PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vấn Đáp Về Sự Buông Bỏ, Bất Bạo Động Và Lòng Bi Mẫn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VẤN ĐÁP CƠ BẢN VỀ
SỰ BUÔNG BỎ, BẤT BẠO ĐỘNG VÀ LÒNG BI MẪN
Alexander Berzin
Singapore 10 tháng Tám, 1988
Trích đoạn đã được duyệt lại từ
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.

Hỏi: Sự buông bỏ (detachment) có nghĩa là gì?

Đáp: Chữ ‘buông bỏ’ trong đạo Phật hơi khác với nghĩa thông thường của nó trong Anh ngữ.
Trong Phật giáo, ‘buông bỏ’ được gắn liền với tâm xả ly (renunciation). Chữ xả ly trong Anh ngữ cũng bị hiểu lầm, vì nó ngụ ý là ta phải từ bỏ tất cả để vào sống trong
hang động. Mặc dầu có những trường hợp như Ngài Milarepa đã rời bỏ tất cả và sống trong hang động,
nhưng có một từ ngữ khác để nói về việc này, chứ không phải là danh từ được dịch là “xả ly” hay “
buông bỏ”. Danh từ “xả ly” thật sự có nghĩa là “quyết tâm để đạt được tự do”. Chúng ta đã nhất
quyết
rằng, “Ta phải thoát ra khỏi những vấn đề và khó khăn của mình. Ta sẽ nhất tâm hướng về mục
tiêu
này.” Chúng ta muốn từ bỏ tất cả những trò chơi ngã chấp, vì ta đã cương quyết thoát ra khỏi
mọi vấn đề do ngã chấp gây ra. Điều này không có nghĩa là ta phải bỏ nhà cửa, tiện nghi, hay những
gì ta thích thú. Đúng hơn là ta cố gắng chấm dứt tất cả những vấn đề liên quan đến các thứ này.
Điều này đưa ta đến sự buông bỏ.

Buông bỏ không có nghĩa là ta không thể thưởng thức một điều gì, hay không thể ở gần một ai.
Đúng hơn, buông bỏ ám chỉ sự kiện là khi ta bám chặt vào những gì mình sở hữu, nó sẽ tạo cho ta
nhiều vấn đề. Ta sẽ bị lệ thuộc vào vật đó hay người đó và nghĩ rằng, “Nếu tôi đánh mất hoặc không
có được những gì tôi muốn, thì tôi sẽ đau khổ.” Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn
mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao, không có nghĩa là đã đến ngày tận
thế.” Không có sự ràng buộc và quyến luyến ở đây.

Trong ngành tâm lý học hiện đại, chữ luyến ái (attachment) có một ý nghĩa tích cực trong vài trường hợp. Đó là tình cảm gắn bó
giữa một đứa bé với cha mẹ nó. Các nhà tâm lý học cho rằng lúc ban đầu, nếu đứa bé không có sự
quyến luyến với cha mẹ nó, thì nó sẽ khó mà phát triển được. Danh từ ‘luyến ái’ trong đạo Phật rất
khó giải thích bằng Anh ngữ, vì nó có một ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt. Khi giáo lý nhà Phật giảng
dạy rằng ta cần phải phát triển tâm buông bỏ, không có nghĩa là ta không muốn phát triển sự gắn bó
giữa cha mẹ và con cái. “Buông bỏ” có nghĩa là dẹp bỏ sự bám víu và thèm muốn đối với một người hay
một vật nào đó.

Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa hành động buông bỏ và hành động đạo đức tích cực không?

Đáp: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin nóí thêm là tôi ưa chuộng chữ xây dựng hơn chữ thiện hảo. “Thiện” và ‘bất thiện’ ngụ ý một sự phán xét về đạo đức, điều này không có ý
nghĩa
như vậy trong đạo Phật. Không có sự phán xét đạo đức, cũng không có thưởng phạt. Chỉ có những
hành động xây dựng hay phá hoại thôi. Bắn giết người khác là một điều phá hoại. Đánh đập người thân
trong nhà cũng là một sự phá hoại. Ai cũng đồng ý như vậy. Không có sự phán xét đạo đức ở đây. Khi
ta tử tế và giúp đỡ người khác, điều đó có tính cách xây dựng hoặc tích cực.

Khi giúp đỡ ai, ta có thể làm vì tâm luyến ái hay buông bỏ. Một ví dụ về động lực luyến ái là
khi ta nghĩ “Tôi sẽ giúp bạn vì tôi muốn bạn thương tôi. Tôi muốn có cảm giác là người khác cần
tôi.” Ta có thể nói hành động trợ giúp này cũng là một việc tích cực, nhưng dụng tâm không được tốt
lắm.

Khi nói về nghiệp, chúng ta có sự phân biệt giữa động cơ và hành động. Ta có thể làm một việc
tích cực với một dụng tâm rất xấu. Hành vi tích cực sẽ đưa đến niềm hạnh phúc nào đó, trong khi
dụng tâm xấu mang đến sự đau khổ. Hoàn cảnh ngược lại cũng có thể xảy ra: Hành vi tuy là tiêu cực,
ví dụ như ta có thể đánh con cái, nhưng với một động lực tích cực, vì ta muốn bảo vệ tánh mạng của
nó. Ví dụ như đứa con trai nhỏ của bạn sắp chạy ra đường và nếu bạn nói lời dịu ngọt với nó như, “
Con cưng, con đừng chạy ra đường”, thì nó sẽ không nghe lời. Nếu bạn đánh một phát vào mông nó thì
nó sẽ hờn dỗi và khóc òa lên, thế thì có một ít hậu quả tiêu cực trong hành động của bạn. Dù sao đi
nữa, bạn vẫn có một dụng tâm tốt, và cuối cùng thì kết quả tích cực vẫn lớn hơn kết quả tiêu cực
rất nhiều, bởi vì sinh mạng của con trai bạn được an toàn. Hơn nữa, thằng bé sẽ cảm nhận là ta đã
lo lắng cho nó.

Điều này cũng đúng đối với hành động có tính cách xây dựng: Nếu nó được thực hiện với tâm buông
bỏ
thì sẽ luôn luôn tốt hơn, nhưng đôi khi nguời ta có thể hành động vì sự luyến ái.

Hỏi: Có phải nếu ta có lòng bi mẫn nghĩa là ta phải luôn luôn làm người thụ động và chìu
theo ý người khác không, hay là đôi khi ta có thể áp dụng các biện pháp mạnh?

Đáp: Có lòng bi mẫn không phải là “bi mẫn một cách ngu xuẩn”, để ai muốn gì thì được nấy. Ta
không thể vì bi tâm mà mang rượu cho người nghiền rượu, hay đưa súng cho kẻ sát nhân. Đây nhất định
không phải là lòng bi nếu ta hành động như thế để làm vừa lòng họ. Lòng bi mẫn và rộng lượng phải
đi đôi với óc phán đoán và trí tuệ.

Đôi khi, chúng ta cần có biện pháp mạnh để răn dạy một đứa bé, hoặc ngăn chận một tai họa khủng
khiếp có thể xảy ra. Nếu như hoàn cảnh cho phép, thì ta nên hành động một cách bất bạo động, để
ngăn ngừa hoặc cải thiện một tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cách đó không có hiệu quả, và ta
thấy rằng chỉ có hành vi mạnh mẽ mới chận đứng được sự nguy hiểm ngay lập tức, thì ta sẽ phải hành
động, vì nếu không làm như thế thì xem như ta đã không muốn ra tay cứu nguy. Dù sao đi nữa thì ta
cũng nên cố gắng không gây nhiều thiệt hại cho người khác.

Trong một lần phỏng vấn, một câu hỏi tương tự đã được đặt ra và Đức Dalai Lama đã cho một ví dụ
như sau: Một người đàn muốn bơi qua một giòng sông rất nguy hiểm. Hai người khác đứng gần đó và
biết chắc là nếu anh kia bơi qua sông thì sẽ bị chết chìm. Một người chỉ điềm tĩnh đứng nhìn và
không làm gì cả, vì nghĩ rằng mình phải giữ tư cách bất bạo động, nghĩa là không nên xen vào chuyện
của người khác. Còn người kia thì lên tiếng kêu người đàn ông và khuyên ông ta đừng nhảy xuống
sông, vì giòng nước rất nguy hiểm. Người đàn ông trả lời rằng, “Tôi không cần biết. Tôi sẽ lội qua
sông.” Hai người cãi vã một hồi lâu và cuối cùng, vì muốn cứu người đàn ông khỏi chết, người này
đánh ông ta bất tỉnh. Trong trường hợp này, người thứ nhất sẵn lòng ngồi yên nhìn người đàn ông kia
lội qua sông để chết đuối là người đã phạm tội bạo động. Người bất bạo động là người đã cố ngăn
cản
, không để cho người đàn ông kia bị chết đuối, dù họ đã phải dùng một biện pháp mạnh để cứu
người.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)

Tiểu Sử Ngắn Alexander Berzin

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Bụt Và Tổ Trong Ta

Bụt Và Tổ Trong Ta

BỤT VÀ TỔ TRONG TA Thị giả Năm nay Sư Ông đã 87 tuổi. Nếu tính từ ngày xuất gia...

Có Nên Yêu Một Người Xuất Gia ?

Có nên yêu một người xuất gia ?

CÓ NÊN YÊU MỘT NGƯỜI XUẤT GIA ? ảnh minh họa Kính thưa quý thầy, quý sư cô! Con là...

Căn Bản Trung Quán Luận – Đức Đạt Lai Lạt Ma Thuyết Giảng

Căn Bản Trung Quán Luận – Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Buổi Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tin từ Dharamsala: Ngài được xem là hiện thân Đạt lai Lạt ma thứ 14 khi vừa mới tròn 2...

Về Bát Kỉnh Pháp Dành Cho Tỳ Kheo – Linh Toàn

Là những người con Phật, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng đều biết Đức Thế Tôn là Bậc Toàn giác.  Trong...

Thiền Định – Dưỡng Chất Chuyển Hóa Tâm

Thiền Định – Dưỡng Chất Chuyển Hóa Tâm

THIỀN ĐỊNH, DƯỠNG CHẤT CHUYỂN HÓA TÂM(MIND - ALTERING SUSTENANCE)Nguyên tác : Marc KaufmanViệt dịch : Trần Như Mai Các khoa học...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (3)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (3)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (3) Tác giả: Đức Dalai Lama - 1994 Chuyển ngữ:...

An trú ở Không mới là vi diệu đệ nhất

AN TRÚ Ở KHÔNG MỚI LÀ VI DIỆU ĐỆ NHẤTThích Quảng Hợp Dẫn nhập: Đức Phật ra đời cách nay...

Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Bắc Giang: Chuẩn bị xây dựng thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng Cập nhật: Thứ sáu, 11/11/2011 | 9:31:52 Sáng...

Trần Gian Này Khổ Hay Vui?

Trần Gian Này Khổ Hay Vui?

TRẦN GIAN NÀY KHỔ HAY VUI?Thích Đạt Ma Phổ Giác Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông...

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Từ Đàm Quê Hương Tôi

TỪ ĐÀM QUÊ HƯƠNG TÔI Tình Em Biển Rộng Sông Dài *Viết để tưởng nhớ người anh trong GĐPT và...

Buông Gánh

Buông gánh

Nói về một bậc Thánh đã giải thoát sanh tử và khổ đau, trong Kinh tạng, Thế Tôn thường dùng...

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume I

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume I

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ân Đức Sinh Thành (Thơ Mùa Báo Hiếu)

Ân Đức Sinh Thành (thơ Mùa Báo Hiếu)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kiến Tánh Thành Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bụt Và Tổ Trong Ta

Có nên yêu một người xuất gia ?

Căn Bản Trung Quán Luận – Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng

Buổi Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma

Về Bát Kỉnh Pháp Dành Cho Tỳ Kheo – Linh Toàn

Thiền Định – Dưỡng Chất Chuyển Hóa Tâm

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (3)

An trú ở Không mới là vi diệu đệ nhất

Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Trần Gian Này Khổ Hay Vui?

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Buông gánh

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume I

Ân Đức Sinh Thành (thơ Mùa Báo Hiếu)

Kiến Tánh Thành Phật

Tin mới nhận

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Có những ngày như thế…

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Kinh Kiến Chánh

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Tán thán Đức Phật

Những tật xấu cần bỏ ngay để có cuộc sống an vui

Giảng nghĩa chữ Phật

Cảm ơn với những gì tôi có, cảm ơn với những gì tôi không có

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Nhân quả là quy luật khách quan

Nỗi buồn của người mẹ

Lời tán thán Đức Phật

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

A Xà Thế Vương Vấn Ngũ Nghịch Kinh

Đạo Phật tiếp cận với đời sống

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Cầu Trời, Khẩn Phật

Lý tưởng của tôi: Bồ Tát Đạo

Đức Phật Bậc Thầy Vĩ Đại

Chuyện chiếc hộp yêu thương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Nghiên cứu phê phán về nhất thiết hữu luận trong bộ “luận sự”

Góc khuất

Nền Tảng Mọi Phẩm Hạnh Tốt Đẹp

Trẻ Không Nhà – Minh Mẫn

Thiền Sư Chân Nguyên – Con Người Của Thế Kỷ Thứ 17

Học lời dạy của Phật về vô thường

Ma chướng & thử thách trong đời sống (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Các yếu tố giúp ngũ căn bén nhạy

Thân Thế và Sự Nghiệp Johann Wolfgang Von Goethe

Xuân Thiền – Thích Thông Huệ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 46)

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Bài kinh về ngọn lửa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Kinh Duy Ma Lược Giải

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Kinh Kim Cương Lược Giải

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Giới Thiệu Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Biện Phá ‘Lăng Nghiêm Bách Ngụy’ của Pháp Sư Thích Mẫn Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Tâm tình của người niệm Phật

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Lá Thư Tinh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 20)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese