PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hành Xử Của Người Xuất Gia

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HÀNH XỨ CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
E. Conze – dịch Việt: Hạnh Viên

Ancu-01Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Ni
tu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,
hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật. Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho người xuất gia tập trung tu tập lời Phật dạy để tăng tiến cho đạo nghiệp giải thoát. Đây cũng là khoảng thời gian tốt đẹp nhất cho người Phật tử tại gia thể hiện tấm lòng thể hiện và tôn kính Tam bảo bằng cách học hỏi và độ trì cho chư Tăng Ni tập trung tu học tại các trú xứ. Chính vì thế mà sinh hoạt an cư hàng năm của chư Tăng Ni được xem là truyền thống tốt đẹp, luôn luôn được tôn trọng và tuân thủ bởi mọi người con Phật, cả xuất gia cũng như tại gia .
Trong giáo lý đạo Phật, cấm túc an cư được xem là “ pháp nên hành trì
” hay còn gọi là “ hành xứ của người xuất gia ”.

An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết. Vì thế, an cư củng có nghĩa là sống an ổn và an lạc trong giáo pháp của Phật. Pháp của Phật được xem là trú xứ an lạc dành cho những ai sống ở trong đó. Nó cũng được xem là hành xứ an toàn tuyệt đối cho những ai đi lại trong đó. Vậy nên, càng chuyên tâm sống và đi lại trong trú xứ và hành xứ của Phật pháp thì con người càng hưởng được tự do và an lạc lớn. Chư Tăng –Ni tuân theo giới luật của Phật, thực hành quy chế cấm túc an cư, tức dành trọn thời gian ba thánh
để chuyên tâm tu tập và đi lại trong lời dạy của Đức Phật và do dó cũng có nghĩa là họ được sống an ổn an lạc trong trú xứ và hành xứ Phật pháp. Nhìn chung, an cư là cơ hội thuận lợi cho người xuất gia tiến tu
trên con đường Giới – Định –Tuệ hướng đến mục tiêu giải thoát giác ngộ.

Thế nào là đi lại trong trú xứ Phật pháp hay còn gọi là hành xứ của người xuất gia ? Nói đến việc đi lại trong trú xứ Phật pháp tức là nói đến sự kiện giáo pháp của Đức Phật được vận dụng tu tập, trở thành chỗ nương tựa tu học cho vị hành giả. Khi một vị hành giả ứng dụng giáo pháp của đức Phật vào việc tu tập, chẳng hạn, việc chuyên tâm nghiêm trì giới luật hay thực hành thiền định … thì bấy giờ vị ấy được xem là đang sống và đi lại trong trú xứ Phật pháp. Hành xử của người xuất gia có nghĩa là nơi chốn mà người xuất gia thường xuyên lui tới để được học hỏi và thăng tiến về mặt giới đức, tâm linh và trí tuệ hay phạm vi sinh
hoạt
thích đáng và hữu ích cho người xuất gia, ngụ ý sự chuyên tâm tu học của Đức Phật. Người xuất gia quyết tâm đi theocon đường của Phật., sống và hành xử theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật giảng dạy, không vượt ra ngoài phạm vi giáo pháp và giới luật của Phật, d0 đó được gọi là người đi lại trong trú xứ Phật pháp. Nói cách khác, người xuất gia chỉ nên chuyên tâm đi lại và hành hoạt trong phạm vi giáo pháp Giới-Định-Tuệ của Đức Phật.

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, mỗi người chúng ta đếu có nơi chốn nào đó, hữu hinh hoặc vô hình, mà chúng ta thường hay lui tới hoặc
đi lại và hành xử gọi là hành xứ. Theo lời dạy của Đức Phật thì hành xứ có nghĩa là chỗ đi lại hay phạm vi hoạt động của con người được thể hiện cụ thể qua các hoạt động củ thân, miệng, ý theo đúng tinh thần giáo pháp và giới luật của Phật. Điều đó hàm ý rằng vị ấy phải tập uốn nắn và dẫn dắt các hành vi thuộc thân thể ( thân hành ), các hành vi thuộc lời nói ( khẩu hành ), các hành vi thuộc tâm thức ( ý hành ) của mình sao cho thật chơn chánh, đúng đắn, không sai phạm, không có tỳ vết
lỗi lầm. Về điều này, trong bài kinh Mã ấp có nội dung nhấn mạnh đến các pháp tác thành sa-môn thuộc tuyển tập Trung Bộ, Đức Phật đã cho lời
khuyên
như sau : “Thân hành của vị ấy phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết che giấu. Khẩu hành của vị ấy phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết che giấu. Khẩu hành của
vị ấy phải được thanh tịnh, minhchánh
, cởi mở, không có tỳ vết che giấu
”. Nói một cách cụ thể hơn thì người xuất gia phải tập kiểm soát và uốn nắn thân, khẩu, ý của mình như thế nào để thân không rơi vào hành vi sai trái như sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục ; miệng không rơi vào các hành vi sai trái như nói láo, nói hai lưỡi, nói
độc ác, nói phù phiếm ; ý không rơi vào các hành vi sai trái như tham dục, sân hận, tà kiến. khi người xuất gia nổ lực uốn nắn và dẫn dắt thân, khẩu, ý vận hành theo chiều hướng tốt đẹp như vậy thì được gọi là
người đi lại trong trú xứ Phật pháp hay còn gọi là “ hành xứ của người
xuất gia ”.

Cứ theo kinh điển được truyền lại thì người xuất gia có nhiều hành xứ
an toàn để có thể tự do đi lại ở trong đó mà không sợ bị ai quấy rầy. Chúng ta có thể nói rằng mỗ lời dạy của Đức Phật chính là một hành xứ an ổn tuyệt đối mà người con Phật có thể ung dung bước đi trên đó một cách hết sức thanh thản và bình an. Bên cạnh việc uốn nắn thân, khẩu, ý
trở nên đoan chánh ngay thẳng, không phạm tỳ vết lỗi lầm, được xem như
là hành xứ của người xuất gia, một vài phương pháp tu tập căn bản khác
được tiếp tục nêu ra trong bản kinh cho thấy người xuất gia được gợi mở nhiều lối đi hết sức yên ổn và được hướng dẫn chu đáo trong phương pháp tu tập để được sống an lạc và đi lại an toàn trong trú xứ rộng lớn
bao la của Phật pháp. Chẳng hạn, chúng ta có những lời khuyên tiếp theo của Đức Phật trong bài kinh Mả ấp, Trung Bộ :

-“ Sanh mạng vị ấy phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết che giấu ”.

-“ Vị ấy phải hộ trì căn bản : Khi thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không năm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì con
mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi , các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng …mũi ngửi hương …lưỡi nếm vị …thân cảm xúc …ý nhận thức các pháp,vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân vì căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn ”.

– “ Vị ấy phải biết tiết độ trong ăn uống. Vị ấy phải chơn chánh giác sát, thọ dụng thức ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị tổn hại, để hổ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng : “ Như vậy ta sẽ diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn ”

– “ Vị ấy phải chú tâm cảnh giác. Ban ngày, khi đi kinh hành hay
trong lúc ngồi, vị ấy tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh một, khi đi kinh hành hay trong lúc ngồi, vị ấy tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh giữa, vị ấy nằm theo dáng nằm sư tử, nghiêng bên hông tay phải, một chân đặt trên chân kia, chánh
niệm
tỉnh giác, tâm nghĩ đến lúc thức dậy lại. Ban đêm canh cuối, khi thức dậy đi kinh hành hay trong lúc ngồi, vị ấy tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại
”.

– “ Vị ấy phải chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác ; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác ; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác ; khi ăn uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác ; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác ”.

Trên đây là một vài phương pháp hành trì căn bản trong rất nhiều các pháp môn tu tập dành cho người xuất gia được nói đến đầy đủ trong kinh điển Phật giáo. Nhìn chung, người xuất gia được trang bị đầy đủ trú xứ và hành xứ tốt đẹp để có thể sống an lạc và đi lại an toàn trong suốt cuộc đời tu học của mình. Đó là toàn bộ giáo pháp và giới luật của
Đức Phật được lưu giữ trong tam tạng kinh điển. Người xuất gia chuyên tâm sống và đi lại trong trú xứ và hành xứ của Phật pháp, không vượt ra
ngoài trú xứ và hành xứ ấy, thì nhất định sẽ tăng trưởng đạo nghiệp giải thoát và sẽ tránh được các phiền toái hay khổ não phát sinh.

Chư Tăng Ni sắp vào mùa an cư thúc liễm thân tâm theo tinh thần giáo pháp và giới luật của Đức Phật, điều đó cũng có nghĩa là chư Tăng Ni quyết tâm dành nhiều thời gian để sống và đi lại trong trú xứ và hành
xứ
Phật pháp. Trong Kinh Tương Ưng có một câu chuyện ngụ ngôn thật ý nhị, nói về con chim cút khéo biết cách chống đỡ sức tấn công mạnh mẽ đáng sợ của con chim ưng, do Đức Phật kể cho các Tỳ- kheo nhằm lưu ý khuyên nhắc nhở người xuất gia nên chú tâm đi lại trong trú xứ Phật pháp để được bảo đảm an toàn mà thực hiện mục tiêu tu học của mình, tránh được các hậu quả phiền toái và khổ não phát sinh do tình trạng đi
nhầm đường lạc hướng. Nhân mùa an cư của chư Tăng Ni, chúng ta suy ngẫm lại câu chuyện ngụ ngôn ý nhị này
1 :

“ Thuở xưa, này các Tỳ – kheo, một con chim ưng cái thình lình vồ xuống và chụp lấy một con chim cút. Rồi này các Tỳ – kheo, con chim cút bị con chim ưng cái bắt

– Như thế này, thật bất hạnh cho tôi ! thật thiếu may mắn cho tôi ! vì rằng tôi đã đi không phải chỗ hành xử của mình, đi vào cảnh giới của người khác. Nếu tôi đi trong chỗ hành xứ của tôi, trong cảnh giới của cha mẹ tôi, thời con chim ưng này không thể hơn tôi, nếu phải đánh nhau.

– Này chim cút, thế nào là chỗ hành xứ của ngươi ? Thế nào là cảnh giới của cha mẹ ngươi ?

– Là vạt đất được lưỡi cáy xới lên.

Rồi này các Tỳ – kheo, con chim ưng cái không có siết mạnh sức mạnh của mình, không có bóp chặt sức mạnh của mình, thả con chim cút rồi nói :

– “ Hãy đi này chim cút. Sau khi đi tại chỗ ấy, ta sẽ không tha cho ngươi ”.

Rồi này các Tỳ – kheo, con chim cút đi đến vạt đất được lưỡi cày xới lên, leo lên một hòn đất lớn, đứng trên ấy và nói với con chim ưng
:

– “ Hãy đến ta, này chim ưng ! Hãy đến ta, này chim ưng ! ”

Rồi này các Tỳ – kheo, con chim ưng cái siết mạnh sức mạnh của mình, bóp chặt sức mạnh của mình, xếp cả hai cánh, thình lình vồ lấy con chim cút. Này các Tỳ-kheo kho con chim cút biết được “ con chim ưng này đang vồ mạnh xuống ta ”, liền nấp sau hòn đá ấy. Này các Tỳ-kheo, ở
đây con chim ưng ấy bị bể ngực.

Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, đối với ai đi tới chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác. Do vậy, này các Tỳ-kheo, chớ có đi đến chỗ không phải
hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các Tỳ-kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Thời Ác Ma nắm được cơ hội, Ác ma nắm được đối tượng.

Này các Tỳ-kheo, chỗ nào không phải hành xứ của Tỳ-kheo ? chỗ nào là cảnh giới của người khác ? chính là năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm “

Có các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ái,liên hệ đến dục, hấp dẫn. Có các tiếng do tai nhận thức …có các tiếng do mũi nhận thức …có các vị do lưỡi nhận thức có các xúc do thân nhận thức khả lạc,
khả hỷ, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, đây là chỗ không phải hành xứ của Tỳ-kheo, chỗ cảnh giới của người khác.

Này các Tỳ-kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình. Này các Tỳ-kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, đến cảnh
giới
của cha mẹ mình, thời Ác ma không nắm được cơ hội, không nắm được
đối tượng.

Và này các Tỳ-kheo, chỗ nào là hành xứ của mình ? chỗ nào là cảnh giới của cha mẹ ? Chính là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác,chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ; sống quán thọ trên các thọ …sống quán tâm trên tâm …sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác , chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỳ-kheo, đây là chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình ”.

Chú thích :
1 : Kinh Con chim ưng, Tương Ưng Bộ

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo)

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

. Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng được tạo ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Harvard T.H. Trường...

Bàn Tay Với Tìm Hy Vọng – Cư Sĩ Liên Hoa

Bàn Tay Với Tìm Hy Vọng – Cư Sĩ Liên Hoa

BÀN TAY VỚI TÌM HY VỌNGCư sĩ Liên Hoa Dù đã biết trước những ngày lũ lụt, bão tố sẽ...

Thư Tòa Soạn Tạp Chí Viên Giác

Thư Tòa Soạn Tạp Chí Viên Giác

THƯ TÒA SOẠN Thời tiết năm nay không ai có thể đoán biết trước được là chuyện gì sẽ xảy...

Trần Nhân Tông Ngôi Sao Rực Sáng Trong Lịch Sử Phật Giáo Trời Nam – Huệ Minh

TRẦN NHÂN TÔNG NGÔI SAO RỰC SÁNG TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRỜI NAM Huệ minh Cuộc đời xuất gia...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Tuy tôi không ở nơi này, thế nhưng tình hình tu học của các vị ở đây tôi đều biết...

Lời Phật Dạy Về Những Khổ Não Bị Tác Động Trong Thực Tế

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Đức Phật dạy: "Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại". Nếu ta...

Chín Trường Ca Phật Giáo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Phật: Nhà Giáo Dục Vĩ Đại – Thích Huệ Khai

Đức Phật: Nhà Giáo Dục Vĩ Đại – Thích Huệ Khai

ĐỨC PHẬT: NHÀ GIÁO DỤC VĨ ĐẠI Thích Huệ Khai Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó,...

Gọi Cõi Đi Về… Cư Sĩ Liên Hoa

Gọi Cõi Đi Về… Cư Sĩ Liên Hoa

GỌI CÕI ĐI VỀ...Cư sĩ Liên Hoa Kính dâng tặng những người mang chiếc áo cô đơn với lý tưởng,...

Hiện Tại Và Tương Lai

Hiện tại và tương lai

HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI TT. Thích Giác Đẳng | Minh Hạnh chuyển biên   Một số đi đầu thaiKẻ ác...

Những Bài Học Từ Việc Chiêm Nghiệm, Bài Phát Biểu Nhận Giải Nobel Hòa Bình Của Ngài Đạt Lai Lạt Ma 1989

Những bài học từ việc chiêm nghiệm, bài phát biểu nhận giải Nobel hòa bình của ngài Đạt Lai Lạt Ma 1989

NHỮNG BÀI HỌC TỪ VIỆC CHIÊM NGHIỆMBÀI PHÁT BIỂU NHẬN GIẢI NOBEL HÒA BÌNHCỦA NGÀI ĐẠT LAI LẠT MA, 1989...

Thuần Hóa Tâm Hồn

Thuần Hóa Tâm Hồn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Học Hạnh Vô Tranh

Học hạnh vô tranh

Thế nhưng, vì nghiệp lực nên có người rơi vào những hội chúng nhiều bất hòa, thường nghi kỵ, tranh...

Những Vết Thương

Những vết thương

NHỮNG VẾT THƯƠNG Minh Mẫn   Đất nước đang cố gắng vượt qua nhiều khó khăn do sự ỳ ạch...

Đây Có Phải Hình Ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Không?

Đây Có Phải Hình Ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Không?

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Bàn Tay Với Tìm Hy Vọng – Cư Sĩ Liên Hoa

Thư Tòa Soạn Tạp Chí Viên Giác

Trần Nhân Tông Ngôi Sao Rực Sáng Trong Lịch Sử Phật Giáo Trời Nam – Huệ Minh

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Chín Trường Ca Phật Giáo

Đức Phật: Nhà Giáo Dục Vĩ Đại – Thích Huệ Khai

Gọi Cõi Đi Về… Cư Sĩ Liên Hoa

Hiện tại và tương lai

Những bài học từ việc chiêm nghiệm, bài phát biểu nhận giải Nobel hòa bình của ngài Đạt Lai Lạt Ma 1989

Thuần Hóa Tâm Hồn

Học hạnh vô tranh

Những vết thương

Đây Có Phải Hình Ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Không?

Tin mới nhận

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Tài sản của người con Phật

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Đức Phật là ai?

Phật là gì?

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Tâm Phật ví như hoa sen

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Có khổ nhưng không có người khổ

Hiểu đúng về Đức Phật

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

Tin mới nhận

An Cư Tự Tứ Thích Minh Cảnh Dịch

Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

Phật Giáo Và Văn Hóa Phật Giáo

Nghiệp Và Nguyện

Tôn Giả Thi-bà-la (尸婆羅 = Sīvali) Vị “Thần Tài” Đích Thực của Phật Giáo

Diệu Lý Đông Phương

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Bát Nhã Tâm Kinh

Những nhận thức sai lầm khi đi lễ chùa đầu năm

Giá trị đồng tiền theo quan điểm Phật giáo

Các vấn đề liên quan đến Giới đàn: Cần hiểu để làm cho đúng luật

Mưa Pháp Trong Vườn Nai (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Đồng Tính Luyến Ái Có Được Phật Giáo Chấp Nhận Không

Bảo Vệ Gia Đình Khỏi Đổ Vỡ

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 3)

Thiền-Tịnh-Tự Tri

Nhận dạng cách phá hoại Phật giáo bằng truyền thông

Thiền Vipassana trong công việc

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Nam mô A Di Đà Phật

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Kinh Trường Bộ Thi Hóa

Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả (Sāmajjaphalasuttaṃ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Tin mới nhận

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 96)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 39)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Tịnh Độ Qua Cái Nhìn Của Thiền

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Vì sao chúng ta niệm Phật mà không thể vãng sanh ?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 1)

100 Bài Kệ Niệm Phật Lược Giải

Tăng Thân Làng Mai Kính Viếng Giác Linh Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.