NĂM SỰ TU TẬP CHO TÂM GIÁC NGỘ KIÊN QUYẾT
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve
Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia, October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ. Và điều thật sự quan trọng là thấu hiểu vai trò của giới nguyện Bồ tát và khi nào chúng ta thật sự tiếp nhận các giới ấy. Nhiều người trong chúng ta đã thọ giới có hơi hấp tấp, khi chúng ta chưa thật sự phát triển tròn vẹn ngay cả giai tầng sơ khai của tâm giác ngộ. Nhưng tuy thế, ngay cả với một sự thấu hiểu giới hạn về tâm giác ngộ và không thật sự nghĩ về tất cả mọi người một cách chân thành, thì việc cố gắng để tuân theo những hướng dẫn của giới Bồ tát là rất lợi lạc. Nhưng nếu chúng ta thọ giới Bồ tát, thì chúng ta cần tiếp tục hành động trong việc cải thiện thế hệ của chúng ta và sự phát triển của tâm giác ngộ, và không bao giờ tầm thường hóa những gì thật sự liên hệ đến thể trạng của tâm giác ngộ. Bởi vì nó không chỉ bắt đầu hướng đến tất cả mọi người, một cách bình đẳng, rộng lớn vô biên, mà cũng là hướng đến Giác Ngộ – với sự Giác Ngộ chưa xảy ra của chính chúng ta – nhưng sự Giác Ngộ, là một sự thành tựu rộng lớn bao la, mà chúng ta cần có một loại nhận thức chính xác nào đó.
Bây giờ, khi nào chúng ta thật sự tiếp nhận giới Bồ tát là một câu hỏi. Hay chúng thọ giới như thế nào? Chúng ta thọ giới hoặc là trong một buổi lễ đặc thù cho việc truyền giới Bồ tát, hay thọ giới Bồ tát như một bộ phận của lễ khai tâm mật tông (hay quán đảnh). Không đi vào chi tiết của những loại quán đảnh, truyền lực, khai tâm, lễ cho phép tiếp theo, và tất cả loại nghi thức mật tông – tất cả đều phải thọ giới Bồ tát. Và những ai liên hệ với hai lớp mật tông cao nhất, cho dù chúng ta nói về truyền thống Nyingma, lớp tantra cao nhất, hay chúng ta đang nói với những truyền thống mới (Gelugpa, Sakya, và Kagyu), cũng đều giống nhau. Và nếu đó là một lễ quán đảnh liên hệ với tantra yoga, thì có giới Bồ tát và giới mật tông tantra. Nếu nó là một lễ quán đảnh liên hệ với tantra hoạt động hay tantra thực hiện, nó cũng có Bồ tát giới. Và nếu nó ở trong tantra tối thượng của những trường phái mới hay trong mahayoga, auyoga, hay atiyoga (đại toàn thiện) của Nyingma, cũng có giới nguyện Bồ tát và giới nguyện tantra.
Như Sakya Pandita, một đại sư, đã từng nói rất rõ ràng, “Không thọ giới, thì không có lễ quán đảnh, không có lễ khai tâm.” Và để thọ giới, quý vị phải thật sự biết một cách ý thức những gì quý vị đang làm và chấp nhận các giới nguyện một cách ý thức; bằng khác đi thì quý vị không tiếp nhận các giới. Và vì thế nếu trong lễ khai tâm quý vị không có ý tưởng gì về những gì quý vị đang làm, tất cả trong một ngôn ngữ là quý vị không thông hiểu, và chỉ làm theo người nào đó nói với quý vị, “À, thật sự quý vị thọ giới Bồ tát và mật tông tantra.” Đừng ngờ nghệch với chính mình. Quý vị không tiếp nhận giới và quý vị không thọ nhận lễ quán đảnh. Quý vị đã ở đấy; quý vị đã tiếp nhận điều thường được gọi ở phương Tây “sự gia hộ của lễ quán đảnh,” là điều một cách kỷ thuật hơn sẽ là sự truyền cảm hứng từ việc tham dự lễ ấy, nhưng quý vị không thật sự tiếp nhận lễ quán đảnh vởi vì quý vị đã không thọ giới một cách có ý thức và không tham dự một cách có ý thức trong lễ quán đảnh.
Bây giờ, nếu chúng ta tham dự lễ quán đảnh trong cách này mà không thật sự biết những gì chúng ta đang làm hay biết những gì đang xảy ra, thế thì mặc dù sự tham dự của chúng ta không khác gì con chó của người Tây Tạng thường được đem theo họ đến lễ quán đảnh – nó cũng không tiếp nhận lễ quán đảnh, bằng cung cách, bằng việc tham dự lễ khai tâm – tuy thế nếu chúng ta cố gắng để làm những thực hành (trì mật ngôn và quán tưởng và tự tạo sadhana và v.v…) từ lễ quán đảnh, thì tốt thôi cho đến khi chúng ta có lễ khai tâm trọn ven trong tương lai, khi cơ hội đến, tôi sẽ tiếp nhận lễ khai tâm một cách thích đáng. Thế thì tốt thôi. Vấn đề chính là không tự phụ và nghĩ, “Ô tôi đã thành tựu nhiều lắm!” khi thật sự thì không thế.
Bây giờ đối với việc tiếp nhận các giới nguyện, thật rất cần thiết để có một trình độ nào đó của ba la đề mộc xoa trước. “Giới ba la đề mộc xoa” có nghĩa là giới cho sự giải thoát cá nhân, biệt giải thoát. Điều này hình thành căn bản hay nền tảng của Bồ tát giới. Vậy thì điều này có thể ở tại những giới của cư sĩ, sa di hay sa di ni giới, hay đại giới của tỳ kheo và tỳ kheo ni. Cũng có thức xoa ma na ni giới. Với giới cho cư sĩ, có năm giới; và chúng ta có thể tiếp nhận năm hay bốn hay ba hay hai hay một, không có gì khác biệt – tối thiểu một trình độ nào đấy. Không có bổn phận khi thọ giới cư sĩ chúng ta phải tiếp nhận tất cả năm giới. Điều đó tùy vào chúng ta và nó là quyết định cá nhân của riêng chúng ta. Quý vị không công bố nó cho bất cứ ai kể và vị thầy. Quý vị có thể, nhưng không cần thiết.
Vậy thì đây là không lấy mạng sống của kẻ khác, không sát sanh; không lấy bất cứ thứ gì không được cho, nói cách khác là không trộm cắp; không nói hay biểu hiện điều gì không thật, nói cách khác là không lừa dối; không nuông chiều trong thái độ tình dục không thích đáng – chữ “không thích đáng” ở đây hơi khó chuyển dịch một cách chính xác, nhưng hãy gọi nó một cách tạm thời – và không sử dụng những chất làm say, liên hệ một cách đặc biệt đến rượu nhưng có thể được mở rộng đến những gì chúng ta có thể gọi đến những thứ tiêu khiển, như thuốc phiện, ma túy, bạch phiến, … Chúng ta gọi trong tiếng Anh là “thuốc tiêu khiển (recreational drugs)”, là những thứ hoàn toàn cho sự giải trí chứ không phải là y dược thí dụ cho người bệnh ung thư được cho thuốc giảm đau morphine để đối phó với cơn đau. Chúng ta không liên hệ đến những thứ ấy, hay uống thuốc aspirin cho nhức đầu.
Bây giờ ở đây không chi tiết trong năm điều này, nhưng Tông Khách Ba viết, trước nhất ngài nói, “Bất cứ khi nào chúng ta đi vào cánh cửa của bất cứ thừa nào trong Phật Giáo” – vậy thì Tiểu Thừa, Đại Thừa hiển giáo hay Đại Thừa mật giáo – “
Chúng ta cần thiết lập căn bản giới luật của từng thừa tương ứng.” Điều ấy đang liên hệ đến giới giải thoát cá nhân của Tiểu Thừa, hay Bồ tát giới của Đại Thừa phổ thông, và giới mật tông của Tantra Yoga tối thượng (Vô thượng du già). Và sau đó ngài tiếp, “Và một cách đặc biệt khi chúng ta đi vào mantra bí mật,” đó là mật tông – “rồi thì tâm giác ngộ là điểm cần thiết tối hậu cho tất cho tất cả tâm đạo của Đại Thừa, thì thật rất quan trọng cho điều ấy là vững vàng với Bồ tát giới.”
Vậy thì Tông Khách Ba nhấn mạnh nhu cầu của giới Bồ tát với mật tông. Và Tông Khách Ba cũng tiếp tục và nói (đây là trong Lá Thư Khuyến Tấn Thực Tiển Với Kinh Thừa Và Mật Thừa của ngài), “Những sự thực chứng được thành tựu bằng việc tiếp nhận Bồ tát giới, trong khi đã được truyền thọ giới pháp theo từng trình độ tương ứng với Luật tạng” – nói cách khác hoặc là giới của cư sĩ hay sa di hay đại giới của tỳ kheo nam nữ – “các giới ấy là tốt nhất” – nói cách khác tiếp nhận Bồ tát giới, được căn cứ trên những giới giải thoát cá nhân ấy – “là tốt nhất so với những ai chỉ duy trì Bồ tát giới mà thôi.” Nói cách khác quý vị sẽ thành tựu những sự thực chứng vững vàng hơn, thích đáng hơn, cao độ hơn nếu quý vị có một nền tảng vững vàng về giới ba la đề mộc xoa hơn là nếu chỉ có giới Bồ tát mà thôi.
Tông Khách Ba nói tiếp, “Đây là những gì Đức Phật muốn đề cập khi Ngài nói trong nhiều kinh điển rằng nếu có hai vị Bồ tát bình đẳng trong tất cả mọi sự tôn kính, thì ngoại trừ một người là cư sĩ không có giới giải thoát cá nhân” – nói cách khác, không có giới biệt giải thoát – “và những sự truyền giới khác” – có nghĩa là một trong những trình độ của cư sĩ hay nam nữ tu sĩ, ” – thì người với trình độ này của giới (có thọ giới giải thoát cá nhân) – “sẽ là người đáng ca ngợi hơn. Đức Phật đã thiết lập rõ ràng những điểm này trong sự trình bày của Ngài về giới nguyện.”
Okay. Vậy thì chúng ta cần một trình độ nào đó của giới ba la đề mộc xoa trước khi thọ Bồ tát giới, dĩ nhiên thêm nữa để phát triển một trình độ nào đó của tâm giác ngộ. Hãy nhớ rằng Bồ tát giới được tiếp nhận khi chúng ta đã đạt được thể trạng dấn thân của tâm giác ngộ này (hay thành tựu điều này). Chúng ta phải đã phát triển thể trạng nguyện ước hay thể trạng nguyện vọng của tâm giác ngộ.
Và chúng ta đã thấy rằng tâm giác ngộ nguyện vọng có hai giai tầng: là thể trạng mong ước đơn thuần – chỉ mong ước trở thành một Đức Phật nhằm để làm lợi ích cho chúng sanh; và thể trạng phát nguyện – cam kết – của việc không bao giờ từ bỏ mục tiêu này cho đến khi chúng ta thật sự thành tựu sự Giác Ngộ ấy – Đức Đạt Lai Lạt Ma thường làm điều này, tiến hành một nghi thức bao gồm cả thể trạng chỉ mong ước đơn thuần và thể trạng phát nguyện cam kết, trước khi ngài truyền giới Bồ tát – rồi thì trong mô thức của thể trạng phát nguyện của tâm giác ngộ nguyện vọng, chúng ta thực hiện một sự bảo đảm cố gắng để tuân theo năm loại rèn luyện tu tập.
Vậy thì điều này có nghĩa là bốn tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết không suy thoái trong kiếp sống này, và một tu tập cho việc không đánh mất tâm giác ngộ kiên quyết trong những kiếp sống tương lai. Điều cuối cùng chi tiết tránh bốn điều và thực hiện bốn điều đối kháng với nó. Điều này có nghĩa là trước khi chúng ta thọ giới Bồ tát, thì chúng ta đã đang tuân theo một loại tu tập nào đó, một loại giới nào đó, không chỉ trong những giới giải thoát cá nhân, mà cũng trong dạng thức của những loại cam kết này, những tu tập này. Thế thì những loại tu tập này là gì?
Trước nhất, bốn tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết không bị suy thoái trong kiếp sống này. Những gì chúng ta muốn làm là luôn luôn có tâm giác ngộ mạnh mẽ. chúng ta không muốn điều ấy bị yếu đi. Thế thì chúng ta làm cho điều này mạnh mẽ như thế nào?
1-Thứ nhất là mỗi ngày nhớ những hữu ích và thuận lợi của việc phát triển tâm giác ngộ. Chúng ta có một liệt kê dài những lợi ích này trong chương thứ nhất của Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát (Nhập Bồ tát hạnh) của Tịch Thiên. Nhưng nếu chúng ta đọc một cách rõ ràng thì điều này rất lợi lạc, và ôn lại mỗi ngày. Nhưng ngay cả nếu chúng ta không thật sự đọc những điều này như một phần của sự thực tập hàng ngày, thì chúng ta cũng có thể nghĩ đến những điểm chính, tự nhắc nhở mình. Cách duy nhất chúng ta khả dĩ có thể đạt đến Giác Ngộ là với việc có xu hướng của tâm giác ngộ: “Tôi muốn thành tựu Giác Ngộ, và tôi đang hành động đến việc thành tựu ấy, và tự tin rằng tôi có thể thành tựu Giác Ngộ và những gì tôi sẽ làm với sự Giác Ngộ là: giúp đở tất cả chúng sanh.”
Và hành động với mục tiêu này thì chúng ta có thể đem đến hạnh phúc cho chính chúng ta- bởi vì chúng ta rõ ràng đang làm việc để vượt thắng những giới hạn của chính chúng ta nếu chúng ta sẽ thành tựu Giác Ngộ – nhưng nếu chúng ta sẽ có thể làm lợi ích và mang hạnh phúc đến cho mọi người. Và nếu chúng ta chỉ nghĩ trong hình thức của giá trị thế gian, như được ca ngợi và cảm kích, và v.v…bởi người khác, như Tịch Thiên nói, “Nếu người nào đó được ca ngợi chỉ vì bố thí một ít thực phẩm cho một vài người đói kém nào đó một lần” – như cho đồ cứu trợ nạn nhân động đất hay điều gì giống như thế – ” nếu như vậy là đáng ca ngợi, vậy thì về việc đem đến hạnh phúc cứu kính bất tận đến mọi người trong vũ trụ sẽ tồn tại mãi mãi, và đem đến sự Giác Ngộ cho họ thì thế nào?”
Nếu chúng ta đang hành động đến Giác Ngộ, thì chúng ta sẽ không chán nản hay mệt mõi (tôi không muốn nói đến điều này ở trình độ thông thường như sự mệt mõi sau một ngày làm việc), nhưng chúng ta sẽ có sức mạnh: “Tôi sẽ đạt đến điều này để hổ trợ mọi người.” Điều ấy sẽ cho quý vị một sức mạnh không thể tin nổi trong mọi thời để có thể hành động vì điều ấy. Đó là một sự bảo vệ và đối trị tốt nhất cho việc hành động một cách tiêu cực hay hành động như một kẻ ngốc. “Làm sao tôi có thể hành động như một tên ngốc? Làm sao tôi có thể ích kỷ? Làm sao tôi có thể hành động trong một cách tiêu cực và tổn hại bất cứ người nào nếu tôi thật sự hành động để thành tựu Giác Ngộ để làm lợi ích cho tất cả mọi người?” Có nhiều và rất nhiều lợi ích, vì thế chúng ta cố gắng để tự nhắc nhở mình mỗi ngày với điều này Tôi muốn nói một cách thật sự, không chỉ là thử. Chúng ta hứa hẹn để làm như vậy, và trên căn bản của sự hứa hẹn ấy chúng ta cố gắng để hành động để làm điều này.
2- Thứ hai là rèn luyện để tái khẳng định và tăng cường động cơ này bằng việc hồi hướng trái tim chúng ta mỗi ngày, tiếp nhận và phát tâm giác ngộ mỗi ngày, ba lần mỗi sáng, và ba lần mỗi tối. Điều ấy không có nghĩa là chỉ lập lại những câu kệ vô ý thức. Chúng ta có thể trì tụng vô ý thức một câu kệ hoặc là bằng Tạng ngữ hay trong ngôn ngữ của từng dân tộc. Chỉ bởi vì trong ngôn ngữ của riêng từng người không bảo đảm nó sẽ không là vô ý thức. Vô ý thức có nghĩa là chỉ đọc suông và không thật sự cảm nhận bất cứ gì hay phát sinh bất cứ điều gì trong tâm thức chúng ta ngoại trừ từ ngữ. Như vậy có nghĩa là nghĩ về những lợi ích và sau đó thật sự thâm nhập vào những giai tầng: buông xả, cởi mở đến tất cả mọi người, bình đẳng; mọi người ân cần, như một bà mẹ và những lúc khác, v.v… qua toàn câu. Và sau đó, cách ấy, điều này sẽ củng cố tâm giác ngộ của chúng ta. Nếu chúng ta làm việc này mỗi ngày, tâm giác ngộ kiên quyết của chúng ta sẽ không suy thoái, sẽ không trở thành yếu kém.
Cho nên mặc dù chúng ta có những sự thực tập nào đó, những câu kệ căn bản nào đó mà chúng ta có thể sử dụng cho việc phát sinh nguyện ước này, phát tâm giác ngộ này, mà chúng ta có thể trì tụng ba lần buổi sáng và ba lần buổi tối, xin nhớ rằng, chúng ta cần cố gắng để không chỉ là đọc tụng suông vô ý thức. Và đừng tự đùa với chính mình. Điều ấy thật không dễ để thật sự thực hành mỗi buổi sáng và tối. Nó đòi hỏi đúng là hơi nổ lực, có phải không?
3- Thứ ba, là tu tập cố gắng xây đắp những mạng lưới của năng lực tích cực và sự tỉnh giác thâm sâu, thường được diễn dịch như sự tích tập “phước đức và tuệ trí”. Nói cách khác chúng ta cố gắng tối đa với thể trạng nguyện vọng của tâm giác ngộ, để hổ trợ người khác, tối đa như có thể. Đó là sự xây đắp năng lực tích cực, phước đức. Chúng ta không chỉ ngồi trên tọa cự và mong ước mọi người được an lành, nhưng ngay cả trước khi thọ giới Bồ tát, thì chúng ta cố gắng để giúp người khác tối đã như chúng ta có thể. Đây là đang xây dựng một mạng lưới năng lực tích cực (hay tích lũy phước đức).
Nói cách khác, không chỉ ngồi tại một nơi nho nhỏ an ổn nào đó: “Tôi mong ước mọi người được an lành. Tôi sẽ thành tựu Giác Ngộ và hổ trợ tất cả mọi người,” nhưng trong đời sống hàng ngày chúng ta nói với những người khác khi họ yêu cầu giúp đở, “Tôi bận rộn quá” và “Đừng làm phiền tôi,” và v.v…, như thế này sẽ không thành tựu được. Một cách tối đa có nghĩa là hãy thực tế, không hứa hẹn điều gì đó ngoài hoàn cảnh và giai tầng của chúng ta hiện tại. Tịch Thiên nhấn mạnh điều này một cách thật rõ ràng. Đừng hứa hẹn ngoài khả năng của chúng ta. Châm ngôn được sử dụng là “Tôi mời mọi người làm khách của tôi đến tiệc lớn Giác Ngộ.” Tịch Thiên nói những điều này trong một cách thi vị, có nghĩa là tôi sẽ làm việc cho sự Giác Ngộ của quý vị, vì thế tôi sẽ mời quý vị như vị khách đến cũng để Giác Ngộ. Đây là điều chúng ta đang hứa hẹn và điều này chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ, và điều này tôi sẽ bày tỏ với quý vị khi tôi thành tựu Giác Ngộ. Điều đó khác với những gì tôi đang liên hệ đến, là điều mà một vị Bồ tát tại một trình độ nào đó không thử cố gắng để làm những hành vi Bồ tát của một vị Bồ tát ở trình độ cao hơn. Điều đó được tuyên bố một cách thi vị như “Một con sói không nhảy nơi một con sư tử có thể nhảy qua.”
Tịch Thiên nói là hãy thẩm tra chính mình một cách cẩn thận trước khi hứa hẹn làm điều gì đó như, “Tôi sẽ chuyển dịch toàn bộ tạng kinh Kangyur (Cam Thù) sang tiếng Nga,” khi mà chúng ta thật sự không thể thực hiện lời hứa ấy trong một thời gian ngắn ngũi này. Sau đó hãy thẩm tra một cách kỷ lưỡng là quý vị có thể làm điều ấy hay không. Và tốt hơn là là nói “Tôi không thể làm việc đó” trước, hơn là hứa hẹn và bắt đầu và rồi từ bỏ bởi vì quý vị không thể làm việc đó. Như vậy là khác với hứa hẹn đem mọi người đến Giác Ngộ. Okay. Cho nên chúng ta hãy cố gắng tối đa để giúp đở người khác, để tích tập phước đức, và thiền tập về tánh không, để trau dồi tuệ trí ở bất cứ trình độ thấu hiểu nào về tánh không mà chúng ta có. Và tại sao tôi làm điều này? Tôi làm điều này nhằm để có thể thành tựu Giác Ngộ để giúp đở mọi người. Cho nên nó giúp cho tâm Bồ tát kiên quyết của chúng ta không bị suy thoái.
4-Thứ tư. Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc cố gắng (hay tối thiểu mong ước) để giúp đở bất cứ người nào, bất chấp người ấy là khó khăn như thế nào. Hãy nhớ, tâm giác ngộ: chúng ta đang hành động để làm lợi ích cho tất cả mọi người, bất chấp chúng là khó khăn như thế nào. Dĩ nhiên chúng ta có thể mở rộng điều này đến con muỗi đang bay chung quanh đầu chúng ta trong khi chúng ta đang cố gắng để ngủ. “Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ việc cố gắng để đem quý vị đến Giác Ngộ, vị Muỗi thân mến của tôi, bởi vì trong kiếp sống trước ngươi đã là mẹ của ta.” Như vậy là quá tiến bộ có phải không? Nhưng chúng ta có thể tối thiểu mở rộng điều này đến những con người khác.
Tôi sẽ cho quý vị một thí dụ về kinh nghiệm của chính tôi. Có một phụ nữ ở Đức quốc và bà ta bị chứng tâm thần phân liệt, và bà ta đang rất tệ hại và từ chối không đi đến sự giúp đở tâm lý trị liệu chuyên môn. Bà ta luôn luôn đi quanh những tổ chức Phật Pháp và những vị thầy thế nào đó giúp bà ta và những nơi đó ngay cả không hiểu biết rằng bà bị tâm thần phân liệt. Và bà ta đặc biệt theo sát tôi và gọi tôi trong mọi lúc và gửi tôi email trong mọi thời. Bà ta bị từ chối khỏi rất nhiều trung tâm và tổ chức Phật Pháp bởi vì bà có thể gây khó chịu cho người khác khi bà ta ở đấy và hành động trong một cách khó khăn. Và khi bà ta gọi tôi tôi luôn luôn nói với bà, “Hãy nhìn”, tôi nói mộ cách rất rõ ràng, “Tôi không thể giúp đở bà. Việc này ngoài khả năng của tôi. Tôi không phải là một nhà tâm lý trị liệu chuyên môn. Tôi không biết giúp đở bà như thế nào. Bà phải đến những nhà chuyên môn.” Cho bà một câu mật chú nào đó để trì tụng, hay điều gì như thế là ngu ngơ. Điều đó sẽ không giúp gì cho bà ta ở giai tầng này của sự quấy rầy tinh thần. Thế này nhé, thật dễ dàng nếu bà ta gọi, chỉ bắt máy và nói, “Đừng bao giờ gọi tôi nữa” và quên nó đi. Nhưng có một sự tu tập, tôi đã từng nói một cách rõ ràng rằng tô không thể giúp bà bây giờ, nhưng tối thiểu tôi mong muốn, “Tôi ước rằng tôi có thể giúp bà.” Tôi không thể việc đó bây giờ. Và vì thế tôi không chỉ ném bà ta vào thùng rác. Điều này đòi hỏi một sự kiên nhẫn lớn, dĩ nhiên, và sự bao dung lớn, nhưng đây là loại việc mà chúng ta làm bây giờ với sự tu tập này. Vấn đề là tôi không nói bà ta biến đi hay cút xéo tối thiểu là cũng giúp đở thế nào đó. Mặc dù, như tôi mới nói trước đây, tôi không giả vờ rằng tôi có thể làm việc gì đó hơn khả năng của tôi. Tôi không thể giúp đở bà ta.
Như thế đó là bốn sự tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết của chúng ta không bị thoái trào trong kiếp sống này. Rồi thì:
5- Thứ năm chúng ta hứa tuân theo điều tu tập thứ năm, nhằm hướng để không đánh mất tâm giác ngộ của chúng ta trong những kiếp sống tương lai. Và điều này liên hệ đến bốn mô thức đối kháng của thái độ. Do thế điều đó có nghĩa là tránh hay dừng hàn động trong một cách nào đó, và thay vì thế hành động trong cách đối kháng lại. Đó là những gì chúng ta muốn nói bằng một cách đối kháng của thái độ.
a- Thứ nhất là chúng ta dừng sự lừa dối các vị đạo sư, cha mẹ, và tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thay vì thế chúng ta luôn luôn trung thực với quý vị ấy, một cách đặc biệt về động cơ của chúng ta và nổ lực để giúp đở người khác của chúng ta. Điều này là rất quan trọng. Với cha mẹ, chúng ta bắt đầu. Cha mẹ là những người chăm sóc chúng ta như những đứa bé và nuôi dưỡng chúng ta v.v… Chúng ta luôn luôn lệ thuộc vào cha mẹ – ngoại trừ chúng ta được sinh ra từ bông sen như ngài Liên Hoa Sanh, nhưng hãy nói thêm về những gì sẽ xảy ra một cách thông thường. Và vì thế bởi vì sự ân cần của họ đối với chúng ta và nhu cầu dựa vào cha mẹ trong tương lai, quý vị không muốn hành động trong một cách lừa dối họ, lường gạt họ, giả vờ điều gì đó mà chúng ta không thế, một cách đặc biệt trong dạng thức của những vấn đề tâm linh, mà chúng ta nói đến. Nhưng thay vì thế, như tôi nói, chúng ta trung thực với họ. Bây giờ điều này rất rõ ràng và thẳng thắn rằng nếu chúng ta nói về những vị thầy tâm linh. Quý vị không muốn lừa dối và nói láo, “Ô, tôi đã thực chứng điều này, hay điều nọ.” khi chúng chưa, hay “tôi đang thực hành điều này hay điều nọ,” khi chúng ta không thế. Hay Phật, Pháp, Tăng (tam bảo): “Tôi đang đi trong phương hướng này, và tôi đang đặt phương hướng này trong đời sống của tôi” – và chúng ta không thế. Chúng ta chỉ đang làm việc cho một mục tiêu tổn hại nào đó. Nếu chúng ta muốn tiếp tục những kiếp sống tương lai với tâm giác ngộ của chúng ta, thì chúng ta cần nương tựa vào cha mẹ; chúng ta cần nương tựa vào những vị đạo sư; chúng ta sẽ cần quy y, theo phương hướng an toàn của Phật, Pháp, và Tăng. Đó là tại sao chúng ta không lừa dối các vị ấy. Chúng ta trung thực với các vị ấy vì thế chúng ta sẽ tiếp tục có những hoàn cảnh để phát triển tâm giác ngộ trong những kiếp sống tương lai với tâm giác ngộ kiên quyết, để làm mới nó, để phát sinh nó trong những kiếp sống tương lai.
Giới Bồ tát và giới mật tông không giống như giới biệt giải thoát. Giới biệt giải thoát chúng ta chỉ thọ nó cho kiếp sống này. Giới Bồ tát và mật tông chúng ta thọ cho toàn bộ tất cả những kiếp sống, toàn bộ con đường cho đến Giác Ngộ. Cho nên nếu chúng ta thọ giới Bồ tát trong kiếp sống này, trong kiếp sống tới, vào lúc đầu, chúng sẽ im lìm, ngủ; không hoạt động. Giả như chúng ta sinh ra như một con gián. Vậy thì con gián có Bồ tát giới không? Nếu con gián đã thọ giới Bồ tát trong kiếp trước, à, vâng, thế thì chúng im lìm không hoạt động. Chúng vẫn ở nơi nào đó trong dòng suối tâm, sự tương tục tinh thần. Con gián không thực hành thái độ Bồ tát.
Một giới Bồ tát quý vị tiếp nhận cho đến khi Giác Ngộ. Cho nên bây giờ tôi chết, với những giới Bồ tát của tôi không bị ảnh hưởng, và tôi tái sanh như một con gián. Tôi vẫn giới Bồ tát như một con gián trong kiếp sống con gián chứ? Vâng, chúng hoạt động chứ? Không. Sẽ phải phát tâm, phát triển một lần nữa, tâm giác ngộ và thọ giới Bồ tát một lần nữa, ngay cả nếu chúng ta tái sanh như một con người. Và vì thế có nghĩa là chúng ta sẽ phải lệ thuộc vào cha mẹ và một vị thầy tâm linh và Ba Ngôi Tôn Quý. Và vì thế quý vị muốn có một mối quan hệ chân thành thẳng thắn với họ chứ không phải là một thứ lừa dối. Bởi vì điều gì sẽ xảy ra nếu quý vị có một vị thầy lừa đảo. Rồi thì quý sẽ phải đón nhận tất cả những loại hoàn cảnh ngược đãi và giáo phái cúng bái, và v.v… và cha mẹ có thể ngược đãi quý vị, và tất cả những thứ như vậy. Cho nên quý vị muốn tránh những thứ ấy để quý vị sẽ có thể phát triển tâm giác ngộ thuần khiết một lần nữa trong những kiếp sống tương lai.
Nhưng như tôi nói, với cha mẹ hơi tế nhị một tí vì nhiều người trong chúng ta có thể có cha mẹ không nhất thiết là thấu hiểu con đường tâm linh của chúng ta hay ưa thích nó. Chúng ta không nói về phải nói với cha mẹ chúng ta mọi chi tiết tỉ mỉ về đời sống riêng tư, đời sống cá nhân của chúng ta. Chúng ta không phải nói dối, nhưng không có nghĩa là chúng ta phải nói tất cả mọi thứ. Nhưng điều đang liên hệ là trong hình thức của những việc tâm linh, trong mô thức của việc hổ trợ họ. Nếu tôi nói tôi sẽ giúp đở cha mẹ tôi, đem rác ra ngoài mỗi ngày, thế thì tôi làm như thế mỗi ngày. Tôi không lừa dối họ, loại việc thế này, trong hình thức hổ trợ họ, trong mô thức nếu cha mẹ hỏi về sự thực hành tâm linh của chúng ta. “À, vâng, tôi…” Chúng ta không nói dối việc rằng việc này không là điều gì đấy quan trọng trong đời sống của tôi.
b- Thứ hai là chấm dứt chê trách và khinh thường chư vị Bồ tát. Khinh thường có nghĩa là chúng tôi không thích quý vị, chúng tôi thấy khuyết điểm bởi vì chúng tôi sân hận với người này. Nhưng rắc rối ở đây là ngoại trừ chúng ta là Phật, thì chúng ta sẽ không bao giờ chắc chắn ai thật sự là Bồ tát. Ngược lại điều này là xem mọi người như vị thầy của chúng ta. Ngay cả nếu người ta đang hành động trong một cung cách thô lỗ và ghê tởm, tuy nhiên họ dạy chúng ta không cư xử trong cách ấy. Bây giờ quý vị phải rất cẩn thận với điều này bởi vì quý vị có thể lỗi lầm khi nói điều này như là luật định, và nó là một sự tồn tại hoàn toàn tự chính nó từ phía nó, và chúng ta không cố gắng để thấy tính tương đối của điều này. Bởi vì ở đây không nói rằng nếu người nào đó đang hành động một cách tàn phá và quý vị không cố gắng để làm họ dừng lại khi người nào đó đang làm một sai sót hay người nào đó đang hành động một cách tổn hại, đó là một phần của Bồ tát giới: nếu quý vị có khả năng để chặn họ lại, thì quý vị phải làm họ ngưng lại. Đức Phật luôn làm như vậy. Vấn đề ở đây là không tìm khuyết điểm, với sân hận và thù oán. “Ngươi là một người xấu và bây giờ ta phải trừng phạt ngươi, ta sẽ đánh ngươi”. Người này đang hành động một cách tai hại; họ là thầy tôi; dĩ nhiên, họ đang dạy tôi không hành động như vậy. Tuy nhiên, tôi muốn giúp họ, và để giúp họ thì tôi cần giúp họ dừng tạo nghiệp bất thiện và để dừng việc làm tổn hại. Vì thế tôi đang làm việc này với từ ái và bi mẫn.
Bổn sư của tôi, Serkong Rinpoche, không đề cập tên, có một vị thầy tâm linh Tây Tạng nọ, người đang dạy học trò của ngài thực hiện điều gì đó để làm một loại thực tập nào đó rất cao, vượt ngoài trình độ của những môn nhân này. Và Serkong Rinpoche, nói, “À, vâng, động cơ của vị thầy này có thể là trong sạch, loại động cơ của tâm giác ngộ để giúp đở người khác, nhưng những phương pháp của ngài không thiện xảo lắm.” Ngài đang chỉ ra một khuyết điểm và ngay cả không đang chỉ ra cho vị thầy ấy, mà đang chỉ ra tới tôi, một học trò của ngài. Có phải là tán gẫu không? Không. Serkong Rinpoche đang làm gì? Ngài đang chỉ ra – ngài không giận hờn với vị thầy ấy, nhưng ngài đang dạy tôi rằng bất chấp mục tiêu và động cơ cùng xu hướng tâm giác ngộ của quý vị là tốt lành đi nữa, nhưng quý vị phải thiện xảo trong các phương pháp khi sử dụng để giúp đở người khác. Hãy suy nghĩ một cách cẩn thận về những gì quý vị dạy người khác.
Cho nên chúng ta phải thừa nhận rằng người nào đó đang làm một sai sót khi họ đang làm sai sót; chúng ta không phải sân hận, và chúng ta cố gắng để học hỏi từ điều đó. Và nếu người kia dễ tiếp thu để thay đổi, thì chúng ta chỉ ra khuyết điểm của họ. Nếu họ là một vị Bồ tát, hay mong muốn để là một vị Bồ tát, không có nghĩa là họ thiện xảo như một Đức Phật và biết một cách chính xác đâu là cách tốt nhất để hành động và lợi ích của việc này là gì. Và chúng ta làm việc này mà không phải la lên như: “Ta là thẩm quyền thánh thiện” và “Thánh thiện, thánh thiện, ta thiêng liêng! Ta biết điều gì là tốt nhất”. Chắc chắn không phải là trong cách tự phụ như thế, mà rất khiêm tốn, một lời khuyên dâng hiến. Cho nên vấn đề không phải là bình phẩm, không phải bới tìm khuyết điểm vì sân hận; “với tình trạng khinh thường của tâm tư,” với sự thù ghét con người, sân hận với họ. Bởi vì họ đang cố gắng. Chúng ta không biết. Tôi không phải là một Đức Phật, vì thế tôi không biết có phải quý vị hành động trong cách này do bởi là một vị Bồ tát thiếu thiện xảo, hay có phải quý vị hành động trong cách này bởi vì quý vị là vô cùng si mê. Nhưng vấn đề là không nổi giận với người ấy, bởi vì người ấy có thể là một vị Bồ tát tiềm tàng., và vì thế có lẻ họ đang hành động để dạy tôi điều gì đó, sau đó chúng ta tiếp tục phải tôn kính cho thái độ Bồ tát, và điều đó sẽ giúp chúng ta tiếp tục có tâm giác ngộ kiên quyết này trong những kiếp sống tương lai.
c- Thứ ba là chúng ta chấm dứt làm người khác hối hận bất điều tích cực hay tiêu cực gì mà họ đã làm. Thay vì thế chúng ta khuyến khích người khác hãy tích cực và hữu dụng, và nếu họ dễ tiếp thu thì chúng ta động viên họ làm việc trong việc phát triển tâm giác ngộ, đi theo con đường tâm linh đến Giác Ngộ. Đó là những người nào đó đang làm điều gì đó tích cực, họ đang thực hành một loại thực tập tâm linh nào đó, đang theo một vị thầy nào đó không phải thầy của chúng ta. Điều chúng ta cần là tránh làm cho họ hối hận như: “Quý vị là khờ dại mới theo vị thầy ấy, thực hành như thế ấy, hay thuộc trung tâm Phật Pháp ấy” – làm họ phải hối hận đã làm những việc ấy. Người ta có thể rất chán nản, thất vọng và hoàn toàn không muốn tiếp tục nữa. Nhưng chúng ta hãy khuyến khích họ, chúng ta giúp đở họ. Nếu những gì họ đang làm là xây dựng, tích cực – quá tốt! Và nếu họ dễ lãnh hội, chúng ta hãy đề nghị những thứ xa hơn mà họ có thể làm. Nếu họ không dễ tiếp thu, thì đừng. Nếu chúng ta muốn mọi người thành tựu Giác Ngộ, thế thì những gì sẽ hổ trợ họ để đạt được Giác Ngộ là hành động của họ là xây dựng; cho nên nếu họ đã hành động một cách tích cực thì hãy động viên họ – tốt quá! Đừng làm họ chán nản bởi việc làm họ hối hận. Họ cúng dường tiền của đến một trung tâm Phật Pháp khác, chứ không phải trung tâm của tôi!”A, quý vị không nên làm như vậy – quý vị nên cúng cho tôi.” Đó không phải là cách chúng ta làm, okay.
d- Điều cuối cùng, điều sau cùng trong bốn điều này, là chấm dứt đạo đức giả và khoe khoang trong việc giao tiếp với người khác. Biểu hiện “đạo đức giả” là che dấu lỗi lầm của chúng ta khi chúng ta có và giả vờ như không có, và “khoe khoang” có nghĩa là chúng ta giả vờ có những phẩm chất mà chúng ta không có. Tôi là một người đạo đức giả: Tôi nói quý vị không hút thuốc, nhưng tôi ra ngoài và trong phòng riêng tôi hút thuốc. Đó là đạo đức giả. Tôi đang che dấu những khuyết điểm của tôi.
Okay. Cho nên thay vì hành động như vậy trong việc giao tiếp với người khác, nếu chúng ta đang tiếp nhận trách nhiệm hổ trợ người khác thì chúng ta phải luôn luôn trung thực và cởi mở với họ. Những giới hạn của chúng ta là gì? Những năng lực của chúng ta là gì? Điều đó là rất, rất quan trọng. Những con người khác nhau, một cách đặc biệt nếu quý vị ở trong phạm vi Phật Pháp và cố gắng để giúp đở người khác hoặc là một vị thầy hay một hành giả Phật Pháp, đừng giả bộ là một loại người thánh thiện nếu quý vị không phải thế. Nhiều người tuyệt vọng trong việc giúp đở một cách rất dễ dàng sẽ vọng tưởng tất cả mọi thứ vào người nào đó mà họ thấy như khả dĩ có thể giúp đở họ. Họ lãng mạn, lý tưởng, và có tất cả những hy vọng không thật. Và thường thì họ cực kỳ thất vọng và rất chán nản vào lúc cuối – “vở mộng” như chúng ta thường nói trong tiếng Anh “disillusioned” – và chúng ta có thể thậm chí từ bỏ. Nhưng nếu chúng ta ở trong vị thế để giúp đở người khác, hay nếu chúng ta là một vị thầy, thì chúng ta không nhất thiết phơi bày tất cả mọi khuyết điểm của chúng ta; nhưng khi nó liên hệ đến người khác, thì chúng ta thừa nhận khuyết điểm của chúng ta. “Tôi chưa học điều này. Tôi vẫn không nhẫn nhục lắm. Tôi vẫn sân hận.” Quý vị thừa nhận những khuyết điểm này. Quý vị không dấu diếm chúng, nhưng quý vị nói rằng tôi đang làm việc với những thứ này. Bởi vì nếu chúng đang cố gắng để hổ trợ người khác, thường thường – mặc dù họ có thể là đầy cảm hứng bởi một lý tưởng hóa nào đó – thường thì điều sẽ truyền cảm hứng hơn trên một trình độ ổn định là tấm gương của người nào đó đang thật chân thành hành động với những khuyết điểm của họ. Đó là điều gì đó mà quý vị có thể liên hệ hơn như một học trò cần giúp đở.
Cho nên đây là năm loại tu tập mà chúng ta hứa hẹn tuân theo khi chúng ta có thể trạng nguyện vọng của tâm giác ngộ, và một cách đặc biệt thể trạng phát nguyện cam kết. Bốn tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết không bị suy thoái trong kiếp sống này; và một tu tập (điều thật sự có bốn phần này) để không đánh mất tâm giác ngộ kiên quyết trong những kiếp sống tương lai.
Chúng ta sẽ chấm dứt buổi giảng ở đây và sẽ tiếp tục vào lúc 5 giờ. Và nếu quý vị có câu hỏi nào, thì chúng ta có thể bắt đầu buổi giảng với một số câu hỏi. Okay. Cảm ơn.
Ẩn Tâm Lộ, Wednesday 15, 2015
Bài liên hệ
Tu tập từ việc phát tâm giác ngộ nguyện vọng
Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
Các giới Khinh của Bồ tát giới Tây Tạng
Discussion about this post