đã xây dựng mười mấy cái viện dưỡng lão rồi, hiện tại vẫn muốn xây viện dưỡng lão. Bà muốn xây dựng viện dưỡng lão theo mô hình gia đình, để người già sống ở trong đây giống như đang ở nhà mình vậy. Đây là tinh tấn Ba-La-Mật.

Về “Thiền định”. Bà theo đuổi mục đích, phương hướng đi của cả đời bà hoàn toàn không bị bất kỳ sóng gió nào của xã hội làm dao động; thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng tốt, người khác tán thán cũng tốt, phỉ báng cũng tốt, bà như như bất động, đúng như trong “Kinh Kim Cang” đã nói: “Không dính nơi tướng, như như bất động”, bà làm được rồi.

Về “Bát Nhã Ba La Mật”. Bà có trí tuệ, tất cả các pháp thế xuất thế gian, bà biết rất rõ, rất minh bạch. Bà xem sách biết lấy bỏ. Giao thiệp với người cũng như vậy, chỉ thấy cái thiện của người, không thấy lỗi người. Ở trong “Đàn Kinh” đã nói: “Nếu người thật tu đạo, không thấy lỗi thế gian”, câu nói này bà cũng làm được rồi. Tâm địa bà thanh tịnh, từ bi, tràn đầy trí tuệ. Ở trong tâm không có tam độc tham sân si, vì vậy không dễ dàng bị bệnh. Con người sở dĩ bị bệnh chính là do trong tâm có tự tư tự lợi, có tham sân si mạn; trong có mầm độc thì ngoài rất dễ dàng cảm nhiễm, chính là đạo lý này.

Câu thứ hai trong “Vãng Sanh Luận” là: “Xa lìa tâm chúng sanh bất an”. Câu này thực tế mà nói là vô cùng quan trọng. Ý của câu này là gì vậy? Tất cả chúng sanh vì ngã mà bất an, loại tâm hạnh này phải viễn ly. Nếu như chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là tiêu cực, thì sẽ tổn hại đến xã hội. Những gì là tiêu cực vậy? Phàm là tự tư tự lợi, phàm là ham muốn danh vọng lợi dưỡng thì chắc chắn tổn hại người khác. Xã hội ngày nay, chúng tôi đã đi qua rất nhiều khu vực, thân phận của chúng tôi dễ dàng tiếp xúc với những nhân vật ở trong các tầng lớp xã hội, cho nên chúng tôi hiểu rõ, bất luận là nhân vật ở trong tầng lớp nào, bất kể nam nữ già trẻ, bất luận là ngành nghề nào, họ đều không có cảm giác an toàn. Chúng ta đọc câu này của “Vãng Sanh Luận”, cảm xúc này hiện ra sâu sắc hơn người xưa. Xã hội vào thời xưa, mọi người có cảm giác an toàn, đời sống an nhàn, nhưng ngày nay trên toàn thế giới đã không tìm thấy nữa, đây là điều đáng buồn cho thế hệ này của chúng ta. Phật ở chỗ này dạy cho chúng ta, tâm thái như vậy chúng ta phải buông xả, phải xa lìa. Hay nói cách khác, xoay trở lại là Phật dạy chúng ta phải bồi dưỡng tâm từ bi. Nhà Phật thường nói: “Từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”. Từ bi và phương tiện chính là khiến tất cả chúng sanh thân tâm an ổn. Chúng ta phải biết đạo lý này. Người xuất gia hằng ngày niệm Phật, nghe Kinh, tham thiền, nhưng khi cảnh giới hiện tiền thì hoàn toàn không dùng được. Những điển hình này quá nhiều, quá nhiều rồi.

Tôi lần này ở Mỹ, có đồng tu đến nói với tôi là con cái không nghe lời cha mẹ, học trò không nghe lời thầy cô, hành vi làm loạn nhiều không kể xiết. Tôi nói với họ: “Con cái của các bạn không có sai, học trò của các bạn không sai. Ai sai vậy? Bản thân các bạn sai rồi”. Họ nghe xong rất ngỡ ngàng. Tôi phân tích cho họ nghe, Phật ở trong Kinh dạy chúng ta giảng Kinh thuyết pháp, nguyên tắc quan trọng nhất là khế cơ, khế lý. Cơ là gì vậy? Cơ là tình trạng thực tế của xã hội hiện tại. Chúng ta hiểu rõ tình trạng thực tế của xã hội hiện tại thì gọi là khế cơ. Xã hội ngày nay là xã hội gì? Bạn cho rằng bản thân bạn là cha mẹ, xem trẻ nhỏ của bạn là con cái, dùng quyền cha mẹ để dạy con cái là bạn sai rồi. Xã hội ngày nay không có quan hệ cha con, không có quan hệ thầy trò, giáo dục luân lý không còn nữa, cho nên ai nghe lời của bạn? Con cái của bạn không nghe lời bạn, vậy bạn có thể nghe lời cha của bạn không? Là giống nhau cả, bạn cũng không nghe lời họ mà! Làm thế nào chung sống tốt với những học trò, những đứa con này? Tôi dạy họ, xem chúng như bạn bè, thảy đều là bạn, ngay cả vợ chồng cũng là bạn. Cha con là bạn bè, anh em là bạn bè, thầy trò cũng là bạn bè. Bạn phải cư xử với họ giống như bạn bè, tỏ ra lịch sự, làm việc gì cũng cần trao đổi ý kiến, thế là bạn chung sống tốt ngay. Sở dĩ như vậy là do bạn không nhận thức được tình trạng xã hội, bạn không hiểu rõ căn cơ của chúng sanh. Người xuất gia đến chỗ bạn giảng Kinh thuyết pháp, nói: “Tôi là pháp sư thăng tòa”. Không được! Là bạn bè, mọi người là bình đẳng. Nói sao mới dễ thương lượng? Chung sống thật lịch sự thì sẽ không có gì xảy ra. Họ có lỗi lầm không được lên lớp, chỉ khuyên bảo và khích lệ họ. Họ nghe bạn khuyên là rất tốt, không nghe bạn khuyên cũng rất tốt. Nghe bạn khuyên, tiếp nhận là tình nghĩa. Không nghe khuyên là trách nhiệm của họ. Chúng ta dùng tâm thái này để đối diện với hiện thực thì phiền não gì cũng không còn nữa. Tôi chỉ cho họ bài này. Ông chủ với nhân viên là bạn bè, tất cả đối xử với nhau như bạn bè thì mới có thể chung sống hòa mục, đối xử bình đẳng. Nếu bạn nói bạn cao hơn người khác, ai nghe lời bạn thì họ còn cao hơn bạn. Các bạn hai người so với nhau, người này cao hơn người kia.

Ở trong nhà Nho và nhà Phật chỉ dạy chúng ta rất nhiều nguyên lý, nguyên tắc, tất cả là những điều tốt, chúng ta nên thể hội thật sâu, cố gắng mà học tập. Nhà Nho nói lễ, tinh thần của lễ là hạ mình mà tôn người, tôn trọng người khác nhiều hơn, bản thân chính mình thấp kém. Xã hội đã đi đến mức này là giống như dòng sông, đê phòng đã bị đổ vỡ rồi, nước đã lan tràn rồi, quyết không thể dùng phương pháp luân lý bình thường để đối xử chúng sanh. Thời kỳ bất thường thì phải có nhãn quan phi thường, cách thức phi thường, khiến tất cả chúng sanh thân tâm được an ổn.

Câu thứ ba sau cùng là: “Viễn ly cung dưỡng, cung kính tự thân tâm”. Điều này vô cùng quan trọng, ngăn trừ tâm tham của chính chúng ta. Tuyệt đối không mong cầu người khác cung kính chúng ta, tuyệt đối không mong cầu người khác cúng dường chúng ta, điều này rất vô cùng quan trọng.

Đoạn lời nói này, ý nghĩa vẫn chưa giảng xong. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây. A Di Đà Phật.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 154)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

                                                                                                                                                 

Tin bài có liên quan

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Load More

Discussion about this post

Trầm Tư Về Tính Nhân Bản Nhân Ngày Đại Lễ Vesak

Trầm tư về tính nhân bản nhân ngày đại lễ Vesak

TRẦM TƯ VỀ TÍNH NHÂN BẢN NHÂN NGÀY ĐẠI LỄ VESAK Thích Thiện Nhân Vào ngày Rằm trăng tròn tháng...

Tâm Là Gì? Tiến Sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén

Tâm Là Gì? Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén

Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến...

Đời Ôn Là Hoa Và Chữ – Thích Pháp Bảo

Đời Ôn Là Hoa Và Chữ – Thích Pháp Bảo

ĐỜI ÔN LÀ HOA VÀ CHỮ Thích Pháp Bảo (Thành Kính Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh...

Về Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Khi hiểu được rằng mọi việc diễn ra đều có nguyên nhân và kết quả, khi tin vào luật nhân quả và...

Sự Cố Chấp Sai Lầm Của Đàn Ông Vì Quan Niệm Gia Trưởng

Sự cố chấp sai lầm của đàn ông vì quan niệm gia trưởng

SỰ CỐ CHẤP SAI LẦM CỦA ĐÀN ÔNG VÌ QUAN NIỆM GIA TRƯỞNG Thích Đạt Ma Phổ Giác Chuyện xưa...

Một Buổi Sớm Mai Tại Luang Prabang – Tịnh Thuỷ (Viết Từ Luang Prabang)

Một Buổi Sớm Mai Tại Luang Prabang – Tịnh Thuỷ (Viết Từ Luang Prabang)

MỘT BUỔI SỚM MAI  TẠI LUANG PRABANG Tịnh Thủy Chúng tôi đến Luang Prabang vào một buổi chiều gần cuối...

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI HÀI HÒA THUẦN THIỆN, THUẦN TỊNHCÁI GỐC CỦA TU ĐỨC LẬP NGHIỆPCHIA SẺ TÂM ĐẮC HỌC...

Hồi Hướng Công Đức & Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên

Hồi hướng công đức & tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC & TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN THÍCH THANH HÒA   Phật Giáo đặt mục đích...

Lục Ba La Mật

LỤC BA-LA-MẬT(ṣaṭ pāramitā) 六波羅蜜多 Thích Đức Thắng Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng...

An Sĩ Toàn Thư

An Sĩ Toàn Thư

Đối với tất cả chúng sinh, hai nghiệp dâm dục và giết hại là căn bản của vòng luân hồi...

Gặp Gở Với Khoa Học

Gặp gở với khoa học

GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom)Tác giả: Đức Đat Lai...

Học Làm Phật: Nói Lời Phật Nói, Nghĩ Điều Phật Nghĩ, Làm Điều Phật Làm

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Đối với Phật giáo, Phật là một bậc thầy, là biểu tượng của giải thoát - giác ngộ, là biểu tượng cho phẩm tính toàn thiện tiềm tàng nơi mỗi chúng...

Tánh Không Luận Là Gì?

TÁNH KHÔNG LUẬN LÀ GÌ?Tuệ Sỹ (I) (martin HEIDEGGER, Aus der Erfahrung des Denkens) Có thể vay mượn những lời...

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

. Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng được tạo ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Harvard T.H. Trường...

Ăn Cơm Chùa

Ăn cơm chùa

Ông bà mình ngày xưa dạy rồi, học ăn xong rồi mới học nói, hay là nhập gia tùy tục....

Trầm tư về tính nhân bản nhân ngày đại lễ Vesak

Tâm Là Gì? Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén

Đời Ôn Là Hoa Và Chữ – Thích Pháp Bảo

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Sự cố chấp sai lầm của đàn ông vì quan niệm gia trưởng

Một Buổi Sớm Mai Tại Luang Prabang – Tịnh Thuỷ (Viết Từ Luang Prabang)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Hồi hướng công đức & tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Lục Ba La Mật

An Sĩ Toàn Thư

Gặp gở với khoa học

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Tánh Không Luận Là Gì?

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Ăn cơm chùa

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Dìu con qua mỗi bước đi

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

The Self-immolation In Vietnam –

Tin Phật, áp dụng lời Phật dạy để hoàn thiện chính mình

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Cảm ơn với những gì tôi có, cảm ơn với những gì tôi không có

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Phật là bậc giải thoát

Tin mới nhận

Giới Sa-di, Oai nghi, Luật nghi và Lời khuyến tu của Tổ Quy Sơn

Kinh Vu Lan Bồn Thực Hay Giả? – Đáo Bỉ Ngạn

Nền Tảng Ban Đầu

Tôn Giáo Của Duy Lý

Vô thường trong kinh Pháp cú (III)

Làm sao nhận diện một Phật tử chân chính?

Ý niệm về sự Tự Do trong lịch sử nhân loại và theo quan điểm Phật giáo

Thế Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”?

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (16)

Cúng Dường Sur – Những Nguyên Tắc Căn Bản

Cuối đường

Phật Giáo Trong Đời Sống Hiện Đại

Bài học về sự dối trá

Tâm Ý Quyết Định Kết Quả

Ảo Ảnh Của Tâm

Sâm Thương Thảo

An sĩ toàn thư – khuyên người bỏ sự tham dục

Nghiên Cứu Về Những Tương Đồng Giữa Chân Dung Một Vị Độc Giác Và Hành Trạng Của Tôn Giả Minh Đăng Quang

Phật Giáo Và Dự Luật H Ngăn Cấm Trồng Và Nuôi Dưỡng Các Loại Sinh Thể Bị Biến Đổi Di Truyền Tại Quận Hạt Mendocino Hoa Kỳ Giáo Sư Ron Epstein

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Tin mới nhận

Kinh Di Giáo Lược Giải

Lược Giải Tâm Kinh

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Giới Thiệu Kinh Thắng Man

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 40)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Kinh Bách Dụ: Ngày nguyệt thực đánh chó

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 10)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 1)

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 2)

Lấy Khổ Làm Thầy

48 Pháp Niệm Phật

Tịnh Độ Tông Nhật Bản

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần 1)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 36)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 72)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese