PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sống ngay thực tại, bây giờ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Thich Thong PhuongTrong nhà thiền luôn nhắc mọi người, phải sống trở về với cái thực tại đang hiện hữu sáng ngời, đó là thiền chân thật. Thiền dạy hành giả là sống trở về ngay thực tại, bây giờ và ở đây. Mặt trời tâm phải luôn luôn mọc ngay đây, luôn chiếu sáng không cho mây che khuất. Thiền sư Pháp Loa, Tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, có lần ngài Pháp Loa hỏi Tổ Trúc Lâm:
– Khi muôn dặm mây tạnh thì thế nào?
Tổ Trúc Lâm đáp:
– Mưa tầm tã.
Lại hỏi:
– Khi muôn dặm mây che kín hết thì thế nào?

Đáp:
– Trăng vằng vặc.
Theo tâm lý thế gian nghe vậy là không hiểu gì hết, nói chuyện ngược đời. Muôn dặm mây tạnh tức là trời trong sáng, không có vết mây thì làm sao mưa, đây Ngài lại đáp: “Mưa tầm tã”. Còn hỏi: “Muôn dặm mây che kín hết” là đang mưa, mà Ngài lại đáp: “Trăng sáng ngời”. Theo thế gian thấy giống như nghịch lý, nhưng trong nhà thiền là đánh thức cho hành giả sống trở về ngay thực tại sáng ngời, phải sống “ngay bây giờ đây”. Muôn dặm mây tạnh, tức là trời trong sáng, trời trong sáng đây có hai ý: Thiền sư vừa mượn hình ảnh trời trong sáng, nhưng cũng muốn nói bầu trời tâm của mình trong sáng không có vết mây, mà ông còn hỏi chi cho động niệm, động niệm là mây mưa tầm tã rồi. Câu thứ hai hỏi: “Muôn dặm mây che kín thì sao?”. Nếu nói tâm mình bị che kín, không còn chỗ nào để ló đầu. Vậy ai biết hỏi đây, đã biết hỏi thì đâu có che, nên Sơ Tổ đáp: “Trăng sáng ngời”. Tâm vẫn hiện hữu sao còn chưa tỏ ngộ? Chúng ta thấy Thiền sư đáp, mới nghe dường như nghịch lý, nhưng hiểu ra thì rất chí lý.
Quả thật, tâm thiền của Ngài luôn luôn hiện hữu sáng ngời, chưa từng vắng mặt bao giờ. Ngay lúc đang hỏi đáp, tâm của Ngài vẫn sáng nên đáp một cách trực tiếp bén nhạy. Chân lý thiền rất đơn giản, gần gũi đâu có gì xa lạ. Ngay thực tại đây thôi. Ngay chỗ chúng ta ngồi đây, biết sống trở về là thiền là đạo. Nhưng do con người quen thêm vào, quen tưởng tượng nên thành ra rắc rối, khó hiểu. Nếu chúng ta buông bỏ những tưởng tượng thì thiền rất đơn giản.
Như câu chuyện trà Triệu Châu. Có vị tăng đến chỗ Thiền sư Triệu Châu. Ngài Triệu Châu liền hỏi:
– Ông từng đến đây chăng?
Vị tăng thưa:
– Đã từng đến.
Triệu Châu liền bảo:
– Vậy thì uống trà đi!
Vị tăng khác đến, Sư hỏi:
– Ông từng đến đây chăng?
Vị tăng thưa:
– Chưa từng đến.
Sư cũng bảo:
– Uống trà đi.
Vị viện chủ thấy vậy thắc mắc hỏi:
– Từng đến cũng bảo uống trà đi, chưa từng đến cũng bảo uống trà đi, vậy là sao?
Ngài Triệu Châu liền gọi:
– Viện chủ.
Viện chủ đáp:
– Dạ.
Sư cũng bảo:
– Uống trà đi!
Mới nghe thấy giống như thầy trò đùa chơi, nhưng đó chính là đánh thức cho người học sống trở về ngay thực tại đang hiện hữu, không khởi thêm niệm gì khác. Ông đã từng đến đây, có mặt tại đây thì còn hỏi gì nữa, uống trà đi là xong. Vị tăng kia bảo ông chưa từng đến, chưa từng đến vậy ai đang đứng đây? Đang đứng đây tức là đã đến rồi, mà nói chưa từng đến là ông đang nhớ về chuyện quá khứ hôm qua, hôm kia. Hiện tại đang đứng đây thì ông đang ở đây, cho nên cũng uống trà đi, là xong. Vị viện chủ cũng giống như mình, chuyện đến hay chưa đến là việc của người ta, không dính dáng gì tới ông hết. Gọi thì ông biết dạ, ngay đó đủ rồi khỏi phải hỏi thêm chuyện của người chi nữa, cũng uống trà đi là xong.

Chúng ta thấy các Thiền sư rất thực tế, đang ở đây thì có mặt ở đây, nghĩ cái khác là quên mất thực tại đang hiện hữu gọi là mất mình, là mặt trời bị mây che, cần phải tỉnh lại là xong. Có lần Thiền sư Huyền Sa đang ngồi chỉ một điểm trắng ở dưới nền đất, Ngài hỏi ông tăng kế bên:
– Ông có thấy không?
Vị tăng thưa:
– Dạ thấy.
Ngài nhấn mạnh trở lại:
– Ông có thật thấy không?
Vị tăng nói:
– Dạ thấy.
Ngài hỏi thêm lần thứ ba nữa:
– Ông thấy thật không?
Vị tăng nói:
– Dạ thấy.
Ngài Huyền Sa mới bảo:
– Ông cũng thấy, ta cũng thấy. Vì sao nói là chẳng hội?
Như bây giờ bình hoa ở đây, ai cũng thấy mà sao có người ngộ có người chẳng ngộ? Hai người đồng thấy một điểm trắng rõ ràng, nhưng Thiền sư thì ngộ còn vị tăng chẳng ngộ, là vì vị tăng thấy nó nhưng lại chạy theo nó nên quên mất chính mình. Chúng ta ở đây cũng vậy, nhìn thấy bình hoa rồi đồng hóa mình với bình hoa nên quên mất thực tại. Học thiền rất đơn giản, thực tế ngay trong cuộc sống, ngay nơi thực tại đây thôi. Nhưng chúng ta không thấy được là do tâm mình quen tưởng tượng xa xôi.
Có lần một học giả đến học đạo với Thiền sư Việt Khê, người Nhật Bản. Ông tha thiết hỏi về thiền đạo:
– Bạch thầy! Con đã nghiên cứu về Phật học, Nho học hơn hai mươi năm. Những điều đó con hiểu rất nhiều, nhưng còn một điểm con chưa rõ biết là thiền đạo. Xin thầy giải thích cho con hiểu về thiền đạo.
Ngay đó Thiền sư Việt Khê tát cho một tát tay. Ông bực tức bỏ đi, đến gặp vị thủ tọa ở trong chùa. Vị thủ tọa thấy vẻ bực bội của ông, biết có chuyện nên Ngài cũng nhẹ nhàng bảo:
– Có việc gì vậy? Người học thiền cần phải bình tĩnh, có việc gì mà phải bực bội, thôi ông hãy ngồi đây uống tách trà đi.
Ông nghe vậy cũng hơi cởi mở, ngồi xuống uống trà với Ngài thủ tọa. Trong khi ngồi uống trà thì ông liền tuôn ra những lời bực bội về Thiền sư Việt Khê, đến hỏi đạo chưa gì bị tát cho một bạt tay. Bất chợt, vị thủ tọa cũng đánh vào tay ông, tách trà rơi xuống đất vỡ tan.
Vị thủ tọa mới nói:
– Vừa rồi ông nói là hiểu được Phật học, Nho học chỉ còn có chút thiền đạo là ông chưa hiểu thôi. Bây giờ đây tôi đã đem thiền đạo cúng dường cho ông rồi, ông có biết cái gì là thiền đạo chăng?
Lúc đó ông ngơ ngẩn không biết gì. Ông nghĩ Thiền đạo gì đâu, chưa chi đã bị đánh, tách trà rớt xuống đất. Vậy là cái gì chứ?
Vị thủ tọa hỏi lại lần nữa, ông cũng không biết. Vị thủ tọa mới nói:
– Thật là không xứng cho ông thấy thiền đạo của chúng ta.
Vị thủ tọa bèn cúi xuống nhặt những mảnh vỡ của tách trà lên, lấy giẻ lau khô nước trà ở trên nền đất. Rồi bảo:
– Ngoài những thứ này ra còn có thiền đạo nào nữa không?
Ngay đó ông liền tỉnh ngộ. Ông ở lại tham thiền với Thiền sư Việt Khê.
Vậy thiền đạo ở chỗ nào? Đa số người đi học thiền, cứ nghĩ thiền đạo là cái gì cao siêu trên trời trên mây. Trong khi đó Thiền sư chỉ rất là đơn giản, ngay chỗ việc làm hằng ngày của mình đây, như tách trà rớt xuống, lượm lên lau khô nước. Mọi cử chỉ chúng ta làm trong tỉnh giác, sáng suốt thì đó là thiền đạo. Sống ngay thực tại hiện tiền sáng ngời đó là thiền đạo. Như chúng ta đang làm bếp nấu nướng, làm trong tâm sáng suốt tỉnh táo đó là thiền đạo.
Trích “THIỀN LÀ SỐNG NGAY THỰC TẠI”
TT. Thích Thông Phương
 

Tin bài có liên quan

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

Triệu Châu Ngữ Lục

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

Lâm Tế Ngữ Lục

Lâm Tế Ngữ Lục

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Load More

Discussion about this post

Bốn Mươi Lăm Năm Hoằng Pháp Của Đức Phật

BỐN MƯƠI LĂM NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐỨC PHẬTBình Anson Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào...

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

YẾU CHỈ TÂM KINH BÁT-NHÃThích Thông Phương I. DẪN NHẬP Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong...

Đạo Phật: Điều Gì Đấy Cho Mọi Người

Đạo Phật: Điều Gì Đấy Cho Mọi Người

ĐẠO PHẬT: ĐIỀU GÌ ĐẤY CHO MỌI NGƯỜITác giả: Lama Yeshe Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 04/01/2011 Một số người...

Thiên Lý Độc Hành – Lonely Journey Of Thousand Miles

Thiên Lý Độc Hành – Lonely Journey Of Thousand Miles

Thiên Lý Độc Hành1.Ta về một cõi tâm khôngVẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tànCòn yêu một thuở đi...

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách Song Ngữ Vietnamese-English

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách song ngữ Vietnamese-English

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật thuyết xuất gia duyên kinh

          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kinh Phật thuyết xuất gia duyên, thuộc  Kinh số 791...

Để Tâm Vô Trụ Khi Làm Từ Thiện

Để tâm vô trụ khi làm từ thiện

ĐỂ TÂM VÔ TRỤ KHI LÀM TỪ THIỆN Tâm Tịnh Ngày nay, thế giới tràn đầy niềm đau và nỗi khổ...

Cuộc Đời Của Một Thiền Sư Nổi Tiếng Thế Giới

Cuộc Đời Của Một Thiền Sư Nổi Tiếng Thế Giới

CUỘC ĐỜI CỦA MỘT THIỀN SƯ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI Bằng Hư (Người đưa tin) Thiền sư Philip Kapleau được...

‘Thư Pháp Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Đậm Chất Dân Tộc Và Tuệ Giác’

‘Thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh đậm chất dân tộc và tuệ giác’

"Với thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định. Những tác phẩm của thiền...

Truyện Phật Bà Chùa Hương

Truyện Phật Bà Chùa Hương

TRUYỆN PHẬT BÀ CHÙA HƯƠNG Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng   Thượng tọa Thích Viên Thành (1950-2002) Sau 12 năm...

Borobudur – Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

Borobudur – Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

ĐỀN BOROBUDUR (INDONESIA) Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo...

Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật

Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật

VÌ SAO TÔI THEO ĐẠO PHẬTTỳ-khưu Thiện Minh dịchBình Anson hiệu đínhVersion date: 29/06/2020 8:42 PM   Vào năm 1999,...

56. Thực Hành Phật Pháp Trong Đời Sống Hàng Ngày

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Thiền Định Phương Thuốc Hữu Hiệu Giúp Cơ Thể Thích Ứng Với Trạng Thái Toàn Cầu Hóa

Thiền định phương thuốc hữu hiệu giúp cơ thể thích ứng với trạng thái toàn cầu hóa

Giờ tọa thiền tại Huyền Không Sơn Thượng (ảnh HKST) Lời người dịch: Stress : có nghĩa là sự dồn...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 3) Pháp Sư Tịnh Không PHẨM II: “ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN”Trọng trách của...

Bốn Mươi Lăm Năm Hoằng Pháp Của Đức Phật

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Đạo Phật: Điều Gì Đấy Cho Mọi Người

Thiên Lý Độc Hành – Lonely Journey Of Thousand Miles

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách song ngữ Vietnamese-English

Phật thuyết xuất gia duyên kinh

Để tâm vô trụ khi làm từ thiện

Cuộc Đời Của Một Thiền Sư Nổi Tiếng Thế Giới

‘Thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh đậm chất dân tộc và tuệ giác’

Truyện Phật Bà Chùa Hương

Borobudur – Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật

56. Thực Hành Phật Pháp Trong Đời Sống Hàng Ngày

Thiền định phương thuốc hữu hiệu giúp cơ thể thích ứng với trạng thái toàn cầu hóa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Tin mới nhận

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Tin mới nhận

Gieo Trồng Phước Đức

Giới thiệu – Dịch và Chú Kinh Pháp Ấn

Tứ cú lục bát “NÍN THINH & CÂM LẶNG”

Những bài giảng về hoằng pháp và trụ trì – cuốn cẩm nang của nhà hoằng pháp

Vu Lan Rằm Tháng Bảy – Thích Khế Chơn

17 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của Thiền sư Kodo Sawaki

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Ajanta Một Di Tích Phật Giáo Ngoại Hạng Hoang Phong

Thế Nào Gọi Là Nguyên Thủy Phật Học

Bẩy Bước Chân Thánh – Ngẫu Hồ

Đức Phật Và Hào Quang Chân Lý

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (14)

Nghiệp Báo: Giới Thiệu Tổng Quát

Phật Giáo Là “Khoa Học Tâm Linh”

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Tại Sao Tôi Lạc Quan Về Tương Lai Thế Giới?

Thế Giới Trong Thế Kỷ 21: Nhìn Qua Lăng Kính Phật Giáo

Giới – Định – Huệ (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tình Cha.

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Khái Luận Triết Lý Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Đức Phật dạy có bốn loại vợ chồng sống chung với nhau

Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Kinh Vô Ngã Tướng

Kinh Cúng Thí Người Mất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Tin mới nhận

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 38)

Tự vấn về pháp môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Phật Giáo Tịnh Độ – Đạo Của Đức Tin

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese