PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ba Ngày Cuối Tháng 8 Năm 1963 – Tài Liệu Giải Mật Của Chính Phủ Mỹ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BA NGÀY CUỐI THÁNG 8 NĂM 1963 –
TÀI LIỆU GIẢI MẬT CỦA CHÍNH PHỦ MỸ
(CIA – Bộ Ngoại Giao – Pentagon Papers
Người dịch: Tâm Diệu, Trí Tánh, Nguyên Giác

Tai Lieu Giai Mat


Lời Giới Thiệu
– Ngày 5 tháng 7 năm 1967, Quốc hội Mỹ khóa thứ 89 ban hành đạo luật “Freedom of Information Act (FOIA)”. Mục đích của  đạo luật nầy là  “… thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của chính phủ bằng cách cung cấp một khung pháp lý cho các cá nhân có nhu cầu truy cập các tài liệu của chính phủ” (“The FOI Act promotes government accountability and transparency by providing a legal framework for individuals to request access to government documents”). Ngoại trừ 9 biệt lệ được xử lý với quy trình riêng, hầu hết mọi tài liệu của chính phủ được ban bố từ 50 năm trở đi đều có thể được tự động chọn lựa để  giải mật (declassification), hoặc được xét riêng để giải mật khi được yêu cầu.

 

Những tài liệu liên quan đến “Biến cố 1963” tại miền Nam Việt Nam, kéo dài từ lễ Phật Đản đến Chính biến 1-11-1963, thì nay đã đáp ứng điều kiện khung “thời gian 50 năm” nầy của đạo luật FOIA. Khối tài liệu đồ sộ nầy của chính quyền Kennedy (tại Washington cũng như tại Sài Gòn) được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm kể từ giữa thập niên 2010’s, khi có một số sử gia Mỹ bắt đầu tìm cách nghiên cứu và đánh giá lại toàn bộ chiến tranh Việt Nam.

Trong “Biến cố 1963”,  phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo Việt Nam kéo dài 6 tháng, còn được gọi là “Sáu tháng Pháp Nạn”, có ba cột mốc lớn:

(1) Vụ chính quyền đàn áp gây tử vong tại đài Phát thanh Huế đêm Phật Đản 8/5/1963.

(2) Vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại Sài Gòn ngày 11/6/1963, và

(3) Chiến dịch “Nước Lũ” càn quét chùa và bắt bớ Tăng Ni toàn quốc do ông Cố vấn Ngô Đình Nhu phát động trong đêm 20/8/1963, gần như đã tê liệt hóa toàn bộ Phong trào Phật giáo, biến cuộc đấu tranh cho bình đẳng tôn giáo thành cuộc đấu tranh chính trị công khai của đảng phái, trí thức và sinh viên (và của quân đội trong bí mật).

 

Chiến dịch Nước Lũ đó, do vậy, cũng đã là một bước ngoặt quan trọng làm gay gắt thêm mâu thuẩn giữa chính phủ Ngô Đình Diệm và các tổ chức bất mãn của Quân đội do các Tướng lãnh chủ xướng. Đồng thời cũng đặt chính phủ Mỹ trước viễn ảnh một cuộc khủng hoảng về khả năng chống Cọng của phía Việt Nam và sự tham dự của Mỹ tại “tiền đồn chống Cọng” nầy.

Các tài liệu (văn bản, công điện, bản ghi nhớ, …) của chính phủ Mỹ trong ba ngày cuối tháng Tám  năm 1963  mà chúng tôi tìm dịch dưới đây, ghi lại các thảo luận, quyết định, động thái của cấp lãnh đạo Mỹ một tuần ngay sau chiến dịch “Nước Lũ”.

 

Hy vọng các thông tin được giải mật nầy, ít nhất là từ phía Mỹ, sẽ giúp các nhà viết sử có thêm tài liệu tham chiếu để thẩm định lại một cách đúng đắn hơn về một giai đoạn bi hùng của lịch sử nước ta.

(Phổ biến, nhân dịp sắp đến kỷ niệm ngày sinh thứ 120 của ông Ngô Đình Diệm, một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Việt Nam cận đại – Phần nhấn mạnh / in đậm là của blog Nam Giao – 12/2020)         

 

■ Ngày 27/8/1963. Điện văn từ CIA Sài Gòn gửi về trung ương. Trung tá Conein gặp Tướng Trần Thiện Khiêm theo lời mời của Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Khiêm nói kế hoạch đảo chánh đã thảo luận với một ủy ban tướng lãnh trong đó lãnh đạo là Tướng Dương Văn Minh, và tất cả đồng ý là sẽ thực hiện đảo chánh trong vòng một tuần nữa.

Ủy ban tướng lãnh, bên cạnh Tướng Dương Văn Minh còn có các tướng: Lê Văn Kim, Nguyễn Khánh, Phạm Xuân Chiểu, Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Tử Oai (Oai không là thành viên ủy ban nhưng cho biết sẽ hợp tác). Tướng Trần Văn Đôn là thành viên ủy ban nhưng không thể hành động, vì đang bị vây quanh và ngăn chận bởi người của Tổng Thống Phủ.

Các tướng không nằm trong kế hoạch và phải bị vô hiệu hóa là: Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Huỳnh Văn Cao.

Đại tá Lê Quang Tung bị xem là một mục tiêu chính phải tấn công và tiêu diệt cùng với toàn bộ nhân sự trung thành của Tung ngay trong các hành động đầu tiên của đảo chánh.

Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ biết về kế hoạch đảo chánh và cho biết ủng hộ. Thơ là lựa chọn của các tướng lãnh để làm lãnh đạo dân sự của chính phủ kế tiếp. Thơ cũng biết nội dung cuộc nói chuyện giữa Conein với Khiêm.

Nội các chính phủ lập sau cuộc đảo chánh sẽ do Phó Tổng Thống Thơ lãnh đạo, nhưng sẽ có một vài chức trong nội các do các tướng nắm giữ. Để tránh bất ổn định, chánh phủ kế tiếp sẽ không phải là chính phủ quân sự hay thuần tướng lãnh.

.

■ Ngày 27/8/1963. Bản ghi nhớ từ Michael V. Forrestal (NSC) trình Tổng Thống Kennedy. Cho biết vào chiều nay lúc 4 p.m. sẽ có môt số viên chức tới trình bày với Tổng Thống về chính sách Mỹ tại Việt Nam. Trong buổi họp sẽ có thêm Murrow (Giám đốc Truyền thông Hoa Kỳ) và Đại sứ Nolting.

Roger Hilsman (Thứ Trưởng Ngoại Giao về Viễn Đông Sự Vụ) và Bill Colby (CIA) sẽ trình bày cho Tổng Thống nghe về diễn tiến mới. Một ủy ban các tướng lãnh VN đã thành lập nhằm đảo chánh trong vòng một tuần nữa. Dự kiến đảo chánh xong, nội các mới sẽ do Phó Tổng Thống Thơ lãnh đạo, và vài tướng lãnh giữ chức Bộ Trưởng. Các tướng yêu cầu Mỹ bày tỏ thiện chí  bằng một thông điệp vô hại trên đài VOA. Có tin về một âm mưu đảo chánh khác do các nhà đối lập dân sự đang hình thành, trong đó sẽ có Trần Quốc Bửu, nhà lãnh đạo lao động, và họ muốn đưa Tướng Dương Văn Minh lên chức Tổng Thống.

Đề  nghị Tổng Thống [Kennedy] có thể kết thúc buổi họp bằng cách lập lại chính sách hiện nay với VN là: Mỹ không thể ủng hộ một chính phủ tại Nam VN do Cố vấn Nhu khống chế; Mỹ muốn giữ lại Tổng Thống Diệm trong chức vụ Tổng Thống, nhưng nghiêm túc lo ngại  về tính khả thi hiệu quả hay không, và do vậy để tùy các tướng VN xem có thể giữ lại Diệm hay không; Mục tiêu căn bản của Mỹ tại VN không đổi: tiếp tục toàn lực hỗ trợ cuộc chiến chống Cộng, và sẽ tiếp tục viện trợ bất kỳ chính phủ nào tại Nam VN có khả năng thực hiện nỗ lực này.

.

■ Ngày 27/8/1963. Bản ghi nhớ của Phụ tá Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (Lansdale). Theo lời mời của bà Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu), tôi (Lansdale) tới thăm bà tại lãnh sự quán VN ở thủ đô Washington. Một chút sau khi tôi tới, Đại sứ Trần Văn Chương vào, cùng nói chuyện. Các điểm chính như sau.

Hai ông bà: Mỹ phải hành động cứng rắn, nhanh nhóng, để thay thế cả Diệm và Nhu, bằng chính phủ mới. Dân VN đã phẫn nộ, và đã quá trễ để giữ ông Diệm ở lại trên ngôi Tổng Thống. Người dân, nhìn thấy Lực Lượng Đặc Biệt và cảnh sát cùng với vũ khí và quân trang Mỹ, biết rằng Diệm chỉ có thể ở trên ngôi với hỗ trợ từ Mỹ, họ sẽ chống lại Mỹ trừ phi có thay đổi ở cấp cao chính phủ. Nếu Mỹ hài lòng với việc thay đổi chính sách của Diệm về Phật Giáo và sinh viên, kể cả việc trả tự do cho tù nhân Phật Tử và sinh viên, điều này không đổi được sự căm ghét của người dân VN đối với các hành vi tội phạm đã gây ra.

Đại sứ Chương: Mỹ sẽ bán đứng dân VN cho Cộng sản nếu đúng là Mỹ đang tính đưa Bửu Hội làm Thủ Tướng dưới quyền Tổng Thống Diệm. Bửu Hội, với liên hệ CS, sẽ trở thành một hình thức Việt Nam của Souvanna Phouma và CS sẽ chiến thắng.

Bà Chương (nói riêng): Ông (Lansdale) phải tới Sài Gòn mau, bảo Diệm và 2 ông bà Nhu rời VN bây giờ. Dân chúng căm ghét họ, và họ không nên ở lại vì dân chúng sẽ giết họ. Họ chắc chắn sẽ bị giết nếu ở lại VN. Không ai ở Tổng Thống Phủ nói thực với họ cảm xúc của dân.

Cả hai ông bà Chương: Chúng tôi sẽ ở lại Tòa Đại sứ cho tới khi Ly, tân Đại sứ, tới từ New Delhi, và chúng tôi sẽ ở lại trong khu vực thủ đô Mỹ với tư cách công dân riêng tư.

.

Đại Tá Edward Lansdale Và Trần Văn Chương

Đại tá Edward Lansdale, Phụ tá Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (trái) và
Đại sứ VN tại Hoa Kỳ Trần Văn Chương (Thân phụ bà Ngô Đình Nhu)

 

■ Ngày 27/8/1963. Điện văn từ Tòa đại sứ Mỹ số 364. Lodge đánh giá lạc quan về lực lượng tham dự đảo chánh, bày tỏ tin tưởng các tướng lãnh.

NSC họp buổi thường nhật. Các viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đồng ý xúc tiến đảo chánh, trong khi Bộ Quốc Phòng và cựu Đại sứ Nolting cản lại để thuyết phục TT Diệm thêm.

.

■ Ngày 28/8/1963. Điện văn từ MACV (Military Assistance Command—Vietnam), ký số 1557. Tướng Harkins (Tư lệnh MACV) bày tỏ nghi ngờ về lực lượng sẽ tham dự đảo chánh và thấy không có lý do nào phải chấp thuận gấp rút.

Điện văn Bộ Ngoại Giao Mỹ ký số 269, Tổng Thống Kennedy gửi Lodge, và điện văn Bộ Quốc Phòng Mỹ ký số 3385, Taylor gửi Harkins. Lo ngại vì các quan điểm dị biệt của Lodge và Harkins, cũng như ý kiến dị biệt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống hỏi ý Đại sứ và MACV về các lượng định tình hình riêng biệt của họ.Z Box 1https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d60
.

■ Ngày 28/8/1963. Bản tin CIA báo cáo rằng vào ngày 28/8/1963, Ngô Đình Nhu suy diễn rằng bản tin đài VOA hôm 26/8/1963 và các hành động của Mỹ từ khi Đại sứ Lodge tới VN là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính phủ Mỹ muốn gỡ bỏ Nhu ra khỏi bất kỳ chức vụ quyền lực nào trong chính phủ. Nhu không nghĩ rằng chính phủ Mỹ muốn gỡ bỏ ông Diệm ra khỏi quyền lực. Nhu đã ra lệnh bắt một số nhà hoạt động đối lập dân sự.

.

■ Ngày 28/8/1963. Bản ghi nhớ về buổi họp với TT Kennedy. Có tham dự của nhiều viên chức cao cấp của CIA, Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao.

Tướng Taylor báo cáo rằng quân lực Mỹ trong khu vực đã sẵn sàng, nếu cần phải di tản công dân Mỹ ra khỏi VN. Ông nói khoảng 3000 tới 4000 người Mỹ có thể được di tản bằng phi cơ không vận ra khỏi VN. Đại sứ Lodge lo ngại khả năng không vận chưa chắc thích nghi. Tướng Taylor  nói, không kể quân nhân, tại Sài Gòn có hơn 4000 người Mỹ. Taylor nói quân trung thành với Diệm tại Sài gòn đông gấp đôi quân đảo chánh tại Sài Gòn, nhưng họ sẽ ủng hộ các tướng lãnh khi xảy ra đảo chánh. Bên ngoài Sài Gòn, quân của các tướng đảo chánh đông hơn quân trung thành của TT Diệm, nhưng chỉ cần vài đơn vị quân tinh nhuệ tuy ít nhưng có thể kiểm soát tình hình là đủ để đảo chánh thành công.

Đại sứ Nolting nói, ông tin là Diệm và Nhu đã biết các hoạt động của Mỹ với các tướng lãnh.

Bộ Trưởng McNamara nói rằng Mỹ nên quyết định trước tiên rằng có nên ủng hộ các tướng lãnh trong nỗ lực của họ đảo chánh Diệm hay không. Nếu ủng hộ, Mỹ nên bàn kế hoạch làm sao chiêu dụ các tướng lãnh còn nghi ngờ dao động.

Ball nói tình hình sẽ khó khăn, nếu không phải là bế tắc cho Mỹ trong tình thế mà Nhu là thế lực khống chế tại VN. Ball nói ông tin là Mỹ không còn đường nào để chọn, chỉ duy là phải ủng hộ đảo chánh. Mỹ đã quá điểm có thể quay trở lại rồi. Vấn đề bây giờ là làm sao giúp đảo chánh thành công.

McNamara nói, ông tin là Mỹ không nên tiến hành nếu bị thúc đẩy. Nếu Mỹ quyết định ủng hộ đảo chánh, thì nên xúc tiến để thắng. Các điện văn ông đọc từ Sài Gòn nêu ngờ vực về khả năng chưa chắc thắng của các tướng đảo chánh. Ít nhất là ban đầu, quân trung thành của Diệm có thể đè bẹp quân đảo chánh.

TT Kennedy nói rằng cả Đại sứ Lodge và Tướng Harkins đã khuyến nghị Mỹ nên ủng hộ đảo chánh. TT Kennedy nói ông không tin là Mỹ nên chọn vị trí mà phải xúc tiến chỉ vì đã đi tới quá xa. Nếu đảo chánh không nằm trong các giải pháp, Mỹ có thể từ chối. Các tướng nói về đảo chánh đã không có vẻ nhiệt tình.

Bundy nói về nên cân nhắc hậu quả từ chối đảo chánh đối với xúc tiến ủng hộ đảo chánh. Ông nói Mỹ phải quyết định ngay hôm nay là có nên từ chối ủng hộ các tướng đảo chánh hay không.

TT Kennedy nói rằng Tổng Thống đã hỏi Tướng Harkins hai lần là có ủng hộ đảo chánh hay không. Cả Đại sứ Lodge và Tướng Harkins đều nói là nên ủng hộ các tướng đảo chánh.

Đại sứ Nolting nói rằng ông không ủng hộ đảo chánh vì lòng tin vào người Mỹ có liên hệ chuyện này. Ủng hộ đảo chánh là tệ hại trên nguyên tắc, và là đưa ra một tiền lệ bất lợi.

Ball nói về ý kiến của Nolting, vấn đề là Diệm đã thất hứa với Mỹ, trong khi Diệm và thủ hạ đang có các hành động chống lại người Mỹ. Tình hình bây giờ là: chúng ta không thể chiến thắng cuộc chiến chống cộng với Diệm ở vị trí kiểm soát, vì thế giới nhìn thấy Mỹ ủng hộ một chế độ không được dân ủng hộ. Do vậy, không thể lùi trong nỗ lực gỡ bỏ cả Diệm và Nhu. Nếu Mỹ để mặc kệ các tướng, và họ đảo chánh thất bại, chúng ta cũng thua, vì kết quả không tốt gì. Chúng ta quyết định tiến hành, không lựa chọn nào khác, và phải quyết định bây giờ để giúp đảo chánh ông Diệm thành công.

Harriman nói đồng ý với Ball.

TT Kennedy nói bây giờ phải tăng cơ hội thành công cho các tướng lãnh đảo chánh. Chúng ta nên hỏi Đại sứ Lodge và Tướng Harkins làm sao chúng ta có thể xây dựng lực lượng quân sự có thể đảo chánh thành công. Vì hiện giờ, có vẻ quân đảo chánh không thể thắng quân trung thành của Diệm.

Hilsman nói Đại sứ Lodge xin thẩm quyền đứng chờ: ngưng tất cả viện trợ kinh tế cho chính phủ Diệm, nhưng tiếp tục viện trợ bằng cách trực tiếp trao cho các tướng; ngưng tất cả hoạt động của Mỹ tại VN; Trợ giúp các tướng phe đảo chánh bằng cách trao quân dụng cho họ; Tuyên bố công khai rằng Mỹ ủng hộ quân đội đang tìm cách lật đổ ông Diệm…

Harriman nói Mỹ mất Việt Nam nếu đảo chánh thất bại. Ông nói, Mỹ không thể chiến thắng nếu còn ông bà Nhu. Mỹ đã thua cuộc ở VN và phải rút toàn bộ ra nếu không có đảo chánh. Mỹ đã đưa Diệm lên Tổng Thống và Diệm đã phản bội Hoa Kỳ. Ông nói rằng phải gỡ bỏ Nhu và sai lầm là Mỹ đã không hành động như thế từ lâu. 

Hilsman nói Mỹ không ngăn cản nổi các tướng bây giờ, và họ phải xúc tiến đảo chánh, nếu không, họ sẽ chết. Ông nói, Mỹ không thể thắng trận, nếu không gỡ bỏ Diệm.

Trả lời câu hỏi của TT Kennedy, Harriman nói Mỹ trước đây chiến thắng cùng với Diệm là nhờ các tướng đứng bên Diệm. Bây giờ các tướng nổi loạn vì hành động của Diệm chống lại Phật Giáo. Trong tình hình hiện nay, chống Diệm có thể sẽ được ủng hộ mạnh mẽ.

TT Kennedy nói tạm hoãn thảo luận, sẽ họp lại lần nữa vào 6:00 p.m.

.

■ Ngày 28/8/1963. 6 p.m. Bản ghi nhớ về buổi họp với TT Kennedy. Có tham dự của nhiều viên chức cao cấp của CIA, Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao.

TT Kennedy đã yêu cầu họp riêng trong một phòng khác với Dean Rusk (Ngoại Trưởng), McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Mac Bundy (Cố vấn An ninh Quốc gia) và Tướng Taylor (Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ).

Sau khi họp riêng trở lại, TT Kennedy loan báo rằng có 3 điện văn sẽ gửi tới Sài Gòn. Một, từ Tướng Taylor gửi Tướng Harkins để hỏi về lượng định cá nhân về tình hình và về kế hoạch của các tướng lãnh. Hai, thông điệp cá nhân từ Kennedy gửi Đại sứ Lodge, muốn được bảo đảm là có phối hợp toàn diện giữa Sài Gòn và Washington, rằng Kennedy muốn lượng định cá nhân và thẳng thắn của Lodge, rằng Kennedy muốn tránh bất kỳ tình thế nào mà sứ quán tiến hành một kế hoạch mà trái nghịch với đánh giá tốt hơn của họ bởi vì họ nghĩ rằng đó là lệnh từ Washington và Washington đang đưa ra chỉ thị dựa trên giả thiết sai lầm rằng phía sứ quán đã đồng ý. Ba, điện văn tổng quát soạn bởi McNamara, Harriman, Bundy, Forrestal và Hilsman sau buổi họp sáng nay.

Kennedy kết thúc buổi họp bằng ý kiến: “Cần biết nhận định của Tướng Harkins về những gì chúng ta nên làm, chứ không phải là phản ứng của Tướng Harkins đối với những gì Tướng Harkins nghĩ là đã có quyết định ở đây.” TT Kennedy nói rằng ý kiến của Tướng Harkins chưa rõ ràng lúc này.

Kennedy And Lodge MacnamaraMùa Hè năm 1963, Tổng thống Kennedy họp với Đại sứ Cabot Lodge (hình trái)
và với Tướng Maxwell Taylor và Bộ trưởng Quốc phòng McNamara

.

■ Ngày 29/8/1963. Các viên chức tình báo CAS gặp Tướng Minh. Buổi gặp do Minh thu xếp. Tướng Minh hỏi chứng cớ rõ ràng rằng Mỹ sẽ không bán đứng họ cho Nhu. Tướng Minh không muốn nói chi tiết về kế hoạch đảo chánh. Khi được hỏi là dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ hỗ trợ đảo chánh, Tướng Minh trả lời rằng Mỹ nên ngưng viện trợ kinh tế cho VN.

Điện văn từ tòa đại sứ Mỹ gửi, số 375. Lodge trả lời câu hỏi của Tổng Thống Kennedy rằng Hoa Kỳ có nên cam kết chắc chắn với các tướng VNCH hay không. Lodge đề nghị chuyển các lời cam kết qua các viên chức CAS để các tướng lãnh tin cậy và nếu như thế chưa đủ, Lodge đề nghị ngưng viện trợ kinh tế như các tướng muốn thấy có dấu hiệu Mỹ sẽ không trở mặt với các tướng.

Điện văn từ MACV số 1566. Harkins trả lời Taylor, gợi ý rằng một nỗ lực cuối nên làm với ông Diệm là trong hình thức một tối hậu thư yêu cầu gỡ bỏ ông Nhu. Làm như thế, không gây nguy hiểm cho các tướng lãnh.

NCS họp. Một buổi họp khác, kết quả vẫn là ý kiến chia rẽ về chuyện Mỹ có nên ủng hộ cuộc đảo chánh của các tướng lãnh hay không.Kết quả là để Lodge quyết định chính sách.

Điện văn Bộ Ngoại Giao Mỹ số 272. Lodge được cho phép để Harkins chuyển các thông điệp CAS cho các tướng lãnh xem để đổi lại, được biết về kế hoạch chi tiết của các tướng. Lodge cũng được phép ngưng viện trợ Mỹ, nếu cần.

.

■ Ngày 29/8/1963.  6 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về Bộ Ngoại Giao Mỹ. Ký tên Lodge. Chúng ta đã bước tới chỗ không thể trở ngược lại được: lật đổ chính phủ Diệm. Không trở ngược lại được, bởi vì, theo tôi nhìn, với chính phủ Diệm, chúng ta không thể nào chiến thắng Việt Cộng. Dù là với Diệm hay với bất kỳ ai trong gia đình nhà Ngô nắm quyền, cũng không thể nào chinh phục được lòng dân Viêt Nam, như giới trí thức trong và ngoài chính quyền, giới quân đội và dân sự — đó là chưa kể tới dân Mỹ. Trong vài tháng vừa qua (và đặc biệt, từng ngày) họ [nhà Ngô] đã mất lòng dân tới mức không thể đo lường nổi. Chúng ta nên toàn lực giúp các tướng đảo chánh. Tôi nhận thấy rằng [giúp đảo chánh] sẽ có rủi ro rất lớn là mất Việt Nam. Nó cũng liên hệ một số rủi ro làm người Mỹ chết. Tôi sẽ không bao giờ đề nghị nếu tôi cảm thấy có một cơ may hợp lý để giữ Việt Nam với Diệm. Tướng Harkins nghĩ rằng tôi nên yêu cầu Diệm từ bỏ Nhu trước khi giúp các tướng đảo chánh. Nhưng tôi tin rằng, yêu cầu như thế sẽ không có kết quả và sẽ có hậu quả nghiêm trọng là sẽ bị các tướng xem là người Mỹ do dự và muốn trì hoãn. Các tướng hiện thời đã không tin chúng ta nhiều. Điểm nữa, Diệm sẽ xin thời gian cho yêu cầu (từ bỏ Nhu) khó làm đó. Điều này trao trái banh về phía Nhu.

.

■ Ngày 29/8/1963. Giữa trưa. Bản ghi nhớ về cuộc thảo luận với Tổng Thống Kennedy. Có tham dự của Ngoại Trưởng Rusk, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Bộ Trưởng Ngân Khố Dillon, và nhiều viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Rusk nói rằng cả Đại sứ Lodge và Tướng Harkins đồng ý rằng cuộc chiến chống Cộng tại VN không thể thắng dưới chế độ Diệm. Tướng Harkins muốn thử cách tách rời ông bà Nhu ra xa ông Diệm, vì tin mục tiêu trở ngại là Nhu hơn là Diệm. Bây giờ phải quyết định có nên chỉ thị Tướng Harkins phải hỗ trợ phương pháp đã đề nghị với các tướng VN do các viên chức CIA đưa ra. Đại sứ Lodge đã nói với một viên chức CIA, Phillips, rằng hãy nói với các tướng VN rằng Đại sứ Loge ủng hộ phương pháp của CIA. Mặc dù cho thấy ủng hộ đảo chánh, chúng ta nên tránh dính vào chi tiết về kế hoạch các tướng dàn dựng đảo chánh.

TT Kennedy hỏi là có ai có ý kiến dè dặt gì về các hành động Mỹ đang xúc tiến không. Nghĩa là, có nên tiếp tục như đang làm, hay là rút lui khỏi các nỗ lực hiện nay (nghĩa là: ủng hộ đảo chánh hay thôi).

McNamara đề nghị Mỹ không nên dính vào các nỗ lực đảo chánh, nhưng ông muốn có nỗ lực của Tướng Harkins là bảo Diệm sa thải Nhu. Gilpatric đồng ý với cách này, nói rằng nên gặp Diệm, đưa ra tối hậu thư nói rằng trong vòng vài giờ Diệm phải quyết định [loại bỏ Nhu hay không], mục đích cũng không để Diệm có thì giờ phản ứng chống các tướng lãnh trong thời khoảng trước khi họ sẵn sàng khai hỏa đảo chánh.

McNamara nói không thấy có ai thay thế Diệm được. PTT Thơ thì không phải loại người thay ông Diệm. Một nhóm tướng lãnh VN đang âm mưu đảo chánh thì không có khả năng điều hành chính phủ lâu dài. Do vậy, nỗ lực cuối nên là thúc giục Diệm sa thải Nhu.

Trả lời câu hỏi của TT Kennedy về ai đang điều hành chính phủ VN, Đại sứ Nolting nói Diệm kiểm soát và thường làm việc 18 giờ/ngày. Diệm dựa vào Nhu là ý kiến. Người giúp điểu hành cho Diệm là Thuần (Bộ Trưởng Bộ Tổng Thống), chống Nhu và trung thành với Diệm. Nếu Nhu ra đi, Thuần sẽ ở lại với Diệm.

Rusk nói rằng Mỹ đang đối phó với Nhu. Nếu đảo chánh thành công, Nhu sẽ mất quyền và có thể mất mạng. Do vậy, Nhu không có gì để mất. Nhu có thể kêu gọi Bắc Việt giúp Nhu trục xuất người Mỹ ra khỏi VN. Mỹ không nên tới gặp Diệm và bảo là phải sa thải Nhu, nhưng chính các tướng lãnh, như khúc dạo đầu của đảo chánh, sẽ đòi Diệm sa thải Nhu.

Rusk nói, giai đoạn đầu là tước bỏ quyền lực ông bà Nhu.

Đại sứ Lodge có vẻ như tin rằng không có hy vọng nào tách rời Diệm và Nhu được.

TT Kennedy nêu ra vấn đề di tản công dân Mỹ [nếu đảo chánh thất bại] và hỏi khả năng di tản có đủ không. McNamara tóm tắt về kế hoạch di tản, đưa chiến binh Mỹ vào Sài Gòn trong vòng 10 giờ đồng hồ để đưa dân Mỹ đi. Tướng Taylor nói đang đưa thêm môt số đơn vị tới gần VN để khi cần thì nhảy vào VN đưa công dân Mỹ di tản.

TT Kennedy chỉ thị: Tướng Harkins nhận lệnh hỗ trợ phương pháp CIA với các tướng VN; Đại sứ Lodge được phép loan báo ngưng viện trợ Mỹ; Không nói gì về tình hình đưa quân Mỹ vào khu vực gần VN [để di tản dân Mỹ, nếu cần], tin này dương nhiên cũng sẽ bị lộ ra. Nhưng Mỹ không muốn người VN suy đoán là quân đội Mỹ sửa soạn can thiệp vào VN; Trao Đại sứ Lodge thẩm quyền toàn bộ chiến dịch này. 

 

TDTTNG/12.2020

Nguồn: http://hoangnamgiao.blogspot.com/2020/12/ba-ngay-cuoi-thang-8-nam-1963-tai-lieu_24.html 

Phiên bản PDF:
HAI NGÀY SÔI ĐỘNG TRONG THÁNG 9 NĂM 1963
BA NGÀY CUỐI THÁNG 8 NĂM 1963 – TÀI LIỆU GIẢI MẬT

Tin bài có liên quan

Yếu Tố Tôn Giáo Trong Cuộc Đảo Chính Lật Đổ Chế Độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Tự thuật của người đổ xăng

Ttt-Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-Tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-Trung-Hiếu

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Load More

Discussion about this post

Ấn Giáo Hay Bà La Môn Giáo – Phúc Trung

Ấn Giáo Hay Bà La Môn Giáo – Phúc Trung

ẤN GIÁO HAY BÀ LA MÔN GIÁO Phúc Trung Bà La Môn là phiên âm của từ Brahman, sau nầy...

Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Đời Sống Văn Hóa Vùng Quảng Nam

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÙNG QUẢNG NAM Thích Nữ Chúc Kim DẪN NHẬP Dân tộc...

Chọn Cách Sống An Nhiên “Như Gió An Lành”

Chọn cách sống an nhiên “Như gió an lành”

Với giọng văn nhẹ nhàng, mang triết lý Phật giáo, tập tản văn “Như gió an lành” (NXB Văn hóa...

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI HÀI HÒA THUẦN THIỆN, THUẦN TỊNHCÁI GỐC CỦA TU ĐỨC LẬP NGHIỆPCHIA SẺ TÂM ĐẮC HỌC...

Trên Những Trang Kinh

Trên những trang kinh

TRÊN NHỮNG TRANG KINH Nguyễn Xuân Chiến   1.- BÊN TÊ DÒNG SÔNG Dòng sông Hương tách hai, một nhánh...

Cuộc Hành Trình Của Đức Phật

CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA ĐỨC PHẬT với những thống khổ muôn đời của Nhân loại Thích Phước An Những khi...

Thà Như Giọt Mưa

Thà như giọt mưa

THÀ NHƯ GIỌT MƯA TN Huệ Trân   “Thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đáThà như giọt mưa, khô trên...

A Hàm Tuyển Chú

A Hàm Tuyển Chú

MỤC LỤC Giới ThiệuKINH BỐN LÃNH VỰC QUÁN NIỆMCHÚ GIẢII. TỔNG LUẬNII. GIẢI THÍCH ĐỀ KINHIII. CHÚ THÍCH THUẬT NGỮIV....

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 4

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 4

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 4(Thăm thạch động của ngài Mahā Kassapa tại Kê Túc Sơn– Kukkuṭasampāta)Bài: Lâm Nhược...

Thoát Khổ, Thoát Luân Hồi

Thoát khổ, thoát luân hồi

THOÁT KHỔ, THOÁT LUÂN HỒILê Khắc Thanh Hoài Vui hạnh xuất gia khóTại gia sinh hoạt khóSống bạn không đồng...

Ngày Lễ Cha

Ngày Lễ Cha

NGÀY LỄ CHA Tiểu Lục Thần Phong   Thời gian vẫn không ngừng trôi, hết xuân lại hạ, ngày tháng...

Ý Nghĩa Lễ Phật Đản Thích Nhất Hạnh

Ý Nghĩa Lễ Phật Đản Thích Nhất Hạnh

Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢNThích Nhất Hạnh Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không...

Diễn Tiến Tình Hình Phá Huỷ Các Tượng Phật Của Chính Quyền Taliban

Diễn Tiến Tình Hình Phá Huỷ Các Tượng Phật Của Chính Quyền Taliban

01 Taliban đã hoàn toàn phá huỷ hai tượng Phật 02 Phú Hãn cho phá huỷ tượng Phật bất chấp...

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI MINH MẠNG (1820 – 1840)Nguyễn Duy Phương   - Luận án là kết quả của...

Một Đời Mẹ Trao

Một Đời Mẹ Trao

MỘT ĐỜI MẸ TRAO   Con xin kính dâng lên hương hồn của mẹ với niềm thương kính vô biên....

Ấn Giáo Hay Bà La Môn Giáo – Phúc Trung

Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Đời Sống Văn Hóa Vùng Quảng Nam

Chọn cách sống an nhiên “Như gió an lành”

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

Trên những trang kinh

Cuộc Hành Trình Của Đức Phật

Thà như giọt mưa

A Hàm Tuyển Chú

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 4

Thoát khổ, thoát luân hồi

Ngày Lễ Cha

Ý Nghĩa Lễ Phật Đản Thích Nhất Hạnh

Diễn Tiến Tình Hình Phá Huỷ Các Tượng Phật Của Chính Quyền Taliban

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Một Đời Mẹ Trao

Tin mới nhận

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Phật là đấng Pháp vương

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Hiểu đúng về Đức Phật

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Thế nào là tu huệ?

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Chùa Khánh Sơn Dak Lak

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Ngàn năm cảnh Phật 

Tin mới nhận

Suối Nguồn

Sen và cá

Đám Mây Và Dòng Sông

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Nụ Cười Myanmar

Ham muốn ngủ nghỉ

Học Viện Cổ Mật (Nyingma) Tại Martam, Sikkim, Ấn Độ

Đất nước không thể bại vong!

Sống Sống Khỏe Và Toại Nguyện

Bát Kỉnh Pháp – Ht. Thích Minh Thông

Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen (song Ngữ Việt Anh)

Góp Ý Về Nhu Cầu Bảo Tồn Phật Giáo Việt Nam Tại Mỹ

Chuyển hóa nhiễm tâm phiền não

Trải nghiệm thiền tập với chư Tăng tại Nhật Bản

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (9)

Tánh Không (suññatā)

Thường Bất Khinh

Cành Lá Bồ Đề

Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

Tọa thiền dụng tâm ký

Tin mới nhận

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Kinh Chánh Kiến – Sammādiṭṭhisuttaṃ (song ngữ Vietamese-English)

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Kinh Bách Dụ: Thù ghét lẫn nhau

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 3

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 57)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 74)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.