Thích Nhật Từ
Hiệu chỉnh: Phú Tuệ, Thích Nữ Tâm Minh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Chương 1: Hiện đại hóa Phật giáo
Nhìn nhận khách quan
Thiết lập mối quan hệ giữa người tại gia và xuất gia
Bài học hiếu thảo
Chuyển hóa tự lập
Chuyển hóa tâm thức
Vai trò của đấng cứu rỗi
Ảnh hưởng của phong tục tập quán
Phật giáo ở phương Tây
Vận dụng tiềm năng bản địa
Tìm về đạo Phật nguyên chất
Kinh tụng cho người tại gia và xuất gia
Tiếp nhận tác phẩm khách quan
Phát triển một đạo Phật nhập thế
Chương 2: Khủng hoảng và hoằng pháp
Ý thức khủng hoảng và cách hoằng pháp
Ý thức về sự khủng hoảng
Hoằng pháp trong thế kỷ XXI
Nhu cầu hiện đại hóa Phật giáo
Phương pháp hiện đại hóa Phật giáo
Nới rộng biên giới hoằng pháp
Chiến lược hoằng pháp
Chất liệu bản địa
Về hai quyển sách chống phá Phật giáo
Cảm tưởng về chuyến hoằng pháp ở Mỹ
Chương 3: Vai trò phụ nữ
Sơ lược truyền thống tụng niệm
Tiếp cận các học thuyết
Vượt qua mặc cảm tự ty
Giá trị tuệ giác và giác ngộ
Cách tân vì lợi lạc
Bình đẳng và vô ngã
Bố thí ba la mật
Chương 4: Áp dụng đạo Phật vào đời sống
Về một bộ kinh thánh Phật giáo
Có thể phục hưng đạo Phật Ấn Độ không
Phát triển phong trào quy y tập thể
Cách áp dụng Phật giáo vào đời
Ứng dụng đạo Phật trong đời sống vợ chồng
Ứng dụng đạo Phật trong đời sống xã hội
Ứng dụng đạo Phật nâng cao đời sống tâm linh
Thực hành hạnh xả bỏ
Chương 5: Tuổi trẻ tự lực và hóa giải
Lời cảm niệm
Đạo Phật cho từng độ tuổi
Nhận xét chung về hai độ tuổi
Bất mãn – nhu cầu của sự thăng tiến
Tuổi trẻ cần có bất mãn
Bất mãn tuổi già nên tránh
Tự lực và tha lực
Tiếp cận tha lực từ hai góc độ
Ảnh hưởng phong tục tập quán đối với đạo Phật
Mối quan hệ giữa tự lực và tha lực
Phật giáo và chính thể
Dùng từ bi để chuyển hóa
Học tập phương thức từ nước bạn
Vượt qua mặc cảm
Chương 6: Ảnh hưởng chuyến đi của Thiền sư Nhất Hạnh tại Việt Nam
Sức sống từ trận mưa nguồn
Bổ sung nguồn dữ liệu
Nhìn nhận khách quan
Giá trị trận mưa
Phật giáo và chính thể
Bước chân tâm linh
Động lực cho hành giả trẻ
Tiếp nhận từ trận mưa
LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấn
của Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ở
Hoa Kỳ năm 2004.
Người Phật tử hải ngoại hôm nay, trong
hoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềm
riêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới.
Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũng
là những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳng
chờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặt
ra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữa
thì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp được
những gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau? Một trong những
chức năng của Phật giáo là phụng sự nhân sinh và đem lại an bình cùng hạnh phúc
cho cuộc sống! Trong chức năng đó, vào hoàn cảnh xã hội đương thời, Phật giáo
đang ở vị trí nào để đáp ứng nhu cầu thời đại hầu việc cứu độ được viên mãn?
Nhìn ra thế giới, về mặt chính trị và
kinh tế, người ta đang sắp xếp để hình thành một trật tự thế giới mới trong bối
cảnh đa văn hóa, đa chủng tộc và đa tôn giáo. Chỉ xét về mặt tôn giáo không
thôi, có đến hàng chục ngàn khuynh hướng khác nhau. Nhưng nếu kể đúng ý nghĩa một
tôn giáo có tổ chức, hệ thống, giáo chủ, giáo lý và tín đồ… thì cũng không
nhiều. Tuy nhiên, người ta đánh giá chỉ có 4 tôn giáo lớn, trong đó Phật giáo
là một.
Từ khi khoa học có mặt và phát triển thì
con người chạy theo nhu cầu vật chất, đổi hướng tư duy, mất dần niềm tin tôn
giáo, khiến các tôn giáo cũng bị thử thách và khủng hoảng. Trong thực trạng đó,
chúng tôi đã đặt một số câu hỏi dựa vào những diễn biến đã và đang xảy ra đối với
Phật giáo, đã được thầy Thích Nhật Từ giải đáp thành tài liệu này.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn đã được phân ra
thành nhiều vấn đề. Từ nỗi lo về sự khủng hoảng của Phật giáo đến nhu cầu hiện
đại hóa và làm sao mở rộng vấn đề hoằng pháp cùng việc đem đạo vào đời… Sau nữa
là thắc mắc xem có cách nào làm sống lại đạo Phật ngay nơi quê hương của đức Thế
Tôn không? Đồng thời, cũng nhìn thấy những âm mưu chống phá đạo Phật bằng cách
viết sách xuyên tạc cùng truyền thông bóp méo thường xảy ra. Ở đây chỉ dẫn chứng
2 thí dụ để cảnh giác. Câu hỏi sau cùng là, xin thầy cho biết cái nhìn của thầy
qua chuyến vân du qua Mỹ này.
Độc giả có thể tìm thấy trong tập sách
nhỏ này một cuộc vấn đáp đầy thú vị và hấp dẫn. Câu hỏi là những nỗi niềm trăn
trở của người Phật tử, lời đáp là thái độ của một vị thầy. Cả hai đều đối thoại
từ sự nhận xét với ngôn ngữ rất thẳng thắn và xây dựng.
Bài học mà mỗi người rút ra qua cuộc
trao đổi này là tùy mức độ nhận thức của từng người. Hiện nay, chúng ta đang
sống trong một thế giới đầy những biến động
tâm thức, giống như một giòng sông nước đang chảy xiết mà trong kinh gọi là “bộc
lưu”.
Có lần được hỏi cách làm sao qua khỏi bộc
lưu, đức Phật đã trả lời: “Như Lai không dừng lại, Như Lai không bước tới nên
qua được bộc lưu. Vì dừng lại sẽ bị chìm mà bước tới thì bị cuốn đi.” Đó là
thái độ sống của người tỉnh thức mà chúng ta phải học và áp dụng.
Để kết thúc phần giới thiệu tập tài liệu
này, chúng tôi xin mượn lời của đức Đạt Lai Lạt Ma gửi gắm đến giới trẻ trên khắp
thế giới trong một cuộc phỏng vấn bởi 2 giáo sư tâm lý Mỹ Dawn Engle và Ivan
Suvanjieff năm 1955 như sau:
“Các bạn thân mến, là con người sống
trên hành tinh nhỏ bé này, thời gian luôn trôi chảy và chuyển biến. Trên một
phương diện nào đó, vạn vật chuyển biến là rất tốt, vì nếu không đổi thay thì
những hiện tượng tiêu cực vẫn còn. Nhờ sự chuyển đổi mà người ta luôn có niềm
hy vọng. Lúc này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một điều là, vạn vật luôn chuyển
đổi thay theo chiều hướng tốt hơn. Sự đổi thay chứa đầy giá trị nhân sinh! Tôi
nghĩ rằng, đó là cách sống mà chúng ta nên theo đuổi.”
Phật giáo không lìa cuộc sống, không xa
dòng đời mà chỉ làm đẹp xã hội, chuyển hóa con người tiến đến chân – thiện – mỹ.
Mong rằng sau khi đọc xong tài liệu này, quý vị sẽ hướng về tương lai, nhìn thấy
con đường chuyển pháp luân mới hợp tình, hợp lý, hợp cảnh đúng theo thời đại.
California, ngày 13/12/2005
Mật Nghiêm
XEM CHI TIẾT NỘI DUNG (PHIÊN BẢN PDF): PHẬT GIÁO VÀ THỜI ĐẠI Thích Nhật Từ PDF
Discussion about this post