PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trở Về Thực Tại

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TRỞ VỀ THỰC TẠI
Viên Minh

Ty_Kheo_Vien_MinhXin trả chim
đôi cánh
Đôi cánh nhẹ
bay xa
Ta trở về lặng
lẽ
Một mình ngắm
mây qua
 (Viên
Minh
)

Con
người
từ lúc mới sơ sinh đã biết hướng ra thế giới bên ngoài để thu thập những
thông tin cần thiết cho đời sống. Đến bốn năm tuổi đã tích lũy được những sở
tri
cơ bản để có thể xử lý những sinh hoạt thông thường. Sau đó nhờ học tập từ
gia
đình, bè bạn, học đường và cộng đồng xã hội; kết hợp với khả năng tư duy,
chiêm nghiệm, phán đoán mà kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng v.v… ngày càng
phong phú, đa dạng và cũng càng phức tạp hơn.

Nếu một
người không thể tiếp thu thông tin cần thiết từ bên ngoài thì anh ta chỉ có thể
sống một đời sống thực vật. Vì vậy, hướng ra bên ngoài không phải là một sai lầm,
mà đó chính là điều kiện tiến hóa tất yếu của đời sống con người trong cộng đồng
xã hội và trong môi trường của sự sống.

Cái
sai đưa đến phiền não, khổ đau, chán chường, thất vọng v.v… chính là vì con người không biết rằng mình đã dần dần bị
dính mắc, sa lầy, lệ thuộc vào thế giới bên ngoài đến độ hoàn toàn bỏ quên
chính mình. Đó là sự vong thân, tha hoá mà Albert Camus đã
phát hiện khi thấy mình không còn là chính mình nữa, mình đã trở thành kẻ
lạ mặt
không biết tự bao giờ!

Trên mỗi
đối tượng tiếp xúc hàng ngày, bạn không ngừng gia thêm những tình cảm, chẳng hạn
như ưa, ghét, tham, sân v.v… rồi tùy
thuộc
vào những cảm tính đó bạn chủ quan chọn lựa, lấy bỏ. Ở một mức độ nào
đó, điều này xem ra cũng là chuyện bình thường, nhưng khi những thái độ này
ngày càng được tích lũy, vun bồi, gia tăng, phát triển cho đến khi trở nên quá
sâu dày, kiên cố, thì bắt đầu trở nên vô cùng nguy hiểm! Tại sao? Lý do là bạn
đã hình thành những thành kiến, cố chấp, hận thù, oan kết hay những say mê, chìm
đắm
trong thế giới bên ngoài, đến độ bạn đánh mất khả năng trở lại chính mình.

Điều
này biểu hiện quá rõ đối với những người ghiền cờ bạc, rượu chè, ma tuý v.v… Nhưng thật ra, ít nhiều gì mỗi người cũng đã từng sống
trong một mức độ vong thân nào đó. Bằng chứng là khi thương yêu hay thù ghét,
khi thất bại hay nhục nhã v.v… thì ai cũng có thể quên
ăn, mất ngủ, sợ hãi, lo âu, thẫn thờ, thất chí v.v… Kết
quả tâm lý ấy đơn giản chỉ vì đã bị dính mắc quá sâu vào ngoại cảnh. Lúc đó,
dù muốn an bình, thanh thản chỉ trong chốc lát thôi cũng không dễ gì có
được!

Tâm
chúng ta co giãn như một sợi dây thun. Nếu sợi dây thun bị kéo quá căng và dính
kẹt vào một vật nào đó, một lát hay một vài lần thôi thì có vẻ như không sao;
nhưng nếu bị kéo căng lâu ngày hay nhiều lần thì sợi thun khó có thể trở lại trạng
thái
bình thường.

Cho
nên, một khi đã bị căng giãn không thể phục hồi thì xem như dây thun đã hỏng.
Một cái cân lò xo cũng vậy, nếu cân quá tải nhiều lần, nó có thể bị giãn ra và
không trở về số 0 được nữa! Trường hợp cái cân bị hỏng thì ai cũng dễ dàng phát
hiện, nhưng ít ai nhận ra tâm mình đã bị hư hỏng từ lúc nào. Khi bạn phiền
não
, khổ đau, lo âu, sầu muộn v.v… tức là bạn đang để cho ngoại cảnh can dự quá nhiều vào đời sống tinh
thần
nội tại. Và một khi đã bị dính mắc, lệ thuộc quá nhiều vào ngoại cảnh,
cái tâm không thể nào còn hồn nhiên, thư thái và lặng lẽ. Bạn có thể ngồi yên lặng
một lát được không? Nếu không tức là tâm bạn đang bị chi phối hay ràng buộc vào
một điều gì đó bên ngoài, không thể trở về với chính mình một cách an nhiên tự
tại
được nữa.

Một
người đang bận tâm, hay đang chìm sâu trong những kỷ niệm vui buồn quá khứ,
đang toan tính cho một viễn ảnh tương lai, đang mưu cầu một sở đắc trong tu tập,
hay đang tham lam, sân hận… thì khó
có thể chú tâm vào hiện tại hay trở về trọn vẹn với chính mình. Trước hết bạn
cần thấy ra tình trạng vong thân, tha hoá của mình để tự thoát khỏi sự lệ thuộc,
dính mắc, buộc ràng vào thế giới huyễn vọng tạo ra bởi cái ta ảo tưởng.

Khi
bạn gỡ sợi dây thun ra khỏi chỗ dính mắc, phản xạ đầu tiên là nó sẽ trở về
tình trạng tự nhiên ban đầu của nó. Cũng vậy, ngay khi được thư giãn, buông xả,
nghỉ ngơi hoàn toàn, tâm trí bạn liền tự động trở về với thực tại thân tâm
(thân-thọ-tâm-pháp). Trở về thực tại, thiền Vipassanā gọi
là chánh niệm, và Thiền Tông gọi là thân tâm nhất
như
hay vô niệm. Tâm có chánh niệm thì không lang thang hướng ngoại
hay không bỏ quên thực tại thân tâm, tức không rơi vào thất niệm, tạp
niệm hay vọng niệm.

Tuy
nhiên
, trở về với chính mình không phải là trở về một khởi điểm nào đó đã trôi
qua
, mà chính là trở về tình trạng đang là, với một thái độ bình lặng,
vắng mặt mọi ý đồ can thiệp, chọn lựa, lấy bỏ… Ngay lúc đó, bạn chỉ cần
trọn vẹn với thực tại hiện tiền mà không cần thêm bớt, không cần hành động hay
phản ứng gì cả.

Chánh
niệm
là yếu tố có sẵn trong bản chất của tâm, nhưng vì cái ta ảo tưởng chạy
theo
vọng niệm nên mới thất niệm. Do đó, khi buông cái ta ảo tưởng xuống thì lập
tức
chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền, còn tầm vóc của thực tại hiện
tiền
đó như thế nào thì còn tùy vào mức độ khai mở của tâm bạn:

– Khi tâm bạn rỗng lặng hồn nhiên, vắng bóng mọi ý niệm, thì chánh niệm là
trọn vẹn với thực tại
“không là
gì cả” tức tánh không (suññatā) của pháp.

– Khi tâm bạn an nhiên tự tại, ở trong pháp mà không dính mắc pháp nào, thì
chánh niệm là trọn vẹn với thực tại toàn diện (sabbatthatā) vĩ mô của pháp.

– Khi tâm bạn đang chú ý vào một sự kiện nổi bật đang diễn ra nơi thân-tâm-cảnh
thì chánh niệm là trọn vẹn với thực tại như thị (sabhāva) vi mô của hiện tượng
danh sắc .

Tuy
nhiên
bạn không nên chuẩn bị tâm mình một cách chủ quan để mong được trọn vẹn với
thực tại tánh không (suññatā) hoặc thực tại toàn diện
(sabbatthatā)
vĩ mô, vì cho rằng tâm đó “cao” hơn tâm trọn vẹn với thực tại như thị
(sabhāva)
vi mô đang diễn ra nơi thân-thọ-tâm-pháp. Vì đó là tùy cảm
nhi ứng của tâm có khă năng tùy duyên thuận pháp, chứ không phải là tâm còn
phân biệt nhị nguyên có không, lớn nhỏ… Chánh niệm chính là tâm trọn vẹn với
pháp ngay tại đây và bây giờ mà không khởi một niệm phân biệt nhị nguyên nào, bởi
vì một niệm khởi lên là đã phân ra thiện ác, đúng sai, hữu vô, cao thấp, đốn tiệm…
của lý trí vọng thức, đó chính là lúc hình thành cái ta ảo tưởng.

Vậy tốt
nhất là bạn không nên chọn lựa hoặc tạo ra tâm chánh niệm và đối tượng để chánh
niệm
theo ý mình, vì như vậy không còn là chánh niệm mà cũng chẳng còn thực
tánh pháp nữa. Khi tâm bạn buông ra mọi ý đồ lăng xăng của cái ta ảo tưởng, thì
ngay đó không có thất niệm, tạp niệm hay vọng niệm (tức vô niệm) thì đó mới thật
là chánh niệm, chứ tuyệt đối không có một hành động tạo tác nào gọi là chánh niệm
cả. Đừng tạo phương pháp hay lối mòn cho chánh niệm, mà chỉ cần ngay đó trọn vẹn
với thực tại thì chính là tâm đang chánh niệm. Ví như yên lặng thì ngay đó cứ
yên lặng chứ không cần phải chấm dứt tiếng ồn, vì khi bạn khởi tâm muốn chấm dứt
tiếng ồn thì tâm bạn không còn yên lặng nữa!

Trở lại
sự kiện thực tế, chúng ta thử xem xét một vài tình huống điển hình: Ví dụ như
khi bạn đang thở, đó là một hoạt động hoàn toàn vô ngã của thực tại thân tâm
ngay đây và bây giờ, vậy cứ để yên cho hoạt động thở diễn ra một cách tự nhiên
như nó đang là, đừng thêm bớt gì cả, đừng cố gắng kiểm soát hay làm chủ nó, vì như
vậy là đã xen cái ta lăng xăng của bạn vào rồi. Hãy để bộ phận hô hấp làm công
việc tự nhiên của nó, đó chẳng phải là sở trường của nó sao? Nếu bạn tập kỹ thuật
thở theo dưỡng sinh, yoga hay khí công gì đó tùy nhu cầu thiết thực của bạn thì
tốt thôi, nhưng nếu bạn xem đó là tu tập chánh niệm thì không hẳn đã đúng, lúc
đó tâm bạn có thể ổn định cao nhưng không hẳn là tâm đang trọn vẹn với thực tại,
vì tâm định vẫn còn bị các tưởng sắc và vô sắc che ám, nhất là khi bạn luyện tập
thiền định với ham muốn đạt được một trạng thái lý tưởng. Khi tâm bạn đã mở ra
trí tuệ thấy thực tánh pháp thì bạn sẽ không còn xem bất kỳ trạng thái nào là
lý tưởng nữa.

Chánh
niệm
cũng không phải là từ bỏ thế giới bên ngoài để chỉ an trú bên trong. Đời sống
là một sự tương giao gắn bó trong ngoài. Nếu bạn dính vào bên ngoài thì bỏ mặc
bên trong, nhưng nếu dính mắc bên trong thì lại quên mất bên ngoài. Như vậy là
bạn đánh mất tánh toàn diện của thực tại, để tự cô lập trong một đời sống phân
ranh, đơn điệu.

Đức Phật
lấy ví dụ một khúc gỗ trôi giữa dòng sông. Nếu nó mắc kẹt vào bờ bên này hoặc
bên kia, bị chìm đắm, bị mục nát hay bị vớt đi thì nó không thể thuận dòng ra
biển cả. Sự sống là dòng sông, là dòng pháp. Chánh niệm là yếu tính của sự sống
trọn vẹn với dòng pháp thực tánh, nên gọi là sống thuận pháp. Vị Thánh
Tu-đà-hoàn được gọi là “nhập dòng”
(sotāpanna) vì vị ấy đã sống thuận theo dòng pháp tánh. Vậy hãy để tâm bạn trôi
chảy
trọn vẹn nơi chính nó trong sự vận hành toàn diện của pháp, không nên bắt
tâm ngưng trụ ở đâu. Bắt tâm ngưng trụ không phải là chánh niệm cũng không phải
là chánh định mà là sự dính mắc, sự cản trở tâm thể nhập vào dòng thực tánh
pháp tự nhiên.

Khi bạn
biết thế nào là chánh niệm, thế nào là trọn vẹn với thực tại, thì dù thực tại
đó là hơi thở, là đi, đứng, ngồi, nằm, là tất cả sự… của thân hành; là những
cảm giác hay cảm xúc khổ, lạc, hỷ, ưu, xả; là những trạng thái của tâm, là cái “không là gì cả” hay là cái “tất cả” v.v… thì đều chỉ là tùy duyên, không có
gì quan trọng, tự thân chánh niệm mới là một trong những yếu tính cốt lõi của
tâm thiền. Tâm chánh niệm lặng lẽ trên mọi đối tượng mà không dừng lại ở bất kỳ
đối tượng nào.

Vì vậy,
bạn đừng quá quan tâm chú niệm vào những trạng thái thân, thọ, tâm, pháp, với
tham vọng trụ tâm, với nỗ lực tìm kiếm điều gì trong đó, hoặc với mong cầu qua
đó sẽ đạt được những sở đắc lý tưởng, vì như thế tâm bạn lại bị dính vào một đối
tượng hay một mục đích khiến bạn phải phân tâm hay ngưng trệ, nghĩa là làm như
vậy bạn không thể có được một tâm chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền.

Trở về
trọn vẹn với thực tại hiện tiền chủ yếu là không để tâm lang thang hướng ngoại
tìm cầu một cách mê muội trong tình trạng vong thân, tha hoá, chứ không phải là
trở về mải mê tìm lại cái tự ngã bên trong để cô lập mình với thế giới bên
ngoài.

Dù bạn
đang làm điều gì mà cũng không quên thực tại thân tâm ngay trong công việc đó
thì thật là tuyệt vời. Được như vậy, bạn có thể ung dung, tự tại, khi làm gì
cũng không ra ngoài chánh niệm nơi thực tánh pháp tự nhiên. Ba yếu tố tinh tấn,
niệm và định thuộc về định phần trong Bát Chánh Đạo. Yếu tố tinh tấn thuộc về động,
yếu tố định thuộc về tĩnh, còn chánh niệm vừa động trong tĩnh, vừa tĩnh trong động,
cho nên chánh niệm có khả năng ổn định một cách uyển chuyển tự nhiên, không cần
dụng công
tọa thiền hay nhập định gì cả mà tâm vẫn an nhiên tự tại.

Trở về
trọn vẹn với thân (niệm thân) tương đối dễ. Trở về trung thực với những cảm
giác
(niệm thọ) tương đối khó hơn. Vì khi có cảm giác khổ bạn thường muốn
chấm dứt nó ngay, và vô tình làm gia tăng cảm giác khổ ấy. Khi có cảm giác lạc
bạn thường muốn níu giữ nó lại, vì vậy, biến nó thành nỗi khổ
của cái tâm lo sợ sự mất mát, biến hoại. Tâm càng lăng xăng giải quyết – nắm giữ hay loại bỏ – những cảm giác một
cách chủ quan hời hợt bên ngoài thì bên trong những cảm giác ấy lại càng gia
tăng
áp lực mà bạn không đủ tĩnh tại để nhận ra. Như vậy, bạn chỉ vô tình bóp
méo
hoặc cố ý điều chỉnh những cảm giác theo tư dục của bạn hơn là trọn vẹn với
bản chất thực của những cảm giác ấy.

Vi tế
hơn, khi tâm bạn có thái độ phản ứng ưa thích hay ghét bỏ một đối tượng
nào thì nó bị sa lầy trên đối tượng ấy mà quên mất gốc tâm, nơi phát
sinh ra những thái độ phản ứng ấy. Buông sự dính mắc trên đối tượng của tâm để trở
về
nhìn lại thái độ phản ứng của chính nó (niệm tâm) trên đối tượng ấy gọi là
niệm tâm trên tâm. Khi cái ta ảo tưởng của bạn nhận lầm tâm này là “ta” và “của ta” thì nó liền sử dụng tâm ấy theo ý đồ của nó, bấy giờ nó phản ứng một
cách chủ quan, chỉ lo chọn lựa, đối phó với tình hình bên ngoài để xem đối tượng
đó có lợi hay bất lợi cho nó thôi, mà quên đi chính thái độ phản ứng bên
trong nó mới là gốc thật sự tạo ra vấn đề!
Như thế là theo ngọn mà quên gốc.
Chánh niệm đối với tâm (niệm tâm) chính là trở về với thực tánh của tâm chứ
không để tâm chạy theo đối tượng của ảo tưởng. Tuy nhiên, không để tâm lang
thang theo đuổi đối tượng bên ngoài không có nghĩa là bạn bắt tâm dừng lại (định),
và cũng không nên quá quan tâm xem xét trạng thái tâm một cách đơn điệu như một
đối tượng chọn lựa, vì như vậy bạn không thấy được tâm trong tình huống tự
nhiên
của nó. Bạn chỉ cần trở về ngay nơi hiện trạng diễn biến của tâm ngay khi
nó đang sinh khởi hay hoại diệt là được, không cần phải dụng công giải quyết,
kiểm duyệt, phê phán hay biện minh gì cho trạng thái tâm đó cả.

Tóm lại,
giống như người bất mãn với hoàn cảnh hiện tại, say mê tìm kiếm sự thỏa mãn ở
tương lai, do đó đã bỏ quên chính mình, bôn ba đây đó cầu mong đạt được sở
thích
lý tưởng của mình! Cũng vậy, cái ta ảo tưởng mãi đi lang thang theo những
bước thăng trầm với biết bao niềm vui, nỗi khổ bên ngoài mà không biết rằng tự
mình vốn đã đầy đủ mọi phẩm chất hoàn hảo ở bên trong. Vì thế, đừng lang thang
tìm cầu những trạng thái lý tưởng mộng mơ nào khác mà hãy trở lại chính mình,
thấy ra tự tánh pháp (sabhāva dhamma) ngay nơi thân tâm huyễn hóa này, tất cả
chân lý đang luôn luôn chờ bạn ở đó.

Đó là
lý do vì sao đức Phật dạy hãy trở về mà thấy sự thật (Ehipassiko) ngay nơi thực
tại
hiện tiền (Sandiṭṭhiko), bởi vì ngoài bản tâm thanh tịnh không còn
tìm đâu ra mảnh đất bình an trên cõi đời vô thường tạm bợ này để làm nơi nương
tựa
:

 “Nương tựa nơi chính mình,
 không nương nhờ ai khác.
 Tâm thuần tịnh mới là
 nơi nương nhờ khó được” (PC. 160)

Mạnh Tử
cũng đã từng nói: “Trời đất đầy đủ nơi ta, chân thành trở về
với chính mình, không hạnh phúc nào lớn hơn”
.

Vậy tại
sao bạn cứ mãi là người lữ hành bôn ba đi tìm ảo mộng, để rồi:

Lang thang từ độ luân hồi
Vô minh nẻo trước, xa xôi dặm về!
 (Vũ Hoàng Chương)

*

Chức
năng
của chánh niệm là đưa tâm trở về thực tại, hay nói cách khác là giải thoát
tâm ra khỏi những hệ lụy do đánh mất chính mình trong điên đảo mộng tưởng
(saññāvipallāsa). Cụ thể là chánh niệm giúp bạn:

– Hóa giải mọi ràng buộc: Tất cả ràng
buộc
đều do vọng niệm xuất phát từ cái ta ảo tưởng hay còn gọi là bản ngã vô
minh
ái dục. Chánh niệm là trở về với thực tánh pháp (sabhāva) nên không còn bị
trói buộc trong tưởng điên đảo (viparita saññā) hay tâm ảo hóa (vipallatta
citta) cùng với những phóng ảnh không thực của nó nữa.

– Sống an nhiên tự tại: Nguyên nhân của
tâm bất an, bất tại, quên mất chính mình, là do thất niệm hay tán tâm tạp niệm,
nghĩa là tâm bị lôi cuốn về quá khứ, hướng vọng đến tương lai hoặc đắm chìm
trong hiện tại. Khi chánh niệm trọn vẹn với thực tại ở đây và bây giờ thì mọi ý
niệm
thời gian đều tự động biến mất không còn dấu vết. Ngay đó tâm hoàn toàn tự
do
, thoát khỏi mọi áp lực của thời gian tâm lý. Vì vậy, người sống trọn vẹn với
thực tại luôn được thanh thản, thoải mái, an nhiên, tự tại.

– Trí nhớ ít suy giảm: Khi bị căng
thẳng
hay dính mắc vào một điều gì người ta thường hay quên, hay đãng trí. Trái
lại
, người có chánh niệm ít bị áp lực của sự dính mắc, căng thẳng, nên tâm được
khinh an thư thái nhờ đó trí nhớ sẽ tốt hơn. Tất nhiên trí nhớ còn tùy thuộc
vào sự lão hóa của tế bào não, nhưng chính sự phân tâm, căng thẳng thúc đẩy tế
bào não suy thoái nhanh hơn. 

– Tâm định được dễ dàng: Tâm định là
tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh, nghĩa là dù ở trong ngoại cảnh tâm vẫn bất
loạn
. Khi tâm đang bận rộn trong ham muốn, bực tức, tán loạn, trì trệ hay phân
vân lưỡng lự thì rất khó mà an ổn để chú tâm vào một việc gì trong hiện tại.
Còn khi tâm có chánh niệm thì việc chú tâm vào thiền định hay chuyên chú vào
công việc là chuyện rất dễ dàng.

– Bảo toàn được nguyên khí: Chánh niệm chính là nguyên lý ”Tinh thần nội thủ” trong y học cổ truyền phương Đông. Theo nguyên lý này thì khi tâm trở về trọn vẹn
với chính nó thì chân khí không những không bị phân tán, mà còn được bảo toàn
nguyên vẹn, tức là ý chánh niệm thì khí cũng quy nguyên.

– Làm chủ được thân tâm: Người tinh
thần
bị phân tán đã không thể chú tâm thì làm sao có thể làm chủ được thân khẩu
ý
. Giống như một người lái xe bị ngoại cảnh chi phối không thể điều khiển tốc độ
hay hướng đi thích ứng được nên rất dễ gây ra tai nạn. Còn người chánh niệm
không cần cố gắng vẫn có thể tự chủ một cách dễ dàng tự nhiên.

Hỏi:

– Thầy nói, trong quan hệ với ngoại giới, chúng ta thường
quan tâm đến đối tượng mà quên chính mình, như vậy là theo ngọn bỏ gốc. Có phải
ý thầy muốn nói đừng quan tâm đến người khác, chỉ nên lưu ý đến tâm tư nguyện vọng
của mình?

Đáp:

– Không phải vậy, chỉ quan tâm đến ý muốn của riêng mình mà không để ý đến
tâm tư nguyện vọng của người khác là ích kỷ. Trở về gốc là chánh niệm, từ đó bạn
mới có thể tùy duyên đối tượng ở đâu mà thận trọng chú tâm quan sát bên trong
hoặc bên ngoài theo nhu cầu thực tiễn lúc đó, nhưng bạn cũng không nên đánh mất
tính toàn diện của thực tại (cả trong lẫn ngoài), để không bị dính mắc vào một
bên.

Thông thường, nếu bạn quá quan tâm đến đối tượng bên ngoài thì sẽ bỏ quên
chính mình, do đó cần phải trở về gốc thực tại thân tâm trước, rồi khi tâm đã
chánh niệm bên trong thì nên hướng tâm quan sát thế giới bên ngoài; và khi bạn
đã có thể chánh niệm cả trong lẫn ngoài thì tâm bạn không còn bị thiên lệch bên
nào nữa.

Hỏi:

– Khi đi bộ trên phố hay lái xe ngoài đường, nếu chánh niệm,
chúng ta chỉ quay vào trong trọn vẹn với thân-thọ-tâm-pháp, không quan tâm bên
ngoài liệu có gây tai nạn không?

Đáp:

– Tất nhiên nếu bạn chỉ chăm chú vào trong mà không quan tâm bên ngoài thì
rất dễ gây tai nạn, nhất là khi ở chỗ đông người hay nơi nguy hiểm. Như chúng
ta
đã biết, quá chăm chú vào trong sẽ bị dính mắc bên trong; ngược lại, quá
quan tâm bên ngoài thì dễ bị vong thân, tha hóa.

Khi bạn đang đi bộ hay lái xe mà bị lôi cuốn vào một đối tượng nào đó, dù
trong hay ngoài; ví dụ như bạn đang chìm đắm trong ý nghĩ hận thù hay thương tiếc,
lúc đó, bạn quên rằng mình đang đi bộ hay đang lái xe, và tất nhiên bạn rất dễ
gây tai nạn giao thông. Đó là thất niệm chứ không phải chánh niệm. Khi chánh niệm
tâm bạn không phân tán, không quên mình, chứ không phải dừng lại bên trong như
thiền định an chỉ, nên bạn có thể trọn vẹn với lái xe, đi bộ hay bất cứ việc
làm
gì.

Chánh niệm là trọn vẹn với thực tại đang là, thực tại đó là sự tương giao
giữa chính mình (thân và tâm) với hoàn cảnh bên ngoài (sắc, thanh, hương, vị,
xúc) chứ không tách riêng trong ngoài để tập chú vào một đối tượng nhất định
nào, trừ phi đối tượng ấy cần sự thận trọng chú tâm quan sát trong một tình huống
đặc biệt.

Ví dụ như khi đang đi trên phố, nếu tâm bạn bị cuốn hút trong một mối lo
toan nào đó, bạn có thể va vấp hoặc đụng chạm vào người khác; nhưng khi chánh
niệm
, tâm trí bạn bén nhạy đến nỗi có thể cảm nhận được mọi diễn biến xung
quanh
mà vẫn không quên chính mình.

Sai lầm của bạn là không thấy được sự khác biệt giữa niệm và định, hay giữa
trọn vẹn với thực tại và sự tập chú vào bên trong như khi bạn thiền định. Thiền
định
thì cần một nơi an toàn để thực hiện, còn đang lái xe hay đi trên đường phố
thì bạn cần phải chánh niệm mới có thể an toàn được.

Hỏi:

– Thầy nói chánh niệm là trọn vẹn với thực tại? Vậy khi
tham dục, sân hận, ngã mạn sinh khởi v.v
… cũng cứ trọn vẹn với chúng hay sao? Thế thì làm sao đoạn tận
tham, sân, si như đức Phật dạy được?

Đáp:

– Bạn thử xem xét thật kỹ tình huống sau đây: để dỗ một em bé đang khóc, có
phải mục đích của bạn là làm cho bé ngừng khóc hay là bạn nên hết lòng thương
yêu
, thông cảm và chia sẻ với toàn bộ hoàn cảnh của bé?

Nếu bạn chỉ muốn bé đừng khóc vì lợi ích của riêng bạn, chứ không cần thấu
rõ con bạn khóc vì nỗi gì, thì không bao giờ bạn hiểu được bé. May là bé khóc để
bạn biết con mình đang đói hay khát, nóng hay lạnh v.v… vậy bạn cần chia sẻ một cách trọn vẹn với
bé chứ đừng chỉ cố tìm cách bắt bé đừng khóc.

Một điều kỳ diệu là chính sự yêu thương trọn vẹn sẽ làm bé ngưng khóc! Và
cũng chỉ có chánh niệm trọn vẹn với tham sân mà không phê phán, kiểm duyệt hay
can thiệp gì cả thì mới có thể thấy được tham sân có sanh có diệt.

Trọn vẹn với tham sân trong chánh niệm khác hẳn với bị chìm đắm trong tham
sân khi thất niệm. Theo nguyên lý, khi thất niệm thì tham sân mới sanh khởi, nên
ngay khi chánh niệm thì tham sân liền tự diệt. Vậy chìm đắm trong tham sân là
thất niệm, còn trọn vẹn với tham sân mới chính là chánh niệm.

 

Nguồn: ●
SỐNG TRONG THỰC TẠI

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Thấy Biết Đúng Như Thật

Thấy Biết Đúng Như Thật

I. KIỂM LẠI THẤY BIẾT CỦA CHÚNG TA HIỆN TẠI LÀ THẾ NÀO?Sống trên đời này, ai cũng đều có...

Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2564 – Dương Lịch 2020 Sài Gòn-Huế-Hà Nội

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

1 Tuyển tập hương pháp mùa xuân

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lược Giải Kinh A Di Đà

Lược Giải Kinh A Di Đà

LƯỢC GIẢI KINH A DI ĐÀThời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thậpdịch văn Phạn sang...

Thật Vậy Sao?

Thật vậy sao?

THẬT VẬY SAO? Thiền Sư Bạch Ẩn (Hakuin) Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo...

Gieo Trồng Hạnh Phúc: Cẩm Nang Thiền Cho Bất Cứ Ai

Gieo trồng hạnh phúc: Cẩm nang thiền cho bất cứ ai

Cuộc sống vốn có quá nhiều phức tạp, quá nhiều bon chen, quá nhiều hận thù, ghen ghét trong xã...

Đức Phật Và Qủy Ãlavaka

ĐỨC PHẬT VÀ QUỶ ÃLAVAKA Toàn Không    Một thời đức Phật du hóa tại thành Ãlavi, khi ấy có một con...

Hãy Buông Bỏ Cuộc Đời Này Trong Tâm Bạn

Hãy buông bỏ cuộc đời này trong tâm bạn

Đây chân dung đặc biệt của A-đề-sa có nguồn gốc từ một tu viện ở Tây Tạng Kadam và được tặng cho Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York...

Pháp Lục Hòa

Pháp Lục hòa

1. Thân hòa cộng trụ, là trên phương diện sinh hoạt hằng ngày trong một tổ chức, chúng ta cùng sống...

Bốn Dấu Ấn Của Phật Pháp

Bốn Dấu Ấn Của Phật Pháp

BỐN DẤU ẤN CỦA PHẬT PHÁP Trích trong quyển sách: CHUYỂN HÓA TÂM (Phát khởi Tâm Từ Bi) của Đạt...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 17) Pháp Sư Tịnh Không   Thứ tư, Phật dạy “Bất phú hà...

“Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

“Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nghĩ Về Hệ Thống Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam – Thích Nhật Từ

1. Giáo dục Phật giáo là gì? Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoa...

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

NHÂN DUYÊN PHÁT KHỞI NIỆM PHẬT Tác giả: Pháp Sư Viên Anh Thích Nguyên Anh biên dịch Đại sư Liên...

Giới Luật – Cơ Sở Của Đạo Đức Phật Giáo

Giới Luật – Cơ Sở Của Đạo Đức Phật Giáo

GIỚI LUẬT - CƠ SỞ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁOThích Viên Giác Mục tiêu của đạo đức: Các tiêu chuẩn...

Thấy Biết Đúng Như Thật

Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2564 – Dương Lịch 2020 Sài Gòn-Huế-Hà Nội

1 Tuyển tập hương pháp mùa xuân

Lược Giải Kinh A Di Đà

Thật vậy sao?

Gieo trồng hạnh phúc: Cẩm nang thiền cho bất cứ ai

Đức Phật Và Qủy Ãlavaka

Hãy buông bỏ cuộc đời này trong tâm bạn

Pháp Lục hòa

Bốn Dấu Ấn Của Phật Pháp

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

“Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nghĩ Về Hệ Thống Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam – Thích Nhật Từ

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

Giới Luật – Cơ Sở Của Đạo Đức Phật Giáo

Tin mới nhận

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Trong tâm có Phật

Học lời dạy của Phật về vô thường

Học Phật tâm Phật

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Đem Phật vào tâm

Người con đức Phật

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Vì sao con người làm khổ nhau?

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Tin mới nhận

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Luận Đề Về Vấn Đề Phóng Sinh

Những Hình Ảnh Đẹp Bên Lề Đại Lễ Vesak 2014

Những Pho Tượng Phật Ở Afghanistan

Vesak 2014: Chùm Ảnh Không Khí Hân Hoan Chào Mừng Vesak 2014

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Raimundo

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Đồng Tính Luyến Ái Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản Dharmachari Jñanavira – Talawas Lược Dịch

Kinh Vua A Xà Thế – Quyển Thượng

Nối Lại Dòng Thiền Của Đức Phật Và Chư Tổ Tại Việt Nam

Ước nguyện quá khứ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Cách sống của người Phật giáo để đối phó với cơn đại dịch Coronavirus

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Đạo Từ Của Trưởng Lão Hòa Hòa Thượng Thích Chơn Thành (song ngữ)

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Từ Bi Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

Bàn Về Tự Do

Những Câu Chuyện Đức Hạnh Phụ Nữ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (3)

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Kinh Kalama Anh – Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Những Sứ Giả Cõi Trời, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Tin mới nhận

Tin Sâu Pháp Môn Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Niệm Phật Tâm Địa Công Phu – Pháp Sư Tịnh Không

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese