Ý NGHĨA, CÔNG NĂNG,
LỢI ÍCH HÀNH GIẢ TRÌ CHÚ ĐẠI BI
Trí Giải
Lời nói đầu:
A Di Đà Phật hàng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ
tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 đều theo
âm lịch.
Ngày 19/02 là vía Quán thế Âm Đản Sanh.
Ngày 19/06 là vía Quán thế Âm Thành Đạo.
Ngày 19/09 là vía Quán thế Âm Xuất Gia.
Ngày 19-09, tưởng niệm ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát. Trí Giải xin chia sẻ
vài điều về công năng diệu dụng lợi ích của Chú Đại Bi chia sẻ đến quý Phật tử
và bạn đọc gần xa
Chú Đại Bi được
rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi.
Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.
Định nghĩa từ Bồ Tát
-Bồ Tát: Nói cho đủ là: “Bồ Đề Tát Đỏa” tiếng
Phạn: Bodhisattva dịch nghĩa là “Giác hữu tình,” Bodhi=Giác, sattva=hữu tình.
Từ “Giác” nghĩa là Giác ngộ, giác tri, giác kiến…Hữu tình nghĩa là các loài có
tình thức do duyên hợp lại mà thành, “giác hữu tình” trên cầu Phật đạo để tự
giác, dưới hóa độ chúng sinh để giác tha. Lòng đại từ đại bi của Bồ tát phát
tâm nguyện cứu độ chúng sinh thoát khổ đau, đó là ý nghĩa danh từ Bồ Tát
Giải thích về Chú Đại Bi.
Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật
giáo đều chia làm hai phần: Phần hiển (Phần Kinh) và Phần mật (phần câu Chú).
Phần hiển: Là hiển bày ra ý
nghĩa và chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo đó áp
dụng tu tập, thì gọi là: “Tụng Kinh minh Phật chi lý,” để hiểu biết công năng
của câu kinh và câu chú gọi là phần hiển. Ví dụ: Kinh Bát Nhã phần hiển từ
“Quán tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã cho đến câu…..Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết”: phần
mật là phần câu chú: “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề.
Tát bà ha”
Kinh Lăng Nghiêm: phần tựa là từ “Diệu Trạm
Tổng….cho đến hết lời tựa là phần hiển còn phần mật là 5 đệ Lăng Nghiêm
Phần hiển: Chú Đại Bi “Thiên thủ thiên
nhãn vô ngại đại bi” câu Kinh này là phần hiển giải thích công năng và diệu
dụng của 84 câu Chú ở sau, để giúp hành giả hiểu mà hành trì cho đúng mới có
hiệu nghiệm.
Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần “câu
Chú” từ câu chú “tâm đà la ni cho đến câu 84. Ta bà ha” phần câu Chú là phần ẩn
nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu không
hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì.
Giải thích phần hiển:
“Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi”
Câu Kinh này là phần hiển muốn nói về Ngài
Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân thành Phật Chuẩn Đề có nghìn tay, nghìn mắt, trong
mỗi tay có một con mắt và mỗi tay cầm mỗi khí cụ khác nhau. Vì thế trong Phát
Bồ Đề Tâm Luận của Bồ tát Thiên
thân nói rằng: “Bồ tát phát
tâm lấy lòng từ bi làm đầu. Lòng đại từ của bồ tát vô lượng vô biên nên sự phát
tâm cũng vô lượng vô biên mênh mông như chúng sanh giới. Như hư không giới,
không chỗ nào là không cùng khắp, sự phát tâm của Bồ Tát cũng như thế, vô lượng
vô biên không có cùng tận” [1]
Trong Kinh Duy
Ma Cật đức Phật dạy rằng: “Người có trí
không nên so sánh với các hàng Bồ Tát. Biển sâu còn có thể dò được, chớ thiền định,
trí tuệ, tổng trì, biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát không thể đo lường được”
[2]
Như vậy mỗi bàn tay là biểu trưng cho công
hạnh của Bồ tát vào đời độ sinh với lòng Đại từ đại bi. Bởi vì chúng sinh căn
cơ không giống nhau, cho nên Ngài Quan Thế Âm hóa hiện ra nghìn tay (tức nghìn
muôn hạnh) phương tiện để độ sinh viên mãn, Bồ Tát có tâm đại từ đại bi nhưng cần
phải có đại trí tuệ, vì vậy mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, con mắt là
biểu trưng cho trí truệ, một nghìn con mắt biểu trưng cho đại trí tuệ
Nếu hành giả thực hành con đường Bồ Tát hạnh
vào đời độ sinh, chỉ có từ bi mà không có trí tuệ, khi gặp chướng duyên dễ bất
thối tâm bồ đề, và sự việc hoằng Pháp độ sinh sẽ gặp trở ngại
Ví dụ: Khi chúng ta thực hành Bồ Tát đạo vào
đời độ sinh thấy một người nghiện rượu, nghiện thuốc,..không có tiền mua uống
nằm than thở kêu rên. Bấy giờ chúng ta động lòng từ bi thương xót lấy tiền ra
để bố thí, để giúp họ vượt qua cơn nghiện. Như vậy, chúng ta có từ bi mà thiếu
trí tuệ, chúng ta đã giúp những người ấy, vô tình lại tạo thêm khổ đau vì rượu
là chất hại người, tai nạn làm mất hạnh phúc gia đình, rượu là nguyên nhân làm
mất đi hạt giống trí tuệ, vì thế trong giới thứ năm Sa Di giới cấm uống rượu,
đức Phật đã dạy, thà uống nước đồng sôi mà chết còn hơn uống ly rượu. Bởi vì
chúng ta uống nước đồng sôi mà chết còn giữ được hạt giống trí tuệ, còn chúng
ta uống rượu làm mất đi trí tuệ
Như vậy chúng ta hành Bồ Tát đạo múc đích cứu
độ chúng sinh, nhưng ngược lại gây hại đau khổ thêm cho chúng sinh và chúng ta
lại vi phạm tinh thần Bồ Tát giới, chẳng những tự mình không uống rượu còn cấm cấm
bán rượu: “Nếu Phật tử, tự
mình bán rượu, bảo người bán rượu: Nhân bán rượu, duyên bán rượu, cánh thức bán
rượu nghiệp bán rượu, tất cả rượu không được bán, rượu là nhơn duyên sanh tội lỗi.
Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sanh có trí huệ sáng suốt, mà trái
lại đem sự mê say điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba
la di tội.” [3]
Như vậy chúng ta hành Bồ Tát đạo vì lòng từ bi
cần phải có trí tuệ thì chúng ta không có gặp chướng ngại (vô = không, ngại =
chướng ngại)
“Bồ tát phát tâm bằng
cách thân cận thiện tri thức, cúng dường chư Phật, tu tập thiện căn, lập chí cầu
chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp khổ chịu nhẫn nhục được, từ bi thuần hậu,
thâm tâm bình đẳng, ưa thích pháp đại thừa, mong cầu được trí huệ Phật. Nếu ai
có đầy đủ mười điều nói trên mới có thể phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh
giác.” [4]
Bồ Tát phát tâm tu tập Vô thượng
Bồ đề lại cần có bốn duyên;
của tự thân; Ba là thương xót chúng
sanh; Bốn là cầu quả tối
thắng, tức quả Phật.”
Nhờ có bốn nhân duyên kia mà tâm bồ đề thêm kiên cố [5]
Trong Đại Trí Độ
Luận có nói “Bậc Bồ Tát luôn có tâm dõng mãnh bất thoái ở giữa chúng sinh
khởi đại bi tâm thành lập Đại thừa, thực hành đại đạo, thuyết Pháp phá trừ đại
tà kiến, đại phiền não, đại ái mạn, đại ngã tâm cho mình và hết thảy chúng sinh”
Đó là tâm “Đại Bi” của Bồ Tát thật bao la rộng lớn hạnh nguyện của Ngài vô cùng
tận. “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”
Vì thế trong Phổ
Môn phẩm 25 trong Kinh Pháp Hoa:
nam tử Có chúng sanh quốc độ xa gần Muốn cầu thân Phật độ dân Quán Âm liền hiện Phật thân hộ trì Cõi muốn được Bích Chi hóa độ Hiện Bích Chi vì đó giảng Kinh … … Vô Tận Ý! Quán Âm Bồ Tát, Thành tựu phần công đức oai linh Thần thông hiện các thân hình Dạo cùng khắp cõi độ sinh thoát nàn”
Bồ Tát hành Bồ tát
đạo dùng vô số phương tiện quyền xảo để phù hợp căn cơ của mỗi chúng sinh hóa
độ (thiên thủ = nghìn tay chỉ cho phương tiện, hay công hạnh) còn nghìn mắt là
chỉ cho Trí tuệ thậm thâm của Bồ Tát để thấu hiểu hết thảy các Pháp, độ tận hết
thảy chúng sinh. Nếu còn một chúng sinh đau khổ, Bồ Tát thệ nguyện không thành
Vô thượng Bồ đề như Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đã phát nguyện: “Địa ngục vị
không thệ bất thành Phật, chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề” Có nghĩa là
Địa ngục chưa trống không, tôi thề không thành Phật; chúng sanh độ hết rồi, tôi
mới chứng Bồ-đề. Khi đức Phật hỏi ngài Địa Tạng đã bạch Phật rằng: “con ở trong cõi đời xấu ác này độ sanh,
những vẫn cảm thấy an lạc như đang an trú trong cảnh giới Niết Bàn.”
Phẩm chất của Bồ Tát:
Tinh thần là Trí
tuệ (nghìn mắt),
Sức mạnh là Thiền
định,
Sắc thái Đại từ bi
(nghìn tay)
Bồ Tát có ba sắc
thái này thì hành Bồ Tát đạo đạt đến chỗ “vô ngại”
Khi vị Bồ Tát có
đại bi thì cũng đạt được đại trí tuệ (nghìn mắt nằm trong nghìn cánh tay.) Trí
tuệ và từ bi là hai diệu tánh của Bồ Tát Quan Thế Âm để độ sanh. Khi Ngài có
đầy đủ hai đức Đại bi, và Đại trí thì trên con đường độ sinh tùy theo căn cơ
của chúng sinh mà hóa độ viên mãn (vô ngại).
suốt tháng ngày, Tùy duyên phóng khoáng cõi trần ai, Rửa sạch lòng trần đầy nhiễm uế Cuộc đời chi sá bận tâm đâu” [6]
Đó là ý nghĩa: “Thiên
thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”
Hạnh Nguyện khác nhau của Bồ Tát:
lấy “Hạnh” để hóa
độ chúng sinh gọi là “Đại Hạnh” Phổ Hiền Bồ Tát
lấy “Nguyện” để độ
sinh như “Đại Nguyện” Địa Tạng Vương Bồ Tát
lấy “Đại Hùng”, “Đại
Lực” để làm động cơ thú đẩy độ sinh như “Đại Hùng”, “Đại Lực” Đại Thế Chí Bồ
Tát
Lấy “Trí làm yếu
chỉ như “Đại Trí” Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Lấy Đại Từ, Đại Bi
để hóa độ chúng sinh gọi “Đại Từ” “Đại Bi” Quan Thế Âm Bồ Tát
Hình Tướng khác nhau của Bồ Tát:
Hình tướng xuất gia: Ngài Địa Tạng
Vương Bồ Tát
Hình tướng tại gia: Phổ Hiền Bồ Tát,
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát. Hạnh nguyện của quý Ngài độ sinh ở
trần gian,
Tinh thần nhập thế nên hiện tướng tại
gia, để hòa vào thế gian độ sinh vì lòng từ bi. Hành động vị tha ấy trong Đại
Thừa gọi là: “Vô Công Dụng Hạnh-Anābhogacart) tức là hành động không dụng công
không vì mục đích tư lợi, chính vì lòng từ bi trí tuệ như thế giúp cho hàng Bồ
Tát có được tâm vô phân biệt. Hàng Bồ Tát tu diệt hết phiền não và đạt đến vô
sanh pháp nhẫn, đạt đến vô ngã, không còn chấp vào hình tướng, nên hình tướng
xuất gia hay tại gia, có tóc hay không có tóc điều đó không quan trọng (tóc = phiền
não)
Riêng Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát vì hạnh
nguyện độ chúng sinh ở Địa ngục, ở trong địa ngục không có Tam bảo, Chúng sinh
thọ quả báo đau khổ khi nhìn hình tướng Ngài Địa Tạng là hình tướng xuất gia
đầu tròn áo vuông, giúp cho phạm nhân khi nhìn Ngài để phát khởi tâm Bồ Đề,
giác ngộ nghiệp ác của mình đã tạo và quy hướng Tam bảo, phát lồ sám hối thoát
khỏi địa ngục.
Trong Phật giáo mục
đích duy nhất: “Duy tuệ thị nghiệp = lấy trí tuệ làm sự nghiệp” Tức là Văn Thù
Sư Lợi Bồ Tát: Đại trí biểu trưng cho sự nghiệp. Nhưng ít Phật tử nhắc đến Ngài
Văn Thù Sư Lợi, Ngài Thế Chí, Ngài Phổ Hiền. Bởi vì Phật tử chủ yếu tín ngưỡng
Ngài Quan Thế Âm và Ngài Địa Tạng. Bởi vì Đại hạnh, Đại Nguyện, Đại Lực hay Đại
Trí cũng đặt trên nền tảng là Đại Bi.
Đại bi là lẽ sống
là hạnh nguyện độ sinh, trái tim của Bồ tát đau quằng quại khi nhìn thấy chúng
sinh đau khổ biết bao tiếng rên xiết trong địa ngục, trong đêm trường sinh tử.
Vì vậy, chư vị Bồ tát hóa thân vào Địa Ngục để độ sinh như ngài Địa Tạng Vương
Bồ Tát vì lòng đại từ, đại bi không ngần ngại (vô ngại)
Hoặc như Ngài Quan
Thế Âm Bồ Tát hóa thân thành Tiêu Diện vào cảnh giới Ngã quỷ để độ chúng ma mà
không có một chút ngần ngại nào cả, cho nên Bồ Tát có 32 ứng hóa thân là để tùy
thuận chúng sinh mà hóa độ. Trái tim Bồ Tát luôn tuần hành nhịp nhàng, trong
sáng, thanh tịnh không vướng vào “tự ngã,” đạt đến sự vô phân biệt, không có
ranh giới, tâm từ bi ấy thể hiện tính bình đẳng giữa mọi người, như mặt trăng
không phân biệt quốc gia nào. Nó luôn vận hành liên tục để tỏa sáng trong đêm
trường. Đó là ý nghĩa câu Chú Đại Bi: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”
Phần Mật: Của Chú
Đại Bi từ câu: “Tâm đà la ni” cho đến câu 84.
“Ta bà ha” là phần ẩn nghĩa, hàng phàm phu không có hiểu được Phần này, chỉ có
chư Phật mới hiểu. Như vậy, phần hiển là để chúng ta hiểu nghĩa công dụng lợi
ích của Kinh, Chú mà hành trì. Còn phần mật hành trì để tâm chúng ta thanh tịnh
và an lạc (vô ngại) niệm Chú Đại Bi là đọc xưng danh hiệu của 84 vị Hộ Pháp Kim
Cang Thần hóa thân của ngài Quan Thế Âm Bồ Tát để đối trị tiêu diệt 84 phiền
não chướng tư hoặc và lậu hoặc. Tuy thần chú là những lời nói nhiệm mầu, bí mật
của chư Phật, chư Bồ Tát ta khó thể lãnh hội được nội dung, ý nghĩa. Nhưng phần
hiển là phần giúp hành giả hiểu rõ công năng và lợi ích cho việc hành trì Chú
Đại Bi.
Khi hành trì chú Đại Bi để đạt quả vị Vô thượng Bồ đề đòi hỏi
hành giả phải: Tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm đạt đến vô niệm, tâm chẳng
nhiễm trước, tâm không, tâm phải cung kính, tâm biết khiêm nhường, tâm không
tạp loạn, tâm không cố chấp, phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Công năng lợi ích hành trì Kinh,
Chú:
Ngài Tuyên Hóa dạy rằng: Người trì kinh, chú
sẽ được ba nghiệp thanh tịnh, khi ba nghiệp lắng đọng thì trí huệ sinh (nhân
định tức huệ) đồng Phật vãng Tây Phương
- Thân ngồi ngay thẳng
trước Phật là thân thanh tịnh - Miệng không nói dối,
không đùa giỡn là khẩu nghiệp thanh tịnh - Ý không tán loạn,
không phan duyên đó là ý nghiệp thanh tịnh
lặng trong Cho đến non cao nước cùng tận Rong chơi pháp giới khắp Tây Đông”
Niệm Kinh Chú mục đích nhiếp phục tam nghiệp hằng
thanh tịnh để trừ được ba ác nghiệp thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp
- Thân nghiệp gồm ba: (Không
sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm) - Khẩu nghiệp có bốn: (Không
nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt” - Ý nghiệp có ba: Tham,
sân, si.
Như vậy niệm Kinh, niệm Chú, niệm Phật cũng
đều mục đích như nhau để tam nghiệp hằng thanh tịnh. Khi tâm mình thanh tịnh
tức tâm bình, tâm bình tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh,” mây tan thì trăng tự nhiên hiển bày tỏa sáng.
Khi chúng ta niệm chú một cách nhất tâm thì sẽ
đoạn trừ được phiền não.
Kinh chú của Phật, tất cả mọi người có thể
trì, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng Kinh trì Chú người Phật tử cố gắng
giữ tam nghiệp thanh, giữ giới dứt các điều ác làm các việc lành mới được công
đức tốt đẹp, hành giả có thể áp dụng theo phương cách trì tụng Chú Đại Bi như
sau, tùy theo căn cơ mỗi người mà hành trì để có hiệu quả.
Cách trì Chú Đại Bi có nhiều cách:
*Tụng
nhanh, lớn tiếng, đọc rõ ràng, âm thanh trầm hùng, mục đích khỏi buồn ngủ tránh
giải đãi, tránh tâm tán loạn. Nhờ âm thanh trầm hùng đó tạo nên sự mầu nhiệm đánh
thức tâm Bồ đề của mình và những người xung quanh.
Cho nên khi tụng Chú Đại Bi trong Đại chúng,
bao giờ cái tâm của mình cũng phấn khởi, nghe mầu nhiệm hơn là tụng một mình. Cách
tụng này dễ dàng cho những người mới hành trì Chú Đại Bi
*Niệm
thầm: Chữ niệm được ghép hai chữ kim có nghĩa hiện tại, bây giờ. Nó được
nằm trên chữ tâm, như vậy chữ niệm là cái gì đó hiện diện nay trên một khoảnh
khắc của ý thức Phật giáo gọi là sát na, vì thế niệm thầm còn gọi là: “Duy niệm”
tức là niệm không ra tiếng, ngồi niệm bằng cách tư duy quán tưởng nhớ nghĩ từng
câu chú ngay lúc đó, cách niệm này rất khó cho những người mới tập niệm, dễ sinh
chán nản, buồn ngủ và giải đãi, tâm dễ tán loạn khó hành trì, cách niệm này
dành cho những vị hành trì lâu năm
Hai cách niệm trên là còn niệm tướng, còn thấy
người niệm và câu Chú Đại Bi để niệm, cách niệm này gọi là phương tiện niệm,
nhờ phương tiện niệm để đạt đến trạng thái tâm vô niệm, là xa lìa tất cả tướng,
không trụ vào bất kỳ hình tướng nào để tâm thanh tịnh, thì trí tuệ mới hiển
bày. Cũng giống như ngón tay chỉ mặt trăng, thấy mặt trăng rồi không cần ngón
tay chỉ nữa, tức dùng sự đạt lý, qua sông thì cần chiếc bè để qua, qua rồi
chúng ta không nên chấp chiếc bè, vì thế đức Phật dạy “Chư Tỳ-kheo,
Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ
lấy” (Trung
Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305).
Niệm vô niệm niệm đồng nghĩa vô
niệm tức là niệm, “vô niệm” có hai ý “vô tướng” và “vô trụ” vì thế Ngài Lục Tổ
Huệ Năng nói:
là nơi tướng mà lìa tướng Vô niệm là ngay nơi niệm mà lìa niệm Vô Trụ là bản tính của con người” [7]
Tức là hành giả đừng để tâm mình bị ô nhiễm
tức phan duyên theo “trần cảnh”* tức là ngay lúc niệm của mình thường lìa cách
cảnh, đừng để tâm mình lay động chạy theo trần cảnh, niệm là niệm bản thể của
tâm “Chân Như” đó là chơn niệm, quán tưởng kỳ danh’ quán tưởng 84 câu
chú Đại bi (niệm trong tâm), niệm mãi, niệm hoài đến khi trong óc, rồi trong tâm luôn
có niệm, nhưng về cơ thể thì ‘vô niệm.’ Khi đầy tâm rồi thì mỗi cử động của Tâm
đều là niệm (niệm nhập tâm) Thế là niệm đến chỗ vô niệm: thì bấy giờ đạt đến trạng
thái nhất tâm bất loạn. Đó là chơn niệm vậy
Như vậy, niệm
Chú Đại Bi là mình luôn luôn nhớ cái tâm đại từ, đại bi của mình là niệm (Phật
tính) trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, đều trong chánh niệm đều nghĩ đến
Phật, chúng ta không tạo nghiệp bất thiện như không sát sinh giết người hại vật,
không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham,
không sân, không si…thì chắc chắn trong cuộc sống của chúng luôn luôn an lạc,
không sợ hãi, không gặp chướng ngại (vô ngại).
Trí Giải
Chú thích:
[1] Phát Bồ Đề Tâm Luận: Phẩm thứ nhất Khuyến Phá. Bồ tát Thiên thân tạo, Pháp sư Cưu Ma La Thập
dịch Phạn văn ra Hán văn, HT Thích Trí Thủ dịch Hán văn ra Việt văn 1962
[2] Kinh Duy Ma Cật: Phẩm Bồ
Tát Hạnh. Đời Diêu Tần, ngài Tam tạng Pháp sư Cưu
Ma La Thập vưng chiếu dịch ra chữ Trung Hoa Dịch giả: Thích
Huệ Hưng
[3] Giới thứ
năm cấm bán rượu trong Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh
[4] [5] (xem giải thích 4 duyên trong Phát Bồ Đề Tâm
Luận: Phẩm thứ hai Phát tâm. Bồ
tát Thiên thân tạo, Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch Phạn văn ra Hán văn, HT Thích
Trí Thủ dịch Hán văn ra Việt văn 1962
[6] Chánh Pháp và Hạnh Phúc Thích Minh Châu, VNCPHVN, 1996
[7]
Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm Định Huệ 4:
無 相 於 相 而
離 相 。無 念 者 於 念 而 不 念。無 住 者。 人 之 本 性。 Vô tướng ư tướng nhi bất ly tướng.
Vô niệm giả, ư niệm nhi vô niệm. Vô trụ giả, nhân chi bản tính.
*”Trần
cảnh” nghĩa là khác trần là môi trường xung quan, cảnh trần làm nhiễu loạn tâm,
đối nghịc với tâm
Discussion about this post