PHÁP DUYÊN KHỞI –
THE LAW OF DEPENDENT ARISING
Bhikkhu K. Ñāṇananda | Ni sư Pháp Hỷ – Dhammananda bhikkhuni
_______________________________________
‘Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa’
Kính lễ đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri!
Yadā have pātubhavanti dhammā
ātāpino jhāyato brāhmaṇassa
athassa kaṅkhā vapayanti sabbā
yato pajānāti sahetudhammaṁ .
Yadā have pātubhavanti dhammā
ātāpino jhāyato brāhmaṇassa
athassa kaṅkhā vapayanti sabbā
yato khayaṁ paccayānaṁ avedi
Yadā have pātubhavanti dhammā
ātāpino jhāyato brāhmaṇassa
vidhūpayaṁ tiṭṭhati mārasenaṁ
suriyova obhāsayamantalikkhaṁ 1 – Udāna – Bodhivagga
Quả nhiên khi các pháp (hiện tượng) xuất hiện đến vị Bà-la-môn đang thiền định tinh tấn. Lúc đó tất cả các nghi hoặc biến mất, kể từ (khoảng khắc) đó Người biết rõ ràng pháp có nhân duyên. (pajānāti sahetudhammaṁ)
Quả nhiên khi các pháp (hiện tượng) xuất hiện đến vị Bà-la-môn đang thiền định tinh tấn. Lúc đó tất cả các nghi hoặc biến mất, kể từ (khoảng khắc) đó Người đã thấu triệt pháp duyên khởi chấm dứt. (khayaṁ paccayānaṁ avedi)
Quả nhiên khi các pháp (hiện tượng) xuất hiện đến vị bà-la-môn đang thiền định tinh tấn. Xua tan các binh ma hắc ám, người đứng như vừng nhật quang chiếu rạng không gian. (Udana- Phẩm Bồ Đề, 1,2,3)
Thưa quí vị thính giả,
Bậc đạo sư của Ba Cõi, Thế Tôn, bậc Giác ngộ, sau khi chứng đắc pháp tối thượng, trở thành bậc Giác Ngộ ở vùng Uruvelā, bên bờ sông Ni- Liên-thuyền (Nerañjarā), ngài đã ngồi đó suốt bảy ngày để trải nghiệm quả vị giải thoát. Theo tư liệu trong ba bài kinh đầu tiên của Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna – 1 tập trong Tiểu Bộ Kinh), đức Phật quán về Pháp Duyên Khởi suốt ba canh của bảy đêm liên tục. Ba bài kệ mà chúng ta lấy làm đề tài để thảo luận là những lời cảm hứng về các hiện tượng được thốt ra trong hoan hỷ, gọi là Udāna. Những lời cảm hứng pháp ngữ này tuyên bố về sự thấu triệt lý duyên khởi theo ba cách, trong ba canh của một đêm.
Khi mới đọc qua, chúng ta có cảm giác ba bài kệ này giống nhau, vì đoạn đầu của pháp ngữ được lập lại, nhưng ai nghe/đọc một cách cẩn thận thì sẽ thấy khổ/đoạn thứ hai khác với khổ đầu ở câu số bốn; và khổ thứ ba thì khác các khổ trước ở câu thứ ba và bốn, ý tưởng hoàn toàn mới (trong nguyên văn Pali). Mặc dù có những câu tương tự, mỗi khổ đều chuyển tải một thông điệp đặc biệt của riêng nó để diễn tả một trong ba cách quán sát định luật Duyên khởi. Có lẽ là vì những điều quan trọng đặc biệt của mỗi khổ trong những bài kệ trên, trong Tiểu Bộ kinh, phần Phật Tự Thuyết (Udāna) giới thiệu mỗi khổ như một bài kinh riêng biệt nhưng cùng câu chuyện về hoàn cảnh ra đời.
Đầu tiên chúng ta phải cố gắng tìm hiểu ý nghĩa câu cuối của bài kinh thứ nhất. Khi đã hiểu được ý nghĩa của ba khổ thơ kệ này, chúng ta có được vài ý tưởng về định luật duyên khởi. Để bắt đầu, chúng ta hãy thẩm sát vài ý tưởng chung.
‘Yadā have pātubhavanti dhammā; ātāpino jhāyato brāhmaṇassa’
“Quả thật khi các hiện tượng xuất hiện đến vị Bà-la-môn đang tinh cần thiền định.” Trong ngữ cảnh này chữ Bà-la-môn (brāhmaṇa) là để chỉ một vị A-la-hán hay một vị Phật (Buddha).
“Athassa kaṅkhā vapayanti sabbā yato pajānāti sahetudhammaṁ”.
Khi đó tất cả các nghi hoặc được xua tan vì Ngài thấu hiểu thấu qui luật có Nhân, hay mọi thứ sinh khởi đều có nhân duyên (Law of Causality). Đây là ý nghĩa của khổ thơ kệ thứ nhất.
Bây giờ với khổ kệ thứ hai cũng tương tự. Tại bất cứ thời điểm nào mà hiện tượng biểu hiện trước một thiền sinh đang tinh tấn thiền tập (Buddha to be), tất cả nghi hoặc được xua tan.– ‘yato khayaṁ paccayānaṁ avedi’ – Vì vậy ngài liền biết sự chấm dứt của các pháp có điều kiện.
Và khổ kệ thứ ba ‘Yadā have pātubhavanti dhammā – ātāpino jhāyato brāhmaṇassa’– Khi các hiện tượng tự biểu hiện đến vị Bà –la-môn đang tinh tấn hành thiền định – tới đây vài thứ mới xuất hiện ‘vidhūpayaṁ tiṭṭhati mārasenaṁ – suriyova obhāsayamantalikkhaṁ’ – “Như mặt trời chiếu rạng bầu trời, ngài đứng đó xua tan đội binh ám Ma vương.” Như vầng dương tỏa sáng xua tan bóng tối (và các lực lượng hắc ám).
Đây là ý nghĩa của ba khổ thơ kệ. Bây giờ chúng ta hãy cố gắng hiểu ý nghĩa của chúng và hiểu sâu hơn về lý duyên khởi qua ba bài kệ này. Ba cách quán sát (bản chất các pháp) sẽ được tóm lược trong ba bài pháp sau đây.
Vào canh đầu của đêm, Đức Phật chú tâm vào quán sát qui luật duyên khởi có điều kiện theo chiều thuận. Trong canh hai, ngài quán sát lý duyên khởi theo chiều nghịch. Và trong canh cuối ngài quán sát theo cả hai chiều thuận và nghịch. Bây giờ thì chúng ta đã có một tia sáng để hiểu ba khổ thơ kệ miêu tả tiến trình giác ngộ trên.
Dòng thứ nhất nói: ‘Yadā have pātubhavanti dhammā’ – Khi các pháp xuất hiện. Các pháp đó là gì? Bài kinh giải thích về các pháp đó. Những ai đã biết vòng thập nhị nhân duyên đều biết lý duyên khởi được định dạng theo công thức 12 mắt xích. Một số thiền sinh đọc tụng chúng khi họ hành thiền. ‘Avijjā paccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṁ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṁ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.’
“Vô minh tạo điều kiện cho các hành động phát sinh; hành động làm duyên khởi các thức; thức tạo duyên cho danh (khái niệm) và sắc (vật thể); từ danh và sắc duyên cho lục nhập (6 giác quan để nhận biết các đối tượng tương ứng), lục nhập duyên cho xúc; xúc duyên cho thọ (cảm giác); thọ duyên khát ái (thích và ghét) khát ái duyên thủ chấp; thủ chấp duyên hiện hữu; hiện hữu duyên sinh; sinh duyên lão tử sầu bi khổ ưu não. Như vậy là sự sinh khởi của toàn bộ khổ uẩn này.”
Nó chính là sự tương tục của 12 nhân duyên này khi nói “khi các pháp biểu hiện ra như vậy.”12 yếu tố được gọi là duyên (paccayā) vì không cái nào trong số nó tự mình sinh khởi. Chúng sinh khởi do có các nguyên nhân và các điều kiện. Khi các pháp duyên hệ xuất hiện đến một vị Bà-la-môn đang tinh tấn hành thiền, những nghi ngờ biến mất. Như thế nào? Dòng cuối cho câu trả lời., ‘yato pajānāti sahetudhammaṁ’ Bởi hành giả hiểu rõ rằng đó là pháp có nguyên nhân.
Đến đây chúng ta nói về Pháp Nhân Duyên (the Law of Causality). Cái gì gọi là ‘Paticca samuppāda’ – Duyên Khởi thực ra là qui luật – đó là luật của tự nhiên. Qui luật đó được đặt thành công thức trong bốn dòng. Chỉ có hai cái đầu sáng tỏ trong bài kinh thứ nhất.
Iti imasmiṁ sati – idaṁ hoti imassa uppādā – idaṁ uppajjati – Như vậy: vì có cái này nên có cái này; với sự sinh khởi của cái này – sinh ra cái này.
Đây là cách xác thực định luật duyên khởi theo chiều thuận. Bài kinh thứ nhất xử lý với hai nguyên tắc tương ứng với chiều thuận. Người ta có thể suy nghĩ tại sao sự xác thực lại nói ‘cái này’ và ‘cái này’ mà lại không nói là ‘cái này’ và ‘cái kia’ như “Cái này tồn tại nên có cái kia”. Có một điểm tế nhị liên quan đến sự sự xác thực có vẻ kỳ cục này. Lý do là nếu chúng ta lấy bất cứ một cặp nào trong công thức thập nhị nhân duyên minh họa cho định luật nối với nhau bằng chữ ‘paccayā’ – duyên, chẳng hạn ‘avijja paccayā saṅkhārā’ (Với Vô minh là điều kiện cho Hành vi), chúng ta phải nói rằng ‘cái này tồn tại, cái này sinh khởi’. Chỉ khi chúng ta chỉ đến cái gì ngoài bối cảnh này, nghĩa là ngoài cặp duyên hệ mà ta đã lấy ra, thì ta mới nói ‘cái đó’. Rất quan trọng để biết rằng 12 mắt xích trong công thức thập nhị nhân duyên là để minh họa cho nguyên lý thứ nhất.
“Cái này tồn tại – cái này là; với sự sinh khởi của cái này – cái này sinh ra.”
Chúng ta hãy trích xuất vài minh họa:
Khi có vô minh – hành có mặt; với sự sinh khởi của vô minh – hành sinh ra.
Khi có hành – thức có mặt; với sự sinh khởi của hành – thức sinh ra.
Khi có thức – danh và sắc có mặt; với sự sinh khởi của thức – danh và sắc sinh ra.
Nó là nguyên lý thứ nhất gọi là ‘sahetudhammaṁ’ – định luật nhân duyên. Điều tinh yếu là hiểu được định luật như vậy. Nhưng thường thì (người ta) hoàn toàn bỏ qua nó và thảo mãn với việc ào ào chạy qua cả 12 mắt xích. Một vài người còn không biết là có nguyên lý thứ nhất hiện hữu.
Mặt khác, bài kinh này bắt đầu với nguyên lý thứ nhất, nói rằng đức Phật chú tâm thấu suốt định luật Duyên Khởi theo chiều thuận (anulomaṁ).
Iti imasmiṁ sati – idaṁ hoti imassa uppādā – idaṁ uppajjati .
Như vậy: cái này tồn tại – cái này có mặt; với sự sinh khởi của cái này – cái này sinh ra.
Sau đó những minh họa cho nguyên lý thứ nhất được giới thiệu với liên từ ‘yadidaṁ’ – ‘cụ thể là’.
“Từ vô minh làm duyên (sinh ra) các hành, từ các hành làm duyên (sinh ra) thức, từ thức làm duyên (sinh ra) danh & sắc, từ danh và sắc làm duyên (sinh ra) lục nhập, từ lục nhập làm duyên (sinh ra) xúc, từ xúc làm duyên (sinh ra) thọ (cảm giác), từ thọ làm duyên (sinh ra) ái, từ ái làm duyên (sinh ra) thủ (nắm giữ), từ thủ làm duyên (sinh ra) hữu, từ hữu làm duyên (sinh ra) sinh mạng, từ sinh mạng làm duyên sinh ra già và chết, buồn rầu, than thở, đau khổ, buồn bã và tuyệt vọng.”
Cuối cùng là câu giải thích gói gọn lại là: “Như vậy là sự sinh khởi của toàn bộ khổ uẩn này.”
Như vậy theo chiều thuận giải thích sự sinh khởi của đống khổ đau.
Chúng ta nói rằng có ba cách để quán sát. Suốt canh một, đức Phật quán sát thấu suốt đến khía cạnh sinh khởi (của lý duyên sinh), đó là vì sao hai hàng đầu đã nói rằng: “cái này tồn tại – cái này có mặt; với sự sinh khởi của cái này – cái này sinh ra.”
Nó là một sự minh họa cho thực tế rằng 12 mắt xích được tuyên bố như tổng hợp bởi câu: Như vậy là sự sinh khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Khổ thơ kệ thứ nhất thể hiện cùng ý tưởng. Cùng lúc, chúng ta hãy cố gắng hiểu ý nghĩa của dòng thứ ba trong bài kệ.
‘Athassa kaṅkhā vapayanti sabbā’ -‘tất cả nghi ngờ của người được xóa tan.’
Bây giờ đó là những nghi ngờ nào? Để hiểu được chúng là gì, phải đọc kinh Tất cả Lậu hoặc (Sabbāsava Sutta) trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya). Người thế gian thường có nghi ngờ liên hệ đến ba thời là quá khứ, hiện tại và vị lai. Liên quan đến quá khứ, người thế gian bình thường chưa từng thấy định luật duyên khởi thì hoàn toàn chìm đắm trong thân kiến (sakkāyadiṭṭhi) suy tư trong khái niệm về “cái ta”, “của tôi” và ngốc nghếch chú tâm vào quá khứ như: ‘tôi đã có mặt trong quá khứ ư? Tôi đã không có mặt trong quá khứ ? Tôi đã là gì /như thế nào trong quá khứ? Đã là như vậy, tôi đã trở thành cái gì (tiếp theo). Kẻ phàm phu tục tử suy tưởng về “cái tôi” đã qua. Tương tự như vậy Y chú tâm đến tương lai theo năm cách. Cách hướng tâm như thế này được gọi là phi Như Lý Tác ý, hay suy tưởng không đúng cách. Đây là cách Y nghĩ về tương lai: Tôi sẽ là ai? Tôi sẽ không là ai chăng? Tôi sẽ là cái gì trong tương lai? Tôi sẽ như thế nào? Khi đã như thế rồi, rồi tôi sẽ ra sao nữa? Điều này có vẻ rất buồn cười, nhưng hầu hết người đời buồn cười vậy đó. Rồi liên hệ với hiện tại cũng trong sáu cách như vậy. Điều này nghe còn buồn cười hơn nữa! Tôi ư? Có tôi không? Tôi là gì? Tôi ra sao? Người này đến từ đâu? Người này sẽ đi về đâu? ‘Người này’ là đại diện cho ý tưởng về bản ngã. Y hình dung trong ngã kiến.
16 từng nghi ngờ này được xua tan qua việc thấy Định Luật Duyên Khởi. Đó là vì sao các vị thánh đệ tử sau khi thấu hiểu được qui luật sinh khởi có điều kiện, vào được dòng thánh dự lưu rồi thì không còn băn khoăn nghi ngờ kiểu này nữa. Tất cả những nghi ngờ như vậy là suy tư xoay quanh cái ngã, trong biểu cảm “tôi”, “của tôi” có căn cứ địa nơi thân kiến. Đức Phật đã tuyên bố rằng đó là một trong những tà kiến thuộc về 62 kiến chấp. Chúng rơi vào một trong hai cực đoan. Một là nó rơi vào kiến “tôi tồn tại” (hữu kiến), hai là rơi vào kiến “tôi không tồn tại” (phi hữu kiến) liên hệ đến tương lai. Bằng cách ấy, một mặt họ theo thường kiến qua việc tin tưởng vào một linh hồn trường cửu, mặt khác họ lại đi đến cực kia của đoạn kiến bởi khẳng định rằng họ không có gì sau khi chết vì cơ thể và linh hồn là một.
Kinh Phạm võng (Brahmajāla Sutta) nói rằng giữa hai cực đoan này có tất cả 62 quan điểm khác nhau. Tất cả các quan điểm đó bị xóa tan ngay khi thấy khía cạnh sinh khởi của các duyên. Đó là ý nghĩa của bài kệ đầu tiên. Những gì chúng ta đã nói đến đây được lượm lặt từ khổ đầu. Trong ba phương cách suy nghiệm về định luật duyên khởi, cách đầu là phương pháp trực tiếp – điều liên hệ với khía cạnh sinh khởi.
Khổ thứ hai đề cập đến sự chú tâm trong canh giữa của đêm.
‘yato khayaṁ paccayānaṁ avedi’ Từ đó người biết sự đoạn diệt của các duyên’.
Điều khác biệt được nói đến trong khổ thứ hai là đức Phật đã thấy được sự đoạn diệt của các duyên khi ngài chú tâm vào chiều ngược ngài thấy rằng các duyên đoạn diệt, chính xác bởi chúng sinh khởi do có điều kiện. Sự kiện này được tóm lược trong hai câu.
Iti – imasmiṁ asati – idaṁ na hoti imassa nirodhā – idaṁ nirujjati
Như vậy: cái này không tồn tại – cái này không trở thành; với sự đoạn diệt của cái này –cái này chấm dứt.
Từ ‘nirodha’ (đoạn diệt) được giới thiệu với nó và được minh họa như sau:
‘Avijjā nirodhā saṅkhāranirodho, saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho, viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho, nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho, saḷāyatananirodhā phassanirodho, phassanirodhā vedanānirodho, vedanānirodhā taṅhānirodho, taṅhānirodhā upādānanirodho, upādānanirodhā bhavanirodho, bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī.’
‘Với sự đoạn diệt của VÔ MINH, sự đoạn diệt của HÀNH, với sự đoạn diệt của HÀNH, sự đoạn diệt của THỨC, với sự đoạn diệt của THỨC, sự đoạn diệt của DANH &SẮC; với sự đoạn diệt của DANH &SẮC, sự đoạn diệt của LỤC NHẬP; với sự đoạn diệt của LỤC NHẬP (giới vức của sáu giác quan gặp sáu đối tượng tương ứng), sự đoạn diệt của XÚC, với sự đoạn diệt của XÚC, sự đoạn diệt của THỌ, với sự đoạn diệt của THỌ, sự đoạn diệt của THỦ, với sự đoạn diệt của THỦ, sự đoạn diệt của HỮU, với sự đoạn diệt của HỮU, sự đoạn diệt của SINH, với sự đoạn diệt của SINH, sự đoạn diệt của LÃO, BỆNH, TỬ, SẦU, BI, KHỔ, ƯU, NÃO.
Sau đó là câu kết luận: “Như vậy là sự diệt tận của toàn bộ khối khổ đau này.” Đây là khía cạnh đoạn diệt của vòng 12 NHÂN DUYÊN, theo chiều nghịch (paṭilomaṁ). Theo cách này cả hai chiều thuận và nghịch của định luật DUÊN KHỞI đã được quán sát đến suốt trong hai canh đầu của đêm (giác ngộ thành đức Phật).
Bây giờ sẽ nói đến canh thứ ba của đêm giác ngộ. Ở đây chúng ta có vài pháp thâm diệu hơn. Đức Phật đã trải qua canh ba như thế nào? Ngài kết hợp cả hai chiều thuận và nghịch khi quán sát về định luật duyên khởi. Chúng ta không dễ dàng để hiểu mức độ thâm sâu của qui luật duyên khởi theo cách quán sát cả hai chiều này. Trong bài kinh, nó được trình bày bằng cách trích dẫn cả bốn đoạn của ĐỊNH LUẬT DUYÊN KHỞI.
“Cái này tồn tại –cái này trở thành; với sự sinh khởi của cái này – cái này sinh ra. Cái này không tồn tại –cái này không trở thành; với sự đoạn diệt của cái này – cái này diệt tận.”
Với sự trích dẫn Paticca Samuppāda được diễn tả đầy đủ. Sau đó như một sự minh họa cho định luật, cả hai khía cạnh sinh khởi và đoạn diệt trong 12 mắt xích được đưa ra. Công thức trong chiều thuận bắt đầu như thường lệ với từ “vô minh duyên hành, hành duyên thức, vv. .. tổng kết với câu: đây là sự sinh khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng đến một chỗ đề cập rất nổi bật ‘avijjāyatveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho’ – i.e. ‘Nhưng với sự diệt tận không còn tàn dư của vô minh, là sự diệt tận của hành và tiếp tục. Mặc dù rất dễ bị bỏ qua, chữ ‘nhưng’ (Note: avijjāya-tveva) là một điều trọng yếu trong việc đánh giá ý nghĩa quan trọng của việc quán song hành như nó có thể gọi như vậy. Bản chất của sinh tử luân hồi dài không tưởng mà chúng ta thường nói thành câu ngạn ngữ là vô thủy vô chung của vô minh như nhân trầm luân của nó. Nhưng đoạn này xác nhận rằng tất cả cũng giống vậy, với sự diệt tận không còn tàn dư của vô minh, những mắt xích khác của vòng 12 nhân duyên, HÀNH, THỨC, DANH-SẮC, LỤC NHẬP, vv diệt tận cho đến toàn bộ khối khổ đau này trong sinh tử luân hồi. Đó là ý nghĩa trọng yếu của vô minh trong công thức.
Điều này xuất hiện ngay lập tức – không phải như người ta hiểu thông thường trong ba đời. Quí vị biết ngày nay người ta giải thích định luật duyên khởi ra sao (Paṭicca Samuppāda). Với sự diệt tận của vô minh, tất cả những mắt xích khác cho đến già và chết đều dừng lại. Đây chính là điểm sâu sắc tuyệt vời, nói là sự kết hợp của cả hai ‘chiều quán sát thuận và nghịch’. Ngay cả ẩn dụ được đưa ra trong mối liên hệ này cũng có ám chỉ sâu hơn.
“Vidhūpayaṁ tiṭṭhati mārasenaṁ Suriyova obhāsayamantaḷikkhaṁ – Xua tan đội quân của Ma vương (Māra) người đứng như mặt trời chiếu sáng mặt đất.”
Nó có thể mất một giờ để lý giải về hai dòng trên. Ví dụ này ám chỉ sự thay đổi mà một vị Bà-la-môn trải nghiệm khi người đó quán sát cả chiều thuận và chiều nghịch cùng lúc. Lúc đó vị ấy xua tan lực lượng binh ám của ma vương. Thực ra từ ‘vidhūpayaṁ’ mang ý nghĩa là ‘hun trùng’ hay ‘xì khói’ như trong nghi lễ trừ tà ma quỷ quái sử dụng nhang khói. Như vậy là ẩn dụ cách mà đức Phật chiến thắng Ma Vương. Mặt trời chiếu sáng không gian là ánh sáng của trí tuệ. Đội quân của Ma vương là năng lực thúc đẩy của tư tưởng/ý nghĩ. Những ai trong các vị đã đọc kinh Padhāna Sutta trong Sutta Nipāta thì biết bằng cách nào Bồ tát tự mình phá tan mười loại binh ma.
Kāmā te paṭhamā senā dutiyā arati vuccati tatiyā khuppipāsā te catutthī taṇhā pavuccati – Binh chủng thứ nhất là Ái Dục, khát khao tình cảm. Binh chủng thứ hai là Chán Nản, thứ ba là Đói Khát, Dính Mắc là binh chủng thứ tư.
Theo định nghĩa này thì 10 binh chủng của ma vương là các tư tưởng (đen tối, bất thiện). Mong ước thỏa mãn (ái dục), chán nản trong đời sống phạm hạnh, ám ảnh bởi đói khát, khát ái, vv – tất cả những tư tưởng đó quấy nhiễu tâm trí. Giờ đây nó ám chỉ điều gì? Tất cả những tư tưởng đó xuất phát từ vô minh. Những thứ đó là saṅkhāras HÀNH (được cấu tạo) làm thành thế giới này với những hạnh phúc và khổ đau. Do vậy bất cứ khoảng khắc nào người quán sát theo chiều thuận hay nghịch một cách cực kỳ vi tế, các tư tưởng đơn giản là bị thay thế.
Điều này dẫn đến đâu? Trong các bài giảng chúng ta đã chỉ ra trong nhiều trường hợp rằng sự giải thoát không phải là cái gì đến từ thế giới khác, mà nó đến từ tâm của vị A la hán bằng sự yên lặng của tư tưởng. Quí vị cũng đã có thể nghe rằng Niết bàn là sự dừng lại của tất cả các hành và là sự từ bỏ mọi đầu tư (upadhi). Điều này là tham khảo đến định tâm trong quả vị A-la-hán (Arahattaphalasamādhi). ‘Avitakkasamādhi’ (định vô tầm) và ‘avitakkajhāna’ (thiền vô tưởng – thoughtless absorption) là các ẩn dụ cho nó. Bây giờ ví dụ cuối cùng là một sự miêu tả của arahattaphalasamādhi. Những trận chiến tư tưởng được gọi là binh đoàn của Ma vương bị tan tác khi quán sát theo chiều thuận và nghịch được tăng cường. Đôi khi trong các bài giảng chúng ta đã cho những ví dụ để minh họa cách quán sát song tầm này – ví dụ về việc mài sắc cạnh dao bào trên đá mài hay trên nịt da, lưỡi dao bào di chuyển lên lên xuống xuống, và đến giai đoạn cuối của việc mài sắc, lưỡi dao phải di chuyển thật nhanh lên xuống lên xuống nhiều lần. Tương tự như vậy, khi quán sát cả chiều thuận và chiều nghịch cùng liên kết ở chỗ sắc cạnh của lưỡi lam, các tư tưởng không thể nào tồn tại được. Ngay khoảng khắc đó Danh & Sắc bị cắt lìa và tinh thần được tự do khi không biểu hiện trạng thái tâm thức. Giai đoạn thứ ba chính là hệ quả của thiền định trong quả vị A-la-hán (arahattaphalasamādhi).
Như vậy chúng ta đã giải thích khá đầy đủ về ba giai đoạn. Chúng ta đã hiểu về định luật duyên khởi như vậy. Chúng ta cũng đừng lẫn lộn các thứ. Những điểm căn bản trong định luật đã được đề cập đến- cụ thể là ý nghĩa từ ngữ trong bốn dòng. Đó là những gì thiết yếu. Mặc dù nhiều người vội vã lướt qua 12 mắt xích, họ thực sự không biết nó nói về điều gì. 12 mắt xích chỉ là những minh họa. Chúng được gọi là ‘paccayā dhammā’ (pháp duyên sinh/có điều kiện). Cái được gọi là ‘sahetudhamma’ mới là định luật – những nguyên tắc căn bản chúng ta đã đề cập đến.
“Cái này tồn tại –cái này trở thành; với sự sinh khởi của cái này- cái này sinh ra. Cái này không tồn tại – cái này không trở thành; với sự diệt tận của cái này – cái này chấm dứt.”
Chỉ có một đức Phật mới khám phá ra định luật này. Đây quả thật là điều kỳ diệu. Vì sao? Bởi vì cho đến nay mọi thứ vẫn được cho là “tôi”, ‘của tôi’, thì đức Phật đã chỉ ra chúng chỉ là các hiện tượng xuất hiện bởi vì hội tụ các nhân duyên có điều kiện. Điều đó được nói là định luật Duyên Sinh.
Cho tôi được nói thêm để rõ ràng hơn. Một số trong các vị có lẽ đã nghe về hai vị đại đệ tử của Đức Phật là tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên (Sāriputta and Moggallāna). Khi còn là cư sĩ họ được gọi là Upatissa và Kolita (gọi theo tên làng mà họ đã sinh ra trong những gia đình có ảnh hưởng nhất trong vùng đó). Hai vị Bà la môn trẻ tuổi này đang đi tìm chân lý. Có lần họ tham dự vào một lễ hội có tên là ‘giragga samajja’ (lễ hội trên đồi). Khi họ đang xem nhạc kịch thì cả hai cảm thấy chán ngắt, không còn hứng thú. Có lẽ vì những Ba-la- mật tiền kiếp mà họ đã có, họ đã trưởng thành trong sinh tử luân hồi. Nó có tác dụng như khúc dạo đầu để họ thấy ra sự trống rỗng trong những vỡ kịch của cuộc đời. Không lâu sau đó, Upatissa tình cờ gặp tôn giả Assaji, một trong năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật. Tôn giả Assaji đang trên đường đi khất thực khi Upatissa nhìn thấy ngài. Ngay lập tức Upatissa bị thu hút bởi đức độ trang nghiêm của một vị thánh, nên đi theo ngài và chờ đợi cho đến khi ngài ăn xong mới dám đến hỏi thăm như sau:
_ Thưa tôn giả, ai là thầy của ngài? Pháp nào mà vị thầy đó đã giảng dạy?
Tôn giả Assaji khiêm tốn trả lời:
– “Tôi cũng chỉ mới xuất gia chưa lâu. Tôi không biết nhiều về giáo pháp.”
– “Con là Upatissa”. “Con có thể hiểu chi tiết trong những điều được nói ra một cách tóm tắt.
Khi đó tôn giả Assaji mới nói:
“Ye dhammā hetuppabhavā tesaṁ hetuṁ tathāgato āha tesañca yo nirodho evaṁ vādī mahāsamaṇo.
Bất cứ pháp nào sinh khởi từ các nguyên nhân. Nhân của chúng đã được tuyên bố bởi Như Lai. Cũng vậy là sự đoạn tận của chúng. Bậc đại Sa-môn đã giảng bày như vậy.”
Upatissa trở thành vị Nhập Lưu (Sotapanna) ngay khi vừa nghe xong hai hàng của câu kệ. Làm sao mà người này có thể thâm nhập nhanh như vậy? Bí quyết nằm ngay trong chú giải mà chúng ta đã thấy ở trên.
“Ye dhammā hetuppabhavā tesaṁ hetuṁ tathāgato āha – Bất cứ pháp nào sinh khởi từ các nguyên nhân, Như Lai đã nói về nhân đó.”
Chỉ với hai dòng này thì đinh luật Duyên Khởi đã được đề cập. Nhưng ngay cả điều này cũng khiến nhiều người bối rối – ngay cả các nhà chú giải. Những thứ sinh khởi từ nguyên nhân được gọi là ‘paccayā dhammā – pháp duyên khởi’. Theo các nhà chú giải , tuy nhiên, nguyên nhân của sự vật sinh khởi từ các nguyên nhân là Vô Minh (avijjā). Nguyên Nhân (hetu) thì không phải là vô minh mà chính là định luật Duyên Hệ như đã giải thích ở trên. Upatissa đa hiểu rằng tất cả các thứ có điều kiện ngay khi ông nghe hai hàng đầu. Qui luật tiềm ẩn bên dưới chúng được thể hiện là “cái này tồn tại –cái này sinh ra”.
Bởi vì Uptissa đã là người rất thông tuệ, ngay chỉ với hai hàng đầu cảu câu kệ, ông đã thấu hiểu rằng bất cứ cái gì sinh khởi từ các nguyên nhân và điều kiện thì phải chấm dứt như là điều tất yếu. ngay cả trước khi một gợi ý cho chiều ngược được đưa ra, ông đã suy nghiệm ra định luật đầy đủ. Các vị cũng có thể đã nghe rằng ngay cả một người bình thường khi trở thành vị Nhập Lưu, tinh túy của sự giác ngộ được nhận ra trong một câu nói / khổ thơ ngắn ngủi. Thực là cái ngắn nhất và tinh túy nhất trong những biểu đạt là đây:
“Yaṁ kiñci samudayadhammaṁ sabbaṁ taṁ nirodhadhammaṁ – Bất cứ cái thuộc về sinh khởi tất cả chúng đề thuộc về chấm dứt.”
Ở đây chúng ta có nguyên lý căn bản trong vỏ hạt. Bất cứ cái gì sinh ra do bởi các nguyên nhân và điều kiện đều phải chấm dứt như là điều tất yếu. Mặc dù Upatissa đã chạm đến quả vị Nhập Lưu chỉ bởi nghe hai dòng đầu của câu kệ, bạn ông là Kolitha đạt đến (nhận thức đó) sau khi nghe cả bốn dòng. Hai dòng sau là:
“Tesañca yo nirodho evaṁ vādī mahāsamaṇo – và sự chấm dứt của chúng đã được tuyên thuyết bởi vị Sa-môn vĩ đại.”
‘Những thứ được sinh ra từ các nguyên nhân (‘hetuppabhavā dhammā’) được nói đến trong dòng đầu là nói đến 12 mắt xích của vòng Thập Nhị nhân Duyên. Nhân của chúng (hetu) là nguyên lý căn bản – định luật là như thế đó. Ngay cả một đứa trẻ con mà nhận ra điều này thì đó cũng là bậc Nhập Lưu.
Vậy thì chúng ta hãy bắt đầu từ đó. Đến đây quí vị đã có thể có vài ý tưởng về nó. 12 mắt xích có khá nhiều minh chứng để minh họa. Những gì tiềm ẩn trong chúng là qui luật có điều kiện. “Từ Vô Minh làm duyên cho Hành, từ Hành làm duyên cho Thức, và như vậy’. Đó là cách mà công thức chạy. Nhưng đó không phải là tất cả. Nó chỉ là chiều thuận. Rồi đức Phật chỉ ra rằng nếu làm cho vô minh diệt ở bất cứ thời điểm nào, nói là, với sự bừng sáng của trí tuệ, Hành, Thức, Danh-Sắc, Sáu xứ và tất cả những mắt xích còn lại cũng diệt nốt.
Mặc dù chúng ta nói vậy, nhưng nó không dễ để hiểu hết điều này. Để có thể hiểu được những điểm thâm sâu, đức Phật cho phép sử dụng những ẩn dụ. Nhưng trước khi đến đó có vài thứ riêng biệt đáng để đề cập đến. Có một mối quan hệ kỳ diệu giữa Thức và Danh-Sắc. ngay cả trong quá khứ nhiều học giả của chúng ta đều cho rằng có sự kiện là giữa chúng có mối quan hệ hỗ tương. Đây là điều àm đức Phật cũng đã tuyên bố. Cả đức Phật Thi-Khí (Vipassi) trước đó cũng đã nói đến mối quan hệ này giữa Thức và Danh-Sắc. Nói rằng phụ thuộc vào Thức là Danh và Sắc, và phụ thuộc vào Danh và Sắc là Thức. Đây là điểm mà nhiều học giả cắm vào – mối phụ thuộc lẫn nhau (this inter-dependence). Nếu người ta bắt đầu tìm kiếm từ phần cuối: “điều gì khiến già và chết? Sinh. Điều gì khiến cho Sinh? Hữu hay trở thành. Nếu người cứ tiếp tục đặt câu hỏi theo kiểu đó và đến danh & sắc, tìm tiếp nguyên nhân của nó, sẽ thấy là do Thức. Nhưng rồi sự tìm kiếm không thể đi qua Thức, vì nguyên nhân của thức lại chính là Danh –Sắc. Giữa hai mắt xích này có mối quan hệ hỗ tương hay lệ thuộc lẫn nhau. Đây chính là mấu chốt của toàn bộ vấn đề.
Để giải thích điều này chúng ta phải cho nhiều ví dụ, như là ví dụ xoáy nước. Một dòng nước đang cố chảy xa ra từ dòng chính nhưng khi nỗ lực đó bị chận lại, nó quay lại. Nhưng khi trở lại, nó quên mất sự liên hệ với dòng chính. Nó cũng giống như hai mảnh nửa, tại bất cứ điểm nào vòng quay tròn đủ, nó trở thành một ‘đơn vị’. Có một ảo thuật tương tự tiềm ẩn trong Thức. Quả thật đức Phật đã so sánh Thức với một vở diễn ảo thuật.
Hiệu ứng ảo của trò ảo thuật này là cái phản chiếu đôi điều. Như chúng ta đều đã biết, một chúng sinh có nhận thức có khả năng nhìn lại – phản chiếu. Đây không phải là thứ khả năng mà các vật vô tri có được, như cây cối, đất đá. Tất cả các sinh vật có tâm thức đều sở hữu khả năng phản chiếu hay hồi tưởng. Sự phản chiếu hồi tưởng này có thể được làm đúng đắn hay sai trái. Để minh họa cho hai cách này của việc phản chiếu, chúng ta cho một ví dụ – một cái đơn giản dễ hiểu bởi bất cứ người nào. Ví dụ về một con chó và tấm ván vượt qua con suối. Chúng ta nói về điều này khá thường xuyên. Khi con chó đi qua dòng suối trên một tấm ván cầu, nó thấy một con chó khác dưới suối, nó có thể ve vẩy đuôi một cách thân thiện hay gầm gừ một cách giận dữ. Hoặc cũng có thể vì tò mò, nó cứ nhìn đi nhìn lại cái bóng của nó dưới nước. Vì chú ý sai trái, nó không biết thực sự cái gì đang xẩy ra. Con chó nghĩ nó nhìn vì nó thấy. Mỗi lần nó nhìn đều thấy có con chó ở đó. Tâm thức cũng có cái phẩm chất si mê ảo hóa về nó. Điều này là vì tâm thức có cái để phản chiếu cái gì đó. Nó phản chiếu cái gì? Danh và Sắc. Hãy để cho tôi giải thích Danh và sắc là gì trước khi cho những ví dụ khác.
Thuật ngữ Danh và Sắc ‘nāmarūpa’ được dịch khác nhau bởi nhiều học giả. ‘Nāma’ Danh không phải là ‘vọng’ như đôi khi được giải thích. Những kết cấu cảu Danh là cảm giác (Thọ – vedanā), tri giác (Tưởng- saññā), Ý định (Tư- cetanā), Xúc (phasso) và tác ý (manasikāro).Quí vị có thể đếm chúng trên năm đầu ngón tay.
Thọ, Tưởng, Ý định, Tiếp xúc và Tác ý được gọi chung là Danh (nāma). Vì sao chúng lại được gọi là Danh (tên gọi/khái niệm)? Nói chúng chugns ta nhận ra đồ vật hay người qua tên gọi hay khái niệm về vật thể/ đối tượng đó thông qua tên gọi của nó. Nhưng một đứa trẻ lại học biết mọi thứ qua cảm giác. Hay một ví dụ khác là người mù. Thông qua tiếp xúc và cảm giác mà người mù biết. Cảm giác cho Y một dấu hiệu hay nhận thức. Nhận thức đưa đến ý định. Ý định đưa đến tiếp xúc ở điểm nào đó. Cuối cùng là tác ý. Có rất nhiều nhà bình luận đặt câu hỏi về việc xếp cảm giác là kết cấu đầu tiên của Danh (tên gọi / khái niệm). Như trước đây đôi khi chúng ta đã chỉ ra, những ai tin theo truyền thống chú giải vô tình đưa tiếp xúc ra trước. Có phải ngài Xá Lợi Phất đã phạm một sai lầm chăng? Hay đức Phật đã tự mình lầm lẫn? Tới điểm này chúng ta phải nói về tâm thức.
Tôn giả Xá Lợi Phất bày tỏ trong Kinh Mahā Vedalla Sutta, cùng với tôn giả Mahā Koṭṭhitahọ đã làm sáng tỏ cho chúng ta.
– “(Tâm) Thức, Tâm Thức, họ nói, này hiền huynh, như thế nào thì được gọi là (Tâm) Thức?” (‘Viññāṇaṁ viññāṇanti āvuso vuccati, Kittāvatā nu kho āvuso viññāṇanti vuccati’)
– “Nhận biết theo cách phân biệt, đại huynh, trong nghĩa đó nó được gọi là (Tâm) Thức.”
Sau đó tôn giả Xá Lợi Phất tiếp tục làm sáng tỏ về việc tâm thức phân biệt như thế nào. Hãy chú tâm cẩn thận, cái gì là căn bản của nhận biết phân biệt?
“Đây là dễ chịu” – như vậy nó phân biệt. ‘Đây là đau đớn’ – như vậy nó phân biệt. ‘Đây là không khổ cũng không sướng’ – như vậy nó phân biệt.” (“Vijānāti vijānātīti kho āvuso, tasmā viññāṇanti vuccati. Kiñca vijānāti; Sukhantipi vijānāti, dukkhantipi vijānāti, adukkhamasukhantipi vijānāti …”)
Như vậy chức năng đầu tiên của tâm thức là nhận thức về các cảm thọ. Đó là nơi để tâm thức tỉnh giác. Thật ra thì ngay cả cây cao su cũng tiết ra chất nhựa nơi mà thân của nó bị cắt khứa vào. Nhưng chúng ta không nói là cây đang khóc than. (Có vẻ như cây có cảm giác nhưng không có tâm thức). Do đó chức năng căn bản của tâm thức là (nhận biết) cảm giác. Từ cảm giác mà tri giác về bản ngã sinh ra. Ngay cả sự kiện này đã được chỉ ra. Một lần đức Phật hỏi ngài Ānanda:
– “Ở đó, Ānanda, bứt cứ ai nói rằng: “cảm thọ không phải là bản ngã của tôi. Bản ngã của tôi không thuộc về những gì đang kinh nghiệm,” người đó nên được hỏi như vầy: “Này bạn nơi mà không có bất cứ cái gì được cảm nhận theo bất cứ cách nào thì ở đó có khái niệm “tôi là” hay “tôi đang’ không?”
– “Nó là không thể, thưa Ngài”
(“Tatr Ānanda yo so evamāha” na heva kho me vedanā attā, appaṭisaṁvedano me attāti “so evamassa vacanīyo yattha panāvuso sabbaso vedayitaṁ natthi api nu kho tattha ‘asmīti’ siyāti?” “No hetaṁ bhante.”) 13
Đây chính là lý do vì sao cảm thọ lại được tính trước sự tiếp xúc (khi nói về các danh pháp). Chức năng cơ bản của tâm thức là phân biệt các mức độ cảm thị khác nhau – dễ chịu, đau đớn, hay không dễ chịu cũng không khó chịu. Trong khi các vị đang ngồi đây, tại sao thỉnh thoảng các vị lại thay đổi tư thế? Có phải vì cảm giác không? Cũng như vậy trong các bối cảnh khác. ‘Cảm giác’ (thọ) làm phát sinh ‘nhận thức’ (tri giác). Rồi đến ‘ý định’. “Nghe pháp thì cứ nghe, nhưng không sao đâu, để tôi vặn mình cái nào.” – đó là ‘ý định’. Ý nghĩ tiếp theo là gì? đi đến chỗ ‘tiếp xúc’. Với ý định đó thúc đẩy thân chuyển động.
Tôi hy vọng rằng bây giờ quí vị đã hiểu phần nào về kết cấu cảu cái được gọi là “Danh” (nāma) are. Nào, cái gì thì gọi là “Sắc” (rūpa) hay hình thể? Lại nữa nhiều người bối rối. Đây là định nghĩa về ‘Sắc” trong tổ hợp ‘nāmarūpa’.
‘Cattāroca mahābhūtā catuññañca mahābhitānaṁ upādāya rūpaṁ’
‘Bốn đại chủng và vật chất lấy được từ (sự kết hợp) của bốn đại chủng.’ Từ ‘upādāya’ trong định nghĩa này thường bị dịch sai. Bốn đại chủng hay Tứ Đại là bốn ‘con ma không hình dung được’ (eg. ‘bhūta’–đời ma). Chúng chỉ có thể được nhận biết thông qua các yếu tố của ‘nāma’ (Danh). Do đó sắc ‘rūpa’ thì bị ảnh hưởng bởi nhận thức về sắc ‘rūpa saññā’ (perception of form) được lấy từ bốn đại chủng. Hiểu theo cách này, cho rằng ‘không thể miêu tả’ trở thành ‘có thể miêu tả ’. Những gì chúng ta có đây không phải là ‘vật chất’ (rūpa) mà các nhà khoa học nghĩ tới. Để giải thích điều này, chúng ta phải nghĩ ra những cách định nghĩa khác nhau: ‘Danh trong ‘Danh-Sắc’ là cái tên chính thức, Sắc trong ‘Danh-Sắc’ là ‘sắc trên danh nghĩa’. (một cách chơi chữ của tác giả K. Nyanananda)
Bây giờ hãy hiểu rõ ràng về điều này. Nó có nghĩa là gì khi nói ‘Danh trong Danh-Sắc là tên chính thức? Nó không phải là cái tên thông thường như người ta gọi ‘đồng hồ’, hay ‘cái ghế’. Nó chỉ là giai đoạn sơ khai, chưa đầy đủ trong việc đặt tên, như trong trường hợp người mù đang tự làm quen với các đối tượng xung quanh thông qua cảm giác, tri giác, và những cái còn lại trong nhóm. Rồi đến hình sắc trong Danh-Sắc, chúng ta đã nói, là ‘sắc trên danh nghĩa’ (sắc theo khái niệm) trong ý nghĩa là nó không phải là thứ tự nó tồn tại như được biết trên thế gian. Nó chỉ có thể được biết thông qua các thành phần của Danh (tên gọi/ khái niệm). Như các vị đã biết, yếu tố Đất được nhận diện như cứng hay mềm, và yếu tố Lửa được biết qua cảm nhận nóng hay lạnh. Tứ Đại được nhận biết qua các yếu tố mang tính khái niệm. Quả thật, nó là thông qua nhận thức về ‘hình sắc’ (rūpasaññā). Đó là vì sao chúng ta gọi nó là ‘sắc trên danh nghĩa.” (‘nominal form’ or ‘form only in name’). Nếu người hiểu đúng về Danh-Sắc, thì người cũng nhận ra rằng nó chỉ là sự phản chiếu trên tâm thức. Nghĩ xem cho ví dụ, những gì ở trước mắt – những gì rơi vào tầm ngắm của con ngươi. Có phải dó là sự bắt đầu của máy ảnh không? Nó chỉ là sự phản chiếu mà trí não diễn dịch là đẹp. Đó là vì sao đức Phật gọi tưởng là ảo hóa.
Những gì đẹp đẽ xuất hiện ngoài kia thực ra không có. Nói như vầy, với con mắt làm duyên nó xuất hiện như đẹp đẽ. Với người đeo kính xanh, nó có màu xanh. Tâm thức và Danh –sắc là một thể liên kết nội tại. Chúng ta dùng một thuật ngữ đặc biệt cho truowngf hợp này, từ ngữ được sử dụng trong kinh điển, là từ ‘dvayatā’ (nhị nguyên). Sự tồn tại liên quan đến nhị nguyên. Đó là ‘vaṭṭa’ hay ‘vòng xoáy’. Chúng ta sẽ giải thích nó sau. Có một vòng xoáy giữa cung và cầu trong việc quyết định giá cả. Sự phụ thuộc lẫn nhau cảu tâm thức và Danh-Sắc liên quan đến toàn bộ thế giới trong một vòng xoáy tương tác. Hãy nghĩ về thế giới phim ảnh hay bất cứ thế giới nào mà chúng ta quen thuộc với, như bóng chày chẳng hạn. Đầu tiên, hãy nói về bóng chày. Hiện giờ điều gì đang xẩy ra trong thế giới bóng chày? Cây gập và quả bóng tội nghiệp trở nên sống động khi hai đội bước vào cuộc chơi. Có phải nó như vậy không? Luật chơi và khả năng chiến thắng đại diện cho ‘Danh’ trong trường hợp này. Thế giới bóng chày được duy trì bởi sự si mê mà với nó cả hai đội đứng về hai phía. Đó chính là ‘nhị nguyên’ trong trường hợp này.
Bây giờ hãy nghĩ về thế giới phim ảnh. Nó tồn tại giữa những cảnh diễn và màn hình và người xem. Bóng tối của vô minh tạo ra cái nền cần thiết. Trong trường hợp của bóng chày, hai đội quên mất tình bạn giữa họ trong nhiệt não ghanh đua. Đó chính là nền tảng của vô minh. Những hành động phát sinh bởi sự vô minh đó duy trì trận đấu bóng chày, nghĩa là thân hành và khẩu hành. Hy vọng và thất vọng được cột chặt vào thể lệ và luật chơi trong trận đấu. Cũng vậy là trong thế giới phim ảnh, nền tối lại nực cười làm nổi bật thêm sự si mê đã được tạo ra bởi sự hóa trang của các nam nữ diễn viên. Khi người ta thích thú với một vở diễn/ bộ phim, người ta không ý thức được cái nền tảng đen tối đó. Người ta quên rằng cảnh diễn đẹp là bởi vì bóng tối xung quanh.
Điều này cho chúng ta một đầu mối về ý nghĩa của bóng tối của vô minh. Đó là vì sao ẩn dụ về phim ảnh lại giúp chúng ta hiểu đúng hơn về định luật duyên khởi. Đó không phải là ẩn dụ mà chúng ta được giới thiệu. Đức Phật đã cho ví dụ về vở diễn, tuy nhiên không phải là theo cách của kỹ thuật hiện đại. Trong thế giới phim ảnh, trong bóng tối của vô minh, Hành tiếp diễn trong tâm của người hâm mộ – với những chất liệu đó người xem cảm nhận niềm vui hay nỗi buồn. Trong cách này chúng ta có thể tạo ra vô số thế giới. Cũng như khi mà bạn lật những trang báo (hay xem Tivi), bạn trải qua nhiều thế giới như vậy. Mỗi thế giới có ‘yếu tố Danh’ và Sắc của nó. Ảo ảnh của đời sống tiếp diễn trong tầm tiếp diễn của những thế giới như vậy.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ khác để minh họa cho cái ảo ảnh này – ẩn dụ của những ván cờ. Căn bản của gọi ý này là tôi lấy từ một câu chuyện thiền về một vị thiền sư. Trong các vị có lẽ đã nghe về Đạo Phật đại thừa. Trong quá trình truyền bá, một phần của họ trở nên e ngại về khuynh hướng quá đào sâu vào triết lý kinh điển, và bắt đầu đặt tầm quan trọng vào việc tu tập định lực & tuệ quán. Tông phái đó dần được biết đến là Thiền Tông. Các vị thiền sư khá là kỳ dị. Đôi khi họ có thể huấn luyện đệ tử bằng cách cho họ những công án như những câu đố hóc búa. Người ta nói rằng khi cố hiểu các câu đố đó họ bỗng nhiên giác ngộ. Những cái ‘ngộ’ đột ngột này được gọi là ‘Satori’. Đây là nền tảng. Bây giờ tôi sẽ nói về câu chuyện – nó là thật hay không – thì cũng mang tính dẫn dắt vậy thôi.
Có một thiền sư là người rất nghiêm khắc. Ông thường huấn luyện đệ tử trong cách nghiêm khắc nhất. Một lần ông bảo hai đệ tử phải chơi một ván cờ mà không được thua. Trong câu chuyện không đề cập đến tên của hai vị đệ tử này, nhưng nay tôi sẽ đặt tên cho họ, một là Bất Bại và người kia là Thiện Hữu. Lúc vị thiền sư bảo hai đệ tử này chơi cờ, họ có một luật chơi rất khắc nghiệt “Các ngươi phải chơi để không bị đánh bại, ai thua sẽ bị chặt đầu.” Cả hai đều hiểu rằng thầy họ sẽ làm điều mà ông đã nói – khi ông đứng giám sát với thanh gươm tuốt trần! Vì vậy hai người học trò ngoan ngoãn bước vào cuộc chơi với nỗi sợ chết điếng người!
Ván cờ tiếp diễn không lâu thì Bất Bại đã đi đến nước cờ quyết định mà chỉ sau vài cái đẩy, ảnh sẽ là người chiến thắng. Thiện Hữu – người bạn tốt bên bờ thua lông tóc dựng đứng, nhưng định đầu hàng và thuận theo phần số mà không oán hận gì. Tuy nhiên, Bất bại cảm thấy thương xót bạn mình quá, cố ý đi nước cờ sai để mình chết thay bạn. Với nước cờ đó, Bất Bại trở nên người thua cuộc, có thể mất đầu nhưng không muốn mất tình bạn đẹp, vì nếu chiến thắng thì mất bạn. Đến nước này bạn nghĩ thiền sư sẽ làm gì? Ông sẽ chặt đầu Bất Bại để giữ lời chân thật và thẳng thắn như ông luôn thể hiện chăng?
Chà… đây là những gì mà ông đã làm. Ông cúi xuống và dùng tay xóa các quân cờ trên bàn cờ. Cuộc chơi dừng lại. Các vị có thể nghĩ rằng đó là cuộc chơi ‘dạy bảo’ hay giao hữu là không có ai thắng ai thua. Nhưng thực ra thì cả hai người đệ tử bước ra cuộc chơi đều là người chiến thắng. Câu chuyện kết thúc với câu khích lệ bí ẩn: “Cả hai đều đã ngộ ra Satori!”
Bằng cách nào? Không có lời giải thích nào trong cuốn sách mà tôi đã đọc. Cứ cho rằng đó là câu chuyện thực, chúng ta hãy cố hiểu xem điều đó là có thể không nhé. Bất Bại hy sinh đời mình cho bạn. Thiện Hữu sẵn sàng thua cuộc và chấp nhận cái chết để cho bạn được sống sau trận đấu mà không cảm thấy oan ức gì. Cả hai đều đã chuẩn bị để ‘từ bỏ’. Bàn cờ là THẾ GIỚI. The chess board was their WORLD. Sự tồn tại của chúng (bhava) trong thế giới cờ đã là sự thủ giữ (upādāna). Triển vọng thắng đã có cho họ, câu hỏi sinh tử. Khi cả hai đều sẵn sàng hy sinh mạng sống, đó là ‘buông bỏ’ hoàn toàn. Nhưng không ai trong họ phải chết. Chỉ có cái ‘sợ chết’ mới phải chết, khi cả hai đều có cái nhìn hiện quán vào ‘bất tử’ (amata). Nó xẩy ra như thế nào? Khi thiền sư xóa ván cờ trên bàn cờ, tuyên bố trận đấu bất năng thắng bại, cả hai đệ tử nhận ra cái si ám đã làm họ mê muội. Nó giống như họ đã bừng tỉnh khỏi giấc mơ. Giấc mơ đã tồn tại trong thế giới cờ tướng mà họ đã hoàn toàn dấn thân vào cùng các quân cờ. Vì thế nó là thông qua ván cờ trong đó không ai thắng hay thua, vị thiền sư thiện xảo này đã cho các đệ tử của mình có tuệ giác về Pháp Duyên Sinh (chìa khóa) của bí mật giữa sự tù túng và giải thoát.
Người ta có thể nghĩ rằng những kỹ thuật dạy thiền tuyệt vời này chỉ có trong thiền tông. Nhưng nó không phải vậy. Tôi sẽ cho quí vị thấy một ví dụ tương tự trong truyền thống của chúng ta, cái mà có thể quí vị đã nghe nhưng chưa hiểu đầy đủ lắm. Nó là về người làm xiếc tên Uggasena được nói đến trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) và chi tiết hơn trong Chú Giải Kinh Pháp Cú. Lúc đó Uggasena đã là một xiếc công rất thiện xảo, ông ta có thể ‘bay’ lên cây sào tre cao 60 khủy tay và nhào lộn trên đầu mút sào. Một lần ông ta đang làm xiếc như vậy giữa đám đông thì đức Phật xuất hiện (trên đường đi khất thực) cùng với tôn giả Mục kiền Liên, và đức Phật đã bảo ngài Mục Kiền Liên thách thức Uggasena biểu diễn. Xiếc công nhận lời và nhào lộn rất nhiều vòng giữa không trung rồi đứng vững vàng trên ngọn sào chênh vênh. Lúc đó đức Phật nói lên những lời đố thành câu kệ giống như công án tương tự cách các thiền sư làm.
“Muñca pure muñca pacchato majjhe muñca bhavassa pāragū sabbattha vimuttamānaso na puna jātijaraṁ upehisi.
Buông đoạn trước, buông đoạn sau, buông luôn cả gì (đang bám níu) ở giữa. Như vậy tâm giải được thoát mọi nơi, người liễu thoát sinh tử.”
Ở đây từ ‘pure’ và ‘pacchato’ có nghĩa là quá khứ và hiện tại nhất thời. Nhưng đối với một xiếc gia đang giữ thăng bằng trên ngọn sào chênh vênh, nó gợi ý đến khoảng ‘trước’ và ‘sau’. Tương tự như vậy từ ‘majjhe’ tạm gọi là ‘hiện tại’, nhưng đối với xiếc gia khi đang diễn xiếc thì nó liên hệ đến vị trí nguy hiểm ở giữa đỉnh điểm của cây sào mà y đang trụ vào. Trong ngữ cảnh này nó giống như một công án. Tuy nhiên Uggasena với trí tuệ sự chín muồi trong sinh tử luân hồi, đã hiểu ‘nhất tâm’ khi đang định vị trên đỉnh sào, xem đó là điểm bật cho trí tuệ trực giác. Hai dòng sau cho thấy cái gợi ý cần thiết. Như vậy là đủ. Xiếc gia đã đạt đến quả vị A-la-hán ngay tại lúc đó, xuống sào và đảnh lễ đức Phật.
Vậy là ở đó chúng ta có một ví dụ cho một đề tài tế nhị của thiền được trình bày như một câu đố không thể giải. Một lần nữa câu hỏi về nhị nguyên trở lại. Quá khứ và tương lai là một nhị nguyên cũng như chiến thắng và thất bại. Nhân tiện, liên hệ đến những thắng và bại trong đời, có những lời kinh Pháp Cú rất cô đọng nói về đề tài này trong phẩm Hạnh Phúc. Như chúng ta đã thấy, bởi vì chiến thắng nên Bất Bại và Thiện Hữu đã chơi cờ. Cả hai đều đã ngộ ra khối khổ đau khi dấn thân vào. Họ đã hiểu rằng Sinh, lão, và toàn bộ những cái còn lại của những khổ đau là do duyên với thủ giữ (nắm chặt, không buông được). Kinh Pháp Cú tóm tắt ý này một cách mỹ diệu:
“Jayaṁ veraṁ pasavati dukkhaṁ seti parājito upasanto sukhaṁ seti hitvā jayaparājayaṁ – Chiến thắng sinh thù hận; bại trận bị khổ sầu. Từ bỏ mọi thắng – bại; Được hạnh phúc tịch tịnh”
Từ bỏ cả thắng và bại, đó là những gì mà cả Bất Bại và Thiện Hữu đã ngộ ra. Tính nhị nguyên trong thắng và bại được nuôi dưỡng bởi vô minh, cũng như trong trường hợp của trận đấu bóng chày hay bóng đá Vậy mà đám đông vẫn điên cuồng cổ vũ, thậm chí tự tử vì những thắng thua trong những cuộc đua giải trí đó. Cũng vậy là những khóc cười buồn thương trong phim ảnh. Đó là vì sao đức Phật đã tuyên bố tất cả phàm phu (người chưa giác ngộ) đều điên khùng. Chúng ta không muốn bị gọi là ‘mát=mad’, nhưng sự thật là vô minh đã làm cho chúng ta quên, như nền tối trong các phim trường. Đó là bóng tối cảu vô minh duy trì hai đội trong các trận đấu trên thế gian. Hai đội với những fans của họ tạo ra những thế giới riêng biệt sản xuất ra căm ghét và ác ý.
Vì vậy quí vị hãy hiểu rằng công thức Thập Nhị Nhân Duyên không phải là một bài tụng có thể lướt qua hay nghe một cách hời hợt vô nghĩa. Quí vị phải cố gắng hiểu ý vị thâm sâu phía sau mỗi tuyên bố theo chiều thuận và nghịch trong công thức. Hãy hiểu vì sao lại nói Hành có là nhờ Vô Minh. Hành ‘saṅkhārā’ tự nó mang ý nghĩa lừa dối hay giả tạo. Trong tiếng Ấn độ cổ, nó được hiểu thông dụng là ‘make-up’ – làm ra, điểm trang như vậy trong việc chuẩn bị vai diễn trong các tuồng. Nó có thể là thân, khẩu hay ý. Điều này ám chỉ cho cả các bàn bóng chày. Cảnh diễn ảo hóa của tâm thức được kích hoạt và giữ bởi các hành – saṅkhāras. Đối kháng với thức trong một mối liên hệ tương liên; có Danh- Sắc, thọ ,tưởng , ý định, tiếp xúc và ý hướng cùng với bốn đại chủng đất nước lửa gió phát sinh từ chúng. Điểm thâm sâu nhất của định luật duyên khởi pahir kể đến mối tương tác giữa Thức và Danh –sắc. Đó chính là cái mà chúng ta gọi là vòng xoáy. Nếu mọi thứ tốt đẹp, quí vị có thể được nghe thêm về vòng xoáy lần sau.
Hiện tại, chỉ hiểu chừng này thôi. Paṭicca Samuppāda được diễn dịch bởi nhiều người hiện nay, chia ra thành ba đời, với vô minh và hành là đời quá khứ, Hữu, sinh, tử là đời vị lai, và bảy mắt xích ở giữa thuộc về hiện tại. Ngay lập tức, với sự diệt tận của vô minh, hành diệt và cùng với nó là thức diệt. Sự biến diệt của tâm thức là cái gì đó giống như sự lắng đọng hay sự tịch tĩnh. Người ta có thể nhầm lẫn sự tịch tĩnh cảu tâm thức như là cái chết. Nó không phải là như vậy. Nó là sự diệt/chấm dứt của cái điều kiện hóa đó, hay cái ‘làm ra’ (saṅkhata) tâm thức. Cái tiếp theo là ‘thức vô hình dung’ (anidassana viññāṇa). Đây là một khía cạnh của giáo pháp mà từ lâu bị bỏ qua. Có một loại thức thoát khỏi Danh & Sắc. Nó là tâm vô tác của các bậc A-la-hán. Nó là trong vòng của thức bị điều kiện hóa mà tâm thức của người thế gian bị rơi vào bẫy & bị ràng buộc. Cái thức này là sáu nhóm: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Đức Phật đã định nghĩa thế giới liên hệ đến sáu xứ và 18 giới.(18) Trong phạm vi này, cái thế giới được biết đến này là thế giới của lục nhập (sự tương tác của sáu giác quan và đối tượng tương ứng của chúng). Nó không phải là thế giwois mà các nhà khoa học hiện đại nói đến. Bây giờ thì họ cũng đã biết về những khiếm khuyết trong hiểu biết của họ. Chỉ có thế giới qua nhận thức của con mắt, của tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân tiếp xúc và ý nhận thức. Chúng ta đừng quên rằng thế giới thông qua sáu giác quan này là bị điều kiện hóa bởi Danh & Sắc. Như vậy sự phân định, the bifurcation, nhị nguyên được duy trì xuống hàng nội và ngoại xứ (ajjhatta – bahiddhā). Con mắt là nội xứ, hình sắc là ngoại xứ. Cả hai đều được cấu tạo bởi bốn đại chủng, nhưng giá trị lớn hơn được gán cho phần nội – cái cơ thể có tánh biết này (‘saviññāṇaka kāya’). Nó là cái tưởng mà cơ thể có nhận biết này đuổi theo, cái đó đức Phật gọi là ảo hóa. Người ta chỉ đơn giản là nhìn ngắm các cảnh qua ‘màn hình mắt’ và lắng nghe âm thanh qua ‘màng nhĩ’. Đó là những phim ảnh và âm nhạc mà chúng ta thưởng thức!
Đức Phật chỉ ra thế giới lần đầu tiên vì chúng ta vô minh, hay ‘không biết’ ngay cái khoảng khắc của xúc trong trường hợp của lĩnh vực giác quan; Cảm giác đó, tri giác, và những cái còn lại của nó chảy vào. Như là kết quả của nó cứ chảy vào và chạy vòng quanh trong cái vòng của sự hiện hữu (bhava). Nó quả là đã rất khó để (bậc giác ngộ) giải thích cho thế gian hiểu cách mà ngài đã quán sát định luật duyên khởi này theo các chiều thuận, nghịch, thuận và nghịch. Ngài chắc đã nghĩ là nó quá khó để trình bày cho thế gian trong ngôn ngữ ước định. Nó thâm sâu vi diệu như Pháp. Do đó quí vị đừng lấy đó làm giỡn chơi xem nhẹ như chỉ là đống ngôn từ rối rắm, mà hãy áp dụng nó vào đời sống của mình và đi theo chánh pháp. Con đường là GIỚI, ĐỊNH VÀ TUỆ. Không có con đường khác để hiểu pháp này trong tất cả sự sâu thẳm của nó. Bất cứ ai trong quá khứ đã hiểu về pháp này- họ là các vị A-la-hán, các cư sĩ nam nữ, tất cả họ đều thành tựu thông qua GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Ngày nay cũng như vậy thôi. Do đó, nó không phải, như một số người tin tưởng sai lầm có thể đạt đến qua những phương pháp vu vơ khó hiểu- mặc dù chúng ta có nói đến sự giác ngộ lập tức.
Cho dù thế nào đi nữa, Định Luật Duyên Khởi là một cái, và những minh họa là cái khác, chừng đến công thức 12 mắt xích liên hệ. Khi quí vị thực sự đưa chánh niệm vào thành pháp tu, quí vị sẽ hiểu tại sao đức Phật đã làm rõ sự phân biệt giữa bên trong và bên ngoài và sự sinh khởi và đoạn diệt. Đối với những người đã phát triển trí tuệ thiền quán trong sinh tử luân hồi như Uggasena, đức Phật có thể gợi mở sự giác ngộ ngay lập tức. Nhưng quí vị đừng nghĩ rằng mọi người đều có khả năng đặc biệt tương tự. Do đó quí vị phải thực sự tinh tấn với mục đích đó, bắt đầu từ Giới hay tự mình sống đời sống đạo.
Hôm nay quí vị đã bắt đầu tốt. Hầu hết quí vị đều là những vị Tỳ Kheo có thượng giới. Tôi mong quí vị đều trải qua ngày thiền có hiệu quả tốt. Tôi cũng mong rằng bài giảng này sẽ lợi ích đến quí vị trong việc nỗ lực hành thiền tuệ và giúp quí vị chứng ngộ những lý tưởng cao quý.
Bất cứ sinh linh nào có mặt, thấp nhất từ địa ngục vô gián ‘avīci’, đến cõi trời Phạm Thiên Vô Phiền ‘Akaniṭṭha’ – mong họ hoan hỷ với bài pháp đầy trí tuệ này. Mong họ hướng đến Niết bàn. Mong họ chứng ngộ những điều vi diệu cao thượng ngay trong đời này!
(Bài này được dịch từ một bài giảng đầu tiên của trưởng lão K. Nyanananda giảng cho chư tăng ở trú xứ Pahan Kanuwa, Sri Lanka vào đầu những năm 80 của thế ký trước. Nó được xuất bản bởi Buddhist Publication Society (BPS), Kandy với số. 183, năm 1992. Những chữ Việt trong ngoặc đơn là dịch giả thêm vào cho rõ nghĩa. Dịch xong ngày 08/07/2019 tại Aranya bodhi Forest dweling, Janner point. CA bởi Ni sư Pháp Hỷ – Dhammananda bhikkhuni)
Nguồn: http://seeingthroughthenet.net/
Tham Khảo: 1. Ud.1-3 Bodhi Sutta 1,2,3 2. Ud.1 Bodhi Sutta 1 3. M.1-8 Sabbāsava Sutta 4. Ud.2 Bodhi Sutta 2 5. Ud.2 Bodhi Sutta 3-2 6. Sn. 435 Padhāna Sutta 7. S.I 124 Dhītaro Sutta 8. S.II 43 Paccayo Sutta 9. Vin.I 40 10. Ud.49 11. S.I 3,4 Vibhaṅga Sutta 12. M.I 292 Mahā Vedalla Sutta 13. D.II 67 Mahā Nidāna Sutta 14. Dhp. A. Uggasena seṭṭhiputtassa vatthu 15. Dhp. V 348 Taṇhā vagga 16. Dhp. V 201 Sukha vagga
Bài đọc thêm:
Khái quát về lý duyên khởi, pháp duyên sinh (Thích Nữ Hằng Như)
Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda) (Thích Trung Định)
Discussion about this post