PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Phật hàng ma

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Lời bình:
  2. Ảnh minh họa
  3. Ảnh minh họa

Tóm lại hư vọng biết là hư vọng, chân thật biết là chân thật, thường tỉnh sáng luôn luôn, đó là diệu pháp hàng ma, mà cũng chính là yếu chỉ tu hành. Vòng sanh tử từ đó mà cắt đứt, nhẹ nhàng vượt qua mọi khủng bố, lo âu, an lành chiến thắng tất cả loại ma ở trong tâm lẫn ở ngoài cảnh.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật 

Như vậy tôi nghe: Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelã bên bờ sông Neranjara dưới cây Nigrodha Ajapãla khi Ngài mới giác ngộ. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi ngoài trời trong bóng đêm tối và trời đang mưa từng hột một.

Rồi ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ lông tóc dựng ngược, liền biến hình thành con voi chúa to lớn và đi đến Thế Tôn.

Và đầu con voi ví như hòn đá đen lớn, ngà của nó ví như bạc trắng tinh, vòi ví như đầu cái cày lớn.

Thế Tôn biết được “đây là ác ma” liền nói bài kệ cho ác ma:

Ngươi luân hồi dài dài

Hình thức tịnh bất tịnh

Thôi vừa rồi ác ma

Ngươi đã bị bại trận.

Rồi ác ma biết được “Thế Tôn biết ta, Thiện Thệ biết ta”, buồn khổ thất vọng liền biến mất tại chỗ ấy. (Tương Ưng Bộ Kinh).

Lời bình:

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Chúng ta thấy đức Phật với cái gì Ngài thắng được ác ma?

Với sức mạnh, với khí giới hay với bùa chú? Đây là điểm rất quan trọng, chúng ta cần nhận định cho thật rõ ràng, không thôi tuy sống trong chánh pháp tuyệt vời mà trở thành yếu đuối. Thường người tu chúng ta hay có cái lo sợ bị ma quấy phá, rồi nghe theo người này người kia mà học bùa niệm chú hoặc bắt ấn trừ ma ếm quỷ. Thế là chúng ta tự chôn vùi chính mình mà hướng về bên ngoài để nhờ vả những cái xa xôi mờ ảo. Quả thật chúng ta đã đánh mất những gì sáng ngời của chính mình thuở trước. Hãy nhớ kỹ lại, Phật đối với ác ma, Ngài có dùng chú thuật gì đâu. Trước sự khủng bố thách thức của ác ma, Ngài chỉ nhận rõ: “Đây là ác ma”, rồi nhẹ nhàng bảo: “Thôi vừa rồi ác ma, ngươi đã bị bại trận”. Thế là ác ma thất bại rút lui. Ngài thắng một cách an lành. Ví như trong một ngôi nhà, nếu người chủ mà mê mờ điên đảo, phán đoán sai lầm thì kẻ ngoài mới có cơ hội nhiễu loạn quấy phá.

Trái lại, với người chủ sáng suốt, chánh trực, không ỷ lại, phán đoán đúng như pháp thì kẻ ngoài chẳng tài nào quấy phá. Cũng vậy, Đức Phật với trí tuệ ngời sáng của chính mình không do ai đem lại, chẳng từ lòng tin đưa đến, cũng không do sách vở ghi chép, Ngài tự thắng ác ma. Vì sao? Chúng ta nên nhớ rằng, ác ma có biến hiện trăm ngàn tướng trạng lạ lùng đi nữa cũng chẳng qua một thứ huyễn hóa hư vọng. Đã là cái huyễn hóa hư vọng thì không thể tồn tại! Chính vì vậy, khi ta biết được nó tức thì nó tự rút lui.

Chúng ta hãy nghe kỹ câu này: Khi ác ma được biết: “Thế Tôn biết ta, Thiện Thệ biết ta” liền buồn khổ thất vọng bỏ đi. Không niệm một câu chú, không vẽ một chữ bùa. Nói một cách nôm na là nếu ông chủ sáng suốt thì khách phải tùy phục. Đức Phật đã như thế, chúng ta những hàng hậu thế đã sống dậy từ trong nguồn pháp ấy, lẽ nào lại yếu đuối làm mất đi cái dũng khí của thuở ban đầu! Chúng ta hãy mạnh mẽ rống lên tiếng rống oai hùng của dòng giống sư tử cho loài tà ma phải khiếp vía vỡ mật nát gan!

Quý thay bậc Mâu Ni

Sống trong nhà không tịch

Biết chế ngự tự ngã

Tại đây vị ấy trụ

Sống từ bỏ tất cả

Với hạnh tu tương xứng

Nhiều loại thú bộ hành

Nhiều sự vật khủng khiếp

Nhiều ruồi muỗi độc xà

Không mảy may rung động

Sợi tóc bậc Mâu Ni

Sống trong nhà không tịch

Dầu trời nứt đất động

Dầu muôn loài khủng bố

Dầu bị giáo đao tên

Quăng ném vào ngực Ngài

Chư Phật không tạo nên

Những căn cứ sanh y.

Nghĩa là với tâm lặng lẽ dứt mọi chấp trước ở đời thì không còn điều gì phải sợ hãi. Thế là một lần nữa đức Phật lại thắng ác ma (khi ác ma hiện hình con đại xà vương đến khủng bố Ngài).

Rồi đến đệ tử Ngài, một vị Tỳ Kheo Ni Uppalavanna, lúc bấy giờ ở Savatthi, bà Uppalavana đứng dưới gốc cây Sa La có trổ hoa. Ác ma đến nói lên bài kệ:

Này nàng Tỳ Kheo Ni

Dưới gốc cây Sa La

Đang nở nụ trăm hoa

Nhan sắc nàng tuyệt đẹp

Không ai dám sánh bằng

Tại đây nàng đã đến

Trong tư thế như vậy

Nàng ngu dại kia ơi!

Không sợ cám dỗ sao?

Tỳ Kheo Ni Uppalavanna liền trả lời ác ma với bài kệ:

Trăm ngàn người cám dỗ

Có đến đây như ngươi

Mẩy lông ta không động

Ta không gì sợ hãi

Ác ma, ta không sợ

Ta đứng đây một mình

Ta có thể biến mất

Hay vào bụng nhà ngươi

Ta đứng giữa hàng mi

Ngươi không thấy ta được

Với tâm khéo điều phục

Thần túc khéo tu trì

Ta thoát mọi trói buộc

Ta đâu có sợ ngươi

Này hiền giả, ác ma!

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Chúng ta thấy, là một người nữ mà đã từng bị coi là yếu đuối, bà Tỳ Kheo Ni Uppalavanna có đáng cho chúng ta kính phục hay không? Một mình trước sự cám dỗ của ác ma bà đã dõng dạc nói lên những lời mạnh mẽ khiến ác ma đành rút lui. Thế mà chúng ta ngày nay ở trong nhà kín một mình còn hồi hộp đêm không dám bước ra đi tiểu vì sợ ma, thật đáng hổ thẹn biết chừng nào!

Với tinh thần người tu Phật, chúng ta phải gan dạ, dũng mảnh, tự mình sáng ngời với trí tuệ đập tan mọi bóng dáng đe dọa hão huyền. Hãy nhìn thẳng vào mặt thật của nó không rụt rè không trốn tránh! Điều mà chúng ta phải nhận định cho thật kỹ là “Thắng ma không bằng thắng mình”. Nếu tâm chúng ta chứa đầy những tư tưởng điên đảo, đen tối thì dù có niệm chú thuật gì cũng khó tránh khỏi bị nhiễu loạn. Tâm lặng, trí sáng dứt mọi điên đảo vọng tưởng thì vượt mọi thứ ma. Cho nên nói: “Quý thay bậc Mâu Ni, sống trong nhà không tịch. Biết chế ngự Tự ngã”… Nếu trong tâm không còn chỗ nào đắm trước sanh khởi, tức ma không còn chỗ để rình rập. Đâu chẳng nghe nói: “Ly tham vậy, tâm an, mọi kiết sử siêu thoát, dầu tìm mọi xứ sở, ma quân không gặp được”.

Do đó, ác ma với bảy năm theo dõi Thế Tôn để mong tìm được lỗi lầm của Ngài, nhưng không tìm được, cuối cùng trước mặt Thế Tôn, ác ma trong nỗi niềm thất vọng nói lên bài kệ:

Như quạ liệng hư không

Thấy đá như miếng mỡ

Tưởng rằng sẽ tìm được

Miếng gì mềm và ngon

Không tìm được gì ngon

Liền từ đó bay đi

Như quạ mổ hòn đá

Thất vọng ta bỏ đi

Giã từ Gotama!

Như có vị Tăng hỏi Thiền Sư Huệ Thanh ở Ba Tiêu: “Giặc đến cần đánh, khách đến cần xem, chợt gặp giặc khách đồng thời đến phải làm sao?” Sư đáp: “Trong thất đá có một đôi giầy cỏ rách”. Sở dĩ trong nhà có chứa chấp của cải nên mới bị giặc cướp; trái lại nếu trong nhà trống không thì cướp cái gì? Cũng vậy, tâm nếu không thì vọng không chỗ khởi, ma từ đâu thấy được? Khác nào quạ mổ hòn đá, chỉ nhọc nhằn rồi bỏ đi. Ta đã chiến thắng!

Tóm lại hư vọng biết là hư vọng, chân thật biết là chân thật, thường tỉnh sáng luôn luôn, đó là diệu pháp hàng ma, mà cũng chính là yếu chỉ tu hành. Vòng sanh tử từ đó mà cắt đứt, nhẹ nhàng vượt qua mọi khủng bố, lo âu, an lành chiến thắng tất cả loại ma ở trong tâm lẫn ở ngoài cảnh. Hãy tỉnh sáng và vươn lên!

Trích Giảng Kinh A Hàm – Sách “Nhặt Lá Bồ Ðề”

HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật – Tâm Diệu

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật – Tâm Diệu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mười Chuẩn Mực Đạo Đức Cơ Bản Của Phật Giáo

MƯỜI CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO Chúc Phú Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới...

Bụt Là Một Con Người, Không Phải Là Một Vị Thần Linh

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Trong ngày lễ Phật Đản, chúng ta có cơ hội quán chiếu để thấy rằng có thể tiếp xúc với...

Sự trình hiện của tư duy phản biện trong triết học Phật giáo

SỰ TRÌNH HIỆN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONGTRIẾT HỌC PHẬT GIÁO(Minh Tuệ)   Có lẽ đã từ lâu chúng...

Bồ Đề Đạo Tràng Qua Hình Ảnh

Bồ Đề Đạo Tràng Qua Hình Ảnh

BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG QUA HÌNH ẢNH Khái Quát: Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Đức Phật thành đạo. Nổi...

Thông điệp về sự hợp nhất của đức Phật vô ngã vị tha vì nhân loại phải chịu covid-19

THÔNG ĐIỆP VỀ SỰ HỢP NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT VÔ NGÃ VỊ THA VÌ NHÂN LOẠI PHẢI CHỊU COVID-19: UN...

Giá Trị Nội Tâm Của Đại Bi (Song Ngữ Việt Anh)

Giá Trị Nội Tâm Của Đại Bi (song Ngữ Việt Anh)

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIVGIÁ TRỊ NỘI TÂM CỦA ĐẠI BI (Song ngữ Việt Anh)Bản dịch Việt: Đặng Hữu...

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ:...

Phật Tánh Và Việc Trì Giữ Giới Hạnh

Phật Tánh Và Việc Trì Giữ Giới Hạnh

PHẬT TÁNH VÀ VIỆC TRÌ GIỮ GIỚI HẠNH Thanh Liên dịch sang Việt ngữ    Các hậu quả của sự vô...

Tác Phẩm Đúc Kết Tinh Hoa Những Lời Dạy Của Vị Thánh Tăng Cận Đại

Tác phẩm đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh tăng cận đại

Cẩm Nang Tu Đạo là tác phẩm đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh tăng cận đại,...

Thông Bạch Phật Đản 2016 – Phật Lịch 2560

Thông Bạch Phật Đản 2016 – Phật Lịch 2560

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲVIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATIONHỘI ĐỒNG GIÁO PHẨMCHÁNH VĂN PHÒNG704. East...

Quay Về Tánh Giác

Quay Về Tánh Giác

QUAY VỀ TÁNH GIÁC Ni Sư Tenzin Palmo Thích nữ Giác Anh dịch Khổ đau vì tâm còn vọng động...

Vu Lan – Hiếu Đạo Tinh Thần Giáo Dục Nhân Bản Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Vu Lan – Hiếu Đạo Tinh Thần Giáo Dục Nhân Bản Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

A. TỔNG QUAN: Đạo Phật xuất hiện ở đời giáo hoá chúng sinh, cảm hoá nhân loại tức ác hành thiện,...

Thông Điệp Phật Đản Vesak 2016 Của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama

Thông Điệp Phật Đản Vesak 2016 Của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hạt Muối

Hạt muối

Ở đây, này các Tỷ kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập,...

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật – Tâm Diệu

Mười Chuẩn Mực Đạo Đức Cơ Bản Của Phật Giáo

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Sự trình hiện của tư duy phản biện trong triết học Phật giáo

Bồ Đề Đạo Tràng Qua Hình Ảnh

Thông điệp về sự hợp nhất của đức Phật vô ngã vị tha vì nhân loại phải chịu covid-19

Giá Trị Nội Tâm Của Đại Bi (song Ngữ Việt Anh)

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Phật Tánh Và Việc Trì Giữ Giới Hạnh

Tác phẩm đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh tăng cận đại

Thông Bạch Phật Đản 2016 – Phật Lịch 2560

Quay Về Tánh Giác

Vu Lan – Hiếu Đạo Tinh Thần Giáo Dục Nhân Bản Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Thông Điệp Phật Đản Vesak 2016 Của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama

Hạt muối

Tin mới nhận

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Ân đức của Như Lai

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

Lời Phật dạy về những điều khó

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Làm sao trừ được khổ?

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Vì sao người tốt hay gặp khó khăn, kẻ xấu vẫn thành công?

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Tin mới nhận

Bánh Bao Chay

Họa – Phước

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Tuyển tập “Tuệ Sỹ – Viên Ngọc Quý”

Những Vấn Nạn Của Phật Tử Tây Phương Về Nghiệp Và Tái Sinh

Đời là một khúc nhạc buồn

Thông Điệp Đại Lễ Vesak Lhq 2014 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Cúng Vu Lan: Giảm Lãng Phí Từ Đồ Mã – Hà Dương

Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản

Giáo lý của Phật để sống hòa hợp

Bài 1 – Con Đường Người Viết: Kan

Phước-huệ Song Tu Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Phụng tán Thiền sư Thích Nhất Hạnh

06. Danh Xưng Hoà Thượng Ni Trong Đạo Phật

Bắt đầu và kết thúc từ một mùa Xuân

Thiền Luận – Quyển Thượng

Thịt Tôm Chay

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Thái độ đạo đức đối với môi trường xanh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Kinh Tạng Pali (Nam Tông) [Pdf Dành Cho Kindle]

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Hoa nghiêm tánh khởi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Bốn Mươi Sáu Đại Nguyện Của Đức Phật A-Di-Đà Giới Thiệu – Dịch – Chú Từ Nguyên Bản Sanskrit

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Tin mới nhận

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 112)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Phá giới & phá chấp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Cực Lạc Và Luân Hồi: Bất Nhị Trong Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese