PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sinh, Lão, Bệnh & Tử

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SINH, LÃO, BỆNH & TỬ
Ajahn Lee Dhammadaro 
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Ajahn Lee DhammadaroAjahn Lee Dhammadaro  (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).

§ Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não. 

§ Nếu chúng ta coi những thứ không bền vững là của ta, thì cuộc sống của ta cũng không vững bền.

§ Khi đau phát sinh, hãy ở ngay với cái đau.  Khi khoái lạc phát sinh, hãy ở ngay với khoái lạc.  Hãy biết rõ chúng.  Hãy biết điều gì vừa phát sinh, khi nào.  Khi ta trụ nơi chúng, thực sự quán sát, để nhìn chúng thấu suốt.  Cuối cùng, chúng sẽ tan đi, giống như khi ta đặt một khối đá lên luống cỏ, thì cỏ ở phía bên dưới sẽ tự chết dần.

§ Khi cái đau phát khởi, chúng ta có thể đặt chú tâm vào thứ gì hay người nào đó để quên cái đau, cũng được, nhưng đó là sự chánh niệm, không phải tỉnh giác.  Sự tỉnh giác của bạn phải ở ngay nơi điều gì đang xảy ra bên trong bạn, nếu như bạn muốn có cả hai thứ chánh niệm và tỉnh giác.

 § Lão, bệnh và tử là của báu đối với những ai hiểu chúng.  Chúng là những Sự Thật Cao Quý, là những Kho Báu Cao Quý.  Nếu chúng là con người, sư sẽ lạy dưới chân mỗi ngày.  Nhờ có bệnh mà sư có thể làm người xuất gia lâu như thế.

§ Ăn ít rất tốt trong việc thực hành.  Khi sư muốn quán sát kỹ hơi thở của mình, sư ăn ít đến mức có thể.  Khi thân đói, sư có thể cảm nhận mọi hơi thở khó nhọc phát sinh ở nơi đâu.  Nếu thân no quá, nó khó quán sát được những điều này, vì không có gì bất thường xảy ra nơi thân khi nó ở trạng thái bình thường.  Vì thế theo quan điểm của sư, khi bị đói hay bệnh, ta tu tốt hơn.  Khi sư thực sự bị đau, càng nhiều sư càng thực hành tốt hơn.  Sư có thể đóng cửa lại và không phải liên hệ với ai khác.

§ Thân là “sự chết”.  Tâm là “sinh”.  Nếu ta có thể tách biệt chúng ra, ta sẽ được giải thoát khỏi sinh, tử.

§ Nếu tâm bị uế nhiễm, phiền não, nó sẽ trải nghiệm sinh, già, bệnh và tử, như một điều tất nhiên.  Nó giống như các hạt giống, được bao phủ bên ngoài, và giữ trong chỗ tối.  Khi có đủ các điều kiện như đất, nước, mặt trời và không khí, các hạt giống sẽ nẩy mầm, lớn lên thành những cây lúa, đem đến nhiều hạt giống hơn nữa, cứ thế không dừng dứt.  Nhưng nếu ta tách vỏ hạt giống và rang chúng lên, thì chúng không thể nẩy mầm.  Tương tự, nếu chúng ta nỗ lực thực hành để thiêu hủy các uế nhiễm trong tâm -bằng cách tu tập thiền định và luôn quán tưởng đến các đặc tính của tâm đúng theo bốn trú xứ (thân, thọ, tâm và pháp) – các uế nhiễm có khởi lên trong tâm thì cũng giống như các hạt gạo rang, sẽ nhảy ra khỏi chảo.  Khi chúng ta đạt đến điểm này, đạt đến tâm bất tử, ta được giải thoát khỏi cái chết.  Khi ta thấy được khía cạnh của thân và tâm bất tử, đó là khi ta đạt đến chân lý.

§ Người trí xem cái chết giống như lột bỏ bộ quần áo rách rưới cũ nát và vứt chúng đi. Tâm giống như thân; thân giống như bộ đồ rách. Giẻ rách không là gì cả, nhưng chúng khiến ta sợ. Ngay khi thấy áo quần có tì vết gì, dầu nhỏ nhặt, ta cũng vội vã tìm thứ gì đó để vá chúng. Ta càng chấp vá, quần áo càng dày hơn.  Càng dày thì chúng càng ấm áp. Chúng càng ấm áp, chúng ta càng gắn bó với chúng hơn.  Càng gắn bó với chúng, ta càng trở nên hoang tưởng.  Kết quả là, chúng ta sẽ không bao giờ được giải thoát. Tuy nhiên, người trí thấy rằng vấn đề sống hay chết không quan trọng bằng vấn đề liệu chúng ta sống có mục đích hay không. Nếu sống tiếp sẽ phục vụ một mục đích cho bản thân hoặc cho người khác, thì ngay cả khi quần áo của ta không còn gì ngoài giẻ rách, ta vẫn mặc chúng. Nhưng nếu ta thấy tiếp tục cuộc sống trên sẽ không phục vụ mục đích gì cả, thì khi đã đến lúc cởi bỏ lớp áo đó, ta lập tức làm ngay. 

§ Thực hành thiền giống như thu thập hạt giống rau củ và ấp ủ cho đến khi chúng trưởng thành. Ngay khi có độ ẩm, chúng sẽ nảy mầm thành cây với cành, lá và hoa. Tương tự, sự hành thiền của chúng ta sẽ nảy mầm thành trí tuệ, cho ta cái nhìn sâu sắc toàn diện về các vấn đề của thế giới và các vấn đề của Pháp. Chúng ta sẽ biết các yếu tố, các uẩn và phương tiện cảm giác (sense media) trong thân là gì – đến mức chúng ta thấy rằng không có lý do gì để sợ già, bệnh và chết. Nó giống như khi chúng ta trưởng thành, thì tính trẻ con biến mất.

§ Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bày tất cả mọi thứ.

Diệu Liên Lý Thu Linh-2022

Chuyển ngữ từ Birth, Aging, Illness, & Death trong sách SKILL OF RELEASE, do Tỳ kheo Ṭhānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff) biên tập và chuyển dịch sang tiếng Anh)-1995.

 

 

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

NIỆM PHẬT TRONG TINH THẦN GIỚI-ĐINH-TUỆThích Tánh Tuệ     Có người hỏi tôi: “Niệm Phật A Di Đà” liên...

Soi Gương Không Thấy Bóng Mình

Soi gương không thấy bóng mình

SOI GƯƠNG KHÔNG THẤY BÓNG MÌNH Hạnh Chi             Phòng mờ tối. Chỉ có ánh trăng xanh chiếu qua...

Đậu Nành – Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt Hảo – Tâm Diệu

Đậu Nành – Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt Hảo – Tâm Diệu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ăn Chay Để Bảo Vệ Đất Mẹ

Ăn chay để bảo vệ đất mẹ

Tổ chức UNESCO đã từng báo cáo rằng mỗi ngày có khoảng 40.000 trẻ em chết vì thiếu ăn hoặc...

Thấm Nhuần Phật Pháp Trong Kinh Doanh – Tú Oanh

Ngày 22/02/2009, hội thảo "Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập – tính thiện trong kinh doanh" do...

Lời Phật Dạy Về Y Phục

Lời Phật dạy về Y phục

Người ta vẫn thường nói “Chiếc áo không làm nên nhà tu nhưng nhà tu không thể thiếu chiếc áo”....

Nghiên Cứu Về Triết Học Tánh Không

NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNGNguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh MỤC LỤC...

Tìm Cầu Sự Giác Ngộ Vị Tha

TÌM CẦU SỰ GIÁC NGỘ VỊ THATác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Jeffrey HopkinsChuyển ngữ: Tuệ Uyển Bước...

Đại Phật Sử Tập 2

Đại Phật Sử Tập 2

Theravāda Phật Giáo Nguyên ThủyĐẠI PHẬT SỬ TẬP IITHE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)Tỳ khưu Minh Huệ biên...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: HỎI VÀ ĐÁPCư sĩ Nguyên Giác dịch Sau đây là bản dịch trang “Questions &...

Thi Kệ Niệm Phật

Thi Kệ Niệm Phật Thích Chí Giác ChâuSưu tậpNHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG Lời tựa  Tìm về những trang thơ...

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (7) Nguyễn Hòa

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (7) Nguyễn Hòa (Nét chữ mầu đen là nguyên...

Tiếng Thơ Của Mẹ

Tiếng Thơ Của Mẹ

TIẾNG THƠ CỦA MẸ Vĩnh Hảo   Tiếng Mẹ reo mừng con mới sinh ra, hoặc cười vui trong nghẹn...

Giáo Dục Phật Giáo Nam Truyền (Nam Tông Khmer) – Tăng Nô

Giáo Dục Phật Giáo Nam Truyền (Nam Tông Khmer) Tăng Nô Phật giáo Nam truyền (Phật giáo Nam tông Khmer)...

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng !

Hãy làm một cuộc cách mạng !

HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG !Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-ReverHoang...

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Soi gương không thấy bóng mình

Đậu Nành – Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt Hảo – Tâm Diệu

Ăn chay để bảo vệ đất mẹ

Thấm Nhuần Phật Pháp Trong Kinh Doanh – Tú Oanh

Lời Phật dạy về Y phục

Nghiên Cứu Về Triết Học Tánh Không

Tìm Cầu Sự Giác Ngộ Vị Tha

Đại Phật Sử Tập 2

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

Thi Kệ Niệm Phật

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (7) Nguyễn Hòa

Tiếng Thơ Của Mẹ

Giáo Dục Phật Giáo Nam Truyền (Nam Tông Khmer) – Tăng Nô

Hãy làm một cuộc cách mạng !

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thanh hòa

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Phật dạy lợi ích cho và nhận

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Đức Phật là ai?

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

Tuệ giác của Thế tôn

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Hoa sen trong người

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Xây chùa và xây đạo tràng

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Lời Phật dạy về Y phục

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Tin mới nhận

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Lăng Nghiêm Bách Ngụy

Đời Sống Và Sự Thực Hành Hằng Ngày Của Người Phật Tử Phương Tây

Vấn Thiền Ông Nụ Cười Xuân – Thích Tâm Mãn

Gương Sáng Thầy Xưa Tập 3 Sách song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF

Tội Lỗi – Hình Phạt – Sám Hối

Hạnh Phúc Trong Chánh Niệm

Đại lễ Phật Đản PL. 2560 – DL. 2016 đã được long trọng cử hành tại Sài Gòn

Thiền Như Pháp Giảm Đau

Chuyện Cư Sĩ – Về Một Số Hồi Ứng… Nguyễn Kha

Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề – Tánh Không Là Gì?

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Tôi học Kim Cang, Lên Đường

Cúng Cơm Nên Hay Không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Hành trình siêu ý niệm

Đường xưa mây trắng: Cuốn sách hay kể về cuộc đời Đức Phật

Nghệ thuật chăn trâu

Hãy Bay Với Hai Cánh Vào Hiện Đại – Cao Huy Thuần

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 28)

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Giải Nghĩa Kinh Kim Cang, Bát Nhã & 33 Bài Kệ Của Các Vị Tổ Ấn – Hoa

Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

APUTTAKA-SUTTA

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Địa Tạng Mật Nghĩa

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (5)

Tin mới nhận

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Khóa Hư Lục Giảng Giải

Thảnh Thơi Trong Cõi Vô Thường

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Quan niệm về Tịnh Độ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 35)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Niệm Phật Viên Thông

Sổ Tức – Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.