PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chợ Hoa Đêm Ba Mươi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Tuyentapmungxuan3
CHỢ HOA ĐÊM BA MƯƠI 

Lê Thị Chân Tú

Cho-Hoa-Dem-30Lang thang một mình trên phố chiều ba mươi. Không làm gì, chỉ để ngắm nhìn. Cảm giác về thời gian lúc này thật đặc biệt. Nó không được tính bằng vòng quay của chiếc kim đồng hồ. Đó là khoảnh khắc hiếm hoi con người dừng lại, ý thức sự tồn tại của mình trong dòng chảy miên viễn
của thời gian. Cảm giác về không gian cũng thế. Mọi vật dường như đang cựa quậy để chuyển mình… Nói theo kiểu một nhà thơ lãng mạn đầu thế kỷ 20:

“Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tan…”.

Trời tối hẳn. Chợ hoa xuân trải dài theo công viên dọc bờ sông. Chợ sắp tàn. Hoa kém tươi. Hoa đẹp không còn mấy. Người mua không còn cái háo hức ban đầu. Người bán đã mệt mỏi và cả những lo âu, buồn bã, khắc khoải vì hoa còn nhiều mà chưa bán hết. Lều, bạt đang lục tục được dỡ ra.

Tôi len vào đoàn người xuôi ngược, đến tít đằng kia, về cuối chợ ghé
qua gian hàng bán đào. Chỗ này có hơi xa khu trung tâm. Ánh điện đường bị tán cây rậm rạp che khuất. Cả mấy gian lều tạm bợ, âm u vì đèn không đủ sáng. Hoa đẹp đã hết. Chỉ còn lại những cành đào phai gầy guộc, hoa nhỏ, lác đác lộc non. Ấy vậy mà cũng có một số người tìm mua. Giá đào vài trăm ngàn một cành bây giờ chỉ còn vài chục ngàn. Họ là những người
ít tiền chăng, hay chỉ muốn đem một chút hương vị mùa xuân đất Bắc vào nhà? Kẻ mua, người bán đang mặc cả. Cái giọng Bắc giàu âm sắc và bộ quần
áo ka-ki xanh màu lá rừng. Tôi biết người bán ở ngoài kia. Trong lều, cũng cũng có vài ba người tranh thủ ăn cơm dưới ánh điện tù mù, giữa ngổn ngang những cành đào chưa mở dây còn nguyên trong báo. Chỉ còn vài giờ nữa là sang năm mới. Liệu những người bán hàng có phải đón giao thừa
trong một quán trọ nào đấy hay bôn ba trên con đường thiên lý vời vợi cho kịp đoàn tụ với gia đình trong ba ngày xuân. Chao ôi! Cuộc mưu sinh của những người lao động tha phương nào có dễ !!

Quay lại, tôi tạt vào một cửa hàng bán lan. Khác với đầu kia, là cả một vùng sáng trưng và đầy màu sắc. Không có nhiều giống lan rừng ngoài nghinh xuân. Chủ yếu là lan lai tạo nở hoa đúng Tết. Đặc biệt là những giống ngoại nhập từ Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan… Nổi bật và bắt mắt vẫn là vẻ lộng lẫy, kiêu sa của những giò cattleya, xứng đáng được mệnh danh nữ hoàng của các loài lan. Cành và lá mảnh mai tưởng chừng không thể nào đỡ nổi hai, ba hoa lớn bằng bàn tay. Đủ màu. Trắng, vàng, đỏ, tím…. Cánh mượt như nhung, những vòng xoắn, những nếp gấp tinh vi. Những
đường viền uốn lượn mềm mại. Màu sắc đối chọi như đập vào mắt người xem, kích thích sự ham muốn. Cũng có khi chỉ một tông màu nhưng phối rất
nghệ thuật, đậm, nhạt khác nhau, đẹp mà thanh thoát. Tôi nhớ trong Nam có một thương hiệu bánh xèo có cái tên khá độc đáo: “Ăn là ghiền”. Cũng có thể nói thế với lan, “chơi là ghiền”. Đó là một thứ hoa “có chất gây nghiện”. Người chơi lan đã yêu thì cứ đắm đuối, chết mê, chết mệt. Rứt không ra, mấy tiền cũng hết. Vài trăm ngàn một giò, thậm chí cả triệu!!!… Chẳng sao. Khách của lan phần lớn là những người có tiền, chịu
chơi. Nên chẳng sợ gian hàng bán lan ế ẩm.

Tôi mỏi mắt rảo qua mấy gian hàng tìm giống địa lan kiếm mà mình thích: đại kiều, tiểu kiều, mặc lan, bạch ngọc…. Cái giống lan sắc nhã, hương dịu, cốt cách thanh cao, chỉ thích hợp ở chốn thư hiên, thư phòng riêng cho những ai thích vẻ đẹp thâm trầm và đằm thắm. Phô ra giữa phố chợ bát nháo, ồn ào này e làm mất đi giá trị của nó như các cụ xưa thường nói: “Thức giả thị bảo, bất thức giả thị thảo” (Biết thì quý, không biết thì như cỏ).

Đông người nhất vẫn là những gian bán cúc. Bạt ngàn hoa. Là một trong
tứ bình (mai, lan, cúc, trúc), nên thật gần gũi. Người ta chuộng cái màu hoa vàng rực, ánh kim hứa hẹn sự giàu có, sung túc trong mùa xuân mới. Giá cả lại phù hợp với túi tiền của phần lớn mọi người. Chỉ năm bảy
chục ngàn là đã có một cặp hoa bề thế. Nhưng có một bí quyết để có thể mua hoa rẻ hơn nữa. Đó là biết chọn thời điểm: từ tám giờ tối ba mươi cho đến gần giao thừa. Chồng tôi bảo đấy là “đi mua hoa đàn áp”. Mà đàn áp thật. Hoa rớt giá từng giờ như chứng khoán đảo chiều lao dốc. Người bán bắt buộc phải bán. Bán đổ, bán tháo. Vớt vát được chút nào hay chút nấy, may ra có lời chút đỉnh, còn thì chỉ mong lấy lại được tiền cặp chậu. Nếu không, giao thừa đến, chẳng ai mua, hoa phải nhổ vứt đi, chậu phải tốn tiền thuê xe chở về. Người mua, mua được món hời, nét mặt cứ hớn hở… Chẳng trách được. Nhưng nhìn vẻ mặt phờ phạc, ánh mắt rưng rưng,
rười rượi của người bán mà nao lòng. Công lao một năm vun trồng, chăm bón, bắt sâu, tỉa cành. Vốn liếng đổ tất cả vào đó… Rồi mười ngày ăn gió
nằm sương giữa tiết trời đông lạnh lẽo. Người ta thì rộn ràng sắm sửa, vui Tết, trong khi “riêng mình nào biết có xuân là gì”. Niềm vui của người mua là nỗi buồn của người bán. Hạnh phúc, đôi lúc như một chiếc chăn hẹp. Kéo đầu này, lại hở đầu kia…

Thời gian trước còn khó khăn, tôi cũng mua hoa như thế. Nhưng dạo sau
này thì không. Cho dù không nhiều tiền cũng nên mua hoa như giá trị vốn
có của nó. Nỡ nào mua hoa theo lối bắt chẹt, chẳng khác gì bóc lột sức lao động của người bán hoa. Làm sao thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của hoa khi lòng áy náy không yên. Bởi vì, yêu cái đẹp phải gắn với cái thiện.

Ô kìa! Lạ chưa! Trên vỉa hè, bên kia đường, xuất hiện một người bán mai muộn. Tôi len vào đám đông. Cành mai tươi rói, đẹp rỡ ràng, thu hút sự chú ý khiến mọi người trầm trồ. Đó là loại mai vườn, không phải mai núi. Thân to bằng bắp chân, ngọn vút cao, bốn phía, tiền, hậu, tả, hữu cân đối. Lộc non phơ phất trên cành. Hoa dày, múp míp he hé mấy nụ đầu tiên. Một cội mai trung niên tràn trề sinh lực. Chao ôi! Để có một cây mai thế kia phải mất bao nhiêu thời gian và công sức. Nó không phải là một cành. Nó là một cây mai đang độ sung sức nhất bị phạt ngang. Đáng tiếc và thật đau lòng cho người trồng nó. Người bán mai không có cái vẻ nhanh nhẩu, chào mời như thường thấy. Ông ta đã ngoài 50. Mặt buồn buồn, tư lự. Tự nhiên tôi nghĩ đến bài thơ “Mại mai giả ca”1 (Bài ca người bán mai) đăng trên một tờ báo.

… Mai dữ ngã vi bằng
Ân tình thậm tương ái…
… Cam thảo mộc chi tình
Vong cơ hàn khổ ải…

Chỉ có người trồng cây, chăm cây, yêu cây mới thấu được tình người với đất đai, cây cỏ. Nhưng hoàn cảnh khốn khó đến nỗi “Phạt mai nhập thị mại” (Chặt mai vào chợ bán) quả thực đau lòng.

Giao thừa sắp đến. Ai nấy vội vã về nhà. Người bán mai vẫn đứng đó. Đôi tay gầy khư khư giữ lấy gốc mai đẹp rỡ ràng giữa đoàn người xuôi ngược đêm ba mươi. Mong sao ông ta gặp được một người yêu hoa hào phóng để sự hy sinh của cây mai không vô ích… Nhưng nhỡ không gặp!!… Đã muộn quá!!…

… Nhất xuân dĩ đáo hỉ / Vô mễ diệc vô mai.

Không gạo, không tiền khi Xuân về, Tết đến đã là quá khổ. Nhưng cả không mai nữa thì đau lòng biết mấy!!!

Mưa bụi bay bay giữa lưng chừng trời…■

————————————————————–

Ghi chú của BBT:

1. Tác giả nhắc tới bài thơ Mại mai giả ca của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba viết bằng Hán văn, được đăng trên trang thơ của Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 100 (trang 49), ra ngày 1-3-2010. „

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 144&145|

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Muốn an được an

MUỐN AN ĐƯỢC AN Thích Nhất Hạnh Sư Cô Chân Hội Nghiêm dịch ViệtNhà xuất bản Lao Động 2015 Ngày...

Nghe Kinh Phật

Nghe kinh Phật

Nghe kinh Phật hiểu được rõ nghĩa của giáo lý, để xây dựng hạnh phúc bằng lòng từ bi, ban...

Nhân Duyên Phật Chế Giới Không Sát Sinh

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Trong mười hai năm đầu, đức Phật chưa chế ra giới vì trong Tăng đoàn chưa có chuyện gì xảy...

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Ý NGHĨA CÁI CHẾT THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO Hoang Phong "Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy...

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CỨU KHỔQuảng Minh (Tu Viện Huệ Quang) Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu...

Tu Là Cội Phúc

Tu là cội phúc

  Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc...

Ý Nghĩa Thiền & Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo (Vietnamese English)

Ý Nghĩa Thiền & Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo (Vietnamese English)

Ý NGHĨA THIỀN & TÂMTHEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁOThiện Phúc   Thái tử Tử Tất Đạt Đa không phải sinh...

Thiền Tông Qua Bờ Kia – Giới Thiệu Sách Mới

Thiền tông qua bờ kia – Giới thiệu sách mới

GIỚI THIỆU SÁCH MỚITHIỀN TÔNG QUA BỜ KIATác Giả: NGUYÊN GIÁCNhà xuất bản: Ananda Viet Foundation 2017 LỜI GIỚI THIỆU...

Tu Trong Công Việc

Tu trong công việc

Là một phần của bộ sách Hòa thượng thích thánh nghiêm _ một trong những vị sư có ảnh hưởng...

Tháng Tư Bỏ Lại

Tháng tư bỏ lại

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ngũ Ngôn Mùa Phật Đản

Ngũ Ngôn Mùa Phật Đản

THÁNG TƯ   Tháng Tư trời trong trắngTrăng treo đêm dịu dàngLặng chìm gọi thanh vắngVũng sâu níu thiên đàng...

50. Tai Hại Của Tâm Sân

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ Và ở Đây

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phương Pháp Chặt Đứt Khổ Đau

PHƯƠNG PHÁP CHẶT ĐỨT KHỔ ĐAU Tác giả: Thích Thái Hòa.Vì sao? Vì không có cái lợi nào mà không...

Đạo Phật Là Đạo Yêu Đời

Đạo Phật là đạo yêu đời

Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phật có quan niệm...

Muốn an được an

Nghe kinh Phật

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

Tu là cội phúc

Ý Nghĩa Thiền & Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo (Vietnamese English)

Thiền tông qua bờ kia – Giới thiệu sách mới

Tu trong công việc

Tháng tư bỏ lại

Ngũ Ngôn Mùa Phật Đản

50. Tai Hại Của Tâm Sân

Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ Và ở Đây

Phương Pháp Chặt Đứt Khổ Đau

Đạo Phật là đạo yêu đời

Tin mới nhận

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Gieo mầm thiện, trồng căn lành trong Phật pháp

Đường về Câu Thi Na hôm nay

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Những lợi ích của việc biết đến Phật pháp sớm

Người yêu rốt cuộc là ai?

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Khéo tích công bồi đức

Lắng nghe lời Phật thoát mọi phiền hà

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Tin mới nhận

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Đại Lễ Phật Đản: Đông, Trang Nghiêm, Rực Rỡ

Giải Thoát Khỏi Nhân Quả

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Chín đức của nguyện bố thí

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Phản tỉnh – Hổ thẹn – Sám hối.

Quán Chiếu Về Lẽ Vô Thường

Đừng trốn chạy, hãy trở về chính mình

HT. Thích Như Điển nhận Huân Chương Quốc gia Hạng Nhất của Tổng thống CHLB Đức

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Nhất

Người khó chịu

Đối trọng

Phật Sự – Pháp Sự – Nhân Sự

42. Muốn Tu Tập Theo Phật Giáo, Có Cần Bỏ Tôn Giáo Của Mình, Chuyển Qua Đạo Phật Không ?

Sức khỏe của bạn

Phá Hòa Hợp Tăng

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Tự Ngắm Lại Vầng Trăng Mình

Sen Nở Chốn Tử Tù Thích Nữ Giới Hương Biên Dịch

Tin mới nhận

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Pháp Hoa Đề Cương

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Kinh Chuyển Pháp Luân

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Pdf)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Pháp Ấn

Nhân nhỏ quả lớn

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

Tin mới nhận

Niệm Và Niệm Phật

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Khai Thị

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Khóa Hư Lục

An Sĩ toàn thư – Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

CÁCH CỨU GIÚP NGƯỜI THÂN BẤT NGỜ GẶP NẠN

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.