
MARX VÀ PHẬT
MỘT TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO VÀ CỘNG SẢN
Jeff Waistell
Trần tiễn Khanh dịch
TÓM LƯỢC
Làm thế nào chúng
ta có thể xóa bỏ nghèo đói cùng cực mà không chia sẻ một cách công bằng hơn nguồn
tài nguyên thế giới? Có thể nào đạt được giáo dục tiểu học cho mọi người mà
không cần có một cam kết tài trợ công cộng (nếu không thì ai sẽ huấn luyện và
trả lương giáo viên, xây dựng trường học, cho phép trẻ em nghèo đến trường?).
Lý luận tương tự cũng đúng với việc cung cấp dịch vụ y tế phổ quát, miễn phí tại
các điểm, để cải thiện sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong trẻ em, cuộc chiến chống
HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác. Thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ
nữ một lần nữa liên quan đến việc tái phân phối giáo dục, sự giàu có và quyền lực
để họ được thực sự chia sẻ.
Phát triển quan hệ
đối tác toàn cầu sẽ chỉ là giấc mơ không thực hiện được nếu không phát triển
tình đoàn kết quốc tế với người nghèo, hoặc không thách thức những cách mà toàn
cầu hóa tư bản dựa vào cạnh tranh quốc tế để khiến công việc khó khăn hơn, tiền
trả ít hơn và điều kiện làm việc tồi tệ hơn. Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo
môi trường bền vững nếu không nhận ra rằng nguồn tài nguyên của hành tinh và
con người bị khai thác để thu lợi cá nhân bằng những cách giống nhau? Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) sẽ chỉ là sáo ngữ nếu không chiếm đoạt và phân
phối lại tài nguyên. Nghèo của một người bị gây ra bởi sự giàu có của người
khác. Chúng ta chỉ đạt được các mục tiêu MDGs một cách tạm thời, khi mà những mục
tiêu cá nhân của chủ nghĩa tư bản là tham lam, tích lũy và bá quyền tài nguyên,
đang lái thế giới theo hướng ngược lại.
Bài viết này phát
triển cuộc đối thoại giữa chủ nghĩa Cộng sản và Phật giáo trên khía cạnh chung,
sự cần thiết cho một xã hội nhân đạo, trong đó tất cả mọi thứ là của chung (mặc
dù ngoài phạm vi của bài viết này là cả hai lý thuyết kinh tế Mác-xít và những
phức tạp của triết học Phật giáo, sự so sánh có thể làm nổi bật nhiều điểm khác
biệt và sẽ chỉ làm tăng xung đột về ý thức hệ, thay vì thúc đẩy sự hợp tác vì lợi
ích chung). Để thực hiện mục tiêu này, bài tham luận tập trung vào truyền thống
Phật giáo Thiền tông, đặc biệt là chánh niệm, cách sống và hiện hữu (không phải
là tôn giáo để bị khinh miệt bởi Cộng sản) và một cách tương tức (có thể được
chấp nhận bởi Cộng sản, nhấn mạnh tình đồng chí và đoàn kết giữa con người, với
sự hiểu biết rằng tất cả mọi người đều liên hệ với nhau). Thật vậy, tương tức mở
rộng cho tất cả mọi loài, mở rộng tình đồng chí vượt ra ngoài nhân loại. Tập
trung vào Thiề n tông không chỉ tránh tranh chấp về tín lý với chủ nghĩa Mác mà
còn để cân bằng Phật giáo với chủ nghĩa Cộng sản; tương tức dẫn đến đời sống
liên kết, tất cả đều là của chung. Nhận thức Phật giáo về các mối liên kết với
những người khác dẫn đến nhận thức về đau khổ của họ và mối quan tâm để giảm bớt
nó. Xã hội cộng sản muốn phát triển đầy đủ tiềm năng con người, phân bổ tài
nguyên vì lợi ích chung, đảm bảo thu nhập, dịch vụ y tế và giáo dục, từ đó giảm
thiểu mất an ninh (Slott, 2011). Phật giáo gắn liền với chủ nghĩa Cộng sản về vấn
đề này. Trong Phật giáo, hậu quả của vô ngã là không sở hữu; do đó Phật giáo phản
đối chủ nghĩa tư bản về đặc quyền sở hữu tư nhân, thay vào đó ủng hộ chủ nghĩa
xã hội vì nó cung cấp cách tốt nhất để vượt qua sự trói buộc kinh tế và đạt được
tự do (Puligandla và Puhakka, 1970). Thích Nhất Hạnh (2007, p.175) cho biết:
“… ở Làng Mai chúng tôi đang sống đơn giản. Tăng, ni, và cư sĩ – chúng tôi sống
với nhau như một gia đình. Không ai có chiếc xe riêng. Không ai có tài khoản
ngân hàng riêng. Không ai có điện thoại riêng. Trên thực tế, chúng tôi có những
người Cộng sản thực sự.” Tương tự như vậy, Đạt Lai Lạt Ma (1996, p.38) tuyên bố,
“Tôi vẫn nghĩ tôi là một nửa chủ nghĩa Mác, một nửa Phật tử” và một lần nữa,
“chủ nghĩa Mác đã nói về sự phân phối tài sản một cách công bằng. Tôi rất ủng hộ
điều này “(Đạt Lai Lạt Ma, 1999). Có thể nói rằng Tăng đoàn của Đức Phật là
“nhóm xã hội cộng sản đầu tiên trên thế giới” (Gunasekara, không có ngày tháng)
và “các giới luật đầu tiên cho tăng sĩ đến nay còn nghiêm ngặt hơn trong chủ
nghĩa Cộng sản ở Nga” (Ambedkar, trong Rodrigues, 2002, p.179).
tổng hợp của chủ nghĩa Mác và Phật giáo có thể giải quyết cả hai yếu tố bên ngoài
và bên trong đã gây ra đau khổ cho con người; Phật giáo cần chú ý hơn «đối với
yếu tố bên ngoài tạo ra đau khổ cho con người”, trong khi chủ nghĩa Mác cần phát
triển “sự hiểu biết về yếu tố nội bộ tạo sự đau khổ cho con người” (Brien,
2002, p.96). Phật giáo và chủ nghĩa Mác, cả hai bên bổ sung cho nhau, như “…
mối quan tâm chính của Phật giáo và chủ nghĩa Mác nhân bản là một mối quan tâm
sâu sắc về sự đau khổ của con người» (Brien, 2004, 37). Bài viết này xem xét làm
thế nào Cộng sản và Phật giáo có thể cộng tác để giảm bớt đau khổ cho con người
– và thực sự đau khổ của mọi loài (tất cả vì bóc lột của chủ nghĩa tư bản) – bằng
cách tìm kiếm sự phát triển bền vững và biến đổi xã hội trong việc hỗ trợ Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
XEM CHI TIẾT NỘI DUNG:
Marx và Phật: Một tuyên ngôn của Phật giáo và cộng sản. Jeff Waistell (Trần Tiễn Khanh dịch)
Discussion about this post