1.Nếu mọi thứ đều là tính Không, thì sẽ không có sự sinh khởi và hoại diệt.
Từ sự đoạn trừ cái gì mà ta có thể xác định được Niết-bàn?
2. Nếu mọi thứ không phải là tính Không, thì sẽ không có sự sinh khởi và hoại diệt.
Từ sự đoạn trừ cái gì mà ta có thể xác định được Niết-bàn?
3.Không có cái gì bị đoạn trừ, không có cái gì được chứng đắc,
không có cái gì bị tan hoại, không có cái gì thường trú,
không có cái gì bị tiêu diệt, không có cái gì được sinh khởi, cái đó được nói là Niết-bàn.’
4.Niết-bàn không thể gọi là hữu thể.
Bởi vì, theo sau các hữu thể, là đặc điểm của tuổi già và sự chết.
Không có bất cứ hữu thể nào, mà không có [đặc điểm của] tuổi già và sự chết.
5. Nếu Niết-bàn là hữu thể,
thì Niết-bàn đã là “cái được tác thành bởi các điều kiện cùng hội tụ” (hữu vi).
Vì không tồn tại bất cứ hữu thể nào,
mà không phải là “cái được tác thành bởi các điều kiện cùng hội tụ”.
6.Nếu Niết-bàn là một hữu thể,
tại sao cái đó lại không y chỉ (các uẩn)?
Không có bất cứ hữu thể nào mà không y chỉ (các uẩn),
được nhận thức như là Niết-bàn.
7.Nếu Niết-bàn không phải là một hữu thể, làm sao nó có thể là vô thể?
Người mà nhận thức Niết-bàn không phải là hữu thể, thì đối với người đó nó không phải là vô thể.
8. Niết-bàn không hệ thuộc (các uẩn), nên hoàn toàn không phải là vô thể.
Không có bất cứ pháp nào không y chỉ (các uẩn), mà không phải là vô thể.
9.Bất cứ hữu thể nào có sự đến và đi,
cái ấy đều bị hệ thuộc (các uẩn), hay đều là (xuất hiện trên cơ sở) các nhân duyên.
Không lệ thuộc vào các duyên, không y chỉ (trên các uẩn), cái đó được nói là niết-bàn.
10.Đức Đạo Sư dạy: “(Niết bàn) nó là sự đoạn trừ hữu thể và phi hữu thể”.
Vì thế, Niết-bàn, chính xác nó không phải là hữu thể, hay phi hữu thể”.
11.Nếu Niết-bàn bao hàm cả hữu thể và vô thể.
Thì sau đó, nó nhất định sẽ là hữu thể và vô thể. Điều ấy không chính xác.
12. Nếu Niết-bàn bao hàm cả hữu thể và vô thể.
Thì tất nhiên nó sẽ không bị y chỉ (các uẩn), bởi vì nó sẽ y chỉ vào hai cái đó (hữu thể và vô thể).
13.Làm sao Niết-bàn có thể là hữu thể và vô thể?
Niết bàn là ‘cái không bị tác thành bởi các duyên cùng hội tụ (vô vi);
còn hữu thể và vô thể, đều là ‘cái bị tác thành bởi các duyên cùng tụ hội’ (hữu vi).
14. Làm sao Niết-bàn có thể là hữu thể và vô thể?
Hai cái này không cùng tồn tại như một thể.
Chúng giống như ánh sáng và bóng tối
15.Việc mô tả: ‘không phải hữu thể, cũng không phải vô thể, chính là Niết-bàn’,
chỉ được thiết lập khi mà hữu thể và phi hữu thể được dựng dậy.
16.Nếu Niết-bàn không phải hữu thể, cũng không phải vô thể,
thì ai có thể lãnh hội được việc “không phải hữu thể, cũng không phải vô thể”?
17.Sau khi đức Thế Tôn thể nhập Niết-bàn,
người ta không thể nhận thức được [ngài?/niết bàn?] là ‘hiện tồn’, hay là ‘không hiện tồn’;
cũng không ai có thể cảm nghiệm được [ngài?/niết-bàn?] là gồm “cả hai điều”, hay là ‘không có cả hai điều’.
18.Ngay cả khi đức Thế Tôn còn trụ thế,
người ta cũng không thể nhận thức được [ngài/niết bàn?] là ‘hiện tồn’, hay là ‘không hiện tồn’;
cũng không ai có thể cảm nghiệm được [ngài/niết-bàn?] là gồm “cả hai điều”, hay là ‘không có cả hai điều’.
19. Sinh tử không có một mảy may tách rời với Niết-bàn;
Niết bàn cũng không có một mảy may tách rời với sinh tử.
20. “Biên giới của Niết-bàn chính là biên giới của sinh tử,
giữa hai biên giới ấy không có một mảy may tách rời”.
21.Quan điểm về ‘những kẻ đã đi qua’,
là đoạn diệt v.v…hay là thường hằng v.v..
còn tùy thuộc vào Niết-bàn, biên tế trước và biên tế sau.
22.Trong tính Không của tất cả Pháp, cái gì là biên tế?
Cái gì không phải là biên tế?
Cái gì là biên tế và không biên tế?
Cái gì là không có cả hai (biên tế và không biên tế)?
23.Có cái này không? Có những cái khác không?
Có tính thường trú không? Có tính nhất thời không?
Có cả tính thường trú và tính nhất thời không?
Có cái phi cả hai không?
24.Hoàn toàn làm an tĩnh tất cả các sự thủ đắc (upalambha),
và làm tĩnh chỉ tất cả các hình thái tượng trưng (prapañca= hí luận/quảng diễn),
đó là an ổn (śiva= cát tường/ niết-bàn).
Đức Phật không ở một nơi nào giảng dạy giáo Pháp cho bất kỳ ai.
Kết thúc chương khảo sát về Niết-bàn
***
Phụ lục 1. Nguyên bản Sanskrit
Chương XXV: nirvāṇaparīkṣā (Mmk LVP 519,4 – 541,7)
yadi śūnyam idaṃ sarvam udayo nāsti na vyayaḥ /
prahāṇād vā nirodhād vā kasya nirvāṇam iṣyate // MMK_25.1 //
yady aśūnyam idaṃ sarvam udayo nāsti na vyayaḥ /
prahāṇād vā nirodhād vā kasya nirvāṇam iṣyate // MMK_25.2 //
aprahīṇam asaṃprāptam anucchinnam aśāśvatam /
aniruddham anutpannam etan nirvāṇam ucyate // MMK_25.3 //
bhāvas tāvan na nirvāṇaṃ jarāmaraṇalakṣaṇam /
prasajyetāsti bhāvo hi na jarāmaraṇaṃ vinā // MMK_25.4 //
bhāvaś ca yadi nirvāṇaṃ nirvāṇaṃ saṃskṛtaṃ bhavet /
nāsaṃskṛto hi vidyate bhāvaḥ kva cana kaś cana // MMK_25.5 //
bhāvaś ca yadi nirvāṇam anupādāya tat katham /
nirvāṇaṃ nānupādāya kaścid bhāvo hi vidyate // MMK_25.6 //
bhāvo yadi na nirvāṇam abhāvaḥ kiṃ bhaviṣyati /
nirvāṇaṃ yatra bhāvo na nābhāvas tatra vidyate // MMK_25.7 //
yady abhāvaś ca nirvāṇam anupādāya tat katham /
nirvāṇaṃ na hy abhāvo ‘sti yo ‘nupādāya vidyate // MMK_25.8 //
ya ājavaṃjavībhāva upādāya pratītya vā /
so ‘pratītyānupādāya nirvāṇam upadiśyate // MMK_25.9 //
prahāṇaṃ cābravīc chāstā bhavasya vibhavasya ca /
tasmān na bhāvo nābhāvo nirvāṇam iti yujyate // MMK_25.10 //
bhaved abhāvo bhāvaś ca nirvāṇam ubhayaṃ yadi /
bhaved abhāvo bhāvaś ca mokṣas tac ca na yujyate // MMK_25.11 //
bhaved abhāvo bhāvaś ca nirvāṇam ubhayaṃ yadi /
nānupādāya nirvāṇam upādāyobhayaṃ hi tat // MMK_25.12 //
bhaved abhāvo bhāvaś ca nirvāṇam ubhayaṃ katham /
asaṃskṛtaṃ hi nirvāṇaṃ bhāvābhāvau ca saṃskṛtau // MMK_25.13 //
bhaved abhāvo bhāvaś ca nirvāṇa ubhayaṃ katham /
tayor abhāvo hy ekatra prakāśatamasor iva // MMK_25.14 //
naivābhāvo naiva bhāvo nirvāṇam iti yā ‘ñjanā /
abhāve caiva bhāve ca sā siddhe sati sidhyati // MMK_25.15 //
naivābhāvo naiva bhāvo nirvāṇaṃ yadi vidyate /
naivābhāvo naiva bhāva iti kena tad ajyate // MMK_25.16 //
paraṃ nirodhād bhagavān bhavatīty eva nājyate /
na bhavaty ubhayaṃ ceti nobhayaṃ ceti nājyate // MMK_25.17 //
tiṣṭhamāno ‘pi bhagavān bhavatīty eva nājyate /
na bhavaty ubhayaṃ ceti nobhayaṃ ceti nājyate // MMK_25.18 //
na saṃsārasya nirvāṇāt kiṃcid asti viśeṣaṇam /
na nirvāṇasya saṃsārāt kiṃcid asti viśeṣaṇam // MMK_25.19 //
nirvāṇasya ca yā koṭiḥ koṭiḥ saṃsaraṇasya ca /
na tayor antaraṃ kiṃcit susūkṣmam api vidyate // MMK_25.20 //
paraṃ nirodhād antādyāḥ śāśvatādyāś ca dṛṣṭayaḥ /
nirvāṇam aparāntaṃ ca pūrvāntaṃ ca samāśritāḥ // MMK_25.21 //
śūnyeṣu sarvadharmeṣu kim anantaṃ kim antavat /
kim anantam antavac ca nānantaṃ nāntavac ca kim // MMK_25.22 //
kiṃ tad eva kim anyat kiṃ śāśvataṃ kim aśāśvatam /
aśāśvataṃ śāśvataṃ ca kiṃ vā nobhayam apy atha // MMK_25.23 //
sarvopalambhopaśamaḥ prapañcopaśamaḥ śivaḥ /
na kva cit kasyacit kaścid dharmo buddhena deśitaḥ // MMK_25.24 //
Phụ lục 2. Bản Tây Tạng
(Mmk Tg tsa 16a5 – 17a5)
1. །གལ་ཏེ་འདི་དག་ཀུན་སྟོང་ན།
།འབྱུང་བ་མེད་ཅིང་འཇིག་པ་མེད།
།གང་ཞིག་སྤོང་དང་འགགས་པ་ལས།
།མྱ་ངན་འདའ་བར་འགྱུར་བར་འདོད།།
2.།གལ་ཏེ་འདི་ཀུན་མི་སྟོང་ན།
།འབྱུང་བ་མེད་ཅིང་འཇིག་པ་མེད།
།གང་ཞིག་སྤོང་དང་འགགས་པ་ལས།
།མྱ་ངན་འདའ་བར་འགྱུར་བར་འདོད།།
3.།སྤངས་པ་མེད་པ་ཐོབ་མེད་པ།
།ཆད་པ་མེད་པ་རྟག་མེད་པ།
།འགག་པ་མེད་པ་སྐྱེ་མེད་པ།
།དེ་ནི་མྱ་ངན་འདས་པར་བརྗོད།།
4.།རེ་ཞིག་མྱ་ངན་འདས་དངོས་མིན།
།རྒ་ཤིའི་མཚན་ཉིད་ཐལ་བར་འགྱུར།
།རྒ་དང་འཆི་བ་མེད་པ་ཡི།
།དངོས་པོ་ཡོད་པ་མ་ཡིན་ནོ།།
5.།གལ་ཏེ་མྱ་ངན་འདས་དངོས་ན།
།མྱ་ངན་འདས་པ་འདུས་བྱས་འགྱུར།
།དངོས་པོ་འདུས་བྱས་མ་ཡིན་པ།
།འགའ་ཡང་གང་ན་ཡོད་མ་ཡིན།།
6.།གལ་ཏེ་མྱ་ངན་འདས་དངོས་ན།
།ཇི་ལྟར་མྱང་འདས་དེ་བརྟེན་མིན།
།དངོས་པོ་བརྟེན་ནས་མ་ཡིན་པ།
།འགའ་ཡང་ཡོད་པ་མ་ཡིན་ནོ།།
7.།གལ་ཏེ་མྱ་ངན་འདས་དངོས་མིན།
།དངོས་མེད་ཇི་ལྟར་རུང་བར་འགྱུར།
།གང་ལ་མྱ་ངན་འདས་དངོས་མིན།
།དེ་ལ་དངོས་མེད་ཡོད་མ་ཡིན།།
8.།གལ་ཏེ་མྱ་ངན་འདས་དངོས་མིན།
།ཇི་ལྟར་མྱང་འདས་དེ་བརྟེན་མིན།
།གང་ཞིག་བརྟེན་ནས་མ་ཡིན་པའི།
།དངོས་མེད་ཡོད་པ་མ་ཡིན་ནོ།།
9.།འོང་བ་དང་ནི་འགྲོ་བའི་དངོས།
།བརྟེན་ཏམ་རྒྱུར་བྱས་གང་ཡིན་པ།
།དེ་ནི་བརྟེན་མིན་རྒྱུར་བྱས་མིན།
།མྱ་ངན་འདས་པ་ཡིན་པར་བསྟན།།
10. །འབྱུང་བ་དང་ནི་འཇིག་པ་དག།
།སྤང་བར་སྟོན་པས་བཀའ་སྩལ་ཏོ།
།དེ་ཕྱིར་མྱ་ངན་འདས་པར་ནི།
།དངོས་མིན་དངོས་མེད་མིན་པར་རིགས།།
11.།གལ་ཏེ་མྱ་ངན་འདས་པ་ནི།
།དངོས་དང་དངོས་མེད་གཉིས་ཡིན་ན།
།དངོས་དང་དངོས་པོ་མེད་པ་དག།
།ཐར་པར་འགྱུར་ན་དེ་མི་རིགས།།
12.།གལ་ཏེ་མྱ་ངན་འདས་པ་ནི།
།དངོས་དང་དངོས་མེད་གཉིས་ཡིན་ན།
།མྱ་ངན་འདས་པ་མ་བརྟེན་མིན།
།དེ་གཉིས་བརྟེན་ནས་ཡིན་ཕྱིར་རོ།།
13.།ཇི་ལྟར་མྱ་ངན་འདས་པ་ནི།
།དངོས་དང་དངོས་མེད་གཉིས་ཡིན་ཏེ།
།མྱ་ངན་འདས་པ་འདུས་མ་བྱས།
།དངོས་དང་དངོས་མེད་འདུས་བྱས་ཡིན།།
14.།ཇི་ལྟར་མྱ་ངན་འདས་པ་ལ།
།དངོས་དང་དངོས་མེད་གཉིས་ཡོད་དེ།
།དེ་གཉིས་གཅིག་ལ་ཡོད་མིན་ཏེ།
།སྣང་བ་དང་ནི་མུན་པ་བཞིན།།
15.།དངོས་མིན་དངོས་པོ་མེད་མིན་པ།
།མྱ་ངན་འདས་པར་གང་སྟོན་པ།
།དངོས་པོ་མེད་དང་དངོས་པོ་དག།
།གྲུབ་ན་དེ་ནི་གྲུབ༌་པར་འགྱུར།།
16.།གལ་ཏེ་མྱ་ངན་འདས་པ་ནི།
།དངོས་མིན་དངོས་པོ་མེད་མིན་ན།
།དངོས་མིན་དངོས་པོ་མེད་མིན་ཞེས།
།གང་ཞིག་གིས་ནི་དེ་མངོན་བྱེད།།
17.།བཅོམ་ལྡན་མྱ་ངན་འདས་གྱུར་ནས།
།ཡོད་པར་མི་མངོན་དེ་བཞིན་དུ།
།མེད་དོ་ཞེའམ་གཉིས་ཀ་དང།
།གཉིས་མིན་ཞེས་ཀྱང་མི་མངོན་ནོ།།
18.།བཅོམ་ལྡན་བཞུགས་པར་གྱུར་ན་ཡང།
།ཡོད་པར་མི་མངོན་དེ་བཞིན་དུ།
།མེད་དོ་ཞེའམ་གཉིས་ཀ་དང།
།གཉིས་མིན་ཞེས་ཀྱང་མི་མངོན་ནོ།།
19.།འཁོར་བ་མྱ་ངན་འདས་པ་ལས།
།ཁྱད་པར་ཅུང་ཟད་ཡོད་མ་ཡིན།
།མྱ་ངན་འདས་པ་འཁོར་བ་ལས།
།ཁྱད་པར་ཅུང་ཟད་ཡོད་མ་ཡིན།།
20.།མྱ་ངན་འདས་མཐའ་གང་ཡིན་པ།
།དེ་ནི་འཁོར་བའི་མཐའ་ཡིན་ཏེ།
།དེ་གཉིས་ཁྱད་པར་ཅུང་ཟད་ནི།
།ཤིན་ཏུ་ཕྲ་བའང་ཡོད་མ་ཡིན།།
21.།གང་འདས་ཕན་ཆད་མཐའ་སོགས་དང།
།རྟག་ལ་སོགས་པར་ལྟ་བ་དག།
།མྱ་ངན་འདས་དང་ཕྱི་མཐའ་དང།
།སྔོན་གྱི་མཐའ་ལ་བརྟེན༌་པ་ཡིན།།
22.།དངོས་པོ་ཐམས་ཅད་སྟོང་པ་ལ།
།མཐའ་ཡོད་ཅི་ཞིག་མཐའ་མེད་ཅི།
།མཐའ་དང་མཐའ་མེད་ཅི་ཞིག་ཡིན།
།མཐའ་དང་མཐའ་མེད་མིན་པ༌་ཅི།།
23.།དེ་ཉིད་ཅི་ཞིག་གཞན་ཅི་ཡིན།
།རྟག་པ་ཅི་ཞིག་མི་རྟག་ཅི།
།རྟག་དང་མི་རྟག་གཉིས་ཀ་ཅི།
།གཉིས་ཀ་མིན་པ་ཅི་ཞིག་ཡིན།།
24.།དམིགས་པ་ཐམས་ཅད་ཉེར་ཞི་ཞིང།
།སྤྲོས་པ་ཉེར་ཞི་ཞི་བ་སྟེ།
།སངས་རྒྱས་ཀྱིས་ནི་གང་དུ་ཡང།
།སུ་ལའང་ཆོས་འགའ༌་མ་བསྟན་ཏོ།།
།མྱ་ངན་ལས་འདས་པ་བརྟག་པ་ཞེས་བྱ་བ་སྟེ་རབ་ཏུ་བྱེད་པ་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའོ།།
Discussion about this post