THÔNG
ĐIỆP
Thông
Điệp của Đức Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN gửi
Tăng Ni Phật Tử
Diễn
văn Đại lễ Phật đản PL2552 của Hòa thượng Chủ tịch
Hội đồng Trị sự GHPGVN Thích Trí Tịnh
Diễn
văn khai mạc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Thông
Diệp Chúc Mừng Đại Lễ Phật Đản của Tổng Thư Ký Liên
Hợp Quốc
Thông
điệp Phật Đản của Hoà Thượng Trưởng Phái Đoàn Phật
Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ [Trang
2]
Tuyên
bố Hà Nội của Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008
tại Việt Nam.
ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ
HỘI
ĐỒNG CHỨNG MINH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI
TĂNG NI, PHẬT TỬ
NHÂN
DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HỢP QUỐC
Phật
lịch 2552 – Dương lịch 2008
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính
gửi: Chư tôn túc Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni
Sư, Đại Đức Tăng Ni, quý Cư sĩ Phật tử Việt Nam và Quốc
tế
Hôm
nay, trong không khí đại hoan hỷ, trang nghiêm và hòa hợp,
tất cả những người con Phật đại diện cho các tổ chức
hệ phái Phật Giáo trên thế giới vân tập về đất nước
Việt Nam thân yêu của chúng tôi, để cùng nhau kỷ niệm ngày
Đại Lễ Phật Đản, Phật lịch 2552, Dương lịch 2008. Thay
mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân danh cá nhân, tôi
có lời cầu chúc đến chư tôn đức Giáo phẩm, chư Hoà Thượng,
Thượng Toạ, Đại Đức Tăng – Ni, cùng toàn thể quý
vị nam nữ cư sĩ Phật tử và quý vị quan khách thân tâm
thường lạc, vạn sự viên thành.
Cách
đây hơn 2500 năm trước, Đức Giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật ra đời tại lưu vực sông Hằng, cội nguồn của
nền văn minh Ấn Độ. Trải qua quá trình tu tập, hoằng pháp
và độ sinh, đức Phật đã để lại cho nhân loại một hệ
thống tư tưởng giáo lý vô giá về trí tuệ, lòng từ bi,
tình yêu thương, tinh thần bất bạo động, hoà hợp và phát
triển. Với ý nghĩa thiết thực đó, năm 1999 Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết công nhận ngày Vesak
(Lễ Tam Hợp: ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập
Niết Bàn) là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới và hòa
bình của nhân loại.
Hưởng
ứng các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc, chính phủ
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam quyết định đăng cai tổ chức đại lễ Tam
Hợp lần thứ V năm 2008 và được Ủy Ban Tổ Chức Quốc
Tế (IOC) chính thức bàn giao tại đại lễ lần thứ IV năm
2007 tổ chức tại Bangkok – Thái Lan. Chúng tôi xác định
đây là vinh dự to lớn và là thuận duyên đối với đất
nước cũng như đối với Phật Giáo Việt Nam để góp phần
cùng với cộng đồng Phật Giáo quốc tế phát huy tư tưởng
giáo lý Phật Đà, lợi lạc quần sinh, đem lại hòa bình cho
nhân loại trong phạm vi toàn cầu.
Trải
qua hơn 2000 năm lịch sử hiện diện và đồng hành với dân
tộc Việt Nam, đạo Phật đã trở thành một tôn giáo của
dân tộc. Với chủ đề: “Sự đóng góp của Phật giáo trong
việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”,
chúng tôi tin tưởng rằng Đại lễ Tam Hợp Liên Hợp Quốc
lần thứ V tổ chức tại Việt Nam, Tăng Ni, cư sĩ Phật tử
trong và ngoài nước sẽ có nhiều cơ duyên cùng chia sẻ những
kinh nghiệm tu tập và học thuật uyên thâm của các học giả
đến từ khắp các châu lục. Bên cạnh đó quý vị cũng sẽ
tham gia các hoạt động trong khuôn khổ của đại lễ như
nghi lễ cầu nguyện hoà bình thế giới, các hoạt động văn
hoá nghệ thuật, tham quan các di sản dân tộc. Đó là những
Phật sự có ý nghĩa của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử
tại đây để thành tâm kính dâng lên Đức Từ Phụ nhân
ngày khánh đản của Ngài.
Thay
mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, tôi có lời tán thán công
đức của quý liệt vị và cầu nguyện Đức Từ Phụ gia
hộ cho thế giới được hòa bình, nhân sinh được an lạc,
và tất cả các hoạt động Phật sự được thành tựu viên
mãn
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.
TM.
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
GIÁO
HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
PHÁP
CHỦ
HÒA
THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ
DIỄN
VĂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL 2552
CỦA
HOÀ THƯỢNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI
TĂNG NI, PHẬT TỬ
NHÂN
DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HỢP QUỐC
Kính
bạch Chư tôn Giáo phẩm, Chư Hoà thượng, Thượng tọa, Đại
đức Tăng Ni,
Kính
thưa Quý Cư sĩ Phật tử,
Kính
thưa Chư liệt vị,
“Hạnh
phúc thay Đức Phật ra đời”, lời kinh Pháp Cú đã nêu rõ
cảm nhận hân hoan và lòng tri ân sâu đậm đối với Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni và đối với sự xuất hiện của Ngài
trên đời.
Cách
đây 2632 năm, tức năm 624 trước tây lịch, tại vườn Lâm
Tỳ Ni, nước Ca Tỳ La Vệ, dưới cội cây Vô – ưu, đã
xuất hiện một con người vĩ đại, một đấng Tối thắng
đã trực tiếp gửi thông điệp Cứu Khổ, thông điệp của
Hoà Bình, An lạc đến loài người, và suốt 45 năm, đã thuyết
giảng, triển khai thông điệp ấy, đồng thời dẫn dắt mọi
người dấn thân trên con đường đưa đến giải thoát tối
hậu.
Đức
Phật, giáo pháp của Ngài và tác dụng của giáo pháp ấy
xứng đáng được loài người tôn vinh. Cho nên đáp ứng đề
nghị của Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại SriLanka vào
tháng 11 năm 1998, Đại Hội đồng Liên hợp quốc vào ngày
15 tháng 12 năm 1999 đã quyết định công nhận ngày Lễ Tam
hợp Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn là ngày
lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, vì xét rằng: “Phật giáo là một
trong những tôn giáo xưa nhất, suốt 2,5 thiên niên kỷ đã
đóng góp và đang tiếp tục đóng góp hữu hiệu cho tâm linh
nhân loại”.
Trong
những năm tiếp theo, đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được
giới Phật giáo tổ chức thật long trọng vào ngày trăng tròn
tháng Tư Âm lịch và nguyên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi
Annan đã gửi những thông điệp chào mừng rất trân trọng:
“Tư tưởng đạo đức và nhân đạo cao quý của Đức Phật
đã khai sinh ra một truyền thống tâm linh sâu sắc”. (thông
điệp năm 2002); “Thông điệp của Đức Phật là thông điệp
của Hoà Bình, Từ bi, đồng thời là thông điệp của Chánh
niệm – sự tỉnh giác về chính mình của mỗi người, về
hành động của mình và về thế giới mình đang sống”.
(thông điệp năm 2003); “Mỗi năm, vào ngày này, chúng ta biểu
lộ lòng tôn kính đối với những đóng góp của Phật giáo
cho Hoà Bình của thế giới”.(thông điệp năm 2004)…
Chúng
ta có nhiều lý do chính đáng để tổ chức lễ Phật Đản
năm nay (PL. 2552) long trọng hơn các năm trước. Thứ nhất,
đất nước ta vừa đại được những thành quả khả quan
trong các mặt hoạt động, đặc biệt về kinh tế và chính
trị, tạo được uy tín trong nước và trên trường quốc
tế.
Thứ
hai, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết thúc thành công Đại
hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI với một
số nét mới tích cực trong nội dung Hiến chương đã được
sửa đổi bổ sung, đặc biệt là tăng cường nhân sự trong
các Ban nghành, Viện Trung ương và địa phương, hứa hẹn
những thành tựu mới trong các hoạt động Phật sự.
Thứ
ba, chúng ta đã cùng Chính phủ đăng cai và được vinh dự
tổ chức ngày Vesak Liên hợp quốc. Đây là cơ hội tốt để
chúng ta tỏ lòng biết các ơn đối với Đức Phật và để
gặp gỡ các tổ chức, cá nhân thân hữu các nước bạn,
thắt chặt tình đoàn kết, hợp tác trong cộng đồng Phật
giáo cũng như trong cộng đồng hữu nghị thế giới.
Thứ
tư, ngày Phật Đản năm nay lại trùng với ngày sinh của Hồ
Chủ tịch đã được cơ quan Unessco Liên hợp quốc công nhận
là danh nhân thế giới, người đã giải thoát cho dân tộc
Việt Nam khỏi sự xâm lược, ách thống trị của thực dân
đế quốc, mang lại sự thống nhất đất nước, độc lập,
tự do, hạnh phúc cho nhân dân; điều này vô cùng phù hợp
với thông điệp Cứu khổ của Đức Phật.
Suốt
nhiều tháng qua, với sự giúp đỡ tận tình của Nhà nước,
Tăng Ni, Phật tử đã đem hết sức mình chuẩn bị cho ngày
lễ trọng đại và đầy ý nghĩa này diễn ra một cách trọng
thể tại Thủ đô Hà Nội và các Tỉnh, Thành trong cả nước
từ ngày 08 đến 15/4/âl, giới Phật tử và đông đảo nhân
dân hân hoan chứng kiến ngày lễ hội thiêng liêng kỷ niệm
ngày Khánh Đản của Đức Thích Ca Mâu Ni mà chính Ngài và
giáo pháp của Ngài đã gây ảnh hưởng tốt đẹp trong tâm
trí người Việt Nam từ hai thiên niên kỷ nay.
Kính
thưa chư liệt vị,
Nhân
ngày kỷ niệm Đản sinh của Đức Phật, chúng ta hãy đọc
bài kệ 194 trong kinh Pháp Cú:
Hạnh
phúc thay Đức Phật ra đời
Hạnh
phúc thay giáo pháp được giảng
Hạnh
phúc thay Tăng – già hoà hợp
Hạnh
phúc thay dũng tiến cùng tu.
Đức
Phật xuất hiện ở đời, diễn thuyết giáo lý giải thoát,
đây là niềm hạnh phúc lớn lao cho đời. Hạnh phúc càng
được duy trì và thể hiện cụ thể nếu mọi người con
Phật, tức tứ chúng của Tăng – già gồm Tăng, Ni, Nam, Nữ
cư sĩ Phật tử cùng đoàn kết hoà hợp để chung sức tu
tập, dũng mãnh tinh tấn, đóng góp Phật sự cho đời.
Những
công đức nếu có được qua những thành tựu Phật sự thì
chúng ta có thể hồi hướng cho hết thảy chúng sinh. Trong
khi đó, niềm hạnh phúc, niềm vui tự nội là sự cảm nhận
tự nhiên của những ai nhận biết mình đang được chân lý
soi rọi, được tinh tấn và đồng hành với những người
có cùng lý tưởng với mình. Đây là một trong những ý nghĩa
của Tam Bảo, cội nguồn hạnh phúc cho đời.
Phật
giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng với nhân
dân chia sẻ những vinh quang, những khổ nhọc qua những thăng
trầm của lịch sử. Gần ba thập kỷ qua kể từ khi được
thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những bước
tiến đều đặn vững chắc trong nhiều khó khăn khách quan
lẫn chủ quan.
Chúng
ta tin tưởng vào sức mạnh của lý tưởng Phật giáo để
an tâm nghĩ tới một tương lai xán lạn của Giáo hội, nhưng
chúng ta phải dè dặt xem chừng những mối nguy do chủ quan:
Sự mất tính hoà hợp, thoái thất trong hàng ngũ Tăng Ni, Phật
tử.
Bài
kệ trên của kinh Pháp Cú đã nêu rõ sự hiện hữu của Đức
Phật trên đời này là một ân huệ, một hạnh phúc lớn
lao không gì so sánh được. Nhưng điều này chỉ có ý nghĩa
khi có tác động đến chúng ta, khiến chúng ta nhận ra được
lý tưởng cứu khổ trong Phật pháp để từ đó cùng nhau
hoà hợp, tinh tấn và đồng tu.
Hoà
hợp là sự đoàn kết, là thái độ hiền hòa, cảm thông,
chia sẻ với mọi người, là tinh thần nhân ái, từ bi, yêu
chuộng hoà bình, là nguyên tắc Lục hoà trong sự sống chung
của Tăng – già, hiểu rộng ra là trong sự sống chung hoà
hợp giữa người và người: 1. Cùng tu tập giới hạnh, 2.
Cùng trao đổi kiến thức, 3. Cùng chia sẻ vật chẩt có được,
4. Cùng sống hoà thuận, kính nhường nhau, 5. Cùng thuận hoà
lời nói, không tranh cãi, 6. Cùng một ý kiến, không trái nghịch
nhau.
Tinh
tấn là sự dũng mãnh tiến lên, trong tinh thần giữ gìn giới
luật, trong sự thanh tịnh của tâm hồn. Thanh tịnh có nghĩa
gốc là sự trong sạch, sáng suốt, không bị ô nhiễm vì tham,
sân, si; đây cũng là mục đích của việc giữ gìn giới luật.
Số
lượng các giới điều được đặt ra cho Tăng, Ni, Phật tử
không giống nhau nhưng tất cả đều dựa vào và triển khai
tinh thần năm giới của một người quy y Tam Bảo. Tinh thần
giữ giới, được xác định rõ trong ba ý nghĩa: 1. Giữ đúng
các giới mình đã thọ nhận, 2. Lấy điều thiện làm căn
bản để thực hành, 3. Xem việc lợi lạc cho chúng sinh là
điều cần thực hiện.
Nếu
tứ chúng của Tăng – già chúng ta một lòng đoàn kết hoà
hợp, đồng tu, dũng mãnh, tinh tấn thì Phật giáo được hưng
thịnh, Giáo hội được vững mạnh. Đây cũng là sự tôn
vinh, sự đền ơn Đức Phật, vị Đạo sư vĩ đại đã xuất
hiện ở đời nhằm mang lại giải thoát cho hết thảy chúng
sanh.
Kính
thưa Chư liệt vi,
Nhân
ngày Đản sanh của Đức Phật, PL 2552, tôi xin chân thành kính
chúc Chư liệt vị thân tâm an lạc, thành tựu viên mãn các
Phật sự tự lợi, lợi tha. Mong sao tất thảy chúng sanh đạt
được niềm vui tự nội, được ánh sáng trí tuệ và từ
bi của Tam bảo soi rọi, vững vàng thăng tiến trên con đường
đạt đến mục đích giải thoát tối hậu.
NAM
MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
VĂN KHAI MẠC CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
NGUYỄN
MINH TRIẾT TẠI
ĐẠI
LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HỢP QUỐC 2008
Hà
Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2008
–
Kính thưa chư tôn đức Giáo phẩm đại diện cho Phật giáo
các nước và các tông phái Phật giáo trên thế giới cùng
quý chư tôn đức Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam
–
Kính thưa Quý vị khách quý đại diện Liên hợp quốc, các
cơ quan của Liên hợp quốc, các vị đại diện các đoàn
ngoại giao, các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam cùng quý
vị khách nước ngoài.
– Kính thưa quý vị đại biểu,
Trong
không khí trang trọng của ngày Đại lễ Phật đản năm 2008,
Phật lịch 2552-Ngày được Liên hợp quốc công nhận là một
lễ hội văn hoá Tôn giáo thế giới – được chính phủ nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam đăng cai phối hợp với Giáo hội Phật
giáo Việt Nam và Uỷ ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật
đản Liên hợp quốc tổ chức, tôi xin bày tỏ niềm vui và
hoan nghênh sự có mặt của đông đảo Quý vị chư Tôn đức
giáo phẩm đại diện cho Phật giáo trên khắp thế giới,
Quý vị khách quý đại diện cho Liên hợp quốc, các Tổ chức
quốc tế, đại diện các nước cùng Quý vị đại biểu và
Tăng Ni, Phật tử trong nước, cũng như kiều bào của nước
ngoài.
Thay
mặt cho nước chủ nhà đăng cai tổ chức Đại lễ Phật
đản Liên hợp quốc 2008, tôi xin gửi tới tất cả các Quý
vị khách quý cùng toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong
và ngoài nước lời chúc tốt đẹp trong tình thân ái, hữu
nghị và đoàn kết.
Kính
thưa quý vị,
Đại
lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức với quy mô
Quốc tế là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm và
chủ trương của Liên hợp quốc đối với các hoạt động
mang tính quần chúng rộng rãi vì một thế giới hoà bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển. Đại lễ được tổ chức
với sự cổ suý của Liên hợp quốc nhằm tôn vinh những
giá trị tư tưởng sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
về hoà bình, hoà hợp, hoà giải, vị tha, nhân ái vốn đã
có từ hơn 2500 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị trong
thế giời ngày nay.
Đại
lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức hàng năm với
sự tham gia của đông đảo các Tông phái Phật giáo đến
từ nhiều quốc gia trên thế giới là cơ hội, là nhịp cầu
giúp cho tất cả những người anh em có tín ngưỡng Phật
giáo được gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh đức
Phật về 3 sự kiện rất quan trọng trong thân thế và sự
nghiệp của Ngài là Đức Phật đản sanh, Đức Phật thành
đạo và Đức Phật nhập Niết bàn, đồng thời chia sẻ và
động viên nhau toàn tâm học tập, làm việc để đưa những
tư tưởng tiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống.
Tôi
hy vọng rằng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm nay
sẽ là cơ hội tốt để chúng ta tăng cường sự hiểu biết,
đoàn kết, cùng nhau hợp tác xây dựng xã hội tốt đẹp,
một Niết bàn trong thế giới hiện thực, góp phần ngăn chặn
sự xung đột, hoá giải các cuộc chiến tranh và đẩy lùi
các nguy cơ nghèo đói, khổ đau trong đời sống xã hội, đưa
con người tới cuộc sống an vui.
Với
đông đảo quý vị có mặt ở đây hôm nay, tôi hy vọng mỗi
người hãy là một sứ giả của thiện chí, của hoà bình,
từ Đại lễ này sẽ được tiếp thêm sức mạnh, sự quyết
tâm để tiếp tục nêu cao chánh pháp của Đức Phật trong
đời sống xã hội, vì tương lai tươi sáng và tốt đẹp
của toàn nhân loại.
Đại
lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức tại Việt
Nam là sự khẳng định Nhà nước Việt nam tôn trọng và ủng
hộ quyết định đúng đắn của Liên hợp quốc chọn ngày
Tam Hợp Đức Phật là ngày văn hoá tôn giáo thế giới, đồng
thời khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tôn
trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo
mang lại cho đời sống xã hội, trong đó có Phật giáo.
Việt
Nam là đất nước đa Tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo
có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu
tiên, với tư tưởng Từ bi, Hỷ xả, Phật giáo đã được
nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc
với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời,
phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các
thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những
nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc
an dân.
Đặc
biệt, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị
vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân
bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường
ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý tìm đến nơi non cao Yên
tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc
Lâm – một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới
ngày nay.
Nối
tiếp dòng chảy và truyền thống gần 2000 năm qua, Phật giáo
Việt Nam hôm nay đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích
đời, thực hiện cứu khổ độ sinh, thông qua hoằng dương
Phật pháp vận động Tăng Ni, Phật tử cả nước sống trong
Chánh tín, thực hiện đúng pháp luật Nhà nước, làm tròn
nghĩa vụ của người công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn
kết Tôn giáo, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân
đạo, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ tàn tật, mồ
côi, người gặp hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xoá đói
giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ…
những việc làm cao cả ấy ngày càng rõ nét và đạt thành
quả lớn lao, khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn gắn Đạo
với Đời, là một Tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn
bó với Dân tộc.
Kính
thưa Quý vị,
Việt
Nam hôm nay với chủ trương phát huy tối đa nội lực, thực
hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, với tinh thần là bạn
với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Trong
lĩnh vực văn hoá tinh thần, Việt Nam chủ trương bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, song cũng
sẵn sàng tiếp thu, đón nhận tinh hoa văn hoá thế giới và
hội nhập với các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại.
Việt
Nam luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của
tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội, hướng con người
tới Chân – Thiện – Mỹ nhất là những giá trị phù hợp
với truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống hướng
thiện của con người Việt Nam, tích cực tham gia vào công
cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tôi
mong trong những ngày dự Đại lễ Phật đản tại Việt Nam
Quý vị sẽ hiểu và thêm yêu đất nước chúng tôi, nhận
thấy ở con người Việt Nam chúng tôi tình cảm chân thành,
nhân hậu và lòng mến khách thắm tình hữu nghị, hợp tác.
Tôi
tin tưởng rằng, với quyết tâm và nỗ lực chung, chúng ta
sẽ phấn đấu hiệu quả, vì một thế giới hoà bình, ổn
định, hạnh phúc và phát triển.
Chúc
Quý vị sức khoẻ, an lạc trong ánh từ quang của Đức Phật
và trong niềm tin vào tương lai tốt đẹp của nhân loại.
Xin
trân trọng cảm ơn!
Nguyễn
Minh Triết
ĐIỆP CHÚC MỪNG
Đại
Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008
tại
Hà Nội, Việt Nam
Ban
Ki-moon
Tổng
Thư Ký Liên Hợp Quốc
Trong
không khí nhộn nhịp của ngày Đại lễ Tam Hợp – kỷ niệm
ngày Đức Phật đản sanh, thành đạo và nhập Niết Bàn –
hàng triệu Phật tử và quần chúng trên khắp năm châu hân
hoan đón chào những thông điệp của tình thương và trí tuệ.
Nhân đại dịp lễ thiêng liêng cao quý này, mọi người chúng
ta nên hoài tưởng lại cuộc đời sống động của Đức
Phật Thích Ca, chiêm nghiệm lời dạy đầy ý nghĩa của Ngài,
đồng thời cũng nên nguyện sống theo tinh thần cao cả giáo
pháp tuyệt vời ấy để kiến tạo cho mình những hạnh phúc,
an lạc.
Năm
nay, lễ Tam Hợp lại về đúng vào giai đoạn những nỗi tang
thương mất mát, khổ đau khôn cùng của nhân loại đang có
sự gia tăng một cách đáng lo ngại. Sự sự tàn phá khốc
liệt đất nước Miến Điện của cơn bão Nargis đã khiến
cho nhân loại phải đớn đau, thương xót. Mỗi một thiên
tai như thế đi qua sẽ đem đến sự chết chóc, tang thương cho bao người, vô số gia đình bổng chốc trở nên màn trời
chiếu đất,…Tất cả đang là nỗi đau của tất cả chúng
ta.
Trong
thảm kịch bi thương này, những lời của Đức Phật dạy
về lòng thương yêu đối với vạn loài chúng sinh cần phải
được thực hiện ngay bây giờ. Ngài dạy chúng ta mở rộng
lòng từ bi, giang rộng vòng tay nhân ái đến với con người
và nhất là những người đang lâm trong cảnh khổ. Điều
đó nói lên rằng chúng ta cần nhận ra bản chất đồng nhất
trong mỗi người, mỗi loài và đặt hạnh phúc chung của cộng
đồng, của nhân loại lên trên hạnh phúc riêng mình.
Những
bài học vượt thời gian và không gian của Đức Phật hướng
thế giới quay về bên đất nước Miến Điện. Trong hoàn
cảnh khó khăn hiện nay của nhân dân Miến Điện cũng như
những thách thức mà thế giới đang đối mặt đòi hỏi chúng
ta phải có một tinh thần điềm tĩnh, hoà ái, tập trung phát
triển và bảo vệ môi sinh trong lành. Ở những nơi này chúng
ta hãy làm ấm lên tinh thần hy sinh, vị tha trong mỗi người,
nghĩ và làm việc như là một thành viên thực sự của một
tổ chức quốc tế. Đây chính là con đường đưa đến sự
giác ngộ và cũng là nền tảng xây dựng thế giới hoà bình
thịnh vượng hơn.
Nhân
dịp lễ Tam Hợp, chúng ta hãy khẳng định mối tương duyên
trong thế giới này. Chúng ta hãy nguyện cùng nhau làm việc,
phụng sự cho nhân loại và thế giới ngày càng an bình và
tốt đẹp hơn. Tôi xin cảm ơn sự tận tình hợp tác của
các bạn trên tinh thần vị tha và cầu nguyện cho cách bạn
luôn an lạc trong dịp lễ thiêng liêng này.
UNITED
NATIONS NATIONS UNIES
THE SECRETARY
GENERAL
VESAK DAY MESSAGE
2008
The
Day of Vesak is a joyous occasion making the birth, enlightenment and passing
of The Buddha. On this day millions of people, Buddhists and non-Buddhists
alike, take the time to reflect on the life and teachings of the Buddha,
and to receive guidance from them.
This
year, the observance of Vesak falls at a time of profound and painful loss.
Cyclone Nargis has devastated Myanmar, leaving untold suffering in its
wake – tens of thousands have died; many more have lost their families,
homes and livelihoods.
In
the shadow of this enormous tragedy, The Buddha’s message of peace, compassion
and love for all living beings bring added urgency. It tells us to open
our hearts and embrace our fellow human beings, especially those in need.
It tasks us to recognize our essential oneness, and to place the well-being
of our communities and of all humanity at part with our own.
These
timeless teachings must guide the international community’s response
to the situation in Myanmar. They should also inspire our efforts to address
the broader challenges confronting our world – in peace and security.
In development and in the protection of our environment. In each o these
areas, we have to rise above his or her perceived narrow self-interests,
and think and act as a member of one global community.
This
is the path to enlightenment, and it is the foundation of a better world
for all.
On
this Day of Vesak, let us affirm our essential interdependence. Let us
pledge to work together for the common good, and for the betterment of
all humankind. I thank you for your commitment to these ideals, and wish
you all enriching celebration.
BAN
KI-MOON
BỐ HÀ NỘI CỦA
Đại
Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008
tại
Hà Nội, Việt Nam
Chúng
tôi, đại biểu của 74 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự
Hội thảo Phật giáo quốc tế nhân ngày Đại lễ Phật đản
Liên hợp quốc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội,
Việt Nam từ ngày 13 đến 17 tháng 05 năm 2008 (PL.2552) chân
thành tri ấn Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bảo trợ cho
Đại lễ và Hội thảo với chủ đề “Đóng góp của Phật
giáo về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đồng
thời nhất trí thông qua nội dung tuyên bố này như sau:
1/
Thúc giục cộng đồng quốc tế tăng cường các nỗ lực
cho một thế giới hòa bình bền vững, bằng cách đề cao
đối thoại, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau trong việc bảo
hộ phẩm giá con người tại các quốc gia và các tôn giáo
khác nhau, dưới ánh sáng từ bi và trí tuệ của Phật giáo.
2/
Thúc đẩy giải trừ quân bị, ngăn ngừa chiến tranh xung đột
mà đặc biệt là cấm thử vũ khí hạt nhân, cấm chế tạo
các loại vũ khí hóa học và sinh học cũng như ngăn chặn
sự ô nhiễm đại dương và nước ngọt trên đất liền
3/
Tăng cường sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
và tâm linh trên khắp thế giới nhằm giúp mọi người được
hưởng chất lượng sống cao hơn
4/
Ủng hộ công bằng xã hội, dân chủ và quản trị tốt trong
mọi thành phần của xã hội nhằm mang lại hòa bình và an
ninh trong và giữa các quốc gia.
5/
Thừa nhận rằng sự phát triển kinh tế và xã hội không
thể được đảm bảo một cách bền vững khi thiếu vắng
hòa bình và sự tôn trọng các quyền con người và tự do
căn bản.
6/
Đóng góp vào các giải pháp hành chính và pháp luật nhằm
bảo vệ và cải thiện môi trường ở cấp quốc gia và quốc
tế, đồng thời cam kết đời sống lành mạnh và thịnh vượng
trong sự hòa hợp với môi trường
7/
Khẳng định rằng sự thay đổi khí hậu và các hình thức
phá hoại môi sinh khác gây thiệt hại đến phúc lợi con người,
do đó, cần thực hiện cấp bách những biện pháp để giảm
thiểu sự thay đổi khí hậu.
8/
Nhấn mạnh việc theo đuổi các biện pháp hữu hiệu nhằm
ngăn chặn việc lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khuynh hướng xã hội hiện đại vốn gây nên sự mất cân
bằng sinh thái, đang làm gia tăng mối đe dọa về sự thay
đổi khí hậu và thậm chí tận diệt đời sống trên hành
tinh này.
9/
Nhận diện và đáp ứng nhu cầu đạo đức, tâm linh của
từng cá nhân, gia đình và các cộng đồng.
10/
Xác định nhu cầu về các giải pháp đối với các vấn nạn
xã hội toàn cầu, đặc biệt là sự đói nghèo, thất nghiệp
và bất công xã hội
11/
Thừa nhận nhu cầu thường xuyên về hiện đại hóa chương
trình giáo dục Phật pháp và thế học cho giới xuất gia và
tại gia, giúp họ giải quyết được những thách đố từ
các vấn nạn và khủng hoảng địa phương cũng như toàn cầu.
12/
Cung ứng giáo dục căn bản và cải thiện chất lượng giáo
dục, đặc biệt đối với nữ giới và các thành phần cơ
nhỡ, bất hạnh để loại bỏ mọi cản trở đối với sự
tham gia năng động của họ trong đời sống xã hội.
13/
Thắt chặt các quan hệ gia đình bằng cách áp dụng các nguyên
lý Phật giáo về sự hòa thuận, hiểu biết và lòng từ bi
để tạo nên hạnh phúc cá nhân và hôn nhân bền vững.
14/
Nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ thông
tin, đồng thời cung cấp hướng dẫn sử dụng công nghệ
này một cách khôn ngoan nhằm phục vụ các lợi ích xã
hội
15/
Cung cấp các nguồn tài liệu trên internet hầu giúp mọi người
dễ dàng sử dụng rộng rãi phương tiện hiện đại này,
thu hẹp sự cách biệt giữa người trong các khu vực đã phát
triển và những người trong các khu vực kém phát triển với
nguồn lực hạn chế.
16/
Ủng hộ các hoạt động Phật giáo quốc tế bao gồm Hội
nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ năm tại
Nhật Bản vào tháng 11 năm 2008, Hội nghị của Hiệp hội
các trường Đại học Phật giáo thế giới, Bangkok, Thái Lan,
tháng 9 năm 2008, các hoạt động của Hội Liên hữu Phật
tử thế giới (WFB), Tổ chức Hành trình nội tại quốc tế
Reiyukai (ITRI) và Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ
hai tại Trung Quốc tháng 11 năm 2008.
Discussion about this post