DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH
NỘI
DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 04
BẬC
ĐẠI TU HÀNH CÓ THỂ GIẢI TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG
CHO
CHÚNG SINH ĐƯỢC KHÔNG?
(Nghe
audio bấm vào hàng chữ này)
Thưa
quý thính giả,
Trong
chương trình truyền thanh kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu
bài pháp ngắn gọn về hai câu hỏi được đặt ra: (Thứ
1) Đức Phật đã dạy về đề tài nào và (Thứ 2) Đức Phật
đã dạy đặc biệt điều gì? Trong chương trình hôm
nay, chúng tôi mời quý vị, mời các bạn nghe một câu hỏi
khác với lời giải đáp ngắn gọn của Tỳ Kheo Phật Lệ. Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu một bài pháp ngắn khác
của Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm, với chủ đề là các
bậc đại tu hành có thể giải trừ nghiệp chướng cho chúng
sinh được không.
Thưa
quý vị, thưa các bạn:
Nếu
một người ngoại quốc hỏi bạn: “Xin nói ngắn gọn,
thông điệp của Phật giáo là gì?”
Bạn
có thể đáp ngay bằng lời nói ngắn gọn của Đức Phật
như sau: “Chẳng có chi để chụp nắm và bám níu vào
cả.”
Lời
Phật, “Chẳng có chi để chụp nắm và bám níu vào cả” là
là một câu cách ngôn, ngay trong tầm tay của ta, đâu cần
mất thêm thời giờ đi tra cứu trong Tam Tạng Kinh Điển, (tức
là các lời dạy về Giáo pháp được ghi chép lại), vì câu
ngắn gọn ấy nói lên đầy đủ và rõ ràng. Trong tất cả
các bản Kinh, trong toàn thể Giáo pháp, nhiều đến tám vạn
bốn ngàn đề tài, tất cả đều có thể tóm gọn trong một
câu duy nhứt: “Chẳng có chi để chụp nắm và bám níu vào
cả.” Câu ấy dạy ta rằng hễ chụp nắm sự vật và bám
níu vào chúng là đau khổ. Một khi đã hiểu rõ được
lời nói ấy, thì có thể bảo là đã biết tất cả các lời
Phật đã thốt ra, toàn bộ tám vạn bốn ngàn Pháp môn. Và
hễ đem câu ấy ra thực hành, đó là đang thi hành trọn vẹn
Giáo pháp, trong mọi giai đoạn và dưới mọi hình thức.
Lý
do vì sao một người thất bại trong việc giữ gìn giới cấm,
chính là vì y đã chụp nắm và bám níu vào sự vật. Nếu
y biết tự kềm chế chẳng chụp nắm và chẳng bám níu vào
bất cứ sự vật chi và dẹp đuợc sự thèm khát cùng sự
oán ghét, thì y chẳng thể nào phạm vào giới được. Lý
do vì sao tâm trí một người lại luôn xao lãng và chẳng định
tâm được, là vì y đang chụp nắm và bám níu vào một điều
gì. Lý do vì sao một người còn thiếu trí huệ cũng giống
như vậy. Một khi anh ta đã biết tập tánh buông bỏ chẳng
chụp nắm nữa, liền đó anh tiến theo Con Đường Chánh Đạo,
đạt được Quả vị và cuối cùng chứng đắc Niết bàn.
Khi
được yêu cầu tóm tắt giáo pháp của Ngài trong một câu
ngắn, Đức Phật đã đáp: “Chẳng có chi để chụp nắm và
bám níu vào cả.”
Vậy
câu hỏi kế tiếp là “Làm thế nào để thực hành việc
chẳng chụp nắm và chẳng bám níu?”
Khi
bạn gặp một người ngoại quốc hỏi, bằng cách nào mà
thực hành được việc chẳng chụp nắm, thì bạn nên, một
lần nữa, đem câu nói của chính Đức Phật ra mà trả lời.
Khỏi cần đưa ý kiên riêng của chúng ta ra. Đức Phật dạy
thật đầy đủ như sau:
“Khi
mắt thấy một vật, chỉ thấy vật ấy. Khi tai nghe một tiếng,
chỉ nghe tiếng ấy. Khi mũi ngủi một mùi, chỉ ngửi mùi
ấy. Khi lưỡi nếm món gì, chỉ nếm món đó. Khi có cảm
xúc trên da hay trên thân, chỉ biết đến cảm xúc ấy. Và
khi một ý nghĩ, một đối tượng tâm linh, khởi lên trong
tâm, như một tư tưởng xấu chẳng hạn, chỉ biết tư tưởng
ấy.”
Tôi
xin hãy đọc trở lại lời dạy trên, để giúp những bạn
chưa từng nghe đến câu ấy. Khi nhìn thấy, chỉ có sự thấy
mà thôi. Nếu có thể được, khi đang thấy, chỉ thấy thôi;
khi nghe, chỉ nghe; khi ngửi mùi, chỉ ngửi mùi; khi nếm vị,
chỉ nếm; khi nhận một cảm giác trên da hay trên thân, chỉ
thể nghiệm cảm giác ấy; và khi một đối tượng tâm linh
khởi lên trong tâm thức, chỉ biết đang có đối tượng đó.
Điều nầy có nghĩa là chẳng nên để cho tư tưởng về thân
kiến (tức là ý nghĩ về ta) khởi lên. Đức Phật dạy, nếu
một người năng thực tập như thế, cái ta (tức là cái tự
ngã) chẳng thể nào khởi sanh được; rồi thì sự vắng mặt
của cái ta (tức là tự ngã) tức là sự chấm dứt đau khổ
“Nhìn
thấy một vật qua con mắt, chỉ thấy mà thôi.” Cần giải
thích thêm điều nầy. Khi có vật tiếp xúc với mắt, hãy
quan sát cùng nhận ra vật ấy và biết cần phải làm điều
gì khi thấy vật đó. Nhưng đừng để cho thương hay ghét,
chê hay khen khởi lên. Nếu bạn nổi lên thương, bạn sẽ
ham muốn vật đó. Nếu bạn để cho ghét nổi lên, bạn sẽ
muốn phá hủy nó. Như thế là hiện đang có mặt ở đó cả
người thương lẫn kẻ ghét. Đấy là điều được gọi là
cái Ta, cái Tự ngã. Theo con đường của cái Ta là đang đau
khổ và thất vọng.
Đức
Phật dạy: “Khi thấy, chỉ thấy. Khi nghe, chỉ nghe (…) Khi
nhận biết một đối tượng tâm linh, chỉ nhận biết nó.”
Hãy ngưng lại ngay đó, và trí huệ tự nhiên sẽ chuyển động.
Hãy chọn lấy lối đi đúng đắn và thích hợp. Đừng khai
sanh thêm “người thương” hay “kẻ ghét”, và tùng theo đó là
cái ý muốn hành động theo sự thương hay sự ghét, vì đấy
chính là sự khởi sanh ra cái tự ngã trong tâm. Một tâm tư
như thế trở nên náo động, chẳng được tự do. Tâm tư
ấy hoạt động chẳng có chút trí huệ nào cả.
Tại
sao ta lại chẳng nêu lên giới, định, huệ, tạo phước đức
hay bố thí liên quan đến một công đức đầy thắng quả
như thế? Các điểm ấy (giới, định, v.v.) là những trợ
duyên giúp cho hành giả, chớ chúng chẳng phải là cốt tủy
của Giáo Pháp, còn chưa phải là phần thiết yếu. Chúng ta
tạo phước đức, bố thí, giữ giới, tập định, và phát
triển trí huệ, chính là để trở thành người an định.
Khi đang thấy, chỉ thấy; khi đang nghe, chỉ nghe. Thực hiện
điều nầy, chúng ta trở thành an định. Chúng ta có được
sự an định, sự chẳng lay chuyển và thế quân bình. Mặc
dầu cảnh vật bên ngoài đến tiếp xúc với chúng ta hằng
ngày, dưới nhiều hình thức qua các nẻo của giác quan, cái
tự ngã (Ta) cũng chẳng sanh khởi ra được. Tạo phước đức,
bố thí là những phương cách để loại trừ cái Ta ra. Giữ
giới là phương thức giúp chúng ta làm chủ mà trị được
cái Ta, sự luyện tập định lực cũng có hiệu lực như thế.
Phát triển trí huệ dùng để tiêu diệt cái Ta. Nơi đây,
chúng ta chẳng bàn đến nhiều vấn đề khác nhau, chúng ta
chỉ nói đến một vấn đề khẩn cấp hằng ngày. Hằng ngày,
đôi mắt chúng ta nhìn thấy vật nầy, món nọ, tai chúng ta
nghe tiếng nọ, tiếng kia; mũi chúng ta ngửi mùi nầy, hương
nọ, và rồi cho chí đến sáu cửa của các giác quan. Chỉ
riêng có công phu thực tập nầy cũng đủ bao trùm hết mọi
công phu. Nó chính là bản chất, là tinh túy, của sự thực
hành Giáo pháp.
Nếu
có người ngoại quốc nào hỏi bạn, “Làm thế nào để
thực hành việc chẳng chụp nắm và chẳng bám níu?” xin hãy trả lời như vừa nói.
(Nhạc
Phật Giáo chuyển mục)
Thưa
quý thính giả, thưa các bạn,
Ban
Biên Tập chúng tôi nhận được thư của một đạo hữu hỏi
rằng các vị cao Tăng đức độ, các bậc đại tu hành,
đạo cao đức trọng có thể giải trừ nghiệp chướng cho
chúng sinh được không. Chúng tôi kính mời quý
vị và các bạn nghe lời giải đáp của Hoà Thượng Thích
Thánh Nghiêm như sau:
“Đúng
là có người nói như vậy, các bậc tu hành đạo cao đức
trọng có thể chịu quả báo thay cho chúng sinh. Thí dụ có
người nói, Lão Hòa Thượng Hư Vân gặp phải sự kiện Vân
Môn, bị đánh đập thương tích đầy mình, đến nỗi gần
chết, chính là đã chịu nạn thay cho tất cả mọi người
Trung Hoa trên đại lục. Lại có người nói, có những vị
đại Lạt Ma, lâm trọng bệnh, đau đớn đến chết là thay
cho toàn nhân loại mà tiêu trừ nghiệp ác. Lại có người
nói, có những bậc cao tăng tu khổ hạnh ngồi nhiều ngày
trong tuyết, ngồi phơi nắng dưới mặt trời hoặc nhờ người
khác dùng roi, gậy đánh đập nhục thân của mình, là để
cho số đông người sống được bình an, mạnh khỏe. Hiểu
như vậy hình như đúng mà thực là sai, không phải là sự
hiểu biết đúng đắn của Phật pháp. Phật giáo giảng lý
nhân quả áp dụng chung cho tất cả chúng sinh không phân biệt.
Mọi người tạo ra nghiệp riêng biệt, chỉ chịu báo riêng
biệt. Nhiều người tạo ra nghiệp chung tức cộng nghiệp
thì chịu quả báo chung được phúc báo. Thí dụ : Mọi người
đều ăn cơm thì mọi người đều no, không ăn thì đói.
Một
người ăn không thể làm cho nhiều người no. Một người
không ăn, không liên quan gì đến sự no đói của đại chúng.
Kinh Địa Tạng nói : “Cha con là người chí thân, đường đi
khác nhau, dù họ gặp nhau cũng không thay đổi cho nhau được”.
Sức
mạnh tu hành của các bậc cao tăng, đúng là có ảnh hưởng
đến người khác. Nơi nào có bậc cao tăng tu hành thì nơi
đó quần chúng được lợi, thời nào xuất hiện một đại
cao tăng thì quần chúng thời ấy được hỗ trợ nhiều. Đó
là sức mạnh cảm hóa của lời nói và việc làm của bậc
đại tu hành, là sức mạnh cảm ứng của bậc ấy, khiến
cho nhiều người bỏ ác làm lành, quỷ thần cũng che chở.
Đó cũng là phúc đức của dân chúng thời ấy nơi ấy cảm
ứng mà có cao tăng đại đức xuất hiện, chứ không phải
bậc cao tăng tiêu trừ nghiệp chướng thay cho chúng sinh.
Trong
trường hợp bậc đại tu hành lâm bệnh nặng hay gặp tai
nạn thì có hai khả năng : Một là bậc thánh thể hiện thành
tướng phàm phu, ứng xử giống như phàm phu chịu khổ nạn
để dễ dàng tiếp cận với phàm phu tác động đến phàm
phu. Hai là bản thân bậc đại tu hành đã tạo nghiệp nay
chịu báo. Ngay ở kiếp sống cuối cùng của Phật và A La
Hán cũng có thọ báo, huống hồ là bậc đại tu hành còn
ở giai đoạn phàm phu nói chung. Có trường hợp do bậc cao
tăng tinh tấn tu hành khiến các loài Ma Vương khiếp sợ hay
là các oan gia cũ, những chủ nợ cũ tái sinh làm quỷ thần,
lo sợ bậc đại tu hành sau khi rời khỏi sinh tử sẽ không
còn phải trả nợ cũ nữa. Do đó mà chúng gây bệnh tật
hiểm nghèo, giáng tai họa lớn vào đầu bậc đại tu hành.
Lại có trường hợp do nghiệp ác tạo ra từ trước đáng
lẽ nên chuyển nghiệp, không phải đọa ba đường ác, nhưng
nhờ công phu tu hành cho nên chuyển nghiệp, không phải đọa
cõi ác, mà chỉ phải trả nợ bằng một vài bất hạnh ở
cõi người, gọi là phạm tội chịu quả báo nhẹ. Cho nên
bậc đại cao tăng gặp tai nạn hay bất hạnh, là hiện tượng
tốt, không phải là tiêu trừ nghiệp ác thay cho chúng sinh.
Quan
niệm bậc thánh chịu tội thay cho chúng sinh là tư tưởng
mượn của tôn giáo thần quyền. Tỉ dụ : Chúa Giê-Su vì
để chuộc tội cho loài người mà phải chết trên thánh giá.
Trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, người ta tin rằng các vị
Bồ Tát có thể tiêu trừ nghiệp chướng hộ cho chúng sinh,
tin rằng đức Phật Dược Sư có quyền năng “kéo dài tuổi
thọ, tiêu sạch tai ương” hoặc cho rằng Bồ Tát Địa Tạng
vào địa ngục để cứu độ chúng sinh. Lại có người vì
để tiêu trừ tai họa, kéo dài tuổi thọ cho cha mẹ và họ
hàng thân thích mà phát nguyện ăn chay, xuất gia, tự mình
xin giảm thọ. Những việc làm như vậy tuy xuất phát từ
lòng tốt trong sáng nhưng đều không phù hợp với luật nhân
quả của nhà Phật.
Có
người cho rằng, người tu hành có thể giúp người khác tiêu
nghiệp, trị bệnh, đuổi tà xua quỷ; trong nhân gian người
ta vốn tin như vậy. Nhưng Phật giáo cho rằng, một khi nghiệp
tạo ra được xác định rồi, chín muồi rồi thì nhất định
phải chịu quả báo, không tránh khỏi được. Tuy sức mạnh
niềm tin tôn giáo của dân gian có thể có công hiệu nào đó,
nhưng không thể giải quyết vấn đề một cách căn bản.
Ban
Biên Tập
Discussion about this post