PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Khất Thực Phi Pháp Và Khách Không Mời Mà Đến: Hiện Trạng Và Giải Pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Trong bài tham luận ngắn này, người viết giới thiệu khái quát về truyền thống khất thực như một pháp tu trong Phật giáo, thông qua đó phân tích hiện tượng khất thực phi pháp của những kẻ ăn xin giả dạng người tu, làm hoen ố truyền thống tâm linh của Phật giáo. Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận tệ nạn này. Đồng thời, đề nghị giải pháp ngăn chận tình trạng “khách không mời mà đến” làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của các ngày kỷ niệm tổ sư khai sáng các chùa và các lễ cúng dường trai tăng nói chung.


1. Khất thực: Bản chất và tình huống

Trước nhất cần phân biệt sự khác nhau giữa “ăn xin” và “khất thực.” Đối với những người vô gia cư và không có phương tiện sinh sống tự nuôi thân, ăn xin là sự mong cầu vật thực theo kiểu chén cơm túi áo. Ăn xin là ngửa tay xin tình thương của người khác để nuôi thân qua ngày. Đây là sự lựa chọn bất đắc dĩ khi hoàn cảnh éo le không làm cho người bất hạnh có sự chọn lựa khác tích cực hơn. Cảnh đời bất hạnh đã làm cho nhiều người trở thành vô gia cư, sống vất vưỡng nương vào lòng thương tưởng của người khác.

Cũng phát xuất từ động tác tiếp nhận vật thực, thuật ngữ “khất thực” trong Phật giáo không được hiểu là hành vi ăn xin, mà là một hành động tiếp nhận phẩm vật cúng dường với lòng thành kính của người gieo duyên với Tam Bảo.

Ăn xin và khất thực khác nhau ở chỗ, một bên “nài nỉ” và thậm chí “van xin” người khác “bố thí” cho chén cơm manh áo, và một bên thì lẳng lặng tiếp nhận “sự cúng dường” như một động tác gieo trồng hạt phước cho đời,
với thái độ thong dong và vô cầu.

Ngay trong ngày đầu tiên trở về thăm và thuyết pháp cho vua cha, đức Phật đã không ăn cơm tại cung điện. Ngài đã dẫn tăng đoàn 1250 vị đi từng bước chân thảnh thơi khắp các nẻo đường của Ca-tỳ-la-vệ. Sự kiện này đã làm cho vua Tịnh-phạn và các hoàng thân quốc thích bất bình, vì ngộ nhận rằng Phật đã mất thể diện quốc vương và truyền thống Sát-đế-lợi của dòng họ Gotama. Đức Phật đã giải thích rằng khất thực không phải là xin ăn, mà là phương pháp giáo hoá tha nhân rất hiệu quả. Đây là sự hành trì truyền thống của chư Phật, nhằm thiết lập cơ hội giáo hoá trong lòng cuộc đời, thông qua những bước chân thảnh thơi và tâm an lạc của những vị tỳ-kheo thanh cao thoát tục.

Khất thực được xem là pháp hành trì quan trọng, có truyền thống từ chư Phật quá khứ, đang được tiếp nối ở hiện tại và sẽ được truyền thừa ở tương lai.[1] Bản thân đức Phật kể từ ngày giáo hoá đầu tiên đã hành trì pháp khất thực cho đến ngày cuối cùng trước khi vô dư niết-bàn.

Một trong những định nghĩa quan trọng của “khất thực” được sử dụng trong truyền thống Đại thừa là “thượng khất chư Phật chi pháp, hạ khất chúng sinh chi thực” – trên là xin và tiếp nhận chánh pháp của chư Phật, dưới là tiếp nhận sự cúng dường của người phát tâm.” Theo định nghĩa này, khất thực không có nghĩa đơn thuần là tiếp nhận phẩm vật thuộc về vật chất, mà quan trọng hơn là tiếp nhận sự truyền trao chánh pháp và tâm tông giác ngộ. Nói cách khác, nếu trong hành động khất thực, người tu sĩ chỉ tiếp nhận phẩm vật gieo duyên cúng dường thì việc hành khất đó có thể trở nên phiến diện và chưa đủ nghĩa. Ý nghĩa biểu tượng của vế đầu của hai câu kệ ám chỉ rằng tất cả tu sĩ Phật giáo vận dụng truyền thống khất thực để tu tập và chuyển hoá thân tâm trong từng bước chân hoằng hoá và gieo duyên với cuộc đời.

Ngoài một số tình huống ngoại lệ, tất cả những người xuất gia cần phải thực hành hạnh khất thực như một pháp tu hiệu quả. Các trường hợp ngoại lệ không nên khất thực bao gồm: a) suốt ba tháng an cư, b) Trong phạm vi các khu vực nguy hiểm đến tính mạng như nơi có chiến tranh, thú dữ và giặc cướp. Việc hành khất trong thời gian này không thuận lợi do vì sự trở ngại của mùa mưa. Quan trọng hơn, suốt thời gian ba tháng an cư, tất cả các hành giả cần hội họp một trú xứ để thăng tiến tâm linh sau chín tháng làm Phật sự và dấn thân. Đối với khu vực nguy hiểm, việc hành khất trở nên vô nghĩa vì đối tượng hoá độ ở đây không có.

Nói cách khác, khất thực là để có cơ hội tiếp xúc và hoá duyên quần chúng. Đạo Phật thời Phật và đạo Phật nguyên thuỷ phát triển mạnh là nhờ vào truyền thống khất thực này. Hình ảnh các nhà sư với ba y và một bình bát thanh cao thoát tục đã làm cho quần chúng biết đến sức sống tâm linh của người tu. Hoá độ trong trường hợp này còn được gọi là thân giáo.


2. Khất thực là một pháp tu

Bên cạnh việc tăng cường thể lực và sức khoẻ cho tu tập,[2] khất thực trong Phật giáo còn được xem là một trong những phương tiện để thực hiện hạnh “hiện pháp lạc trú” nhằm trải nghiệm sự an lạc hạnh phúc trong qua việc thiết lập chánh niệm trên từng bước chân hành khất. Nhờ phương pháp khất thực xa lìa sự xa hoa, người xuất gia có cơ hội thoát khỏi đời sống hưởng thụ các dục.[3] Một vị tỳ-kheo trẻ thời Phật khi được một thiên nhân dụ dỗ từ bỏ đời sống khất thực, để hưởng thụ các khoái lạc giác quan, đã trả lời rằng: “Không hưởng thụ, ta sống khất thực/ Hành khất thực không uổng phí thời gian.”[4] Thiết lập chánh niệm trong khất thực là cách loại bỏ nỗi khổ niềm đau. Việc làm như vậy chẳng những không uổng ích thời gian, mà còn làm cho thời gian tu tập trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.

Ngài Ca-diếp, người anh cả của giáo đoàn thời Phật, nổi tiếng là nhà khổ hạnh, khi được hỏi về giá trị của khất thực đã xác quyết rằng sống hạnh khất thực sẽ giúp hành giả chuyển hoá lòng tham đắm, thấy sự nguy hại trong các dục và không rơi vào tình huống phạm tội, nhờ đó, hướng đến đời sống trí tuệ. Nhờ hành khất thực, người xuất gia sống trong hạnh phúc của viễn ly.[5] Ngài đã cảm tác bài thơ nói về bản chất của khất thực như sau:[6]

Mỗi buổi sáng ôm bình đi khất thực.
Độ tín thí không phân chia sang cực.
Được vật ngon hay được vật thô sơ.
Ăn để sống tu cuộc đời trong sạch!

Của bá tánh không nhận nhiều giữ cất,
Qua ngày mai hay lưu lại về sau.
Từng miếng cơm nhai tâm tịnh nguyện cầu,
Cho nhân loại trầm luân mau thoát khổ!

Mục đích của khất thực là nhằm thực hiện lối sống xa lánh hai cực đoan: hưởng thụ thái quá và khổ hạnh ép xác. Theo Kinh An Lạc, thực hành khất thực mang lại nhiều lợi ích sau đây: a) Chuyển hoá lòng kiêu mạn, b) Nuôi lớn tâm tuỳ hỷ và hành xả, c) trừ diệt lòng tham đắm, d) gieo phước cho chúng sinh.

Trong bài kinh
Khất Thực Thanh Tịnh[7] đức Phật đã dạy về phương pháp khất thực thanh tịnh, theo truyền thống của chư Phật. Khất thực thanh tịnh là cách thức thiết lập sự an trú vào “không tánh” trong từng bước chân trên cuộc đời và đặc biệt là trong lúc tiếp nhận phẩm vật hiến tặng của tha nhân. Trên đường khất thực, vị xuất gia phải xây dựng chánh niệm khi các giác quan tiếp xúc với các đối tượng của chúng, không để cho thái độ tham đắm, sân hận và si mê khởi lên trong tâm. Vị hành giả khất thực phải tận dụng cơ hội để làm phát sanh tâm hoan hỷ với đời sống giản đơn nhưng thanh cao, ngày đêm tu học các pháp thánh, từ bỏ một cách vĩnh viễn năm dục lạc có khả năng làm cho hành giả đắm chìm trong khoái lạc giác quan. Với những bước chân thảnh thơi trên những nơi thành thị, làng xã, tụ lạc, hay những cánh đồng, vị tỳ-kheo khất thực tháo gỡ được năm trói buộc tâm, thấu rõ được bản chất chấp thủ năm nhóm nhân thể (năm thủ uẩn), tu tập hoàn thiện 37 phẩm trợ đạo, đầy đủ chỉ và quán, chứng đạt được giác ngộ ngay trong hiện tại.


3. Khất thực phi pháp: ngươi là ai?

Đối tượng khất thực phi pháp không ai khác hơn là những người vô gia cư nghèo khó, giả dạng người tu, với chiếc y giải thoát trên thân, khai thác niềm tin tôn giáo của quần chúng Phật tử, làm việc quyên góp tiền bạc, mưu cầu lợi ích bản thân, làm hoen ố hình ảnh thanh cao và thoát tục của Phật giáo. Nhiều Phật tử nhẹ dạ đã bị những vị khách không mời mà đến này vơ vét sạch sành sanh tiền tài, dưới hình thức của sự cúng dường.

Kẻ khất thực phi pháp thường ăn mặc lôi thôi, không đúng cách đắp y của người xuất gia, tâm và tướng không tương dung, với những bước đi thiếu sự quan sát giác quan và chánh niệm. Họ đặt may hoặc mua y may sẳn ở những tiệm bán trang phục người tu. Họ khoác chiếc y tại các nhà vệ sinh công cộng, gần các khu vực chợ. Họ bén mãng những nơi đông đúc, có kẻ qua người lại để chìa bát xin tiền, như những kẻ ăn xin chuyên nghiệp. Họ ngồi dọc theo các chùa bà, chùa ông, hoặc đi đứng trong khu vực chợ búa. Họ sẳn sàng gỏ cửa những gia đình giàu có, dưới hình thức của một kẻ bán nhang, để rồi lừa niềm tin và lừa tiền. Họ đi xin bất kể ngày hay đêm. Họ nhận tất cả, không loại trừ tiền bạc, vì mục đích chính của họ vừa là thực phẩm vừa là tiền.


4. Khất thực phi pháp: dây tùm gửi trên cây bồ-đề

Có hai loại khất thực phi pháp. Loại thứ nhất chỉ chung cho giới xuất gia thực hành hạnh khất thực không đúng với tinh thần thanh tịnh được đức Phật quy định như sau:

a) Khất thực bình đẳng, không phân biệt và không chọn lựa sang hèn.

b) Không dừng quá lâu ở nhà này, và quá ngắn với nhà khác; theo thứ tự khất thực.

c) Với tâm trang nghiêm định tĩnh, thiết lập chánh niệm trong từng bước chân từ tốn, nhẹ nhàng và thanh thoát.

d) Mắt không được ngó nghiêng trái phải, đặt niệm ở tầm mắt trong vòng 4 bước chân đi.

e) Không nhận tiền bạc, không được nhận quá đầy bát.

f) Không được đi sau giờ ngọ, g) Nhận vật thực để nuôi thân, gắn liền với hạnh hoá độ tha nhân trong tương tác.

Những người xuất gia bị tha hoá, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, khi hành khất thực đã bị dính mắc vào hưởng thụ, vướng víu chỗ này hay chỗ kia, hãnh diện trong hưởng thụ, khi so sánh với người khác, rơi vào bất hạnh lớn. Những người như vậy đều được gọi là kẻ khất thực phi pháp.[8]

Loại khất thực phi pháp thứ hai không thuộc nội bộ của giới xuất gia. Họ là những người đời, giả dạng người tu, lợi dụng vào sự tôn kính tăng bảo, làm việc phi pháp, quyên góp tiền bạc, làm thương tổn niềm tin chân chánh, nhất là làm cho người đời nhìn đạo Phật bằng một nhãn quan khinh miệt như những con mọt kinh tế, tạo ra gánh nặng cho xã hội.

Trong vòng mười năm trở lại đây, hiện tượng khất thực phi pháp đã làm chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo Việt Nam phải lo lắng. Nhiều ý kiến đã được đề xuất nhằm ngăn chận hiện tượng tùm gởi này, nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm, ngược lại có khả năng gia tăng. Một trong những giải pháp được Thành Hội Phật Giáo TP.HCM triển khai trong chiến dịch bài trừ nạn khất thực phi pháp là tiến hành thanh tra trong một thời gian nhất định. Nhưng rất tiếc, kế hoạch đó đã được đăng tải trên báo Giác Ngộ, vô tình đã bứt cây động rừng. Cho nên trong thời gian thanh tra, những kẻ khất thực phi pháp đã không xuất đầu lộ diện, cho đến khi chiến dịch hết hiệu lực ban hành. Bắt kẻ gian mà thông báo trước chẳng khác nào treo chuông trên cổ mèo, chuột sẽ mừng vì được thoát hiểm.

Nếu khất thực trong Phật giáo được sánh ví với cây bồ-đề, thì tình trạng lợi dụng chiếc áo nhà tu trong việc khất thực phi pháp của một số phần tử bất chánh, được ví như các dây tùm gửi, đã làm cho truyền thống này mất đi ý nghĩa xã hội, đạo đức và tâm linh.

Mặc dù các nỗ lực ngăn chận kẻ khất thực phi pháp là cần thiết, nhưng sẽ là một sai lầm nếu vì muốn bảo vệ “danh dự của hệ phái khất sĩ và Phật giáo Thượng Toạ Bộ Việt Nam” chúng ta đình chỉ truyền thống tốt đẹp này. Đừng vì những dây tùm gửi mà chặt bỏ toàn thân cây bồ-đề. Cũng như đừng vì hiện tượng tai nạn giao thông mà bỏ đi các phương tiện và các trục lộ giao thông. Vấn đề chính yếu là làm thế nào để truyền thống khất thực chân chánh và thanh tịnh được phục hoạt, để ảnh hưởng của đạo Phật đi vào cuộc đời.

Đất nước Thái Lan có số lượng Phật tử chiếm đại đa số. Đó là một quốc gia tôn thờ đạo Phật như quốc giáo. Trong gần hai năm qua, khi nội loạn và bạo động diễn ra ở miền Nam Thái, đặc biệt tỉnh Pattani, nơi đại đa số theo Hồi giáo cực đoan, các nhà sư khất thực trên đường phố đã trở thành một trong những đối tượng tấn công để gây khủng bố. Đứng trước tình trạng đó, thủ tướng và vua Thái Lan đã tuyên bố cho cảnh sát bảo vệ các nhà sư khất thực. Đứng trước hiểm hoạ khủng bố giữa làn tơ kẻ tóc của sống và chết, truyền thống khất thực vẫn một mực được duy trì, hẳn không phải không có lý do. Đây là bài học thiết thực, chúng ta có thể tham khảo.


5. Phương pháp ngăn chận nạn khất thực phi pháp

Đã qua rồi cái thời Nho giáo chụp mũ khất thực Phật giáo là con mọt của xã hội, dẫn đến phong trào “một ngày không làm một ngày không ăn”[9] của Phật giáo Trung Quốc; cũng đã qua rồi cái thời nhà nước quan niệm việc tu hành của tu sĩ Phật giáo là “hành nghề tôn giáo” và khất thực là cái nghề ăn bám xã hội, Giáo Hội Phật Giáo nên mạnh dạn phục hoạt lại truyền thống thánh chủng này, vì sự nhập thế của đạo Phật và vì sự lợi ích cho quần chúng.

Để duy trì và phát triển một truyền thống tâm linh trong Phật giáo, đồng thời để việc khất thực đúng với tinh thần giới luật của Phật, làm lợi lạc cho nhân quần và xã hội, trên cơ sở của những điều vừa trình bày, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận hiện tượng khất thực phi pháp như sau.

a) Giáo Hội Phật giáo nên khuyến khích các truyền thống Phật giáo thực hành hạnh khất sĩ, bằng chính sách và chủ trương cụ thể. Bảo vệ và hỗ trợ tích cực cho các hành giả khất thực chân chánh, bằng cách tuyên dương công đức.

b) Giáo Hội Phật giáo nên thành lập Ban Thanh Tra Khất Thực ở cấp Tỉnh Thành và Quận Huyện. Ban Thanh Tra này sẽ thực hiện các chiến dịch thanh tra định kỳ ngắn hạn, nhằm giám sát và đình chỉ kịp thời các hành vi khất thực phi pháp của những kẻ lợi dụng.

c) Các hành giả khất thực phải được cấp phát Thẻ Khất Thực, có đóng dấu nỗi để tránh giả mạo. Các tự viện có hành giả khất thực phải đăng ký với Ban Đại Diện quận huyện. Ban Đại Diện gởi danh sách lên Ban Tăng Sự Thành Hội rồi chuyển qua Ban Thanh Tra Khất Thực duyệt và cấp phát thẻ khất thực. Khổ của Thẻ Khất Thực bằng với thẻ chứng minh nhân dân, có hình để nhận dạng, với các chi tiết: họ tên, pháp danh, tự viện cư trú, mã số thẻ. Mặc sau của Thẻ Khất Thực ghi rõ các tiêu chí khất thực được Phật dạy trong Luật tạng, để nhắc nhỡ hành giả khất thực làm tốt gương hạnh thanh cao này.

d) Các hành giả khất thực phải đeo Thẻ Khất Thực phía trước ngực để góp phần giúp Ban Thanh Tra Khất Thực và quần chúng nhận dạng được những kẻ khất thực giả, vốn không có thẻ. Ý thức về cách đeo thẻ như là một phương tiện nhận dạng người khất thực chân chánh, sẽ giúp cho công việc thanh tra và loại trừ kẻ giả mạo được kết quả cao hơn.

e) Thông qua chính sách của Giáo Hội và sự phối hợp giữa Giáo Hội và Nhà nước, Ban Thanh Tra Khất Thực cần được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đặc biệt là các cảnh sát giao thông trong việc phát hiện ra kẻ giả mạo do không có đeo Thẻ Khất Thực của Giáo Hội.

f) Áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với kẻ giả mạo, để răn đe và giáo dục kẻ xấu từ bỏ ý định lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng phong hoá Phật giáo và xã hội. Kẻ giả dạng tu sĩ khất thực phi pháp khi bị phát hiện cần được xử theo các khung hình phạt về tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản nhân dân, được quy định trong Luật Hình Sự hiện hành. Không nên xử lý dân sự, vì như vậy, kẻ lợi dụng sẽ không sợ và tiếp tục làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo.

g) Giáo Hội Phật giáo nên phối hợp với Đài Truyền Hình Thành Phố thực hiện các phóng sự về gương hạnh của các hành giả khất thực gương mẫu, để người dân hiểu rõ về truyền thống khất thực trong nhà Phật, song song việc cung cấp dữ liệu sống, giúp cho mọi người phân biệt được đâu là kẻ khất thực phi pháp và khất thực đúng chánh pháp.


6. Trai Tăng: Khách không mời mà đến

Thành ngữ “khách không mời mà đến” trong vòng mười năm qua được sử dụng trong Phật giáo, ám chỉ cho những vị tu sĩ “tân tăng” không có thiệp mời thỉnh, vẫn nghiễm nhiên đến dự trai tăng, nhân ngày giổ tổ hay khánh thành các ngôi chùa Phật giáo. Một thành ngữ khác, không mấy hay lắm, đã được sử dụng để chỉ cho khách không mời mà đến này là “Sư Tân-đầu-lô.” Tân-đầu-lô Phả-la-đoạ là vị A-la-hán thời Phật có duyên tạo phúc cho các gia chủ, nên thường được Tăng đoàn cử đi dự trai tăng tại các tư gia, đem lại sự hoan hỷ cho nhiều người. Những vị khách không mời mà đến này không xứng đáng một phần ngàn đức hạnh của ngài Tân-đầu-lô, do đó, không nên dùng từ “sư Tân-đầu-lô” để ám chỉ họ.

Nếu như hiện tượng “khất thực phi pháp” thuộc về những người giả sư, để xin tiền sống qua ngày đoạn tháng, làm ảnh hưởng thanh danh của Phật giáo, thì ngược lại, “khách không mời mà đến” phần lớn là những vị sư “bị biến chất,” ăn mặc thiếu trang nghiêm, chỉ biết nhận tiền bạc, chứ không làm bất cứ điều gì tạo ra phước báu cho người cúng dường. Trong số họ, có người ở trong các ngôi chùa không thuộc Giáo Hội, hoặc các ngôi theo truyền thống tân tăng, lập gia đình. Có người chỉ là người tu về hình thức, phẩm hạnh và đời sống hoàn toàn là người thế tục. Họ thường liên kết với nhau thành từng nhóm, có mặt ở các lễ trai tăng cũng theo nhóm, để tự chấn an bằng thế liên minh. Trong đãi của họ thường có sổ tay ghi chép ngày giổ và lễ quan trọng của các chùa trong Sài Gòn. Họ có điện thoại di động để nhắc nhỡ nhau về ngày trai tăng gần kề, để cùng đi và cùng hưởng. Trước đây, chỉ có các sư biến chất. Bây giờ có thêm hình thức các Sư cô tương tự. Có ngày, họ đi dự lễ trai tăng hai ba lần. Điều đau lòng hơn, phần lớn họ là những người không biết xấu hỗ, không có lòng hỗ thẹn, thích ăn trên ngồi trước, ở những chỗ ngồi dành cho hàng thượng toạ hoặc ni sư. Ôi, thật là nỗi ô nhục cho Phật giáo Việt Nam.

Điều đáng nói là họ có mặt ở bất kỳ chùa nào không có thái độ kháng cự dứt khoát và không tương nhượng với sự có mặt của họ. Người viết đã từng chứng kiến họ có mặt tại Tổ đình Ấn Quang, chùa Phổ Quang, Tân Bình, chùa Vĩnh Nghiêm quận 3 và nhiều ngôi chùa lớn khác. Ngay cả ngôi chùa sư tỷ của Thượng toạ Phó Thường Trực Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo Thành Phố, họ cũng chẳng từ!

Vấn đề đặt ra là, điều gì đã làm cho họ bạo dạn và mất hết lòng hỗ thẹn như vậy? Câu trả lời là những vị trụ trì của ngôi chùa được “khách không mời mà đến” này đến quấy nhiễu, đã không có biện pháp tích cực nào. Điều đáng nói hơn, vì hiểu lầm tinh thần cúng dường bình đẳng, các vị trụ trì đã cúng bao thơ cho khách không mời này, tạo điều kiện cho họ tiếp tục làm việc bất chánh.

Có ít nhất ba cách thức loại trừ khách không mời mà đến. Xin trình bày sơ lược như sau.

a) Phương pháp cấy đặt lòng hỗ thẹn: Trọng tâm của phương pháp này là dứt khoát và không tương nhượng với khách không mời mà đến. Các vị tri sự hay tri khách của các chùa phải mạnh dạn mời các vị khách không mời mà đến này ra khỏi phạm vi của chùa, nơi đang có lễ giổ và cúng dường trai tăng đang diễn ra. Sự “mời ra” phải được thực hiện trong tinh thần lịch sự, để không làm ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của buổi lễ. Sự mời về dứt khoát này sẽ làm họ ý thức về lòng xấu hỗ trước mặt mọi người, không dám tái hiện ở nơi đó trong những lần sau.

b) Phương pháp tạo ra sự lỗ lã: Nếu vì lòng từ bi, muốn bố thí không phân biệt, các vị có chức trách trong những ngôi chùa đang cúng dường trai tăng cần phải tách biệt các vị khách không mời mà đến này ra khỏi trai đường chính. Cho họ ngồi ở những nơi không quan trọng. Dứt khoát không cúng dường bao thơ, để họ hiểu được việc làm của họ không đúng, nhờ đó, hạn chế tình trạng lai vãng trong tương lai. Bằng mọi cách làm cho họ thấy được sự tiếp tục đến dự trăng tai mà không có được bao thơ này sẽ dẫn đến tình trạng lỗ tiền xăng dầu. Do vì sợ lỗ và bị lỗ, các vị khách không mời mà đến sẽ biến mất.

c) Phương pháp chống tái phát: Giáo Hội phải mạnh dạn xác quyết hiện tượng khách không mời mà đến gây ảnh hưởng xấu đến truyền cúng dường trai tăng, tu phước tạo đức và đền đáp ơn đức của các tổ sư. Áp dụng biện pháp chế tài đối với những vị khách không mời mà đến này, bằng cách phân tích tệ nạn của họ trên báo Giác Ngộ. Đảm bảo phương pháp này sẽ giải quyết vấn đề một cách dứt điểm và nhanh chóng, không còn tình trạng tái phát và giây dưa trong tương lai.

Trên đây là một vài ý tản mạn đối với hai tệ nạn đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trong Phật giáo. Nếu Ban Tăng Sự không dứt khoát chửa trị hai căn bệnh này, niềm tin quần chúng và xã hội về gương hạnh thoát tục của tu sĩ Phật giáo không còn nữa. Để trị liệu tệ nạn này, cách “chữa lửa” tạm thời chắc chắn không phải là giải pháp thích hợp. Kính mong chư tôn đức, bằng tuệ giác và lòng từ bi, sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu và dứt điểm.



[1]

Kinh Trường Bộ: http://buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Truongbo33.htm


[2]

Kinh Trung Bộ: http://buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Trungbo27-127-30.htm


[3]

Kinh Tương Ưng:

http://buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Tuong2-21.htm


[4]

Kinh Tương Ưng:

http://buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Tuong1-01.htm


[5]
Kinh Tương Ưng:
http://buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Tuong2-16.htm


[6]
Nguyễn Điều dịch: http://buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/038-Kasapa4.htm


[7]
Bài kinh 151 thuộc Kinh Trung Bộ.



[8]

Kinh Trung Bộ:
http://buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Tuong2-17.htm



[9]
Chủ trương của tổ Bách Trượng: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực.”

(Đạo Phật Ngày Nay)

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Mặt Trời Hồng Tỉnh Thức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ – Cẩm Nang Của Người Tu Thiền

Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ – Cẩm Nang Của Người Tu Thiền

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN NGUYÊN...

Hoa đào năm trước

Thử đọc xem: “... ở sau một bức tường thấp (...) ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm....

Mùa Phật Đản Nghĩ Về Định Thức Giáo Hóa Của Đức Phật Qua Các Nguồn Thư Tịch Khả Tín

Mùa Phật Đản Nghĩ Về Định Thức Giáo Hóa Của Đức Phật Qua Các Nguồn Thư Tịch Khả Tín

MÙA PHẬT ĐẢNNGHĨ VỀ ĐỊNH THỨC GIÁO HÓA CỦA ĐỨC PHẬTQUA CÁC NGUỒN THƯ TỊCH KHẢ TÍNChúc Phú Có một...

Lối Sống Vô Thần Và Mê Tín

Lối sống vô thần và mê tín

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Giáo Chính Tín

Phật Giáo Chính Tín

PHẬT GIÁO CHÍNH TÍNHòa Thượng Thích Thánh NghiêmPhân Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam dịchNhà xuất bản Phương Đông...

Câu Chuyện Thứ Bảy: Phỉ Báng

Câu chuyện thứ bảy: PHỈ BÁNG

“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”   Câu chuyện thứ bảy: PHỈ BÁNG               Một trung niên trí thức,...

Chú Bé Và Cây Táo Thần Tiên

Chú bé và cây táo thần tiên

CHÚ BÉ VÀ CÂY TÁO THẦN TIÊN Thích Đạt Ma Phổ Giác       Chuyện xưa kể rằng có một...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Kinh văn: “Hựu Hiền Hộ đẳng, thập lục Chánh Sĩ, sở vị Thiện Tư Duy Bồ-tát, Huệ Biện Tài Bồ-tát”.Phía...

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

TRANH ĐẤU BẤT BẠO ĐỘNGLý Nguyên DiệuĐể tưởng niệm ngày vị pháp vong thân của Hoà Thượng Thích Quảng Đức...

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Xin chia sẻ với các vị một câu chuyện con người chuyển kiếp thành súc sanh.Câu chuyện này kể về...

Làm Gì Trước Dịch Nghiệp

Làm gì trước dịch nghiệp

LÀM GÌ TRƯỚC DỊCH NGHIỆP   Điều ngự tử Tín Nghĩa   Báo số 100 vừa mới hoàn thành đến với...

Đi Tìm Sự Thật Vê Danh Hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật”

Đi Tìm Sự Thật Vê Danh Hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật”

ĐI TÌM SỰ THẬT VÊ DANH HIỆU“ĐẤU CHIẾN THẮNG PHẬT”TRONG HỒNG DANH BẢO SÁM VÀ TRUYỆN TÂY DU KÝNhuận Thiền...

Kinh Ưu Bà Tắc

KINH ƯU-BÀ-TẮC (128)Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật NiệmViệt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ Sài...

Khái Niệm Pháp (Dharma) Trong Phật Giáo

Khái Niệm Pháp (dharma) Trong Phật Giáo

Thuật ngữ pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là “duy trì, nắm giữ”; Pāli: dhamma; Tây...

Mặt Trời Hồng Tỉnh Thức

Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ – Cẩm Nang Của Người Tu Thiền

Hoa đào năm trước

Mùa Phật Đản Nghĩ Về Định Thức Giáo Hóa Của Đức Phật Qua Các Nguồn Thư Tịch Khả Tín

Lối sống vô thần và mê tín

Phật Giáo Chính Tín

Câu chuyện thứ bảy: PHỈ BÁNG

Chú bé và cây táo thần tiên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Làm gì trước dịch nghiệp

Đi Tìm Sự Thật Vê Danh Hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật”

Kinh Ưu Bà Tắc

Khái Niệm Pháp (dharma) Trong Phật Giáo

Tin mới nhận

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Đức Phật có phải là Thượng đế hay không?

Tình yêu của Phật

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Được gặp Đức Phật

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Phật dạy: Muốn phát tài hãy tránh sáu nghiệp gây tổn tài

Đức Phật đã dạy những gì?

Nhân quả không cố định

Chùa Cháy

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Thông báo vô cảm

Đường về minh triết

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn (song ngữ)

Trả Lời Câu Hỏi Cuộc Đời

Pháp Tu Căn Bản Của Phật Tử

Bức tranh “Chân Dung Trần Nhân Tông”

Hư Vọng Hải Triều Âm

Thiên Trúc Tiểu Du Ký – Thiện Phúc

Trái Đất Nóng Lên Là Một Đe Dọa Nghiêm Trọng Cho Môi Trường Tuệ Uyển Soạn Dịch

Những ân tình trong đời

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Tiếp Cận Các Nguồn Nghiên Cứu Phật Học Anh Ngữ

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (4)

Ngũ ngôn sau cơn bùng dịch

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Lòng tham con người vô bờ bến

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 25)

Phật Giáo Tại Miến Điện

Tin mới nhận

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Giải Nghĩa Kinh Kim Cang, Bát Nhã & 33 Bài Kệ Của Các Vị Tổ Ấn – Hoa

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 105)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

PHẬT NÓI KINH DIÊN /DUYÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

Phổ Môn Chú Giảng

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 09)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

Kinh Sunita-Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 27)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 37)

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 90)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

Niệm Phật Chỉ Nam

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 8)

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese