PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giải mã GMH (gross national happiness) – bài học thứ nhất từ Bhutan

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Hôm nay 20 tháng 3 là “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” Ngày lễ quốc tế này đã được ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới và với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người người trên trái đất.  Nhân dịp kỷ niệm ngày này, chúng tôi xin giới thiệu một loạt các bài viết liên quan đến hạnh phúc.

GIẢI MÃ GNH (Gross National Happiness) –
BÀI HỌC THỨ NHẤT TỪ BHUTAN

Nguyên Cẩn

Giai-Ma-GnhLỜI NGƯỜI VIẾT:

Trong tạp chí VHPG số 36, có bài “Chỉ số về Hạnh phúc” do dịch giả Hồng Châu lược dịch theo Mandala đề cập đến GNH (Gross Nationgal Happiness) – Tổng hạnh phúc quốc gia, một khái niệm được Quốc vương của Bhutan , ngài Jigme Singye Wangchuk đưa ra, bắt nguồn từ quan điểm nhà Phật cho rằng mục đích tối hậu của con người là hạnh phúc nội sinh…

Tại Thái Lan , trong hai ngày 18&19 -7-2007, các quan chức và học giả quốc tế nhóm họp tại Bangkok nhằm thảo luận liệu thành công về kinh tế có phải là thước đo hoàn chỉnh để đo lường hạnh phúc của người dân hay không? Dự kiến Hội nghị quốc tế GNH lần thứ 3 sẽ diễn ra tại Thái Lan  vào tháng 11 tới sau khi đã diễn tại Bhutan và Canada.

Bằng cách nào mà người ta có thể nâng cao hạnh phúc của cả một đất nước?.

Và sự thịnh vượng kinh tế phải chăng là tiêu chuẩn duy nhất đem lại chất lượng cho cuộc sống vật chất và tinh thần của chúng ta? Đâu là những nhân tố chính để xây dựng hạnh phúc và trong trường hợp Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì để đẩy xa những trở ngại trong việc đi tìm hạnh phúc.

Quyền mưu cầu hạnh phúc

Jeferson và sau này Hồ Chủ tịch trong những tuyên ngôn của mình đã khẳng định quyền mưu cầu hạnh phúc (the right to pursue happiness) là quyền do tạo hóa ban cho tất cả mọi người và họ đều bình đẳng về cơ hội. Thế nhưng, quyền ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà phải được xây dựng trên những định chế, những khuôn khổ  luật pháp công minh, trên nền tảng kinh tế xã hội phát triển, chứ không đơn thuần là những khẩu hiệu. Nó trở thành nhân tố chủ đạo trong những quyết định kinh tế chính trị chiến lược ở Bhutan cũng như những nước khác. Nói như Dasho Meghraj Gurung, “Quốc vương tin tưởng rằng mục tiêu cuối cùng  của chính quyền là vun đắp hạnh phúc cho toàn dân. Chính xuất phát từ niềm tin này mà ngài đã khẳng định rằng “Tổng hạnh phúc quốc gia còn quan trọng hơn Tổng sản phẩm quốc gia (GNP), do hạnh phúc luôn được xem là ưu tiên hàng đầu trên cả sự phồn vinh kinh tế trong quá trình phát triển đất nước”.

Những yếu tố chính tạo nên hạnh phúc

Qua kinh nghiệm của Bhutan, người ta đã xác lập được 4 trụ cột tạo nên hạnh phúc: phát triển kinh tế hài hòa, quản trị hành chính hiệu quả, thúc đẩy văn hóa, bảo vệ môi trường.

Trong phạm vi bài viết ngắn này, chúng ta thử xem xét 2 yếu tố chính và cần thiết:

Quản trị hành chính và thúc đẩy văn hóa.

Bài học thứ nhất: Nền hành chính hữu hiệu

Quan niệm về Nghiệp (Kama) – con người phải chịu trách nhiệm cá nhân cho những hành động của mình – từ lâu đã nằm sâu trong tâm thức người dân Bhutan, nhưng khái niệm trách nhiệm hành chính chỉ mới được đưa vào thực thi cùng với Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào đầu thập niê 1960. Từ đó đến nay, người ta không ngừng xây dựng hoàn chỉnh khái niệm trên nhất là trong khu vực hành chính công – và thậm chí định chế hóa cả việc trút bỏ muộn phiền và bất mãn của nhân dân. Theo tinh thần này, bất cứ thần dân nào cũng có thể tấu trình lên Quốc vương những bất mãn của mình. Điều này không những mở ra cho họ một con đường tiếp cận người lãnh đạo cao nhất để nêu lên những bất công oan ức mà còn là cách để những kẻ quan liêu, chuyên quyền ngần ngại khi đưa ra những quyết định không hợp lòng dân.

Những cơ chế thực thi trách nhiệm hành chính và tài chính:

Ở Bhutan, tất cả những quan chức trong ngành tài chính đều xuất thân từ Tsgogdu – (Quốc hội), và phân bổ đến các ban ngành trong bộ máy của nhà nước. chính quyền lập ra Cơ quan Kiểm toán Hoàng gia –(Royal Audit Authrority- RAA), một tổ chức tự trị , đứng đầu bởi ngài Tổng kiểm toán , người có quyền tuyệt đối xem xét, thâm nhập tất cả các hệ thống kiểm toàn và kiểm tra  mọi chứng từ liên quan. Cơ quan này ngăn chặn tất cả những khoản chi lãng phí, những dấu hiệu tham ô và vạch rõ trách nhiệm tài chính của từng bộ phận công chức. ngoài ra cón có Ủy ban Công cán Hoàng gia (Royal Civil Service Commission– RCSC), một tổ chức tự trị và độc lập được giao phó trách nhiệm xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách nhân sự, bổ nhiệm, thăng cấp, kỷ luật, khen thưởng, sự minh bạch trong hành vi đạo đức của công chức. Tất cả đều được minh định trong “Quy tắc Ứng xử đạo đức” dành cho tất cả cán bộ công chức.

Thường thì người ta có khuynh hướng xem xét các công chức  về mặt trách nhiệm và những vấn đề liên quan, ví dụ như tham nhũng và hối lộ. Nhưng sẽ là không công bằng nếu chỉ chú trọng đến phẩm chất trong sáng của cán bộ, mà không xét đến môi trường sống và làm việc của họ bởi lẽ mầm móng của hối lộ, mua chuộc còn tồn tại trong lòng những kẻ đang toan tính vận dụng luật pháp vì lợi ích cá nhân hay doanh nghiệp của mình. Thế nên, những giá trị mà nhà cầm quyền tôn vinh cũng sẽ phải là những giá trị  được cả xã hội đề cao trân trọng. Khái niệm “Hạnh phúc” và “Tổng”(Gross) phải được hiểu ở bình diện quốc gia. Hạnh phúc “là cứu cánh sau cùng của đời người. Tất cả mọi thứ khác đều chỉ là phương tiện nhằm đạt đến cứu cánh ấy” (Ngài Kyonppo Jigmi Thinley).

Nhìn lại VN, chúng ta cũng vẫn nêu cao lá cờ “hạnh phúc” trong mọi dự án, trên mỗi trang văn bản …Nhưng nền hành chính của chúng ta, nói theo một số nhà quan sát, vẫn chỉ “hành là …chính”(!) Dù có nhiều công uộc vận động cải cách hành chính nhưng chúng ta vẫn đang gặp phải một số vấn đề mà Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng trong một bài nhận định của mình đã tóm tắt như sau:

1) Lẫn lộn giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ: Ngay ở tầm hiến pháp, hành pháp và hành chính đã không được phân biệt rõ ràng: “Trong toàn bộ hệ thống, không có sự phân biệt rạch ròi đâu là quan chức hành pháp(chính trị) và đâu là quan chức hành chính (công chức)”. Và vì lẫn lộn chức năng nên các quan chức cấp cao cũng phải lao vào xử lý công việc sự vụ, tình thế, không tập trung xây dựng định chế quản lý vĩ mô.

Hệ quả của công việc bị ùn tắc. theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, mỗi năm cơ quan này phát hành 13,000 văn bản các loại. Chỉ xem xét và ký cũng mất rất nhiều thời gian (!). Tất cả những điều này dẫn đến khó khăn trong việc xây đội ngủ công chức hiệu năng, trung thực và khách quan.

2) Cơ chế giải quyết khiếu kiện kém hiệu quả

Các cơ quan nhà nước đang bị quá tải vì đơn thư tố cáo, khiếu nại tràn lan của người dân. Điều này cho thấy hoặc là các cơ quan hành chính có những quyết định gây thiệt hại cho người dân; hoặc là không giải quyết có hiệu quả những bức xúc của họ trong phạm vi địa phương hay cộng đồng mà họ đang sinh sống.

3) Vai trò hạn chế của người dân đối với cơ quan hành chính:

TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng: “Một bộ máy không do dân thì khó có lòng dân. Thế nhưng trong hệ thống của chúng ta, ngoài khiếu nại và tố cáo, người dân có rất ít cách thức khác cũng tác động lên việc đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, đánh giá công lao của các viên chức hành chính. Và điều này đã làm cho một số quan chức hành chính không sợ dân, thậm chí hống hách với dân”. (NSD- Thế sự – Một góc nhìn).

Trở lại với GNH, bài học không chỉ từ Bhutan mà ở một số nước như Singapore, sự minh bạch của hệ thống và ý thức trách nhiệm của quan chức trước khi nói đền lương tâm và chức nghiệp  là yếu tố tiên quyết để cởi bỏ bất công, cất đi gánh nặng muộn phiền trong cuộc sống. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước không sợ loạn, chỉ sợ lòng dân không yên. Nước không sợ nghèo, chỉ sợ chia không đều”. Muốn lòng dân yên, thì phải tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người cùng góp phần  xây nên hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả quan chức và nhân dân. Nói theo ngôn ngữ kinh văn thì: “Nội dung quốc độ ấy là thanh tịnh hay uế trược, tùy theo loại chúng sinh tồn tại trong đó…Vì lợi ích và sự an lạc của chúng sinh, Bồ tát cần làm sạch môi trường sống. Làm sạch môi trường sống là điều kiện tốt,  thuận duyên để chúng sinh tu tập và phát triển thiện căn như là gốc rễ của an lạc. Nhưng không thể làm sạch môi trường sống nếu không làm sạch tâm tư của chúng sinh (Tuệ Sỹ – Huyền thoại Duy-Ma-Cật).

Đấy cũng chính là nội dung cua phần kế tiếp hay chính là bài học thứ hai: Thúc đẩy văn hóa để kiến tạo hạnh phúc.

 

Nguyên Cẩn | Văn Hoá Phật Giáo số 39 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

TÌM HIỂU VỀ  TRÀO LƯU TỊNH ĐỘ TẠI VIỆT NAM THÍCH TÂM HẢIQua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín...

Một Cuộc Phỏng Vấn

Một Cuộc Phỏng Vấn

MỘT CUỘC PHỎNG VẤNMark MaGillDiệu Liên Lý Thu Linh (Dịch từ An Interview with Gehlek Rimpoche, Tricycle, Feb.2003). Ngài Gehlek...

Câu Chuyện Thứ Sáu: Bỏ Lại Trước Cổng Chùa

Câu chuyện thứ sáu: BỎ LẠI TRƯỚC CỔNG CHÙA

“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”   Câu chuyện thứ sáu: BỎ LẠI TRƯỚC CỔNG CHÙA                   Ông giáo...

Phục Hưng Phật Giáo Trong Xã Hội Hôm Nay

Phục hưng Phật giáo trong xã hội hôm nay

. Nhìn lại thực trạng hay trục lợi vì tiền bạc. Những thăng trầm của Phật giáo  trong lịch sử...

Hương Sen Vạn Đức

Hương Sen Vạn Đức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tôi Tu Theo Quán Thế Âm: Vô Sanh Pháp Nhẫn

Tôi Tu Theo Quán Thế Âm: Vô Sanh Pháp Nhẫn

TÔI TU THEO QUÁN THẾ ÂM: VÔ SANH PHÁP NHẪN PHỔ TẤN  1.      Dẩn nhập:                           ...

Từ, Bi, Hỷ, Xả Trong Kinh Pháp Cú

Từ, Bi, Hỷ, Xả Trong Kinh Pháp Cú

TỪ, BI, HỶ, XẢ trong KINH PHÁP CÚTâm Minh Ngô Tắng Giao        Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức...

Giấc Mơ Lớn Nhất Của Đời Anh Là Gì?

Giấc mơ lớn nhất của đời anh là gì?

GIẤC MƠ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI ANH LÀ GÌ?Thích Nhất Hạnh   Kính thưa đại chúng. Trong đời sống hàng...

Thông Điệp Của Đức Phật Vì Một Thế Giới Tươi Đẹp Hơn

Thông Điệp Của Đức Phật Vì Một Thế Giới Tươi Đẹp Hơn

THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT VÌ MỘT THẾ GIỚI TƯƠI ĐẸP HƠN(The Buddha’s message, for a better world)(Tác giả: Arjun...

Tổ Sư Thiền

Tổ Sư Thiền

TỔ SƯ THIỀN Thích Thông Phương I. TỔ SƯ THIỀN CÓ TỪ BAO GIỜ ? Thông thường, người nghiên cứu...

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

HƯỚNG DẪN ĐỌC KINH TRƯỜNG BỘ Thích Nhật Từ     I. TỔNG QUAN KINH TRƯỜNG BỘ Trường bộ Kinh...

Cuộc Cách Mạng Của Người Xuất Sĩ Trên Con Đường Sinh Tử

Cuộc cách mạng của người xuất sĩ trên con đường sinh tử

CUỘC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI XUẤT SĨ TRÊN CON ĐƯỜNG SINH TỬ Thích Tâm An Cách Mạng chính là sự...

Khổ Đau Mầu Nhiệm

KHỔ ĐAU MẦU NHIỆM khổ đau vốn từ tâm sinh ra cũng mà từ tâm diệt Thích Minh HạnhĐau Khổ:...

Tìm Hiểu Tánh Không

Tìm Hiểu Tánh Không

TÌM HIỂU TÁNH KHÔNGĐức Đạt-Lai Lạt-Ma(Hoang Phong chuyển ngữ) Lời giới thiệu: Bài chuyển ngữ dưới đây trích từ một...

Người Phật Tử Biết Cách Điều Hòa Thân Tâm

Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

NGƯỜI PHẬT TỬ BIẾT CÁCH ĐIỀU HÒA THÂN TÂMThích Đạt Ma Phổ Giác Thuở ấy Phật đang giáo hóa tại...

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

Một Cuộc Phỏng Vấn

Câu chuyện thứ sáu: BỎ LẠI TRƯỚC CỔNG CHÙA

Phục hưng Phật giáo trong xã hội hôm nay

Hương Sen Vạn Đức

Tôi Tu Theo Quán Thế Âm: Vô Sanh Pháp Nhẫn

Từ, Bi, Hỷ, Xả Trong Kinh Pháp Cú

Giấc mơ lớn nhất của đời anh là gì?

Thông Điệp Của Đức Phật Vì Một Thế Giới Tươi Đẹp Hơn

Tổ Sư Thiền

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Cuộc cách mạng của người xuất sĩ trên con đường sinh tử

Khổ Đau Mầu Nhiệm

Tìm Hiểu Tánh Không

Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Phật dạy lợi ích cho và nhận

Khái luận về tu tập

Phật là gì?

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Lễ Phật Đản ngày nay

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Đức Phật dạy thế nào là người đàn ông lý tưởng?

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Mọi giới đều niệm Phật

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Tin mới nhận

Chớ xem thường trẻ nhỏ

Trong tâm có Phật

Tịnh Độ Hoặc Vấn

Về thực hành chánh niệm

Có những sự tái sinh…

Đừng tàn hại sự sống

Nối Lại Dòng Thiền Của Đức Phật Và Chư Tổ Tại Việt Nam

Tà Sư Viện Ita Thinley Nguyên Thành Đối Xử Người Thân & Học Trò Như Thế Nào ?

Chùa Việt Nam Hải Ngoại

Sống chính niệm trong đại dịch virus Covid-19

Hòa Giải Với Dục Vọng: Rũ Bỏ Tham – Sân – Si

Tất cả chúng sinh là mẹ

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Khi Chính Quyền Làm “Du Lịch Tâm Linh”

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Vấn Đề Dinh Dưỡng Đối Với Các Nhà Sư Thái Lan Và Việt Nam Tâm Linh

Giới Sa Di Và Giới Sa Di Ni

Điểm Sách: Trật Tự Thế Giới Henry Kissinger – World Order

Tấm bản đồ cho sự thành công

Tuyết Đông Một Niệm Di Đà

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Kinh Hạnh Phúc – Lộ Trình Tu Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Làm bạn với thiện

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Những bản kinh Phật cổ nhất

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Tin mới nhận

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 78)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Thông điệp của Niệm Phật tịnh độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận…

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

An Sĩ toàn thư – Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Hàng Ngàn Tăng Ni Phật Tử Cung Tiễn Nhục Thân Cố Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh Nhập Kim Quan

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 15)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese