Phương Pháp Hành Thiền Dựa Trên Tánh Không
Lama Zopa Rinpoche
Minh Chánh chuyển ngữ
Trong trường hợp bạn muốn thực tập thiền
định dựa trên tánh không, tôi sẽ trình bày hai phương pháp đơn giản nhưng rất hữu hiệu trong việc hành thiền.
Phương pháp thứ nhất là cách thức mà tôi thường xuyên đề cập đến suốt trong các khóa thiền—thiền đi dựa trên tánh không. Đây là một phương pháp thiền chánh niệm[1] nhưng nó sâu sắc hơn nhiều so với cách đi có chánh niệm thông thường nơi mà bạn chỉ duy trì tỉnh thức “tôi đang đi” v.v Nếu có thể thực tập thiền đi có chánh niệm—tôi đang đi—thì bạn cũng có thể thực tập thiền ăn trộm có chánh niệm trong khi cướp nhà băng hoặc móc túi người khác—“tôi đang ăn trộm”.
Thực chất, nếu bạn đang ăn trộm, thì điều đó chắc chắn không như một ý niệm xấu để lưu tâm—nếu không, bạn bị bắt! Thiền chánh niệm chú trọng đến sự quán chiếu hơn là những gì bạn đang thực hiện. Những gì bạn thực sự cần quán chiếu là động lực thúc đẩy của mình. Nếu không quán chiếu tâm mình, thì bạn không biết cái gì đang thúc đẩy các hành động của bạn.
Những gì bạn nên làm là phát hiện ra động lực thúc đẩy tiêu cực, nguyên
nhân của khổ đau, và chuyển hóa nó thành tích cực. Bạn nên áp dụng thiền định giống như một phương thuốc để trị lành các ý niệm tác hại, các vọng tưởng—những xúc cảm nhiễu loạn gây tổn thương cho chính mình và
người khác. Bạn cần phải đoạn trừ những ý niệm đó nhằm khiến tâm và thái độ của mình trở nên lành mạnh và có lợi ích, giống như đức Phật đã dạy qua bài kệ sau:
Bạn nên từ bỏ việc làm phi đạo
đức (phi đức hạnh), nguyên nhân của khổ đau, và thực tập đạo đức (đức hạnh), nguyên nhân của hạnh phúc. Hãy chuyển hóa động lực thúc đẩy tiêu cực thành tích cực khiến các hành vi của bạn sẽ trở nên có đạo đức. Bằng
cách này, bạn sẽ không hoang phí đời mình mà còn khiến nó trở nên có ý nghĩa. Ít nhất bạn sẽ không gây tổn thương cho chính mình hoặc người khác.
Cách thức thực tập chánh niệm có ý nghĩa hơn là điều này. Ví dụ, khi bạn đang ngồi hoặc đang đi, nên tự hỏi “tôi đang làm gì?”. Sau đó, tâm bạn sẽ trả lời “tôi đang ngồi”, “tôi đang đi”, “tôi đang ăn” phụ thuộc vào những gì bạn đang thực hiện. “Tôi đang nấu nướng”. “Tôi đang nói chuyện”v.v Bất cứ điều gì mình đang làm, bạn có thể thực tập thiền định dựa trên tánh không.
Một cách thức mà trong đó bạn có thể thực tập chánh niệm là phải đáp lại câu trả lời “tôi đang đi” với câu hỏi khác “tại sao tôi nói tôi đang đi?”. Sau đó bạn phân tích; bạn tìm ra lý do. Những gì bạn tìm kiếm là “lý do duy nhất tôi nói đây là tập hợp thân uẩn của tôi, điều căn bản tôi quy ước “cái tôi” đang đi”. Thân của bạn đang đi—bởi vì điều đó, tâm của bạn quy ước và tin tưởng rằng “tôi đang đi”.
Sau khi đã thực tập, bạn kiểm tra lại cái tôi của mình xuất hiện với mình ngay lúc đó. Cía tôi ấy giống trước đây hay đã có sự thay đổi? Thông thường, bạn sẽ nhận thấy nó
không giống nhau mà đã có một thay đổi nhất định. Đột nhiên, quan điểm củ về cái tôi thực sự trong thân bạn, xuất hiện theo khía cạnh đó, cái tôi mà bạn luôn tin tưởng hiện hữu trong thân mình, đã biến mất, không tồn tại. Và đó là sự thực, không phải quan điểm sai lầm. Cái tôi củ là một điều sai lầm. Khi không thực tập thiền, không phân tích chính xác, thì cái tôi xuất hiện với bạn và bạn tin tưởng nó—cái tôi có vẽ dựa trên
các uẩn, trong thân này—là một điều sai lầm. Trong phạm vi triết học,
chúng ta quy ước cái tôi là tồn tại cố hữu hoặc xuất hiện qua bản chất.
Trong lãnh vực tâm lý học phương Tây, chúng ta gọi nó là “cái tôi cảm xúc”.
Cái tôi cảm xúc—cái tôi mà bạn tin tưởng có mặt trong thân hoặc các uẩn
của mình—là hoàn toàn không tồn tại. Đó là những gì bạn phải khám phá—nó trống rỗng. Bạn khám phá ra rằng nó hoàn toàn không tồn tại và hoàn toàn trống rỗng.
Nếu có thể nhận thức rõ điều đó—không có tồn tại ngay cả yếu tố nhỏ nhất của cái tôi—và dường như bạn
cảm thấy chính mình vốn hoàn toàn không tồn tại, thì bạn đã thâm nhận vào trung đạo. Tại thời điểm đó, khi nhận thức rõ tánh không, bạn chứng đạt niềm tin tuyệt đối, hoặc sự hiểu biết chắc chắn mình có thể chứng đắc giải thoát, tận trừ tất cả khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.
Tuy nhiên, vẫn còn trong trạng
thái khám phá của bạn về cái tôi mang tính cảm xúc. Bạn hãy giữ tâm mình với quan điểm tánh không trên cái tôi cảm xúc đó. Khi tâm trở nên tuyệt đối tỉnh lặng, bạn hãy tự hỏi “tôi đang làm gì?”. Sau đó, khi tâm mình trả lời, bạn hãy hỏi tiếp “tại sao tôi nói tôi đang làm…”?. Không có lý do nào khác hơn…” bất cứ điều gì hiện hữu. Nếu câu trả lời “tôi đang thực tập thiền”, thì bạn hãy tự hỏi “tại sao tôi nói tôi đang thực tập thiền?”. Không có lý do nào khác hơn thực chất căn bản, các uẩn của tâm, đang chuyển hóa thành đức hạnh (đó là những gì thiền định thực sự muốn nói).
Sau đó, hãy kiểm tra lại để nhận thấy những gì mang đến điều này vốn xuất hiện trên cái tôi của bạn. Vậy, cái tôi có thay đổi hay không? Nếu liên tục thực tập thiền định này, thì bạn sẽ thấy cái tôi sai lầm ngày càng rõ hơn. Càng thấy rõ cái tôi sai lầm, cái tôi cảm xúc, cái tôi không tồn tại, thì bạn càng thấy và nhìn nhận rõ hơn về tánh không—ý tưởng tốt hơn về tánh không mà bạn đạt được.
Phương pháp thứ hai đối với việc thực tập thiền dựa trên tánh không là một phương pháp đưa bạn trở về thời thơ ấu của mình, thời gian trước khi bạn bập bẹ học bảng chữ cái. Hãy hình dung trước khi bạn biết bảng chữ cái. Bạn đang ngồi trong lớp học và thầy giáo viết một mẫu tự lên bảng đen cho buổi học đầu tiên.
Bạn, một đứa tre, không có ý tưởng gì về nó, những gì các đường kẻ đó miêu tả. Mặc dù thầy giáo viết chữ A, nhưng bạn không có khái niệm về chữ A. Mặc dù nhìn thấy các đường kẻ trên bảng, nhưng chữ A không xuất hiện với bạn. Bạn nhìn thấy các đường kẻ nhưng không thấy chúng là chữ A. Đó là vì tâm của bạn chưa quy ước các đường kẻ ấy là chữ A và tin tưởng vào nó. Nên biết rằng, sự quy ước cũng chưa đủ—để có một ấn tượng thực sự, bạn cần phải tin tưởng vào nó. Tại thời điểm này trong cuộc sống của mình, tâm bạn chưa quy ước hình dạng và tin tưởng “đây là chữ A”.
Sau đó, thầy giáo nói với bạn “đây là chữ A”,
và tâm bạn—tin tưởng vào những gì thầy giáo đã nói, trong mối tương quan cơ bản đó, những đường kẻ trên bảng đen—tạo ra ký hiệu chữ A, đơn thuần quy ước nó dựa trên cơ bản, và tin tưởng vào nó. Do vậy, bạn có khái niệm về chữ A. Sau đó, bạn nhìn nhận đây là một chữ A. Điểm hiểu biết ở đây là ban đầu có sự sắp xếp của các đường kẻ, điều cơ bản. Những
gì khiến tâm bạn quyết định dựa trên ký hiệu đặc biệt là chữ A? Bạn không quy ước bất cứ một mẫu mã củ nào về chữ A—nó phải trở nên biểu tượng đặc biệt này. Đó là tại sao tâm bạn chọn lựa để quy ước nó là chữ A—tâm bạn nhìn nhận biểu tượng thích đáng. Đó là cơ bản; cơ bản được quy
ước là chữ A.
Như vậy, bạn nhận thấy điều căn bản, biểu tượng đặc biệt, và ký hiệu có sự khác nhau. Đây là điểm mà
tôi đang cố gắng để trình bày. Biểu tượng là cơ bản và chữ A là ký hiệu. Đó là hai hiện tượng khác nhau chứ không phải một. Chúng xuất hiện
như là một hiện tượng—nếu không có sự phân tích kỉ, thì đối với tâm của
bạn, chúng hiện hữu như là một thứ. Có vẽ như thể chữ A đang hiện hữu ngay trên đỉnh đầu của cơ bản, biểu tượng. Nó trông giống như điều đó. Nếu bạn không phân tích kỉ, nó xuất hiện như thể chữ A vốn tồn tại chính
đáng, dựa trên biểu tượng đó, như thể chữ A vốn có mặt trên điều cơ bản
đó.
Bởi vậy, biểu tượng là cơ bản và chữ A là ký hiệu. Bây giờ, bạn cần phải chú ý đến kết quả. Trước khi tâm bạn tạo ra ký hiệu A, ban đầu, bạn nhận thấy điều cơ bản, biểu tượng
đặc biệt. Đó là những gì khiến bạn quy ước ký hiệu A. Từ đây, rõ ràng điều cơ bản không phải là chữ A. Nếu nó vốn sẳn có, thì bạn đã nhận thấy
cữ A ngay giây phút đầu tiên mà mình nhìn nhận điều cơ bản, nhưng điều đó không xảy ra. Nó không xảy ra với bất cứ hiện tượng nào mà bạn thấy. Lúc đầu, bạn thấy điều cơ bản (những đường kẻ), sau đó bạn quy ước ký hiệu (chữ A). Tâm bạn tạo ra ký hiệu sau khi thấy điều cơ bản.
Ví dụ, cái cột—điều cơ bản đặc
trưng giữ vững mọi thứ, thực hiện chức năng đặc biệt—nhận thấy điều cơ bản đó ban đầu khiến tâm bạn chọn ký hiệu “cái cột”. Sau đó bạn thấy cái
cột. Bạn không thấy nó ngay lúc ban đầu. Nếu đã thấy điều cơ bản nhưng tâm bạn vốn không quy ước nó, thì bạn sẽ không nhận thấy cái cột. Tương tự, bạn nhận thấy chữ A. Điều này có nghĩa biểu tượng và chữ A không phải là một. Biểu tượng không phải chữ A—nó là cơ bản được quy ước chữ A. Đây là điểm để nhận biết sự khác biệt giữa hai hiện tượng này. Đây là
một cách lập luận về quan điểm trên.
Chứ A, theo cách lập luận khác
như sau. Bạn hãy tìm kiếm chữ A. Trên biểu tượng đó, chữ A ở đâu? Bạn hãy xem xét nét ghạch lên (/). Bạn không tìm thấy chữ A ở đó. Hãy xem xét nét ghạch xuống (). Bạn cũng không nhận thấy chữ A hiện hữu. Chữ A cũng không có mặt trong nét ghạch ngang (-). Thạm chí khi cả ba nét hợp lại với nhau để tạo thành hình tượng chữ A, nó cũng không phải chữ A bởi
vì điều cơ ban bị quy ước. Chỉ sau khi bạn nhìn nhận, nó mới được quy ước chữ A. Vì thế, ba đường ghạch cùng nhau hợp lại cũng không phải chữ A.
Do vậy, khi bạn thấy biểu tượng ba nét ghạch trên bảng đen, thì không có chữ A trên biểu tượng, mà
chỉ có chữ A trên bảng đen, và lý do duy nhất bạn có thể nói là biểu tượng nằm trên bảng đen. Tương tự, khi nhìn ra cửa sổ và thấy một chiếc xe hơi đang chạy qua, bạn hãy phân tích xem điều gì xảy ra. Ban đầu, trước khi bất cứ điều gì xảy ra, bạn không không quy ước “xe hơi” bởi vì
bạn chưa thấy cái gì cả. Không có lý do cho bạn quy ước “có chiếc xe hơi chạy qua”.
Khi chiếc xe hơi chạy qua, bạn không quy ước nó là “xe hơi” ngay trong giây phút bạn thấy nó bởi vì tâm bạn chọn lựa ký hiệu đặc trưng “xe hơi”, bạn phải thấy cái gì đó đầu tiên, như chúng ta đã nói. Điều gì khiến tâm bạn tạo ra quy ước này? Phải có một lý do tiên nghiệm. Bạn phải nhận thấy một điều gì đó trước khi tạo ra quy ước. Những gì bạn thấy là điều cơ bản—hiện tượng mang hình dáng phù hợp và thể hiện chức năng đi lại đó đây, chuyên chở con người v.v—bạn phải nhận thấy ngay từ đầu. Quy ước “xe hơi” xuất hiện sau đó. Trước tiên, bạn nhận thấy điều cơ bản; sau đó bạn thấy chiếc xe hơi. Bạn thấy xe hơi sau khi mình áp đặt quy ước. Do vậy, nó là vọng tưởng. Bất cứ điều gì bạn thấy đi qua—một người, một con mèo, một con chó hay một chiếc mô tô—thì nó hoạt động theo cùng cách này.
Ở những tình huống thông thường, khi không phân tích kỉ những gì mình thấy, thì khi một chiếc xe hơi đi qua nó trông có vẽ như vừa là điều căn bản vừa là có một chiếc xe
hơi dựa trên điều căn bản, và chúng ta nghỉ đó là những gì đang đi qua.
Điều này hoàn toàn là vọng tưởng. Không có chiếc xe hơi ở đó, chỉ giống
như không có chứ A trên biểu hiện của ba đường kẻ. Chiếc xe hơi tồn tại
nhưng nó không tồn tại ở đó. Nó cũng một vật với chữ A. Khi chúng ta nhìn vào chữ A và không phân tích kỉ, không suy nghiệm, thì trông như thể chữ A tồn tại dựa trên biểu tượng đó. Đây cũng hoàn toàn là vọng tưởng. Đó là đối tượng được phản luận—chữ A tồn tại không chỉ đơn thuần do tâm quy ước. Một chữ A, nếu bạn quan sát kỉ, thì nó không thể được tìm thấy. Đó là đối tượng phản luận; những gì chúng ta cần phải nhận thức là trống rỗng. Và tánh không đó là bản chất tuyệt đối của chữ A.
Lý do nhận thấy chữ A dựa trên
điều cơ bản là quan điểm sai lầm, như vậy, nếu cố gắng tìm kiếm dựa trên một trong ba đường kẻ (/-), thì bạn không thể tìm thấy chữ A. Khi tìm kiếm nó dựa trên ba đường kẻ kết hợp lại, bạn cũng không thể tìm thấy chữ A. Mỗi đường kẻ không phải là chữ A; biểu tượng kết hợp cũng không phải chữ A, bởi vì đó là điều cơ bản được quy ước chữ A. Bằng cách
phân tích như vậy, bạn có thể nhận thấy quan điểm sai lầm và các vọng tưởng hằng ngày của mình, đồng thời hiểu rõ những gì bạn cần phải nhận thức là tánh không. Sự phân tích khiến nó trở nên rõ ràng.
Thực tập chánh niệm và thiền định dựa trên điều này, sẽ giúp bạn điều chỉnh tâm xúc cảm của mình. Hầu
như nó khiến cho các ý niệm cảm xúc như cố chấp và tức giận không có cơ
hội để sanh khởi. Điều đó có nghĩa bạn đoạn trừ động lực thúc đẩy của nghiệp, nguồn gốc của luân hồi, nguyên nhân đọa lạc vào các cảnh giới thấp hèn (địa ngục, ngạ quye, súc sanh). Như vậy, nó trở thành sự bảo hộ
phi thường, nguồn gốc cốt lõi của an vui hạnh phúc, nguyên nhân của giác ngộ giải thoát cho chính bạn và tất cả chúng sanh khác. Bằng cách phát triển trí tuệ và thực tập tâm Bồ-đề này, bạn có thể chứng đắc giác ngộ và hướng dẫn tất cả chúng sanh đạt được giác ngộ. Do đó, nếu bạn muốn thực tập giáo pháp, thiền định, muốn nhận thấy sự phát triển trong cuộc sống mình, muốn tịnh hóa và hiểu rõ tánh không, đồng thời có nhận thức gần hơn về nó, thì những phương pháp này có thể giúp bạn, mặc dù chúng không ứng dụng các khái niệm triết học, sự phân tích quan bốn phạm
trù trên v.v Bằng cách thực tập những phương pháp này, bạn có thể nhận thấy rõ ràng hơn về tâm không phải là cái tôi, như những gì mà mọi người
suy nghỉ. Mọi thứ trở nên rất rõ ràng.
[1]
Thiền chánh niệm: Là một tâm sở lành mà ai cũng có và chỉ cần được thực
tập. Phần lớn các phương pháp thiền là định: tập trung tâm trên một đề mục cố định (cụ thể như nhìn ngọn nến, hoặc trừu tượng như niệm chú) giúp cho tâm được tạm thời an lạc và có thể đạt tới nhiều tầng thiền cao. Chánh niệm, ngược lại, có tính cách linh động để ý tới cảm nghiệm rõ ràng nhứt mà không lựa chọn đối tượng. Vì vậy, trong thực tập Chánh Niệm tâm ít bị xao động bởi những kích thích. Chánh Niệm có đặc tính chú
tâm đến những gì đang xẩy ra trong hiện tại, một cách không phê phán hoặc so sánh, để thấy nó thật sự ra sao. Chánh niệm liên hệ tới sự kiên nhẫn và chịu đựng, không bám víu đến cái mình thích hay tránh né cái mình không thích. Chánh Niệm làm tan biến những tâm sở dữ như ham muốn, lo sợ, giận dữ v.v… và nuôi dưỡng những tâm sở lành
BÀI ĐỌC THÊM:
●Thiền Chánh Niệm
● CHÁNH NIỆM CƠ BẢN – Thiền sư: Henepola Gunaratana Dịch Việt:
Lương Thanh Bình ● CHÁNH NIỆM LÀ GÌ – Tác giả: Jon Kabat-Zinn – Dịch giả:
Nguyễn duy Nhiên. ● CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC – Ni Sư AYYA KHEMA ● CHÁNH NIỆM và ĐẠO ĐỨC
● CHÍNH NIỆM – THỰC TẬP THIỀN QUÁN Nguyễn Duy Nhiên dịch,
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Discussion about this post