NHÀ VŨ TRỤ HỌC STEPHEN HAWKING
VÀ MƯỜI CÂU HỎI CỦA TẠP CHÍ TIME
Time Magazine / Trí Tánh dịch
Stephen
William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết
người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa
học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội
Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện
Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao
tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của
Mỹ.
Ông
Hawking là giáo sư Toán tại Đại học Cambridge trong 30 năm (1979-2009), ngồi ở
ghế và lấy danh vị giáo sư mà ông Issac Newton đã từng ngồi trước đó. Ông cũng
là Giáo sư Danh dự tại Đại học Gonville và Caius College ở Cambridge và là Khoa
trưởng về Nghiên cứu Vật lý Lý thuyết tại Viện Perimeter Institute for Theoretical Physics ở
Waterloo, bang 0Ontario, Canada.
Ông
được biết đến nhờ những đóng góp trong lãnh vực Vũ trụ học và về môn Trọng lực
lượng tử (quantum gravity), nhất là trong môi trường Lỗ đen (black holes). Ông
cũng thành công với những tác phẩm khoa học phổ thông đề cập đến lý thuyết của
riêng ông hay của vũ trụ học nói chung. Ba trong số nhiều tác phẩm nỗi
tiếng của ông là A Brief History of Time (Bantam, Press 1988), The Universe In
A Nutshell (Bantam Press, 2001) và mới đây nhất, viết chung với Leonard
Mlodinow, là The Grand Design (Bantam Press, 2010).
Về cơn bệnh ngặt nghèo và về những phát minh và cống
hiến cho tri thức khoa học nhân loại của ông, xin xem sơ lược trong
Wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/-Stephen_Hawking
Còn về tôn giáo, nhất là những tôn giáo tin vào một Chúa Trời độc thần của Tây
phương, trong các tác phẩm đầu tiên, ông dùng từ “Chúa” theo nghĩa ẫn dụ (metaphorical)
nhưng như được trình bày trong A Brief History of Time,
ông cũng cho rằng không cần thiết phải có sự hiện hữu của Chúa mới giải thích
được nguồn gốc của vũ trụ (the existence of God was unnecessary to explain the
origin of the universe). Tuy nhiên, trong tác phẩm mới nhất, The Grand Design, cũng như trong cuộc phỏng vấn với báo Telegraph và chương trình “Thiên tài của Anh quốc” (Genius of
Britain) của Kênh truyền hình số 4, ông đã giãi thích rõ hơn rằng ông “không tin vào một Chúa nhân cách hóa” (“not
believe in a personal God.”). Ông viết rằng “Câu hỏi là: Cách thế mà vũ trụ khởi
đầu thì do Chúa lựa chọn vì những lý do mà chúng ta không hiểu nỗi, hay vì được
xác định bởi các định luật của khoa học ? Tôi tin là vì các định luật khoa học”. Ông nói thêm: “Vì có những định luật như định luật về Trong lực nên
Vũ trụ có thể và sẽ tự sinh từ hư không”
(“Because there is a law such as gravity, the Universe can and will create
itself from nothing.”).
Trong một cuộc phỏng vấn của chương trình truyền hình ABC
(Mỹ) vào ngày 7 tháng 6 năm 2010, ông đã so sánh tôn giáo và khoa học như sau:
“Có một sự
khác biệt cơ bản giữa tôn giáo, vốn đặt cơ sở trên quyền lực [áp đặt tín điều,
niềm tin], [đối chọi với] khoa học, đặt cơ sở trên quan sát và lý trí. [Đó là]
Khoa học sẽ thắng vì khoa học làm có kết quả
“ (Hawking compared religion and science in 2010, saying: “There is a
fundamental difference between religion, which is based on authority [imposed
dogma, faith], [as opposed to] science, which is based on observation and
reason. Science will win because it works.”)
Mới đây nhất, tuần san
TIME của Mỹ số ra ngày 15 tháng 11 năm 2010 , trong mục “10 Questions”, một diễn đàn để độc giả khắp thế giới đặt câu hỏi trực tuyến
đến các nhân vật nỗi tiếng, đã đăng kết
quả độc giả chất vấn ông Stephen
Hawking qua 10 câu hỏi sau đây:
1– Nếu Chúa Trời không hiện hữu, tại
sao quan niệm về sự hiện hữu [của Chúa Trời]
đó lại trở nên khá phổ thông ? – Basanta Borah, Basel, SWTZERLAND.
Tôi không khẳng định rằng Chúa Trời
thì không hiện hữu. Chúa Trời là cái danh xưng mà người ta đặt cho Lý do vì sao
chúng ta ở đây. Nhưng tôi tin rằng lý do đó là những định luật vật lý chứ không
phải một người nào đó mà ta có thể có những quan hệ riêng tư. Một loại Chúa
Trời chung chung (An impersonal God)
2– Vũ trụ có biên giới không ? Nếu
có, thì ngoài biên giới đó là cái gì ? Paul Pearson, Hull, ENGLAND
Những quan sát xác nhận rằng vũ trụ
giãn nở với một tốc độ càng lúc càng gia tăng. Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, trống
rỗng hơn và tối tăm hơn. Tuy vũ trụ không có một tận cùng nhưng nó lại có một
khởi đầu tại Big Bang. Người ta có thể hỏi vậy thì trước đó là gì, câu trả lời
là trước Big Bang thì không có gì cả, giống như không có gì ở phía Nam của Nam
Cực vậy.
3– Ông có nghĩ rằng nền văn minh của
chúng ta tồn tại đủ lâu để lan vào được trong không gian xa vời không ? Harvey Bethea, Stone Mountain, bang GEORGIA
Tôi nghĩ rằng chúng ta có nhiều hy
vọng tồn tại đủ lâu để chinh phục Thái Dương hệ. Tuy nhiên, trong hệ nầy, không
đâu phù hợp với chúng ta hơn Trái Đất, do đó, tôi không rõ là liệu chúng ta còn
hiện hữu không khi mà trái đất không còn phù hợp cho cuộc sống của chúng ta
nữa. Để bảo đảm sự sống sót lâu dài, chúng ta phải lên những ngôi sao. Hãy hy
vọng rằng chúng ta còn sống sót cho đến ngày đó.
4– Nếu ông có thể nói chuyện với ông
Albert Einstein, ông sẽ nói gì ? Ju Huang, Stamford, bang CONNECTICUT
Tôi sẽ hỏi tại sao ông đã không tin
vào sự hiện hữu của các lỗ đen (black holes). Những phương trình trường (field
equations) của thuyết tương đối hàm uẫn rằng một ngôi sao lớn hay một đám mây
khí lớn sẽ sụp đổ vào trong chính nó và tạo ra lỗ đen. Ông Einstein đã biết
điều nầy nhưng không hiểu tại sao lại tự cho rằng một điều gì đó như một sư nỗ
tung sẽ luôn luôn xãy ra để tạo ra khối lượng và ngăn ngừa lỗ đen thành hình.
Vậy nếu không có sư nỗ tung nầy thì điều gì xãy ra ?
5– Khám phá hay tiến bộ khoa học nào
ông muốn thấy trong cuộc đời của ông ? Luca Zanzi, Allston, bang MASSACHUSSETT
Tôi muốn thấy sự hỗn hợp hạt nhân
(nuclear fusion) trở thành một nguồn năng lượng thực tiễn. Nguồn nầy sẽ cung
cấp năng lượng vô tận, không bị ô nhiểm hay hâm nóng địa cầu.
6– Ông nghĩ chuyện gì sẽ xãy ra cho ý
thức (consciousness) của chúng ta sau khi chết ? Elliot Giberson, Seattle, bang WASHINGTON
Tôi nghĩ rằng bộ óc chúng ta giống
như một máy vi tính, và ý thức thì giống như một chương trình điện toán. Chương
trình nầy se ngưng chạy khi máy vi tính bị tắt đi. Một cách lý thuyết, ý thức
có thể tái tạo trên một hệ thống thần kinh (neural network), nhưng chắc là khó
lắm vì nó sẽ đòi thu nhập tất cả ký ức/bộ nhớ của mỗi người.
7– Ông nỗi tiếng như là một Vật lý
gia kiệt xuất, ông có những quan tâm bình thường nào làm người ta ngạc nhiên
không ? Carol
Gilmore, Jefferson City, bang MISSOURI
Tôi thưởng thức được tất cả mọi loại
nhạc – dân ca, cổ điễn và opera. Tôi cũng chia sẽ thú vui với Tim, con trai của
tôi, về cuộc đua xe hơi Formula One.
8– Ông nghĩ rằng những giới hạn thể
chất của ông thì đã giúp thêm hay cản trở công việc nghiên cứu của ông ?
Marianne Vikkula, Espoo, FINLAND
Mặc dù tôi đã bất hạnh bị bệnh về cơ
vận động thần kinh (neuron motor), nhưng tôi lại rất có phúc trên hầu hết những
điều khác. Tôi may mắn được làm việc trong lãnh vực Vật lý Lý thuyết, một trong
vài lãnh vực hiếm hoi mà tình trạng tàn tật không phải là một bất lợi trầm
trọng, và may mắn được trúng số to nhờ mấy cuốn sách bán khá chạy.
9– Ông có cảm thấy một trách nhiệm to
lớn đè lên mình khi có người mong chờ ông trả lời được bí mật của đời sống
không ? Susan
Leslie, Boston, bang MASSACHUSSETT
Chắc chắn là tôi không có giãi đáp cho tất cả mọi vấn nạn về
cuộc sống. Trong khi Toán học và Vật lý học có thể cho chúng ta biết vũ trụ đã
khởi đầu như thế nào, hai môn nầy lại rất ít công dụng giúp chúng ta tiên đoán
được ứng xử của con người vì (tìm hiểu con người thì) có quá nhiều phương trình
phải giải. Tôi không giỏi hơn ai cả khi tìm hiểu điều gì làm cho người ta nỗi
quạu, nhất là đàn bà.
10-
Ông có nghĩ rằng đến một lúc nào đó, nhân loại sẽ hiểu được tất cả những gì cần
hiểu về Vật lý không? Karsten Kurze, Bad Honnef, GERMANY
Tôi hy vọng là không bao giờ có thời điểm đó cả. [Tại vì nếu
có] Tôi sẽ thất nghiệp mất.
Trí Tánh dịch
California 11/201
Sách Liên Hệ:
LƯỢC SỬ THỜI GIAN – Stephen Hawking, Dịch Việt: Cao Chi và Phạm Văn Thiều
LƯỢC SỬ THỜI GIAN – Tác Giả: Steven Hawking – Dịch Giả: Thích Viên Lý
Discussion about this post