TRANH LUẬN GIÁO PHÁP
VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Choden Rinpoche
Lozang Ngodrub dịch
Trong
Đại Lễ Cầu Nguyện, tức Monlam, mùa xuân năm 1959, trước khi Đức Dalai Lama rời
Tây Tạng, Ngài phải tham dự buổi tranh luận giáo pháp thuộc về một phần của cuộc
thi văn bằng Geshe của Ngài. Tất cả các Tu Viện chính đều gởi một vài tăng sĩ
tranh luận xuất sắc để tranh luận giáo pháp với Ngài; Geshe Lhundrup Sopa và
tôi đã đại diện cho Tu Viện Sera Je.
Các
vị giám khảo cuộc thi là các vị Trụ Trì của các tu viện. Tuy nhiên, thông thường
cũng có sự hiện diện của nhiều vị Geshe khác tinh thông tất cả các đề mục tranh
luận, để
nhận
xét trình độ của thí sinh. Môn tranh luận không giống như bài thi viết; bởi vì
tất cả mọi người đều nghe những lời bạn nói, nên rất dễ nhận ra khi bạn đã phạm
một sai lầm hay khi bạn có một câu trả lời rất thông tuệ.
Đại
Lễ Cầu Nguyện được tổ chức trong tháng đầu tiên của năm mới ở Tây Tạng, và tất
cả tăng sĩ từ các tu viện chính cũng như những tu viện nhỏ hơn ở địa phương đều
tề tựu quanh chùa Jokhang; có lẽ vài chục ngàn tăng sĩ đã có mặt ở đó.
Khi
Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà
tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với
nhau. Vì thế, không ai biết được Đức Dalai Lama tranh luận giỏi như thế nào, vì
Ngài chưa từng dự cuộc tranh luận ở một tu viện nào cả. Chẳng ai biết trình độ
tranh luận của Ngài ra sao cả.
Có
năm môn luận chính trong chương trình tu học văn bằng Geshe, thế nên mỗi đề mục
đều được dành thời gian trong buổi tranh luận, và tất cả các Geshe đại diện từ
các tu viện đều nhận một phần của các đề tài tranh luận. Mỗi một tăng sinh có một
đề mục riêng của họ và mỗi vị sẽ tranh luận với Đức Dalai Lama.
Đề
tài tranh luận buổi sáng của Đức Dalai Lama là Lượng Thích Luận và hai vị
tranh luận với Ngài lúc đó là Geshe Rabten và Gen Kalo, Trụ Trì của Gyume, trường
Cao Đẳng Mật điển vùng Hạ. Vào buổi chiều, có một thời tranh luận nữa, với đề
tài là Trung Quán luận và Ba La Mật. Buổi chiều đó, Geshe Sopa và tôi đã
dự cuộc tranh luận với Ngài. Vào buổi tối, có một thời tranh luận lớn mà tất cả
các vị Geshe của các tu viện chính đều tham gia.
Có
hai tiếng đồng hồ trong thời tranh luận buổi sáng, kế đến là nhiều giờ cầu nguyện
(vì cuộc thi xảy ra vào thời gian của Đại Lễ Cầu Nguyện). Buổi chiều lại có hai
tiếng đồng hồ tranh luận nữa, tiếp theo là thời cầu nguyện, và thời tranh luận
buổi tối là dài nhất.
Đức
Dalai Lama có mặt trong cuộc tranh luận tổng cộng khoảng ba tiếng đồng hồ. Khi
Ngài tranh luận vào buổi tối, mọi người đều ngạc nhiên về tài tranh biện xuất sắc
của Ngài! Buổi tối đó là lần đầu tiên mọi người thấy được trình độ tranh luận của
Đức Dalai Lama thông tuệ đến mức nào.
Đề
tài tranh luận của tôi là hai chân lý, quy ước và cứu cánh. Hai mươi lăm năm
sau, khi tôi gặp lại Đức Dalai Lama năm 1985, Ngài vẫn còn nhớ rất rõ. Ngài
nói, “Ông là một trong những người tranh luận với tôi, phải không? Ông đã tranh
luận về hai chân lý.” Đây là một buổi tranh luận lớn có sự hiện diện của rất
nhiều tăng sĩ, và Đức Dalai Lama không chỉ biết rằng tôi là một trong những người
đã tranh luận với Ngài, mà Ngài còn nhớ cả đề tài tôi đã tranh luận nữa!
Bài
báo này xuất hiện lần đầu tiên trong Tạp chí Mandala,
Tháng Bảy/Tám năm 2000.
Discussion about this post