PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tiểu Sử Vắn Tắt Ayu Khandro Dorje Paldron (1839-1953)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TIỂU SỬ VẮN TẮT
AYU KHANDRO DORJE PALDRON (1839-1953)

Joona Repo[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Blank

Ayu Khandro Dorje Paldron sinh năm 1839 ở nơi gọi là Takzik thuộc Kham và được Tokden Rangrik (vị qua đời năm 1865), một Yogi trong vùng trao cho danh hiệu Dechen Khandro. Cha Bà tên là Tamdrin Gon và mẹ Bà là Tsokyi. Bà có ba anh em trai và ba chị em gái.

Lên bảy tuổi, Ayu Khandro đến sống cùng dì – Dronkyi (vị qua đời năm 1865), một hành giả sống trong hang động gần Tokden Rangrik. Bà được hứa hôn năm mười ba tuổi với Apo Wangdo (vị qua đời năm 1897), con trai của một gia đình giàu có, nhưng Bà vẫn sống cùng dì cho đến năm 1856, khi Bà mười tám tuổi. Ở đó, Bà giúp dì về các công việc hằng ngày, học đọc và viết với sự giúp đỡ của một học trò của vị Tokden. Mười ba tuổi, Bà thọ các quán đỉnh và giáo lý đầu tiên – Longsel Dorje Nyingpo, Terma của Đức Rigdzin Longsel Nyingpo (1625-1692).

Mười bốn tuổi, Ayu Khandro đi cùng dì và Tokden Rangrik đến đỉnh lễ Đức Jamyang Khyentse Wangpo[2] (1820-1892) vĩ đại và Đức Jamgon Kongtrul[3] (1813-1899) tại Dzongsar, Tu viện của Đức Khyentse Wangpo. Ngài Chokgyur Lingpa[4] (1829-1870) có lẽ cũng ở đó. Trong hành trình, Ayu Khandro thọ nhận nhiều chỉ dẫn từ những vị này và nhiều đạo sư khác và khi trở về nhà, Bà bắt đầu các thực hành sơ khởi Longchen Nyingtik.

Bà viếng thăm Đức Jamyang Khyentse Wangpo một lần nữa khi mười sáu tuổi và nhận từ Ngài danh hiệu Tsewang Paldron cùng nhiều giáo lý và quán đỉnh, bao gồm kho tàng mới phát lộ của chính Ngài về Bạch Độ Mẫu – Tâm Yếu Thánh Mẫu Bất Tử (Chime Phakme Nyingtik). Một lần nữa, khi về nhà, Ayu Khandro bước vào nhập thất để đưa giáo lý vào thực hành ngay.

Mùa hè năm Bà mười chín tuổi, Ayu Khandro kết hôn với Apo Wangdo và phải chuyển đến sống cùng ông ấy và gia đình, điều trái với mong ước của chính Bà và của dì. Tuy nhiên, trong ba năm, Ayu Khandro ốm nặng và chỉ khi chồng Bà bảo rằng Bà có thể trở về hang động và tiếp tục cuộc đời tâm linh, Bà mới khỏe hơn. Ayu Khandro tiếp tục thực hành dưới sự dẫn dắt của Tokden và dì cho đến khi cả hai vị qua đời vào năm 1865. Đau buồn trước sự ra đi của các giáo thọ, Bà bước vào một khóa nhập thất ba năm.

Ba mươi tuổi, Ayu Khandro quyết định bắt đầu du hành và thực hành Chod. Với nhiều bạn đồng hành, Bà đến gặp và thọ nhận giáo lý từ những đạo sư như Đức Nyakla Pema Dudul[5] (1816-1872) và Adzom Drukpa Drodul Pawo Dorje[6] (1842-1924); từ chư vị, Bà thọ nhận Tsokchen Dupa và nhiều chỉ dẫn Dzogchen quan trọng.

Từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Bà cũng thọ nhận giáo lý về cả truyền thống Nyingma và Sarma trong nhiều tháng, chẳng hạn Khandro Sangwa Kundu và các chỉ dẫn Dzogchen trọng yếu, chẳng hạn Nyingtik Yabshi. Bà học Chulen và Tummo từ Ngài Lhawang Gonpo, một hành giả Chod mà Bà du hành cùng một thời gian ngắn.

Ba mươi hai tuổi, từ Đức Nyakla Pema Dudul, Bà thọ nhận Longsel Dorje Nyingpo, các chỉ dẫn để nhập thất bóng tối Yangti Nakpo và danh hiệu Dorje Paldron. Đức Nyakla Pema Dudul cũng hướng dẫn Bà tiếp tục du hành và thực hành Chod, điều mà Bà đã làm cùng với bạn, một vị Ni tên Pema Yangkyi (1837-1911). Trong thập niên tiếp theo, Ayu Khandro di chuyển khắp Kham, U-Tsang, Nepal và Ngari, nơi Bà viếng thăm Núi Kailash, thực hành Chod ở khắp nơi mà Bà đến, viếng thăm các thánh địa, thọ nhận chỉ dẫn và quán đỉnh. Những bạn đồng hành của Bà thay đổi suốt hành trình. Chỉ đến năm bốn mươi ba tuổi, Bà mới quyết định du hành về nhà.

Năm sau khi Bà trở về, chồng cũ và những bạn bè khác của Ayu Khandro bắt đầu xây dựng cho Bà một thiền thất. Bà cũng viếng thăm và thọ nhận thêm giáo lý từ Đức Adzom Drukpa, Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Đức Jamgon Kongtrul. Năm 1885, thất của Bà được hoàn thành và Bà bước vào một khóa nhập thất bảy năm, tập trung vào thực hành bóng tối. Năm 1891, bảy tháng trước khi khóa nhập thất hoàn mãn, Bà được cho là đã trải qua một linh kiến về nhóm Không Hành Nữ trong một Tikle mang theo Đức Jamyang Khyentse Wangpo trong một Tikle khác; Bà xem đây là điềm báo về việc đạo sư của Bà sắp qua đời. Do đó, Bà rút ngắn khóa nhập thất và đến đỉnh lễ đạo sư, vị làm sáng tỏ mọi câu hỏi và nghi ngờ của Bà về thực hành, và bảo Bà trở về nhập thất bóng tối. Năm 1892, Ayu Khandro nhận được tin về sự viên tịch của đạo sư và quyết định dành phần còn lại của cuộc đời để nhập thất. Đến cuối đời, Bà đã dành hơn năm mươi năm để nhập thất bóng tối, mặc dù Bà cũng dành thời gian để ban giáo lý cho vô số đệ tử.

Năm 1894, mẹ Bà qua đời và năm 1897, chồng cũ của Bà cũng qua đời. Bạn cùng du hành của Bà, Pema Yangkyi, đến thăm Bà vào năm 1900 và kể cho Bà những câu chuyện diệu kỳ về một trong những bạn du hành trước kia, vị đã thành tựu thân cầu vồng trong lúc thực hành tại Núi Kailash. Pema Yangkyi ở cùng với Ayu Khandro trong một năm và sau đó, du hành đến Núi Khawa Karpo, nơi bà ấy trở thành một vị thầy nổi tiếng và cũng được cho là đã thành tựu thân cầu vồng. Ayu Khandro cũng được đệ tử của Pema Yangkyi và những bạn từng đồng hành trước kia viếng thăm; Bà ban cho họ nhiều lời khuyên và giáo lý.

Năm 1951, Ngài Namkhai Norbu (1938-2018) viếng thăm Ayu Khandro trong chỉ hơn hai tháng và thọ nhận từ Bà Khandro Sangwa Kundu của Đức Jamyang Khyentse, thực hành Chod Dzinpa Rangdrol, Longchen Nyingtik, Yangti và Tsedrub Gongdu của Đức Nyakla Pema Dudul cùng nhiều giáo lý khác. Ngài đã thỉnh cầu và thọ nhận từ Bà quán đỉnh cùng luận giải về Naro Khechari Kim Cương Du Già Nữ của Sakya, bởi Bà được xem là một hóa hiện của vị Tôn này.

Trong lúc này, Ngài Namkhai Norbu viết lại các ghi chú về câu chuyện cuộc đời Bà, điều mà Bà kể lại cho Ngài. Sau đó, Ngài biên soạn chúng thành một tiểu sử; không có chúng, sẽ chẳng có tài liệu nào về Bà, như điều đã xảy ra với vô số nữ hành giả Phật giáo Tây Tạng.

Năm 1953, rõ ràng đã sống đến một trăm mười lăm tuổi, Ayu Khandro qua đời. Trong vài tuần trước khi qua đời, Bà dành phần lớn thời gian để gặp bất kỳ ai muốn nói chuyện với Bà và cho đi những tài sản giá trị, chẳng hạn một bức tượng Liên Hoa Sinh quý, thứ mà Bà trao cho Adzom Gyalse Gyurme Dorje[7] (1895-1959), con trai của Đức Adzom Drukpa, và một bức tượng Jamyang Khyentse nhỏ do chính tay đạo sư làm, thứ mà Bà để lại cho Ngài Namkhai Norbu. Sau khi Bà qua đời, người ta nói rằng Bà trụ trong thiền định trong hai tuần và vào cuối tuần thứ hai, thân Bà thu nhỏ lại bằng một phần của kích thước ban đầu, dấu hiệu về sự thành tựu thực hành Dzogchen của Bà.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Ayu-Khandro-Dorje-Peldron/13139.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Joona Repa hiện đang là một nhà nghiên cứu tại Khoa Văn Hóa Thế Giới, Đại Học Helsinki.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (Bài 9.1)

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 9.1)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) NHẬP TRUNG ĐẠO: CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ  Trí địa...

Tảng Đá Vàng Phá Vỡ Mọi Nguyên Tắc Trọng Lực

Tảng đá vàng phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực

TẢNG ĐÁ VÀNG PHÁ VỠ MỌI NGUYÊN TẮC TRỌNG LỰC Như Bình Golden Rock (Đá Vàng) nằm vững chắc trên...

Giây Phút Giải Thoát

Giây phút giải thoát

GIÂY PHÚT GIẢI THOÁTTác Giả: Sharon SalzbergNguyễn Duy Nhiên Dịch   Ngài U Pandita có lần hỏi tôi: “Cô có...

Làm Gì Khi Chúng Ta Gặp Thị Phi?

Làm Gì Khi Chúng Ta Gặp Thị Phi?

Làm Gì Khi Chúng Ta Gặp Thị Phi?Thích Nữ Huệ Nhàn Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong...

Nụ Cười Của Tuệ Giác Mùa Xuân – Trần Kiêm Đòan

Nụ Cười Của Tuệ Giác Mùa Xuân – Trần Kiêm Đòan

NỤ CƯỜI CỦA TUỆ GIÁC MÙA XUÂNTrần Kiêm Đòan " Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 123)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người.Ở đây có ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất, người hỏi vấn...

Ba Thứ Lượng Và Năm Phần Luận Trong Kinh Lăng Già Đức Phật

Trong Kinh Lăng Già Đức Phật có nói về ba thứ lượng và năm phần luận. Vậy xin quý ban...

Hòa Thượng Tôm – Thị Hiện Nghịch Hạnh – Tâm Văn – Quảng Tánh

HÒA THƯỢNG TÔMTHỊ HIỆN NGHỊCH HẠNHTâm Văn - Quảng Tánh Thật là một sự trùng hợp thú vị khi ở...

Công Đức Phóng Sanh

CÔNG ĐỨC PHÓNG SANH   Pháp Sư Viên Nhân LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH LỜI DẪN...

Chào Năm Mới

Chào Năm Mới

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Quả Báo Hành Hạ Súc Vật

Quả báo hành hạ súc vật

QUẢ BÁO HÀNH HẠ SÚC VẬT Quảng Tánh   Súc vật, nhất là những vật nuôi để trợ giúp cho...

Để Có Một Tương Lai – Chú Giải Về Năm Giới

Để Có Một Tương Lai – Chú Giải Về Năm Giới

ĐỂ CÓ MỘT TƯƠNG LAICHÚ GIẢI VỀ NĂM GIỚIThích Nhất Hạnh cùng với: Robert Aiken, Stephen Batchelor, Patricia Marx Ellsberg,...

Giữa Một Cõi Thánh Phàm Bên Nhau

GIỮA MỘT CÕI THÁNH PHÀM BÊN NHAU Tâm Diệu Khi bước vào các ngôi chùa trên khắp thế giới, dù...

Dòng Đời Vô Tận

Dòng đời vô tận

DÒNG ĐỜI VÔ TẬN Thích Trí SiêuNhà xuất bản Phương Đông Con người còn sống là còn nhiều chuyện để...

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng !

Hãy làm một cuộc cách mạng !

HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG !Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-ReverHoang...

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 9.1)

Tảng đá vàng phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực

Giây phút giải thoát

Làm Gì Khi Chúng Ta Gặp Thị Phi?

Nụ Cười Của Tuệ Giác Mùa Xuân – Trần Kiêm Đòan

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 123)

Ba Thứ Lượng Và Năm Phần Luận Trong Kinh Lăng Già Đức Phật

Hòa Thượng Tôm – Thị Hiện Nghịch Hạnh – Tâm Văn – Quảng Tánh

Công Đức Phóng Sanh

Chào Năm Mới

Quả báo hành hạ súc vật

Để Có Một Tương Lai – Chú Giải Về Năm Giới

Giữa Một Cõi Thánh Phàm Bên Nhau

Dòng đời vô tận

Hãy làm một cuộc cách mạng !

Tin mới nhận

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thanh hòa

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Học theo gương hạnh Đức Phật

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Những lý tưởng từ tình yêu thương của Đức Phật

Kinh Kiến Chánh

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Tin mới nhận

Sống biết đủ trong mùa đại dịch là hạnh phúc nhất

Thơ Thiền Việt Nam

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (11)

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Khảo sát về tín niệm cúng sao giải hạn trong đại tạng kinh đại chính tân tu

Chùa Lá thành lập Trung Tâm Ngoại Ngữ và bồi dưỡng văn hóa miễn phí THIỆN NHƠN, nhằm giúp các sinh viên nghèo hiếu học

Mong sao có thêm nhiều Phật tử tuyệt vời như Michael

Đặc trưng của Đạo Phật

Sám hối – ăn năn – phát lồ – xưng tội

So sánh giải thoát Vedanta và giải thoát Phật giáo

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Gió thoảng, thơ bay …

Phụ nữ và chiến tranh

Vài Vấn Đề Về Phật Giáo & Nhân Sinh

Giới Luật Căn Bản

Như Áng Mây Bay Cuộc Đời Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu – Đệ Tử Tâm Đức Phụng Sọan

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Trí Tuệ

Phật dạy lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn

Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Hành Giả Mandarava

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Kinh Bách Dụ: Đầu rắn và đuôi rắn giành nhau đi trước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Kinh Kim Cang: Diệu Lực Của Trí Bát Nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Oán thù vay trả

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Gươm Báu Trao Tay

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 11)

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

Đức Phật A Di Đà Là Ai

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

48 Cách Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 24)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 57)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.