PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Nếu con người tiếp tục hủy hoại môi trường thì cuộc sống của loài người sẽ đến gần hơn với những hiểm họa của sự diệt vong. Ảnh minh họa
  2. Con người cần nhận thức được tầm quan trọng của môi trường
  3. Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu…. Ảnh minh họa
  4. Do con người không biết quý trọng môi trường nên càng ngày càng có nhiều thiên tai xảy ra. Ảnh minh họa
  5. Bảo vệ môi trường luôn được Phật giáo chú trọng và ưu tiên thực hiện. Ảnh minh họa
  6. Phật giáo Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để cùng cộng đồng xây dựng một xã hội an lành, con người được hưởng sự thanh bình, ấm no và hạnh phúc, xây dựng một cõi cực lạc thực sự tại thế gian. Ảnh minh họa

Xưa kia Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống rằng mọi loài đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau,…Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của toàn nhân loại.

>PHẬT GIÁO THƯỜNG THỨC

Nếu Con Người Tiếp Tục Hủy Hoại Môi Trường Thì Cuộc Sống Của Loài Người Sẽ Đến Gần Hơn Với Những Hiểm Họa Của Sự Diệt Vong. Ảnh Minh Họa

Nếu con người tiếp tục hủy hoại môi trường thì cuộc sống của loài người sẽ đến gần hơn với những hiểm họa của sự diệt vong. Ảnh minh họa

Con người cần nhận thức được tầm quan trọng của môi trường

Không phải đến thời điểm này, vấn đề môi trường mới được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết của toàn nhân loại. Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau, sự sinh tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.

Những hậu quả của việc tàn phá môi trường đang đưa cuộc sống của loài người đến gần hơn với những hiểm họa của sự diệt vong. Không phải ngẫu nhiên mà những cơn bão lũ, những trận động đất, sóng thần, lốc xoáy đều để lại những hậu quả khôn lường, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn con người. Những điều đó, buộc con người phải thay đổi nhận thức và quan điểm về vấn đề môi trường, các quốc gia, các tổ chức và toàn xã hội đang nỗ lực để tìm ra những giải pháp thích hợp đối phó với vấn đề môi trường. Phật giáo cũng không nằm ngoài số đó khi thực hiện và đưa ra những giải pháp của mình để góp phần cải thiện vấn đề môi trường.

Bà Mẹ Trái Đất Đang Dạy Cho Chúng Ta Một Bài Học Về Việc Bảo Vệ Môi Trường Trên Toàn Cầu. Đó Là Một Bài Học Mà Chúng Ta Phải Học Lại Từ Đầu…. Ảnh Minh Họa

Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu…. Ảnh minh họa

Tác nhân gây nên những vấn đề môi trường hiện nay không ai khác chính là con người. Sự bùng nổ của các ngành công nghiệp, sức ép về dân số, sự đô thị hóa nhanh chóng, vấn đề biến đổi khí hậu, mất cân bằng về sinh thái, khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên tự nhiên… do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra đã làm thay đổi cuộc sống của chính con người. Do đó, việc giải quyết vấn đề môi trường cũng phải bắt đầu từ chính con người. Vấn đề này đã được Phật giáo đề cập và khuyến khích tín đồ, Phật tử thực hành từ khi Đức Phật còn tại thế. Đối với Phật giáo đồ, con đường giác ngộ thành Phật phải trải qua nhiều thử thách và một trong những điều kiện tiên quyết đối với người Phật tử là tâm từ bi đối với mọi chúng sinh.

Tất cả mọi loài sinh ra đều mang trong mình sự sống và vì vậy, đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Đức Phật giáo hóa cho hàng đệ tử về ngũ giới cấm, một trong số đó là vấn đề cấm sát sinh. Ngoài nội dung giáo dục mang tư tưởng nhân đạo, tôn trọng sự sống muôn loài, thì giới cấm sát sinh trong đạo Phật cũng giúp việc giải quyết vấn đề môi trường, đó là bởi vì việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người. Những người sống bằng việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên biển, những người cấy trồng, sản xuất nông nghiệp nếu chỉ khai thác tự nhiên bằng cách tận thu và tận diệt mà không để những tài nguyên đó có thời gian tái tạo sẽ làm kiệt quệ tài nguyên, khoáng sản. Đó là chưa kể việc khai thác những tài nguyên khó tái tạo được như than, dầu mỏ… sẽ làm cho các vấn đề môi trường thêm nghiêm trọng.

Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lý của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau, sự sinh tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Chân lý đó của Đức Phật hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn tự nhiên. Trong chuỗi tự nhiên đó, loài này là nguồn sống của loài kia và vì vậy, nếu một mắt xích trong chuỗi đó bị cắt đứt sẽ làm đảo lộn, thay đổi và dẫn đến tiêu vong.

Do Con Người Không Biết Quý Trọng Môi Trường Nên Càng Ngày Càng Có Nhiều Thiên Tai Xảy Ra. Ảnh Minh Họa

Do con người không biết quý trọng môi trường nên càng ngày càng có nhiều thiên tai xảy ra. Ảnh minh họa

Đề ra giới cấm sát sinh, Đức Phật đang giáo hóa để hàng đệ tử của mình thực thi giáo lý từ bi nhưng cũng là trở về với quy luật tự nhiên, hạn chế can thiệp vào tự nhiên để thỏa mãn mục đích của mình, đó cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính con người.

Trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay, con người đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều đó cho phép con người lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên mà trước đây chưa thể giải thích được. Điều đó cũng khiến cho con người cho rằng mình đã chế ngự được tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục tùng và vì thế con người cũng làm nhiều việc trái với tự nhiên, khai thác, bóc lột tự nhiên một cách thái quá làm ảnh hưởng, tác động đến chính cuộc sống của mình. Đức Phật đã chỉ ra rằng, tất cả những việc làm đó đều bắt nguồn từ tam độc tham, sân, si của mỗi con người.

Thực tế cho thấy những cá nhân hay phe nhóm vì lòng tham vô bờ của mình đã khiến họ trở nên mù quáng và tàn ác. Họ sẵn sàng sát hại, gây chiến tranh, làm cho nghèo đói, bệnh tật lan tràn, tiêu hủy mạng sống của con người, của các loài và môi sinh cũng từ đó ngày càng hư hoại thêm. Hoặc để thu được những nguồn lợi trước mắt, song song với việc khai thác tài nguyên bừa bãi, họ còn xả chất độc hại vào lòng đất, vào sông ngòi, vào không khí, làm ô nhiễm môi sinh, tác hại đến sức khỏe và gây bệnh tật cho nhiều người. Đức Phật giáo hóa đệ tử đưa những giáo lý của Phật giáo vào ngay cuộc sống hiện tại, không tham lam, không tàn ác, không mù quáng làm những việc tác hại đến muôn loài, qua cách sống thiểu dục, tránh những ham muốn làm ảnh hưởng đến muôn loài. Đó là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, không vì làm lợi cho riêng mình mà gây tổn hại đến người khác, đến các sinh vật khác, sống hài hòa với thiên nhiên, không phá hủy môi sinh, không khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, chỉ khai thác những gì thiết yếu và khai thác có mức độ để tự nhiên có thời gian tái tạo, để những thế hệ kế tiếp của mình có thể tiếp tục được khai thác và hưởng lợi từ tự nhiên.

Phật giáo luôn tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường

Khẳng định tinh thần Phật dạy về nếp sống hài hòa với thiên nhiên, những ngôi tự viện của Phật giáo cũng thường được xây cất trên đồi núi, hay trong khu rừng. Những ngôi tự viên với cây cối xanh tươi, rợp bóng mát, tỏa không khí trong lành và nếp sống an bình, yên tĩnh đang trở thành những điểm thu hút tăng ni, tín đồ cũng như khách thập phương thường tìm đến để hưởng được chốn tu tập lý tưởng và tìm thấy sự thanh thản cho tâm hồn và khỏe mạnh cho thân thể.

Cũng theo giáo luật của Phật giáo, hàng năm, chúng đệ tử xuất gia có ba tháng an cư kiết hạ để tập trung tu học giáo lý, kiểm chứng lại quá trình tu tập của mỗi tăng ni. Truyền thống đó của Phật giáo xuất phát từ tư tưởng từ bi của Đức Phật, ba tháng an cư của tăng đoàn cũng trùng vào mùa mưa của nước Ấn Độ xưa, việc hạn chế đi lại vào ba tháng mùa mưa cũng là để tránh vô tình sát hại những sinh linh nhỏ bé như các loại sâu bọ, côn trùng. Đó vừa là minh chứng về tinh thần bác ái mà đạo Phật chủ trương, vừa là hành động tích cực thể hiện tình yêu thiên nhiên và thái độ có trách nhiệm đối với môi trường của mỗi người con Phật.

Bảo Vệ Môi Trường Luôn Được Phật Giáo Chú Trọng Và Ưu Tiên Thực Hiện. Ảnh Minh Họa

Bảo vệ môi trường luôn được Phật giáo chú trọng và ưu tiên thực hiện. Ảnh minh họa

Còn theo truyền thống của Phật giáo Bắc tông, vấn đề ăn chay của tăng ni, Phật tử cũng là một giải pháp hữu ích đối với vấn đề môi trường. Ngoài những tác dụng với con người về mặt sức khỏe đã được chứng minh, việc thực hành ăn chay cũng đem lại những tác dụng thiết thực cho vấn đề môi trường, giúp cải tạo và cân bằng môi trường sống. Việc hạn chế và không sử dụng những sản phẩm từ động vật sẽ giúp một số loài tránh khỏi nguy cơ diệt chủng, vĩnh viễn không còn tồn tại trên thế giới. Việc chủ trương ăn chay do Phật giáo Bắc tông khởi xướng không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người phát tâm thực hiện, tạo chuyển biến trong suy nghĩ của mọi người về vấn đề môi trường và việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Trong những phương pháp bảo vệ môi trường thiết thực thì ăn chay là phương pháp đứng đầu. Việc ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay, đó còn là cách hiệu quả và khả thi nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Chúng ta có thói quen ăn thịt từ lâu nên việc thay đổi là rất khó, do đó, người Phật tử bằng nhận thức và sự giác ngộ của mình, một cách thật nhẹ nhàng thực hiện việc ăn chay. Hiểu lợi ích của việc ăn chay để làm tăng niềm tin trong bản thân, để đủ lý lẽ và nghị lực cho việc ăn chay cũng chính là cách tốt nhất để người Phật tử thực hiện giáo lý của Đức Phật đồng thời đem lại những lợi ích cho việc bảo vệ môi trường, bảo đảm tương lai tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Với Phật giáo Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Ngày nay, Phật giáo đang tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó, môi trường và việc bảo vệ môi trường cũng là vấn đề rất được quan tâm và chú trọng. Bằng những cách thức và phương pháp của mình, Phật giáo Việt Nam đang từng ngày vận động, tuyên truyền trong tăng ni, Phật tử những vấn đề về môi trường đang đặt ra trong thời hiện đại mà con người đang gặp phải cũng như việc phải bảo vệ môi trường như chính bảo vệ cuộc sống của mình.

Phật Giáo Việt Nam Đã Và Đang Làm Hết Sức Mình Để Cùng Cộng Đồng Xây Dựng Một Xã Hội An Lành, Con Người Được Hưởng Sự Thanh Bình, Ấm No Và Hạnh Phúc, Xây Dựng Một Cõi Cực Lạc Thực Sự Tại Thế Gian. Ảnh Minh Họa

Phật giáo Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để cùng cộng đồng xây dựng một xã hội an lành, con người được hưởng sự thanh bình, ấm no và hạnh phúc, xây dựng một cõi cực lạc thực sự tại thế gian. Ảnh minh họa

Việt Nam chúng ta là đất nước đang phát triển, sự bùng nổ nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề thủ công, sản xuất đang tạo ra những vấn đề lớn về môi trường. Sự ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai… đang ảnh hưởng trực tiếp đời sống của người dân từ vùng nông thôn đến các đô thị, rất cần mọi tổ chức, cá nhân lên tiếng và có biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực. Giải pháp của Phật giáo Việt Nam là khuyến khích tín đồ sống gần gũi với môi trường, hòa mình với thiên nhiên, giảm thiểu các tác động trực tiếp đến môi trường. Thời gian gần đây, pháp môn tu thiền của Hòa thượng Thích Thanh Từ đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm không chỉ giới Phật tử mà còn cả nhiều tầng lớp nhân dân, thuộc nhiều thành phần xã hội tham gia, không chỉ với người lớn tuổi mà cả những lớp thanh, thiếu niên trẻ cũng rất hào hứng ứng dụng tu tập. Việc hòa mình hoàn toàn với thiên nhiên và tạm xa cuộc sống văn minh hiện đại không chỉ khiến những người tu tập thấy thanh thản, nhẹ nhàng mà còn góp phần làm giảm tải những tác động đến môi trường do cuộc sống ồn ào, vội vã mang lại, giảm thiểu việc sử dụng những thiết bị của cuộc sống hiện đại như xe cộ, điện thoại… sẽ góp phần mang lại một môi trường trong sạch cho mỗi người.

Những người đến với pháp môn tu thiền này còn được khuyến khích sống chậm, tập thiền trong mỗi sinh hoạt hàng ngày, đến gần hơn với thiên nhiên bằng cách dành thời gian để chăm sóc, bảo vệ cây cối, chim muông, hạn chế sử dụng các phương tiện của thời đại công nghệ số, thực hành ăn chay như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Tại các tự viện của Phật giáo cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu cho Phật tử với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường cũng được các chức sắc thuyết giảng, tuyên truyền cho các tín đồ, Phật tử như một nội dung quan trọng. Đến với những khóa tu này, tín đồ, Phật tử sẽ được lĩnh hội những kiến thức về bảo vệ môi trường theo quan điểm của Phật giáo, để từ đó có những ứng dụng, thực hành ngay trong cuộc sống thường ngày và khuyến khích những người khác cùng chung tay hành động vì môi trường.

Trong cuộc sống hiện đại, lối sống nhanh, sống gấp cũng đang kéo theo những hệ lụy cho tầng lớp thanh niên trong xã hội, việc tiếp nhận và hòa nhập quá nhanh chóng lối sống của phương Tây, không phù hợp với phong tục, truyền thống của người Việt đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hơn lúc nào hết, thanh niên cần một môi trường sống lành mạnh cả về thể chất, lẫn tinh thần, tránh xa những cám dỗ, những thú vui cá nhân, ích kỷ để hướng tới cách sống vị tha, biết yêu thương và chia sẻ cùng cộng đồng, xã hội. Vì vậy, chính những nền tảng văn hóa xã hội bền chặt của truyền thống phương Đông, những giá trị đạo đức tôn giáo, trong đó có Phật giáo, chứ không phải điều gì khác sẽ là phương thức hữu hiệu để dẫn dắt, định hướng và tạo ra một môi trường sống thực sự có ích cho thanh niên, những thế hệ tương lai của xã hội, của đất nước.

Chung tay cùng xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường cũng chính là để bảo vệ chính mình, Phật giáo Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để cùng cộng đồng xây dựng một xã hội an lành, con người được hưởng sự thanh bình, ấm no và hạnh phúc, xây dựng một cõi cực lạc thực sự tại thế gian.

Đầu năm 2018, Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn, trong đó yêu cầu bỏ đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Công văn do hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực của Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ký, gửi tới ban trị sự giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố thuộc hệ thống của giáo hội Phật giáo Việt Nam, gồm 3 điểm:

Thứ nhất, các ban trị sự hướng dẫn cho tăng ni, Phật tử tổ chức lễ hội văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức, cần tuyên truyền, vận động trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo.

Thứ hai, đề nghị tăng ni hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Thứ ba, chú trọng việc gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội; lan tỏa giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo bạn trong nội dung các bài thuyết giảng cho tín đồ, Phật tử.

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Quy Ngưỡng

Quy Ngưỡng

QUY NGƯỠNGNam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Con đảnh lễ dưới chân Ngài, xin quy ngưỡng Đấng...

‘Nguyệt San Hải Triều Âm (Năm 1973 – 1975)

‘Nguyệt San Hải Triều Âm (Năm 1973 – 1975)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chuyển Hóa Cuộc Đời

Chuyển hóa cuộc đời

CHUYỂN HÓA CUỘC ĐỜI Nguyễn Thế Đăng   The Ushiku Daibutsu, Amitabha, Japan Con người luôn luôn bị cái tôi...

Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ

Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỰC TẾ ĐẾN KHÔNG NGỜHòa Thượng Thích Thanh TừTrúc Lâm - Đà Lạt - 2001 Những...

Hồng Trần Mấy Kiếp Rong Chơi

Ở trường học, việc được gặp những nhân vật cấp cao, gặp giám đốc của trường hay là ngay cả...

Một Cái Nôi Sang Trọng Cho Đức Phật

Một cái nôi sang trọng cho Đức Phật

MỘT CÁI NÔI SANG TRỌNG CHO ĐỨC PHẬT Lâm-tì-ni trên lãnh thổ Nepal được xem là nơi đản sinh của...

Coronavirus Và Thuyết Nhân Quả (Song Ngữ Vietnamese-English)

Coronavirus và thuyết nhân quả (song ngữ Vietnamese-English)

CORONAVIRUS VÀ THUYẾT NHÂN QUẢ(Coronavirus and Karma Theory)Chân Diệu Mỹ chuyển ngữ   Đại dịch coronavirus là một trong những...

Viễn Tượng Về Sự Thực Hành Phật Pháp Ở Âu Mỹ Người Phật Tử Bất Khả Thi

Viễn Tượng Về Sự Thực Hành Phật Pháp Ở Âu Mỹ Người Phật Tử Bất Khả Thi

VIỄN TƯỢNG VỀ SỰ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP Ở ÂU MỸNGƯỜI PHẬT TỬ BẤT KHẢ TRITác giả: Stephan BachelotChuyển ngữ:...

01. Chương Trình Phát Thanh Phật Giáo

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH Kể từ ngày 10 tháng...

Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Khởi nguồn dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử Thích Thiện Hạnh Trước khi xét đến nguyên lai phát xuất thiền...

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

VỀ MỘT LỜI KHUYÊN TU THIỀN Nguyên Hải Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề...

Tản Mạn Về Từ Hán Việt – Phần 4: Bính Âm, Phanh Âm, Phiên Âm Hay Pīnyīn? Nguyễn Cung Thông

Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ...

Ưu Và Khuyết Điểm Của Đại Lễ Phật Phật Đản Vesak 2014

Ưu Và Khuyết Điểm Của Đại Lễ Phật Phật Đản Vesak 2014

ƯU VÀ KHUYẾT CỦA ĐẠI LỄ VESAK 2014 Minh Mẫn Chiều 10/5/2014, lúc 15g, Đại lễ Vesak 2014 đã kết...

Dịch Và Đại Dịch – Xưa Và Nay.

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

DỊCH VÀ ĐẠI DỊCH – XƯA VÀ NAY.Nguyễn Xuân Chiến Nhà viết lich sử thế giới Will Durant có viết:...

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

NHÌN THẤU, BUÔNG BỎ, BỐ THÍ  (Trích lục từ Đại Phương Quang Phật Hoa Nghiêm kinh, Phẩm Bồ Tát Vấn...

Quy Ngưỡng

‘Nguyệt San Hải Triều Âm (Năm 1973 – 1975)

Chuyển hóa cuộc đời

Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ

Hồng Trần Mấy Kiếp Rong Chơi

Một cái nôi sang trọng cho Đức Phật

Coronavirus và thuyết nhân quả (song ngữ Vietnamese-English)

Viễn Tượng Về Sự Thực Hành Phật Pháp Ở Âu Mỹ Người Phật Tử Bất Khả Thi

01. Chương Trình Phát Thanh Phật Giáo

Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Về một lời khuyên tu thiền

Tản Mạn Về Từ Hán Việt – Phần 4: Bính Âm, Phanh Âm, Phiên Âm Hay Pīnyīn? Nguyễn Cung Thông

Ưu Và Khuyết Điểm Của Đại Lễ Phật Phật Đản Vesak 2014

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

Tin mới nhận

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Phật dạy trách nhiệm của người tại gia

Phật pháp nhiệm mầu

“Giữa băng hoại về đạo đức vẫn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người”

Khi nào là Phật?

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Hạnh hiếu của Đức Phật

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Độ người nông dân nghèo

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Tin mới nhận

Họ Đã Nghĩ Như Thế

Chính thức phát động cuộc thi “ăn chay hạnh phúc” lần thứ 2

Kinh Tế Học Phật Giáo – Thích Giải Hiền

Đưa Tâm Về Nhà

Nhập Không Môn

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2559 của đức Pháp chủ GHPGVN

Thần Chú Đại Bi: Viên Ngọc Của Người Cùng Tử

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Những lời dạy của Thiền sư Ajaan Sao Kantasīlo (1861-1941)

Giải pháp cho vấn nạn bạo lực: gieo lại hạt từ tâm

Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Không thể sống thiếu thiền

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gặp Gỡ Và Thảo Luận Với Đoàn Phật Tử Việt Nam – Ngày Thứ Nhì

Trung Đạo -Trung Luận Và Trung Quán

Giữ tâm như chăn trâu

Sống với hiện tại

Chào Mừng Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2014

Phật Giáo Nhập Môn

Tin mới nhận

Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Kinh Pháp Diệt Tận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Tin mới nhận

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Vào Cửa Tịnh Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Các Cách Niệm Phật

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Khuyên Người Niệm Phật

Niệm Phật Kính

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.