QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ COVID-19
(Social Relations and COVID-19)
Tác giả: Cư sĩ José Antonio Rodríguez Díaz
Thích Vân Phong biên tập
Nhân loại là một loài xã hội và tương tác với nhau trong cộng đồng, là một trong những thế mạnh của chúng ta. Đang trụ vào một định hướng tích cực nhất đối với người khác, cũng như sự tin tưởng và ý tưởng có đi có lại, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và quan tâm đến những thành viên yếu nhất trong xã hội. Điều này đã làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn và cho phép con người thăng tiến về mặt xã hội. Trong lịch sử các mối quan hệ xã hội là nguồn gốc của các tổ chức xã hội – các nhóm, bộ lạc, thị tộc, cộng đồng – của xã hội toàn cầu ngày nay. Và với sự tiến bộ của các hệ thống quan hệ, chúng ta nhận ra rằng, chúng ta đang sống trong một “thế giới bé nhỏ” (small world) nơi quy luật “sáu chặng phân cách” (six degrees of separation) nơi tất cả con người chỉ cách những người khác sáu bước.
Chúng ta kết nối với nhau bởi mối quan hệ mạnh và yếu. Trong tầm nhìn của Phật giáo về thực tại, thì tôi là tất cả, bởi tôi đang liên kết với tất cả, và do đó phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence).
Sự phụ thuộc lẫn nhau thường được phân tích trong mối quan hệ với toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc kinh tế đã gia tăng nhanh chóng khi các quốc gia theo đuổi các chính sách khá tự do về thương mại, đầu tư, và di cư trong thế kỷ 19. Toàn cầu hóa đôi khi được định nghĩa là sự phụ thuộc diễn ra ở cấp độ toàn cầu. Cuộc cách mạng thông tin càng làm cho mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau của toàn cầu hóa giữa các quốc gia ngày càng phức tạp thêm. Sự gia tăng gần đây trong cuộc phản kháng chống lại toàn cầu hóa, một phần, là những phản ứng trước những thay đổi do sự phụ thuộc kinh tế mang tới.
Hoặc như Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn nhận xét rằng, 7 tỷ người chúng ta cùng hài hòa chung sống trên hành tinh này đều phụ thuộc lẫn nhau.
Hình 1: Bristol, England. Ảnh: boredpanda.com
Các quan hệ xã hội dưới dạng mạng xã hội, và được khái niệm vốn là xã hội, một dạng xã hội mới nổi, định hình xã hội mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Các mối quan hệ xã hội và vốn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn lực vật chất và phi vật chất, là yếu tố cơ bản trong việc tạo ra bản sắc cá nhân và tập thể, giúp đỡ hoặc hạn chế hành động của cá nhân và tập thể, là những cách để tham gia vào việc tạo ra, duy trì và thay đổi xã hội. Các mối quan hệ góp phần vào sự gắn kết xã hội, từ đó dẫn đến các kết quả xã hội như sự lành mạnh, kinh tế thịnh vượng, hạnh phúc, v.v. . .
Một cách khái quát, chúng ta có thể nói đến hai loại quan hệ xã hội cơ bản: Liên kết và bắt cầu nối. Liên kết là mối quan hệ gắn kết các cá nhân hoặc nhóm có nhiều điểm chung, tạo nên những bản sắc xã hội giống nhau. Họ là những người xây dựng lòng tin và hỗ trợ cho sự hợp tác nội bộ của nhóm thông qua các liên kết chặt chẽ. Họ đang chiếm ưu thế trong các xã hội truyền thống. Cầu nối đề cập đến các mối quan hệ kết nối các cá nhân, hoặc nhóm có khoảng cách xã hội rất xa, thông qua các mối quan hệ mở và bằng phẳng. Các quy tắc tôn trọng cũng như trong quan hệ dựa trên địa vị xã hội, tương tự không dựa trên bản sắc xã hội. Nó đòi hỏi chúng ta phải vượt qua bản sắc chính trị, xã hội và nghề nghiệp của mình để tiếp cận với những người mà chúng ta không hợp nhau. Điều này đặt biệt quan trọng đối với nền dân chủ và sự đa dạng trong các xã hội hiện đại.
Nói tóm lại, những người gắn kết trong quan hệ và nhóm thích hợp nhau, dẫn đến kết cấu khép kín với mức độ tin cậy rất cao. Các mối quan hệ những người bắt nhịp cầu gắn kết và các nhóm khác nhau, hợp nhất các thế giới xã hội khác nhau thông qua mức độ tin cậy yếu hơn. Những mối quan hệ này vượt qua ranh giới xã hội và tăng khả năng khoan dung, và những người chấp nhận, giá trị và niềm tin khác nhau. Họ rất quan trọng bởi họ cho phép truy cập các tài nguyên và cơ hội từ mạng xã hội này sang mạng xã hội khác. Các mối quan hệ gia đình cũng như tình bạn về cơ bản thuộc loại liên kết. Mối quan hệ với người quen là một ví dụ rõ ràng về việc bắc nhịp cầu nối. Đôi khi tình bạn và họ hàng xa cũng có thể thuộc loại bắc nhịp cầu khi kết nối các mạng bên ngoài.
Hình 2: New York. Ảnh: boredpanda.com
Quan hệ Xã hội và Covid-19
Các mối quan hệ xã hội cũng là cách các bệnh truyền nhiễm lây lan và trở thành đại dịch Aids, Ebola, cúm và Covid-19. Do đó, dường như chúng như là một điểm yếu của hệ thống xã hội. Đồng thời, không nên quên rằng các mối quan hệ xã hội đã tạo điều kiện cho cộng đồng khoa học quốc tế truyền tải ý tưởng và kiến thức, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác toàn cầu và tăng tốc độ ứng phó với các mối đe dọa. Ngoài ra, các mối quan hệ xã hội đã kích hoạt các hệ thống hỗ trợ và chăm sóc giúp đẩy mạnh nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Thông qua đó, kiến thức về các mạng xã hội, sự truyền nhiễm lây lan có nghĩa là các phản ứng đối với đại dịch chính xác là cố gắng ngăn chặn, và giảm bớt các mối quan hệ xã hội tiêu cực, các mối quan hệ bắc cầu nối kết các nhóm và xã hội không đồng nhất. Với sự lây lan nhanh chóng trên toàn cầu của đại dịch Covid-19, hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng đã hành động theo những cách rất giống nhau để ngăn chặn sự lây lan: bằng cách đóng cửa biên giới và để cho dân số họ áp dụng biện pháp giãn cách xã hội ở mức độ cao hoặc thấp tùy theo diễn biến của đại dịch.
Những tác động đến sức khỏe trong việc giãn cách xã hội như vậy, có thể được đo lường bằng tỷ lệ lây nhiễm, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ điều trị bệnh thành công. Để bắt đầu phân tích các biện pháp này trong tác động xã hội, chúng tôi đã nghiên cứu những thay đổi trong quan hệ xã hội, các hoạt động, giá trị cuộc sống hàng ngày thông qua cuộc khảo sát trực tuyến “Mối quan hệ xã hội và cuộc sống hàng ngày trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19”, được thực hiện từ ngày 11 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5 năm 2020. *
Xã hội là các quan hệ xã hội; hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ, v.v. . . Một số quan hệ tích cực và quan hệ tiêu cực. Đại dịch Virus corona, với những ảnh hưởng của nó, đối với tầm nhìn mà một người có thể có mối quan hệ với người kia như một mối nguy hiểm tiềm tàng, sự hạn chế và duy trì giãn cách xã hội (một thuật ngữ được sử dụng trong các chính sách y tế) rõ ràng đã có sự tác động lớn đến các hệ thống quan hệ xã hội. Cả mô hình quan hệ và các ưu tiên trong quan hệ – được phản ảnh trong các mối quan hệ mãnh liệt hơn – đã thay đổi.
Trước khi thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết các mối quan hệ hàng ngày của mọi người là với những người quen biết – đồng nghiệp, hàng xóm, v.v. . . – sau đó là quan hệ với các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết (Hình 1). Trong khi hầu hết các mối liên hệ với người quen là thường nhật, các tương tá với gia đình và bạn bè thân thiết được phân bổ giữa các mối liên hệ hàng ngày – thường xuyên hơn gia đình – và hàng tuần – thường xuyên với bạn bè. Tương tác với đại gia đình là rất thường xuyên.
Trong thời gian giãn cách xã hội, hầu hết các tương tác thường xuyên của mọi người, là với các thành viên thân thiết trong gia đình ở mức độ thấp hơn với bạn bè. Thường nhật tiếp xúc với các thành viên trong gia đình ở xa cũng tăng lên đến kể, mặc dù việc tiếp xúc ít thường xuyên hơn tiếp tục chiếm ưu thế. Việc giãn cách xã hội gây ra giảm đáng kể – hơn một nửa – các tương tác xã hội căng thẳng với những người quen, khiến họ tạm thời bị tổn thất.
Hình 2: Các y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe kỷ niệm Ngày Y tế Thế giới, (World Health Day, WHD) bên ngoài bệnh viện Mount Sinai ở New York, Hoa Kỳ. Ảnh: theatlantic.com
Cho thấy các phép biến đổi trong các mẫu quan hệ do giãn cách xã hội. Có thể thấy rằng tất cả các mối quan hệ đều bị ảnh hưởng, và giảm sút với tất cả các nhóm người, mặc dù các mối liên hệ bị mất đã tăng lên theo khoảng cách xã hội.
Tiếp xúc với người thân bị ảnh hưởng ít nhất (chỉ 4% bị mất), trong khi mất mát lớn nhất trong tương tác là với người quen (13%). Hình thức của các mối quan hệ cũng có sự thay đổi: nhiều cuộc tiếp xúc không thường xuyên với gia đình (gần gũi và kéo dài) được chuyển thành quan hệ hàng ngày căng thẳng. Trong trường hợp bạn bè, nhiều mối quan hệ hàng tuần trở thành hàng ngày, nhưng nhiều mối quan hệ khác đã mất đi. Và trong trường hợp của những người quen, một phần lớn liên lạc hàng ngày trở nên không thường xuyên (26%) và nhiều người cũng bị mất.
Các cuộc đại dịch Covid-19 và các cuộc gở bỏ giãn cách xã hội đã gây ra những thay đổi căn bản trong mô hình quan hệ xã hội. Các mối quan hệ mật thiết hàng ngày tăng lên khi trước đây có sự khống chế của mối quan hệ hàng tuần và không thường xuyên với gia đình và bạn bè, và các mối quan hệ hàng ngày trước đây hiện giờ không thường xuyên hoặc mất đi với người quen thân. Các mối quan hệ đã tăng cường và cái gọi là mạnh mẽ, tạo ra bản sắc và liên kết tăng lên, trong khi cái gọi là mối quan hệ bắc nhịp cầu nối kết kém đã bị ảnh hưởng với thế giới bên ngoài.
Một dạng khác của các mối quan hệ xã hội, là những mối quan hệ được xây dựng thông qua các hoạt động tôn giáo. Trọng lượng nghiên cứu của chúng tôi đã thấy rằng, theo một mô hình tăng cường, thực hành tôn giáo hoặc tâm linh hàng ngày, dù là cá nhân hay theo nhóm, đều tăng lên (Hình 3). Trong khi đó, các hoạt động thường xuyên ít hơn – hàng tuần hoặc không thường xuyên – giảm đi rất nhiều.
Với việc giãn cách xã hội, không thể gặp gỡ và tham dự các cơ sở thờ tự tín ngưỡng tôn giáo, vì vậy người ta có thể mong đợi rằng, các tập tục tôn giáo tập thể sẽ biến mất. Tuy nhiên, dù đã giảm nhưng chúng vẫn không hề biến mất. Điều này có thể là do một số cộng đồng đã giới thiệu các công nghệ mới như một phương tiện để thực hiện các hoạt động tập thể. Cũng có thể trong một số chung sống trong gia đình, các hoạt động tôn giáo tập thể hiện có thể được thực hiện hàng ngày. Các thực hành tôn giáo tập thể tăng cường mối quan hệ của sự gắn kết và bản sắc.
Một yếu tố cơ bản trong quan hệ xã hội, là tầm nhìn của khách quan. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tiếp cận việc hình thành khái niệm này thông qua các hành động mà những người đã trả lời nói rằng, họ sẽ thực hiện để đạt được một tương lai tốt đẹp hơn. ** Phần lớn (71%) nói rằng, họ sẽ gần gũi hơn với những người thân yêu của mình (quan trọng nhất là hành động), và 41% nói rằng họ sẽ giúp đỡ người khác nhiều hơn (ở vị trí thứ tư). Hệ thống mẫu quan hệ nói trên có một số nhất quán với các hành động quan trọng nhất để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn: hành động đầu tiên gắn với các mối quan hệ mạnh mẽ và hành động thứ hai với các hệ thống quan hệ yếu hơn. Những hệ thống đầu tiên có xu hướng hợp nhất các hệ thống gắc kết và bảo vệ những hệ thống thứ hai có xu hướng xây dựng các hệ thống mở và toàn cầu.
Hình: Xã hội đường phố mùa xuân (Spring Street Social). Tranh tường đường phố Williamsburg, Brooklyn. Ảnh: globalstreetart.com
Hành động thứ hai và thứ ba vì một tương lai tươi đẹp hơn là chăm sóc môi trường và thay đổi cách tiêu dùng. Cả hai đều có định hướng bảo vệ môi trường với khái niệm rộng hơn về những người khác, và liên quan đến các hệ thống quan hệ giữa con người và môi trường sống.
Đại dịch Covid-19 và các cuộc giãn cách xã hội tiếp theo đã dẫn đến sự thay đổi trong các kiểu quan hệ, củng cố các mối quan hệ gắn kết bền chặt, và làm suy yếu các mối quan hệ xã hội xa cách và cởi mở hơn. Có lẽ đây cũng là cơ hội để quán chiếu nội tâm, không chỉ tăng cường tâm linh và thực hành tôn giáo hàng ngày, mà còn củng cố tầm quan trọng của cả hai loại mối quan hệ xã hội cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Tác giả, giáo sư, cư sĩ José Antonio Rodríguez Díaz đã hoàn thành bằng Tiến sĩ Xã hội học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ với học bổng của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Fulbright. Cư sĩ Rodríguez Díaz là giáo sư chính thức và đã từng là Chủ nhiệm Khoa Xã hội học và Giám đốc Chương trình Tiến sĩ Xã hội học, tại Đại học Barcelona, thành phố Barcelona, Catalonia ở Tây Ban Nha. Ông đã đến thăm Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu của Đại học Harvard, tại Đại học Yale và tại Đại học California, Santa Barbara.
Các nghiên cứu và ấn phẩm hiện tại của ông tập trung vào vai trò của mạng xã hội, trong các tổ chức và xã hội, các nghiên cứu trong tương lai, và các khía cạnh xã hội của hạnh phúc. Những dòng nghiên cứu này hội tụ trong việc nghiên cứu các quá trình biến đổi và khớp nối của Phật giáo trong xã hội hiện đại. Để biết thêm thông tin, hãy xem trang web của ông tại tại học Barcelona hoặc tại academia.edu.
Tác giả: Cư sĩ José Antonio Rodríguez Díaz
Thích Vân Phong biên tập
(Nguồn: 佛門 網)
.
Discussion about this post