Lời giới thiệu
Chương 1: Nghệ thuật làm chủ sở thích
1- Xác định sở đoản và sở trường
2- Học ít hiểu nhiều
3- Thích làm việc phước báo
4- Từ bỏ yêu và ghét
5- Từ bỏ tham ái
6- Nhập vào dòng thánh
Chương 2: Nghệ thuật tiêu tiền
1- Biết tránh nợ nần bằng mọi giá
2- Biết nói không với những gì không đáng chi tiêu
3- Biết hài lòng với những gì ta đang có
4- Biết tự làm, thay vì nhờ đến các dịch vụ
5- Biết sự vật được sử dụng cho nhiều mục đích
6- Biết thời trang không nhất thiết là đẹp và sang
7- Biết cơm ở nhà là ngon và an toàn hơn cơm ở ngoài tiệm
8- Biết mặc cả để không bị hớ trong mua bán
Chương 3: Nghệ thuật hòa giải
1- Học Phật trên tinh thần không tranh cãi
2- Không đào sâu sự bất đồng
3- Nghệ thuật vượt qua sự bất thiện
4- Tìm người nhu hòa để thiết lập cảm thông
5- Đối đầu và loại trừ sinh tâm sân hận
6- Không khen mình chê người
Chương 4: Những nghịch lý nên tránh
1. Bỏ quên làng xóm
2. Bất lực bản thân
3. Tự làm bất tịnh
4. Nhìn nhau bằng thái độ hẹp hòi
5. Thiếu thời gian cho nhau
6. Học cách sống bình an
7. Cuộc sống ngắn ngủi
Chương 5: Bảy phương pháp chế tác hạnh phúc
1- Học nhận lỗi và xin lỗi
2- Học độ lượng và tha thứ
3- Học thấu hiểu và thông cảm
4- Học hài hòa và đoàn kết
5- Học kiên trì và nhẫn nại
6- Học buông bỏ và thong dong
7- Học Phật pháp để vượt khổ đau
Chương 6: Khi nước không hòa với sữa
1- Rũ bỏ những dị biệt
2- Đổ vỡ về quan hệ vợ chồng
3- Mâu thuẫn nhóm
4- Mâu thuẫn trong cộng đồng
5- Mâu thuẫn tôn giáo
Chương 7: Nghệ thuật sống
1. Làm chủ ngôn ngữ
2. Nói lời chân thật
3. Phản tỉnh tâm mình
4. Quý trọng sự sống
5. Trau dồi tài đức
6. Tùy duyên bất biến
Chương 8: Chín bỏ làm mười – Nghệ thuật sống hạnh phúc
1- Không cường điệu gút mắc
2- Không nên vi phạm sự tương nhượng
3- Chuyển hướng để đạt giá trị xây dựng và trị liệu tích cực
4- Không quan trọng hóa sở đoản của người khác
5- Không kể tội và vạch tội người khác
6- Độ lượng, bao dung và tha thứ
7- Rũ bỏ ám ảnh và thành kiến
Chương 9: Vấn đáp
Khi ta làm chủ được lối sống thì lời nói, ý nghĩ, việc làm của ta, nếu không trực tiếp mang lại niềm vui cho tha nhân, cũng không bao giờ gây phương hại cho ai, ở bất kỳ nơi nào, dầu ở mức độ đơn giản hay là nặng nề. Thói quen là những gì con người tích lũy qua năm tháng. Thói quen gắn liền với phong tục tập quán, giáo dục và kinh nghiệm sống cũng như môi trường quanh ta.
Cốt yếu tu tập của người xuất gia cũng như Phật tử tại gia là làm chủ được các thói quen. Muốn vậy, theo Đức Phật, ta phải làm chủ được lời nói, hành động của thân, ý thức của tâm, thái độ sống, rèn luyện đạo đức và cách ứng xử trước các hoàn cảnh thuận nghịch khác nhau.
Các mối quan hệ xã hội đều được bắt đầu từ các mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, tập thể với tập thể, cộng đồng với cộng đồng trong một quốc gia và các quốc gia với nhau trong một thế giới.
Cuốn sách này đề cập các kỹ năng và nghệ thuật làm chủ sở thích, nghệ thuật tiêu tiền, cách sống hòa hợp trong các hoàn cảnh bất đồng. Nắm được nghệ thuật sống, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. Bàn về nghệ thuật sống là đề tài rất rộng, e rằng chỉ giới hạn trong một cuốn sách thì còn quá ít. Hy vọng rằng: Nghệ thuật sống được trình bày trong quyển sách này giúp người thực tập tháo mở được những trở ngại và những thách đố trên con đường tu học, tạo lập sự nghiệp, thành công trong công việc và có được hạnh phúc ngay hiện tại, bây giờ và tại đây.
Discussion about this post