PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chùa Việt Trên Đất Mỹ – Thích Đức Trí

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CHÙA VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Thích Đức Trí

Trong tinh thần truyền giáo để thực hiện sứ mệnh hoằng dương chánh pháp, người Phật Việt Nam cũng góp một phần không nhỏ đưa đời sống
tâm linh và văn hoá đạo đức đến đất nước bạn. Hiện hữu Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại như là sự hóa thân mầu nhiệm của một di sản văn hóa Phật Giáo Việt Nam.

Nhìn lại một khoảng dài lịch sử, chúng ta cần có những giây phút trầm tư về giá trị của sự đóng góp cao cả của các bậc tiền nhân đã mở đường cho Phật Giáo phát triển. Như một sự thể hiện lòng tri ân và trách nhiệm, chúng ta cần thẩm định lại mô thức hoạt động và thực hành lời dạy cao quí của Đức Phật trong cuộc sống công nghiệp hiện đại. Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang
được hình thành trên đất Mỹ. 

Từ ý nghĩa đó, trong bài viết này, chúng tôi dựa trên nhận thức thực tế về sự xuất hiện, tồn tại và phát triển các chùa Việt Nam tại Mỹ. Mục đích là tìm hiểu vai trò sinh hoạt tu học của chư Tăng và Phật tử ở hải ngoại, cơ sở chùa hải ngoại, nhu cầu tu học của Phật tử, điều kiện hoằng
pháp
và định hướng phát triển của chùa Việt trong tương lai.

Đây là chủ đề khá rộng rãi, và thiết nghĩ rằng, cần nhiều cơ hội thảo
luận
rõ ràng cho một chương trình hoằng pháp cũng là điều không phải là
thừa. Nếu không như thế, chúng ta không hình dung sự khó khăn để khắc phục, sự thuận lợi để phát huy cho Phật giáo trong xã hội hiện đại.

1. Cơ sở chùa tại hải ngoại

Trong vài thập niên thôi mà đã có hàng trăm ngôi chùa Việt tại hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ cũng gần đến ba trăm ngôi chùa . Trong khi đó,
Phật giáo đã truyền bá vào đất Mỹ khá mạnh vào khoảng cuối thế kỷ 19, nhưng nó chỉ phổ cập trong giới tri thức, tín đồ và chế độ thiết lập chùa rất đơn điệu.

Phật tử Việt Nam thì khác, do ảnh hưởng truyền thống văn hóa đạo đức Phật Giáo có chiều dài lịch sử hơn người Mỹ, do vậy ở đâu có Phật tử
Việt thì ở đó có hình ảnh của chùa Việt Nam. Người Phật tử Việt luôn có
tinh thần bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống và gìn giữ nếp sống đạo đức cao đẹp.

Cho nên khi hình thành Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại họ dễ dàng đón nhận và có tinh thần ủng hộ mạnh mẽ trong việc thiết lập không gian tâm linh để có môi trường tu học. Họ luôn quan niệm, mái chùa là hình ảnh thân thương của dân tộc, là ngôi trường văn hóa đạo đức tâm linh, là
cái nôi cho tuổi trẻ, là tâm hồn của những người con xa xứ…

Nhưng làm thế nào để gìn giữ giá trị ngôi chùa ở hải ngoại và bảo tồn
nét đẹp văn hóa đó trong lòng mỗi người con Phật mới là điểm son đáng ghi dấu trên xứ người.

Thực tế, ở Việt Nam xây dựng một ngôi chùa và bảo trì một ngôi chùa không khó. Điều đó phải chăng là quá chủ quan? Nhưng thiết nghĩ, sự đồng
lòng
sẽ tạo nên một sức mạnh mà không việc gì không thành.

Ở Việt Nam, nhân lực đầy đủ. Nam Bắc Trung đã có các trường đại học Phật Giáo, Cao đẳng và Trung cấp phật học. Điều kiện thông tin báo chí Phật học lưu thông khá rộng rãi. Do vậy mà lượng tín đồ trong các chùa phát triển nhanh chóng và tinh thần tu học khá thuận lợi… thế nên việc
bảo trì một ngôi chùa ở Việt Nam dễ dàng hơn.

Trong khi đó, ở xã hội công nghiệp hiện đại, người Phật tử phải làm việc suốt tuần, họ chỉ đến chùa được vào ngày chủ nhật để đọc kinh và nghe pháp. Ở Mỹ hình thành ngôi chùa khá dễ dàng nhưng bảo trì thì tương
đối
khó. Giống như sinh ra một đứa con thì chỉ mất một thời gian ngắn, nhưng nuôi dạy đứa con thành người thì phải hy sinh nhiều công sức lâu dài. Huống gì nói đến việc xây dựng và phát triển một ngôi nhà Phật giáo
trên đất Mỹ!

Bài học về các ngôi chùa của Phật giáo Trung Quốc tại Mỹ như là một cơn sốt để chúng ta cần suy tư. Khoảng từ 1853 về sau, có nhiều chùa Trung quốc tại Mỹ, nhưng dần dần các chùa chiền bị mất dấu tích theo thời gian.

Lý do duy nhất là không đào tạo được thế hệ kế tiếp và năng lực bảo trì. Hiện nay, các nhà nghiên cứu Phật Giáo Đài Loan cũng nhận định rằng, với những cơ sở chùa to lớn, chi phí tiền bảo trì càng cao thì sự tồn tại lâu trong xã hội hiện đại càng gặp khó khăn hơn.

Ở Mỹ, có nhiều chùa khá lớn, nhưng trong chùa có một vài vị Tăng, Ni,
thậm chí chỉ có một vị xuất gia mà thôi. Đi khắp 50 tiểu bang nước Mỹ, thắp đuốc mà tìm được bao nhiêu ngôi chùa có chú tiểu xuất gia tu học như ở Việt Nam. Nếu không có chú Tiểu thì làm gì có vị Hòa thượng tương lai.

Như vậy, giải pháp thích hợp là mời thêm Tăng Ni Việt Nam đến Mỹ hoằng pháp. Bên cạnh đó phải mở lớp đào tạo Phật tử trẻ tuổi làm việc và
phục vụ cho việc bảo trì chùa trong tương lai. Nếu chúng ta cứ nhiệt tâm xây chùa mà không chú trọng đào tạo nhân sự ở thế hệ kế tiếp thì tương lai Phật giáo tại hải ngoại sẽ như thế nào?

2. Nhu cầu tu học của Phật tử

Điều nhận thấy rõ ràng rằng có ba thành phần Phật tử đang sinh hoạt trong một phạm vi của một ngôi chùa Việt Nam. Thành phần các phụ huynh Phật tử lớn tuổi định cư ở Mỹ, thành phần con cháu người Việt Nam sinh ra tại mỹ, thành phần những tín đồ người mỹ và các dân tộc khác đang đến
với đạo Phật.

Các phụ huynh Phật tử đã sống ở Việt Nam dễ dàng tham gia tu học vì có sẵn niềm tin sâu sắc với Tam Bảo. Hiện nay các con cháu người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Hải ngoại rất đông. Chúng ta nỗ lực giáo dục các em ngay từ lúc đầu về khả năng ngôn ngữ, như học tiếng Việt song song với việc học tiếng Anh. Nếu không như thế thì tuổi trẻ sinh ra ở hải ngoại quên mất tiếng mẹ đẻ của mình.

Tiếp cận văn hóa đời sống Tây Phương là cần thể nhập ngôn ngữ bản xứ,
nhưng cần con em trở về với cội nguồn văn hóa Việt Nam thì phải gìn giữ
ngôn ngữ Việt Nam. Có những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam được bảo tồn
tại xã hội Mỹ đem đến hạnh phúc trong gia đình và xã hội. Ví dụ như quan niệm về quan hệ dòng tộc và trách nhiệm con cái đối với cha mẹ, về tình nghĩa vợ chồng chung thủy và tinh thần yêu chuộng truyền thống đạo đức của tổ tiên để lại.

Xã hội Mỹ tiếp nhận nhiều nguồn văn hóa của các dân tộc khác, ngôn ngữ truyền thông phần lớn là tiếng Anh. Thực tập đọc kinh và nghe pháp bằng Anh ngữ có thêm kinh nghiệm tu học. Muốn có bộ mặt Phật Giáo Việt Nam tương lai tươi sáng thì phải có cái định hướng thiết thực trong hiện
tại
. Điều đó cần có tinh thần tu học nhất quán của của chư Tăng và Phật
tử
trong việc thực tiển hóa đạo Phật thích ứng với xã hội hiện đại.

Thành phần người Mỹ tu học rất thực dụng và đơn giản, việc đầu tiên đến với đạo Phật là tìm hiểu lời Phật dạy. Họ tư duy lời Phật dạy và thực hành thiền định để kiểm nghiệm trước.

Mới đầu chúng ta thấy họ có vẻ thận trọng và thiếu tín tâm với Tam Bảo, nhưng khi họ hiểu ra mọi vấn đề, không còn nghi ngờ về giáo lý thì họ nỗ lực thực tập với niềm tin bất thối.

Đặc điểm đáng tôn trọng của Người Mỹ là tự thân với niềm tin xác quyết, chứ không thích tư duy và nghe một chiều, họ thích tìm kinh điển tư duy so sánh và kiểm định mọi thông tin và hành trì. Điều này cũng phù
hợp
với người học Phật có chánh kiến.

3. Điều kiện tu học

Hiện nay Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ vẫn chưa đủ điều kiện mở trường Phật học đào tạo cho Tăng Ni và Phật tử. Phần đông Tăng Ni đang hành đạo
tại Mỹ đều từ Việt Nam qua hay đi du học các nước đến hoằng pháp và định cư. Có người cứ bảo rằng, tu học ở trong xã hội văn minh này thuận lợi, nhưng thực tế không như mình tưởng. Điều mà không ít vị Tăng Ni mới
đến Mỹ khá bở ngở về đời sống sinh hoạt. Vì rằng: Chúng ta từ nhỏ tu ở Việt Nam, sống môi trường thuận lợi: Cơm cha, áo mẹ, công thầy dạy dỗ.

Phần đông, chùa nào cũng có Phật tử nấu ăn phục vụ chu đáo. Phật tử mong được công quả tại chùa và để quý thầy cô có thời gian học tập và trau dồi đời sống tâm linh và tri thức. Khi sống nước ngoài, vị Tăng hay vị Ni ở chùa đóng nhiều vai trò trong một ngôi chùa. Chủ nhật thì làm giảng sư, có lúc làm thầy hương đăng quét dọn, có lúc thì người công
quả
, tưới cây, cắt cỏ, có lúc làm thầy kinh sư đi lo đám tang, thậm chí
hằng ngày có lúc làm bà Vãi đi chợ nấu ăn, nếu không làm vậy thì ăn thức ăn ướp lạnh không tốt cho sức khỏe.

Nói đến Phật tử sống ở Mỹ cũng vậy, thành phần nhiệt tâm hộ đạo, ngoài làm ở công sở, còn chăm lo nhà cửa, chắt lọc từng chút thời gian để về chùa làm công quả, tụng kinh, nghe pháp. Thường ngày ai cũng có công việc làm ăn nên không có thời gian về chùa phục vụ thường xuyên. Giả sử họ có làm ra đồng tiền, họ không có ý hưởng thụ, thích chia sẻ cúng chùa và làm từ thiện. Trong xã hội hiện đại, vật chất không thiếu thốn, nhưng thời gian là vấn đề then chốt chi phối mọi điều kiện sinh hoạt.

4. Định hướng sự tu học và phát triển

Là người con Phật, được sanh ra từ trong bổn nguyện độ sanh của Phật,
được sanh ra trong ngôi nhà Phật Pháp, ngôi nhà ấy đã ở thế gian trên 25 thế kỷ. Từ ánh sáng chứng ngộ dưới cội bồ đề, Đức Từ Phụ đã bền bỉ 49
năm tuyên thuyết con đường giải thoát khổ đau cho nhân loại. Lịch sử phát triển và tồn tại chánh pháp như như ngọn đèn bất diệt trao tay qua từng thế hệ tiền nhân, thắp sáng nguồn từ bi và trí tuệ trong lòng đời sanh diệt. Những ngọn đèn ấy đã và đang bừng sáng trong dân tộc Việt Nam. Đạo Phật nhiệm mầu đã rửa sạch thù hận và đau thương trong lòng dân
Việt qua bao giai đoạn lịch sử chiến tranh.

Từ đó, hình ảnh Đức Phật và chánh Pháp của Phật được tôn vinh tại đất
nước Việt Nam và Phật giáo Việt Nam luôn kề vai sát cánh với dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam đã từng đón nhận đạo Phật mà làm nên lịch sử vẻ
vang
cho đất nước. Hôm nay, chúng ta khẳng định giá trị văn hóa Phật Giáo Việt Nam bằng hình thái tu học và xiển dương chánh pháp tại hải ngoại. Bao lớp Tăng Ni và Phật tử cũng tha thiết hiến dâng cho đời giá trị tinh túy Phật học. 

Chúng ta hãy cùng nhau kiện toàn được tổ chứcTăng Ni tu học và chăm lo công tác giảng dạy cho tín đồ như là một sứ mệnh. Nỗ lực đào tạo những Phật tử có trình độ Phật học để làm Phật sự. Từ đó, mới có đầy đủ điều kiện duy trì và phát triển chùa Việt tại hải ngoại lâu dài.

Mùa hạ – Nhâm Thìn 2012
Chùa Tam Bảo, Tulsa, Oklahoma – Mỹ Quốc

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Việt Nam: Xây Chùa ‘Hoành Tráng’ Là Tốt Hay Xấu?

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự

Tượng Phật Ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (Video)

Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu viện Khánh An

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Đàm

Từ Đàm

Load More

Discussion about this post

Bước Sen Nữ Tu Và Cư Sĩ Phật Giáo: Cuộc Sống, Tình Yêu Và Thiền Định – Martine Batchelor

Bước Sen Nữ Tu Và Cư Sĩ Phật Giáo: Cuộc Sống, Tình Yêu Và Thiền Định – Martine Batchelor

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Bạch Đại Lễ Vu Lan – Báo Hiếu Phật Lịch 2565 Của Trung Ương Ghpgvn

Thông Bạch Đại Lễ Vu Lan – Báo Hiếu Phật Lịch 2565 Của Trung Ương GHPGVN

Mùa Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2565 - Dương lịch 2021 đang đến gần trong bối cảnh dịch...

Trong Thế Giới Vội Vã Thị Giới Dịch

Trong Thế Giới Vội Vã Thị Giới Dịch

TRONG THẾ GIỚI VỘI VÃ Thị Giới dịch Thế giới đang trở nên đông đúc, vội vã bất an và...

Hướng Về Phật Đản

Hướng về Phật Đản

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hàng Nghìn Người Rước Phật Trên Đường Phố Ở Huế

Hàng Nghìn Người Rước Phật Trên Đường Phố Ở Huế

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Một Mình

Một Mình

MỘT MÌNH Ngọc Bảo   Buổi sáng một mình đi bộ trên con đường ngập cây lá đã thành một thói...

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 1

Trích lục từ các buổi khai thị vấn đáp của Hòa Thượng Tịnh Khôngcho các đồng tu học Phật Hỏi: Kính...

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

GIỚI THIỆU VÙNG ĐẤT PHẬT TRÊN XỨ MỸ   Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ (The BuddhaLand in USA) rộng khoảng 200...

Tình Bạn Theo Quan Điểm Phật Giáo – Thích Minh Thành

TÌNH BẠN THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁOThích Minh Thành Chia sẻ và có tấm lòng Chớ thân cận bạn ác...

Thiền sư và tướng cướp

THIỀN SƯ VÀ TƯỚNG CƯỚP Nguyễn Xuân Chiến LÂM VÀO TUYỆT LỘ Mặt trời vừa khuất sau đỉnh núi xa,...

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

QUÁN THẾ ÂM - TIẾNG NÓI CỦA THỰC TẠIThích Trung Định            Hôm nay ngày 19...

Cùng Nhau Hành Động Vì Một Thế Giới Hòa Bình

Cùng nhau hành động vì một thế giới hòa bình

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được Hội Sáng lập...

Thực Hành Giáo Pháp Trong Đời Sống Hàng Ngày

Thực hành giáo pháp trong đời sống hàng ngày

THỰC HÀNH GIÁO PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀYcủa Lama Zopa Rinpochetừ Viên Ngọc của Trí tuệ (Pearl of Wisdom)...

Sư Ông Làng Mai Khai Sinh Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á – Chân Pháp Nguyện

Sư Ông Làng Mai Khai Sinh Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á – Chân Pháp Nguyện

SƯ ÔNG LÀNG MAIKHAI SINH VIỆN PHẬT HỌC ỨNG DỤNG CHÂU ÁThầy Chân Pháp Nguyện Chuyến bay Cathay Pacific Đài...

Thái Độ Của Đức Phật Trước Lời Khiển Trách

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Đức Phật dạy rằng: Có người nghe ta giữ đạo, thực hành hạnh từ bi, bèn đến mắng ta. Ta...

Bước Sen Nữ Tu Và Cư Sĩ Phật Giáo: Cuộc Sống, Tình Yêu Và Thiền Định – Martine Batchelor

Thông Bạch Đại Lễ Vu Lan – Báo Hiếu Phật Lịch 2565 Của Trung Ương GHPGVN

Trong Thế Giới Vội Vã Thị Giới Dịch

Hướng về Phật Đản

Hàng Nghìn Người Rước Phật Trên Đường Phố Ở Huế

Một Mình

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 1

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

Tình Bạn Theo Quan Điểm Phật Giáo – Thích Minh Thành

Thiền sư và tướng cướp

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

Cùng nhau hành động vì một thế giới hòa bình

Thực hành giáo pháp trong đời sống hàng ngày

Sư Ông Làng Mai Khai Sinh Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á – Chân Pháp Nguyện

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Có cực lạc, địa ngục hay không?

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Nụ cười của Đức Phật

Phật dạy về ngày tốt

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Lời Phật dạy về người bạn tốt

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Tin mới nhận

Tuổi Của Vũ Trụ: Khoa Học Và Phật Giáo Gặp Nhau Một Cách Tình Cờ?

Tự Đăng Minh-Pháp Đăng Minh & Nhật Nguyệt Đăng Minh

Thiền Tông Chỉ Nam

Người Phật tử tích cực chung sức vào việc ngăn ngừa dịch bệnh (Tập 1)

An lạc và tự tại trong đời sống thường nhật

Lợi Ích Của Sự Thực Hành Chánh Niệm

Hành trang cho việc xuất gia

Tôi ơi tự vấn lòng mình

Lời Phật dạy về sự Hòa Hợp trong Cộng đồng và Xã hội – Hợp Tuyển từ Kinh Tạng Pāli (Audio Book)

Con người được sanh ra từ ðâu?

Vài Gợi Ý Hướng Đi Cho Một Nền Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ

Lợi ích của sự biết đủ

Pháp vô vi và pháp hữu vi

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Phật Tử Đối Trị Dịch Bệnh

Hiện Tượng Thể Lý Của Người Sắp Quá Vãng Hay Vừa Quá Vãng (Mai Thy)

Phật Giáo Và Nhân Sanh

Kinh Điển Đại Thừa Có Phải Do Phật Thuyết Không?

Ngã-Vô Ngã Vấn Đáp – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách Ebook PDF

Hình ảnh đô thị Mỹ vắng lặng như ‘thành phố ma’ vì covid-19

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

APUTTAKA-SUTTA

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Kinh Veranjaka-sutta Và Kinh Nakulapita-sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Chiếc Bè

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Audio Book Kinh Kim Cang

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Tin mới nhận

Tăng Thân Làng Mai Kính Viếng Giác Linh Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Niệm Phật Chỉ Nam

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Phản tỉnh – Hổ thẹn – Sám hối.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 37)

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Luận Niệm Phật

Đức Phật A Di Đà Trong Kinh Bản Duyên và Các Kinh Điển Khác

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 2)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 22)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

Khuyên Người Niệm Phật

Hiểu Về Hai Chữ “Vãng Sanh”

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 38)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 26)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 11)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 3)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.